• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Địa Lý Du Lịch -Tài liệu môn học

Hide Nguyễn

Du mục số
TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG​


I. TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN

1. ĐỊA HÌNH :


1.1 Địa hình đồng bằng:

 Có địa hình nhỏ hẹp: Quảng Bình 640 km2, Quảng Trị 610 km2, Huế 900 km2, Quảng Nam 1450 km2, Quảng Ngãi 1200 km2.

 Các đồng bằng này phân bố thành một chuỗi dọc theo chân Trường Sơn Đông, do đó cũng có dạng uốn thành vòng cánh cung như bản thân dãy núi.

 Địa hình đồng bằng ít gây cảm hứng cho du lịch. Song đồng bằng là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp, tập trung đông đúc dân cư nên nó có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.

 Sự hình thành các đồng bằng tất nhiên là có liên quan đến sự bồi đắp của các con sông nhưng phải nói rằng vai trò của chúng ở đây không lớn lắm. Những yếu tố đã giúp cho đồng bằng Bắc Trung Bộ được hình thành là do các cuộc vận động kiến tạo nâng lên làm chao đảo dãy Trường Sơn về phía Tây đã nâng rìa nền đá gốc lên, làm đứt gãy một phần rìa đó, tạo điều kiện cho phù sa bồi thành đồng bằng.


Sử dụng kinh tế các đồng bằng Bắc Trung Bộ:


Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ có nguồn gốc phát sinh phức tạp, có địa hình, khí hậu, đất đai, dòng chảy… rất thay đổi. Không có một địa phương nào lại giống địa phương nào, do đó không thể sử dụng chúng vền mặt kinh tế mà không chú ý đến các địa điểm địa phương. Khi nghiên cứu để sử dụng các đồng bằng về mặt kinh tế, điều có lẽ cần phải thấy là chúng tồn tại không tách rời với các đồi núi và cao nguyên phía trong đặc biệt với các bồn lưu vực sông và với vùng biển- thềm lục địa ở ngoài. Do vị trí của chúng, các đồng bằng này trở thành cửa ngõ của dãy Trường Sơn và các cao nguyên nói chung để thông ra biển, đồng thời lại là bàn đạp đất liền để khai thác biển khơi và thềm lục địa dưới biển. Hoạt động kinh tế của các đồng bằng duyên hải vì vậy trở thành phong phú và đa dạng nếu các điều kiện thuận lợi nói trên được tận dụng.

Cảng Đà Nẵng do đó đóng một vai trò hết sức quan trọng không những trong sự phát triển kinh tế của vùng mà còn trở thành những hạt nhân kinh tế chủ yếu nhờ có hậu phương miền núi đứng bên sau.

Về mặt nông nghiệp, tất cả các đồng bằng đều có một vấn đề chung cần phải giải quyết là vấn đề nước tưới cho các đồng ruộng, đặc biệt là các chân ruộng cao và ở những khu vực mà tình trạng khô hạn kéo dài nhiều tháng trong năm như là ở Quảng Ngãi là 1 ví dụ. Tình trạng thiếu lương thực nguyên thống trị triền miên một số nơi trong thực tế là do thiếu nước tưới, chứ không phải thiếu đất và vì vậy vấn đề thủy lợi phải được đặt ra hàng đầu. Nếu có nước tưới đầy đủ, trên cơ sở của những điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng, người ta có thể tạo ra một nền nông nghiệp đa canh. Nhiều lọai cây công nghiệp giá trị có thể mọc rất thích hợp ở một số vùng: lạc trên những diện tích rộng lớn từ Thanh Hóa đến Phú Yên, mía ở các đồng bằng Nam- Ngãi- Phú- Khánh, dừa ở Bồng Sơn- Tam Quan ( nói chung là ở ven biển), bông và thuốc lá ở thung lũng Cheo Reo, quế ở vùng đồi Nam Ngãi và các cây ăn quả ở khắp nơi. Vấn đề đặt ra là bảo quản và chế biến. Thí dụ, không ai không nhớ đến đường phổi và đường phèn trong như hổ phách của Quảng Ngãi, đến các bánh dừa của Tam Quan. Thiếu phương tiện bảo quản và chế biến làm cho loại tài nguyên nông nghiệp phong phú nói trên bị hư hỏng và lãng phí nhiều. Cũng không nên quên rằng các tỉnh vùng này có thế mạnh nổi bật về chăn nuôi gia súc có sừng. Thế nhưng cả thế mạnh này trong quy hoạch phát triển kinh tế thường ít được chú ý .

Người ta thường nói về cái nghèo ( xét về điều kiện tự nhiên ) của một vùng về phương diện này, ví dụ như vùng đồng bằng Bình- Trị- Thiên. Nhưng nếu chúng ta hiểu sự tận dụng các điều kiện tự nhiên một cách rộng rãi thì không có điều kiện nào mà lại không sử dụng được về mặt này hay mặt khác : các cồn cát của Quảng Bình, Quảng Trị có thể biến thành các rừng phi lao lấy gỗ, các bàu và đồng để nuôi cá, các đồi đất đỏ để trồng hồ tiêu, cây ăn quả, cà phê, thậm chí cao su, các đồng cỏ để chăn nuôi, biển để đánh cá và các sản phẩm được tạo ra sẽ được đổi lấy những sản phẩm khác trong mối liên hệ giữa vùng này với vùng khác.

Về các điều kiện không thuận lợi của tự nhiên, có lẽ cần phải nêu lên 3 trở ngại lớn là : nạn bão, lũ, hạn hán và cát bay.

 Nạn lụt thường do các cơn bão lớn gây ra làm cho lượng nước rơi trong 24 giờ có thể lên đến 300- 500mm, nước ứ lại trong đồng ruộng có khi lên đến tuần lễ. Vì vậy cần tăng cường trồng rừng ở các khu vực núi tiếp giáp với đồng bằng và hòan thiện các hệ thống cống tiêu nước ra phía biển. Các cơn bão có khi kèm theo các đợt sóng thần làm phá hủy các vùng đất ven biển, bão thường đổ bộ nhiều nhất ở dải bờ biển từ Thanh Hóa đến Quy Nhơn (trung bình 3- 4 cơn một năm từ tháng 5 đến tháng 7). Về mặt nhận thức, cần thấy rằng đấy là những thiên tai theo quy luật tự nhiên, cho nên con người phải luôn có biện pháp đối phó thường trực với chúng.

 Nạn hạn hán về nguyên nhân gây ra ngoài chế độ mùa khô và mùa mưa, có còn có nguyên nhân nữa là tính bất thường trong chế độ mưa. Do đó người ta không thể căn cứ vào lượng mưa trung bình năm mà phán đoán về hạn. Một năm nếu căn cứ theo lượng mưa thì có vẻ là bình thường, nhưng nếu lượng mưa tháng không có đủ như trị số trung bình của tháng đó trong năm thì lập tức có hạn hán, dù là sự bất thường chỉ xảy ra trong 10- 12 ngày. Chỉ có thể phát triển hệ thống tưới nước thì vấn đề hạn mới được giải quyết một cách căn bản.

 Nạn cát bay rất phổ biến ở suốt miền duyên hải, là một tai họa đáng kể, nhất là ở Quảng Bình là nơi các cồn cát có khả năng di động với một tốc độ khá lớn, làm cho nhiều khu vực ruộng đất phì nhiêu ở Quảng Khê và Lệ Thủy bị phá hoại. Việc trồng rừng phi lao chống sự di động của cồn cát và cát bay đã mang lại sự hiệu quả, nhưng cần phải tiến hành trồng rừng trên quy mô lớn hơn nữa.

Các đồng bằng này có khả năng sản xuất một phần lương thực, ngoài ra còn có những nguồn lợi lớn về muối, cá, cây công nghiệp các loại, cây dược liệu và cây đặc sản cũng là thế mạnh đáng kể. Các tài nguyên khoáng sản đa dạng- một số có quy mô quốc gia- còn có thể đóng góp để làm giàu thêm cho lãnh thổ này.

1.2 Địa hình vùng đồi:

 Vùng đồi ở Bắc Trung Bộ không được rõ nét như vùng Bắc Bộ với những đồi cọ, đồi chè bạt ngàn mà ở đây đồi rất hẹp xen lẫn với núi. Trên những quả đồi với thời tiết khắc nghiệt ở mảnh đất miền Trung này, loại cây được thích nghi nhất là sắn ( khoai mì).

 Vùng đồi ven chân núi của Quảng Trị và Thừa Thiên đều là bậc thềm phù sa cổ. Đất ở đây đã nghèo đi nhiều, có nơi trơ sỏi đá và vì vậy chỉ còn mọc được những bụi gai hay các bụi giỏi chịu hạn như : sim, mua, chổi sành, chàm. Sự có mặt của cây chàm dù chỉ cao 0,5 - 0,7 m có một ý nghĩa đặc biệt, có thể làm chứng cho một thời kỳ nước biển đã bao phủ các dải đất hiện nay là bậc thềm nằm sâu trong đất liền.

 Khác với vùng đồi chân núi Bình – Trị - Thiên, vùng đồi sau lưng Quảng Nam - Tam Kỳ không có vẻ hoang vu và cằn cỗi tí nào. Ở đây có những đồi cao từ 200- 600m, có sườn thoải và thung lũng rộng được cấu tạo bằng phù sa cổ và phù sa mới của các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Những đồn điền trồng cây ăn quả và cây công nghiệp phủ hết sườn đồi này đến sườn đồi khác, còn ruộng lúa nước thì nằm trật trong các thung lũng. Diện tích toàn vùng đồi này lên đến 1400 km2, quang cảnh trông chẳng khác gì vùng trung du Bắc Bộ và dân cư sống ở đây cũng đông đúc như thế.

1.3 Địa hình vùng núi:

 Các núi cao nhất đều được cấu tạo bằng đá granit, có đỉnh nhọn và sườn dốc. Ví dụ: Đỉnh núi Mang cao 1708m phía sau Bạch Mã.

 Dãy Trường Sơn Bắc đột ngột chấm dứt ở phía nam Thừa Thiên Huế bằng một mạch núi cao lên đến 1000m đâm thẳng ra biển và kết thúc bằng bán đảo Sơn Trà ở phía đông núi Hải Vân.

 Có đỉnh Bạch Mã, đây là khu du lịch lí tưởng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Trên đỉnh núi có một thị trấn nghỉ mát đã được xây dựng- một thị trấn đẹp giữa rừng nhiệt đới ẩm. Ở đó người ta hưởng được một loại khí hậu rất giống khí hậu ôn đới.

 Điểm cuối cùng nói đến là dãy Hải Vân, đây là một bức thành khí hậu quan trọng: các đợt gió mùa Đông Bắc dường như không đủ sức vượt qua ngọn núi này.

1.4 Địa hình Karstơ:

Có ý nghĩa và giá trị lớn trong tổ chức du lịch. Đây là kiểu địa hình được tạo thành do lưu thông của nước trong đá dễ hòa tan ( đá vôi, polomit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ…). Ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi.

Một trong các kiểu Karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karstơ. Hang động ở Việt Nam tuy dài, sâu nhưng đẹp. Động Phong Nha ( Bố Trạch- Quảng Bình) dài gần 8 km, cửa vào rộng 25m và cao gần 10m, được coi là hang nước đẹp nhất thế giới.

1.5 Địa hình ven bờ:

Rất hấp dẫn với những bãi tắm nắng quanh năm: Cảnh Dương, Mỹ Khê, Lăng Cô… ngoài ra còn có lọai hình du kịch cũng khá hấp dẫn là du lịch ven những con sông : Sông Hương, Bến Hải, Trà Khúc…

Đầm phá là một trong 4 loại hình thủy vực ven bờ. Đây là một trong những hệ sinh thái ven biển đặc thù, là nơi phát triển các loài thủy sinh có nguồn gốc hỗn hợp nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Tiêu biểu trong hệ thống các đầm phá ở Việt Nam là đầm phá Tam Giang - cầu Hai nằm trong tổng thể cụm du lịch Huế và vùng phụ cận. Đầm phá này có dạng tuyến với chiều dài 68 km, chiếm phần lớn chiều dài đường bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều rộng 0,5 - 0,9 km. Độ sâu trung bình 1,5 - 2 m, sâu nhất là 6 -7m ở cửa thông ra biển. Với diện tích 21.600ha, Tam Giang- cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Là nơi giao lưu giữa môi trường nước ngọt và nước mặn nên đầm phá này có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhờ tính đa dạng và đặc sắc của tài nguyên.

Với nguồn gen khá phong phú khoảng 600 loài sinh vật, trong đó nhiều loại thủy sản có giá trị đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khu du lịch như: cua, ghẹ, cá Dày, cá Dìa, đối mục… Đây còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn với nhiều loại chim nước cư trú. Trong đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, với ưu thế mặt thoáng rộng, có thể tổ chức lặn tham quan, khám phá các hệ sinh thái rong biển ( có khoảng 44 loài đã được phát hiện). Hoặc tổ chức các hình thức vui chơi giải trí như đua thuyền, lướt ván, câu cá…, tham quan các làng chài, các bè nuôi sinh vật cảnh bán tự nhiên … Ven đầm phá có các bãi biển đẹp nổi tiếng như Thuận An, Vinh Hiền rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm biển.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
2. KHÍ HẬU:

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Dãy Bạch Mã do đâm ngang ra biển nên đã trở thành những ranh giới khí hậu thực sự, tạo nên những nét khí hậu khác biệt giữa Quảng Bình, Quảng Trị, Huế với Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Huế có một thời kỳ mưa liên miên “ trắng đất trắng trời”, Đà Nẵng thì nắng chói chang và hầu như không có gió mùa mùa đông.

Nhìn chung vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Từ Huế đến Quảng Bình thì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở miền Bắc; còn từ Đà nẵng trở vào Quảng Ngãi thì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Nhưng các tỉnh lại có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa

 Mùa nắng: từ tháng 2 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

 Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Mùa mưa thường đến chậm và tương đối ngắn so với các miền khí hậu Bắc và Nam, thường có bão vào tháng 7 đến tháng 11. Có những nơi hạn hán kéo dài gây hại cho cây cối, đất đai và gây khó khăn cho viện dẫn thoát thủy.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng khoảng từ 24o đến 26oC , cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28o đến 30oC, thấp nhất là vào tháng 12, 1, 2 trung bình từ 180 đến 230C. Đặc biệt những ngày có gió Tây khô nóng thổi từ bên Lào qua thì nhiệt độ rất cao.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là từ 81% đến 85%, cao nhất là vào tháng 10, 11 trung bình từ 86% đến 88%, thấp nhất là vào tháng 6, 7 trung bình từ 77% đến 78%.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2100- 2500 mm/ năm. Ở Quảng Ngãi có mưa đặc biệt là mưa chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các tháng khác thì khô hạn.

Gió mùa: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có gió Nồm thổi từ biển vào rất mát mẻ và dễ chịu. Còn các tỉnh Huế, Quảng Trị, Quảng Bình thì chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông khô lạnh nên có mùa đông rét và đậm.

Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.150 đến 2.180 giờ , nhiều nhất là vào tháng 6, 7 trung bình từ 234- 277 giờ/ tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12 trung bình từ 69- 165 giờ/ tháng.

Nhìn chung, với điều kiện khí hậu như vậy là khá thích nghi đối với sức khỏe của con người trừ những khoảng thời gian có bão, hạn hán, lũ lụt và gió Lào. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ cùng với bờ biển dài đẹp, núi cao, cảnh quan đẹp sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển lọai hình du lịch biển, leo núi và nghỉ dưỡng vào mùa hè. Nhưng vùng du lịch Bắc Trung Bộ đã chịu không ít những thiên tai như : lũ lụt, hạn hán, bão, gió Lào khô nóng. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở đây đã làm cản trở đến kế hoạch du lịch, nên tránh tổ chức các hoạt động du lịch biển từ tháng 8 đến tháng 11, vì trong khoảng thời gian này thường có bão và mưa nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý du khách về sự an toàn và nhu cầu du lịch của họ. Nên tổ chức các loại hình du lịch từ tháng 5 đến tháng 7, vì khoảng thời gian này số giờ nắng là nhiều nhất, chắc chắn du khách sẽ rất ưa chuộng và hài lòng.

Với điều kiện khí hậu như vậy, các nhà làm du lịch phải có sự nghiên cứu đầy đủ và chặt chẽ để xác định thời gian du lịch tối ưu, nhằm thu hút du khách, đáp ứng được nhu cầu của họ.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
3. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TRONG DU LỊCH:

 Do ảnh hưởng của địa hình nên sông ngòi của vùng có đặc điểm chung là ngắn và dốc, mạng lưới cũng khá dày đặc.

Quảng Bình : sông Nhật Lệ, sông Gianh.
Quảng Trị: sông Bến Hải, sông Hiếu, Vĩnh Linh, Ô Lâu mà tiêu biểu là sông Thạch Hàn.
Thừa Thiên Huế: sông Hương, sông Bồ, sông Trùi.
Đà Nẵng: sông Cu Đê, sông Hàn.
Quảng Nam: sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Tam Kỳ.
Quảng Ngãi: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Trà Câu, sông Vệ.

Ngoài mạng lưới sông ngòi, vùng còn có một số hồ nhỏ nước ngọt cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu và trồng trọt. Thế nhưng hệ thống thủy lợi chưa thông suốt nên việc cung cấp nước còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng cho việc phát triển và phục vụ du lịch.

 Vùng có lợi thế là 6 tỉnh đều giáp biển nên thuận lợi cho việc phát triển du lịch (các bãi tắm) cũng như xây dựng các cảng biển và nuôi trồng thủy hải sản.

Quảng Bình: bãi tắm Nhật Lệ.
Quảng Trị: bãi tắm Cửa Tùng.
Thừa Thiên Huế: bãi biển Thuận An, bãi tắm Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương.
Đà Nẵng: bãi biển Non Nước, các bãi biển của bán đảo Sơn Trà, bãi tắm Mỹ Khê, bãi tắm Thanh Bình – Xuân Thiều – Nam Ô, bãi tắm Bắc Mỹ An.
Quảng Nam: bãi tắm Cửa Đại, bãi tắm Tam Thanh, bãi Rạng, mõm Bàn Than.
Quảng Ngãi: bãi biển Sa Hùynh, bãi biển Mỹ Khê.

 Đặc biệt trong vùng còn có 2 suối nước khoáng nóng thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Đó là:

Suối nước nóng Tân Tâm: Đây là một con suối tự nhiên thuộc hệ chi lưu ở thượng nguồn sông Hiếu. Hai chi lưu thượng nguồn sông Hiếu chảy vòng, vươn cánh tay ôm ấp cả một khu vực rộng lớn và cũng chính là đường giao thông thủy vô cùng thuận lợi. Nổi lên giữa không gian kỳ vỹ ấy là lèn đá vôi, trong lèn có nhiều hang động đẹp. Ở bờ trái của sông Hiếu có rất nhiều mạch nước nóng có trữ lượng và hàm lượng tuyệt vời. Đây sẽ là điểm du lịch hấp dẫn và là nơi chữa bệnh rất lý tưởng.

Suối nước khoáng Mỹ An: Mỹ An thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 7km về phía Đông trên đường đi từ Huế đến bãi biển Thuận An. Tháng 6/ 1979 đoàn địa chất thủy văn 79 đã phát hiện ra mạch nước tự nhiên này. Sau nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, đề tài “nghiên cứu tác dụng chữa bệnh cụ thể của mạch nước khoáng Mỹ An- Thừa Thiên Huế” đã có kết luận: nước khoáng Mỹ An có đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho họat động của cơ thể, có thể so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như ở Koundour ( Liên Xô cũ) và Paven Banis (Bungari). Các cuộc điều trị thou nghiệm tại nguồn nước khoáng này đã có kết quả: nước khoáng Mỹ An có thể chữa được một số bệnh ngoài da, khớp, tim mạch, một số bệnh tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và một số bệnh mãn tính khác. Hiện nay có nhiều khách địa phương và quốc tế đã đến Mỹ An để tự chữa bệnh. Công ty du lịch Hương Giang và tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang bắt tay vào khai thác nguồn nước khoáng này. Đây sẽ là một khu dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh bằng nườc khoáng đầu tiên ở miền Trung.

 Ngoài ra trong vùng còn có các đầm phá như phá Tam Giang, đầmCầu Hai. Đây là khu vực giao thoa giữa môi trường nước mặn và nước ngọt, có tiềm tăng phát triển du lịch sinh thái rất lớn nhờ tính đa dạng và đặc sắc của tài nguyên . Phá Tam Giang –Đầm Cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Ven đầm phá còn có các bãi tắm đẹp, nổi tiếng thích hợp cho loại hình tắm biển.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
4. THỰC ĐỘNG VẬT:

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ được hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam; giữa hai đơn vị kiến tạo lớn, và là nơi gặp gỡ của hai luồng thực vất di cư từ Himalaya qua Vân Nam lan xuống và từ Malaysia lên, đã tạo cho thiên nhiên vùng này một sắc thái độc đáo muôn hình muôn vẻ.

Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình, sông ngòi tạo nên một lớp phủ thực vật rừng phong phú vời nhiều loại gỗ quí: gu, táu, lim, mun, sến, trầm hương, dạ hương, thông… và một số loại mây tre, lâm sản quí khác. Đặc biệt còn có một số loại dược liệu quí như sa nhân…

Dưới độ cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Thảm cỏ daị dưới rừng luôn ẩm ướt và đầy gai. Dưới tán rừng là cả một thế giới động vật còn được bảo tồn vời nhiều lọai quí hiếm như: voọc, gấu, hổ, sao la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào đen, trĩ…

Nhiều nơi có khu hệ động- thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quí hiếm. Các tỉnh đều có hệ động- thực vật phong phú. Trong vùng có nhiều cánh rừng có trữ lượng gỗ cao trong tòan quốc, có giá trị sản xuất cao. Ví dụ: Quảng Bình có trữ lượng gỗ là 31 triệu m3, Thừa Thiên Huế là 17,3 triệu m3…

Hầu hết các tỉnh của vùng du lịch Bắc Trung Bộ đều giáp biển nên nguồn tài nguyên thủy hải sản đa dạng phong phú với các loại quí hiếm và có gia trị kinh tế cao là nguồn thực phẩm dồi dào cho cả vùng.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
5. TÁC ĐỘNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC KHAI THÁC, BẢO VỆ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN:

Thuận lợi:

 Địa hình vùng khá đa dạng (đồng bằng, vùng đồi, miền núi, karstơ, ven bờ) có điều kiện phát triển du lịch đặc biệt là kiểu địa hình Karstơ, ven bờ và miền núi.

 Khí hậu vùng thuộc lọai khá thích nghi ( 240- 280) cho hoạt động du lịch, trừ những tháng có bão, lũ, hạn hán.

 Tài nguyên nước của vùng phong phú với mạng lưới sông ngòi dày đặc, đầm phá, đặc biệt 6 tỉnh của vùng đều giáp biển nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển.

 Thực động vật khá phong phú về chủng loại thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học .

Khó khăn:

 Địa hình của vùng cao và dốc nên khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới giao thông phân bổ đến các điểm du lịch .

 Khí hậu với nhiều biến động gây bất lợi cho họat động du lịch như bão lũ, hạn hán, gió Lào… vì vậy nên tránh tổ chức các họat động du lịch biển từ tháng 8 – 11 vì trong khỏang thời gian này thường có bão và mưa nhiều.

 Lượng mưa phân bố không đều trong các tháng dẫn đến nhiều vùng hạn hán kéo dài trong nhiều tháng gây ảnh hưởng đến đời sống và họat động du lịch.VD: Quảng Ngãi: mưa nhiều trong 4 tháng cuối năm, những tháng còn lại thì nắng gắt gây hạn hán kéo dài đặc biệt là trong tháng 5 và 6.

 Hiện nay số lượng thú quí hiếm đã giảm một cách đáng kể cũng như các lòai gỗ quí . Cho nên cần có chính sách bảo vệ cũng như tái tạo lại nguồn tài nguyên này.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
II. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN


1. CÁC DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI, DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA:


1.1 CÁC DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI:

CỐ ĐÔ HUẾ

Trong hơn 4000 năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Chính vì vậy, nơi đây còn lưu trữ lại hàng trăm di tích lịch sử văn hoá mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các vị vua chúa nhà Nguyễn. Với các di tích đó, Huế đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới ( 11/12/1993).

Tiềm năng du lịch nổi bật là quần thể di tích văn hoá Huế vừa được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Nhân loại với hơn 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu,… .

Di tích lịch sử văn hoá bao gồm:

Kinh thành Huế:

Phần Kinh thành Huế còn lại ngày nay là được xây dựng từ năm 1805 ( thời vua Gia Long) đến năm 1832 ( thời vua Minh Mạng), trên khoảng diện tích 5,2 km2 bên bờ bắc sông Hương.

Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Kinh thành gồm 3 vòng thành: phòng thành, hoàng thành và tử cấm thành.

Bên trong các lớp thành cao hào sâu là một tổng thể với hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ. Tất cả những công trình này được xây dựng xung quanh một trục chính, theo hướng Nam Bắc. Khởi đầu là Kỳ Đài, tiếp đến là Ngọ Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càng Thanh, điện Khôn Thái, điện Kiến Trúc và chấm hết ở cửa Hoà Bình. Các công trình kiến trúc còn lại được xây đăng đối ở hai bên đường trục.

Phòng thành là vòng thành thứ hai có tên là đại nội, chu vi 2405 m. Hoàng thành có 4 cửa: Ngọ Môn (Nam), Hoà Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông), Chương Đức (Tây). Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành, cửa này ngày xưa chỉ để dành cho vua đi. Đây là một công trình kiến trúc còn sót lại gần như nguyên vẹn.

Tử cấm thành: vòng thành trong cùng có chu vi 1225 m, có 7 cửa ra vào. Đây là nơi ở và làm việc của vua và gia đình. Hầu như nơi đây được tách biệt với thế giới bên ngoài.

Ngọ Môn:

Là một công trình kiến trúc bề thế dài 58 m, rộng 27,5 m và cao 17 m, gồm 3 tầng, là của chính của Hoàng Thành.

Ngọ môn có 5 cửa. Cửa chính giữa chì dành cho vua đi, cao 4,2 m, rộng 3,7 m. Hai cửa liền kề là tả, hữu giáp môn dành cho các quan. Hai cửa ngoài cùng là tả, hữu dịch môn dành cho lính hầu và đoàn tuỳ tùng. Trên vòm cổng là lầu Ngữ Phụng, nơi nhà vua ngự trong các dịp lễ. Đây còn là nơi cử hành lễ xướng danh các sĩ tử trùng tuyển trong các khoa thi hội, thi Đình trước khi đem yết bảng ở Phú Văn Lâu.

Suốt thời nhà Nguyễn, chỉ khi nào vua đi hoặc tiếp các sứ thần thì cửa Ngọ Môn mới được mở.

Điện Thái Hoà:

Điện được xây dựng vào năm 1805, theo thể thức chung củ các cung điện, miếu tẩm của cung đình thế kỷ XIX. Mặt bằng diện tích của điện khoảng 1300 km2. căn nhà chính dài 43,3 m rộng 30,3m. điện gồm 2 nhà ghép lại, nhà trước là tiền điện, nhà sau là chính điện, nơi đặt ngai vàng của vua.

Điện Thái Hoà là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, nơi tổ chức các buổi lễ thiết triều.

Thế Miếu:

Đây là một trong những khu miếu thờ cúng các vua, chúa triều nguyễn. Trong hoàng thành có 5 ngôi miếu thờ gồm: Triệu Miếu (thờ Nguyễn Kim, được coi là người mở đầu triều Nguyễn, Thái Miếu (thờ 9 chúa Nguyễn), Hưng Miếu (thờ cha vua Gia Long), Thế Miếu (thờ các vua Nguyễn) và Phụng Tiên cũng thờ các vua nhà Nguyễn nhưng dành cho các bà nội cung đến lễ vì họ không được vào Thế Miếu.

Thế Miếu được xây dựng vào năm 1821 để thờ vua Gia Long. Sau đó thờ vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định. Vào tháng 1 năm 1959, theo yêu cầu của Hoàng tộc và quần chúng, linh vị của ba vị vua có tinh thần chống Pháp là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân được đưa vào thờ ở Thế Miếu. Cho đến nay, Thế Miếu thờ 10 vị vua.

Thế Miếu là toà nhà khép kín như Điện Thái Hoà, dài 55m, rộng 28m, mỗi gian trong nội thất của Thế Miếu bày một sập chân quỳ sơn son thiếp vàng, khán thờ, bài vị và một số đồ tế khí quý giá. Tại đây, vào ngày mất của các vị vua triều Nguyễn thời trước, triều đình tổ chức tế lễ rất lớn do đích thân nhà vua đứng ra chủ trì. So với các miếu, điện ở Việt Nam, Thế Miếu là một công trình to lớn nhất.

Cửu đỉnh:

Gồm 9 đỉnh đồng, mỗi đĩnh mang một tên: Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thần, Tuyên, Dụ, Huyền. Lớn nhất là Cao Đỉnh nặng 4.307 cân (2601kg), cao 2,5m. Huyền Đỉnh là bé nhất, cao 2,31m, nặng 3.201 cân (1935 kg). chín đỉnh này được đúc trong ba năm từ năm 1835 – 1837 và phải sử dụng đến 20 tấn đồng thau. Đây chính là những thành tựu xuất sắc về kỷ thuật và nghệ thuật đúc đồng của Việt Nam vào thế kỷ XIX.

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua và hàng đỉnh tượng trưng cho sự bền vững của triều đại. Trên thân mỗi đỉnh có 18 hoạ tiết và chữ đúc nỗi, thanh thoát theo mô tuýp cổ điển về các chủ đề phong cảnh, sản vật, chim muông, hoa lá và những nét sinh hoạt của người Việt Nam. Nhiều người đã coi cửu đỉnh như một bộ Bách khoa thư tóm tắt về đất nước và con người Việt Nam.

Hiển Lâm Các:
Nằm chung khu vực với Thế Miếu, dựng bằng gỗ cao 25m gồm 3 tầng. Đây là công trình kiến trúc cao nhất trong hoàng thành. Nó phá vỡ tính đơn điệu về chiều ngang của các cung điện. Hiển Lâm Các được coi như một đài lưu niệm ghi công những công thần đã góp phần sáng lập ra triều nguyễn. Nếu các vua Nguyễn được thờ trong Thế Miếu thì các công thần bậc nhất được thờ trong hai nhà Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự ở hai bên của Hiển Lâm Các.

Cung thất:

Là nơi ở của vua và gia đình. Khu vực này là một bộ phận quan trọng của kinh thành Huế bao gồm các cung: Càn Thanh – nơi ở của vua, Khôn Thái – nơi ở của Hoàng hậu, cung Diên Thọ – nơi ở của Thái Hậu, Trường Sinh – nơi ở của Thái Hoàng Thái Hậu,…. Đáng tiết khu vực quan trọng này đã bị phá huỷ gần hết, hiện còn lại cung Diên Thọ và cung Trường Sinh là khá nguyên dạng.

Cung Diên Thọ được xây dựng từ năm 1804. điều đặc biệt ở cung Diên Thọ là hệ thống hành lang có mái che nối liền với nơi vua ở để nhà vua có thể đi thăm mẹ bất cứ lúc nào.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
HỆ THỐNG LĂNG TẨM:​


Ngoài hệ thống kinh thành và hoàng cung, cũng như những di tích chùa chiền. Huế còn có hệ thống lăng tẩm rất nổi tiếng (có 7 khu lăng tẩm). Bởi có quan niệm “sinh ký tử quy” - sống gởi thác về, nghĩa là cuộc sống trên trần gian này chỉ là tạm bợ, cái chết mới trở về thế giới vĩnh hằng và như thế cái nhà ở chỉ là tạm bợ, cái mồ mới là cái muôn đời. Cho nên các vua Nguyễn mới tốn công sức cho việc xây dựng lăng tẩm của mình. Có tất cả 7 lăng bao gồm: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định. Mỗi lăng mang dáng vẻ riêng biệt, độc đáo, lối kiến trúc bộc lộ rõ tính hoành tráng.

Quần thể kiến trúc lăng tẩm các vua Nguyễn khác với kiến trúc lăng tẩm của các vua nhà Minh – Trung Quốc ở chỗ lăng của vua Trung Quốc mang cảm giác lạnh lùng, u tịch. Còn kiến trúc lăng tẩm nhà Nguyễn là gạch nối giữa thiên nhiên và con người. Chính sự hòa quyện đó là một tuyệt tác thơ trong kiến trúc. Lăng tẩm Huế được đánh giá như sau: với cảnh thiên đường chóng qua trên dương thế, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xây dựng để làm thiên đường vĩnh viễn cho mai sau.

Dưới đây là một vài kiến trúc lăng tẩm độc đáo và tiêu biểu nhất.

LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG):

Nằm trong dãy núi Thiên Thọ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách trung tâm cố đô Huế 16km.

Đến thăm lăng Gia Long, du khách có thể đi thuyền theo sông Hương khoảng 18km rồi cập bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số nữa thì tới.

Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn, nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhấtđược chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Từ bờ sông hương đi vào lăng có con đường rộng, hai bêm\n trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột truỵ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng, báo hiệu khu vực lăng.

Lăng tẩm của nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn đại thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi làm “tả thanh long” và bên phải có 14 ngọn làm “hửu bạch hổ”. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực: cvhính giữa là lăng mộ vua và Thừa Thiên cao Hoàng Hậu. Qua khỏi sân chầu có các hàng tượng đá uy nghiêm và bảy cấp sân tế là Bửu Thánh ở đỉnh đồi. Trong Bửu Thánh có hai ngôi mộ đá được sáng tác theo quan niệm “ càn khôn hiệp đức” biểu tượng cho hạnh phúc và thuỷ chung.

Bên phải là khu tẩm điện mà điện Minh Thành là trung tâm nơi thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Trước đây điện Minh Thành có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của Gia Long.

Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn là tấm bia lớn ghi bài” Thánh Đức Thần Công” của vua Minh Mạng soạn, ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo. Ngoài ra còn có các lăng phụ cận trong khu vực này như lăng Quang Hưng (bà vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc tần), lăng Vĩnh Mậu (vợ chúa Ngãi Vương Nguyễn Phúc Trăn), lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên cao Hoàng Hậu, thân mẫu của vua Minh Mạng, bên cạnh có điện Gia thành dùng để thờ.

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc tạo nên nét hùng vĩ hoành tráng của cảnh quan.

LĂNG TỰ ĐỨC - KHIÊM LĂNG:

Lăng Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và cũng chính bản thân nhà vua. Vua sinh năm 1829, lên ngôi 20 tuổi (1848). Sau đó 10 năm, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858) mở màng cho công cuộc xâm chiếm nước ta. Vua Tự Đức đã là người hấp thụ káh đầy đủ nền văn hóa và triết học Đông phương với một số mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết. Nhà vua nghĩ đến cái chếtt tất nhiên sẽ đến với đời mình và để vơi bớt đi những dằn vặt khổ đau trong quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi và nơi đây được xem như là“ngôi nhà lâu đài của trẩm” (vi vô vĩnh vũ - trong bài Khiêm Cung Ký).

Sau khi xây dựng lăng xong, vua Tự Đức còn sống thêm 16 năm nữa, cho đến năm 1883 thì qua đời, thọ 55 tuổi. Như vậy vua Tự Đức trị vì 36 năm, là người trị vì lâu nhất trong số 13 vua triều Nguyễn. Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, là con thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo ông Bùi Văn Trung lẽ ra người lên ngôi phải là con trai trưởng Nguyễn Phúc Hồng Bảo, vì ông này vừa là con trai trưởng, vừa cao lớn đẹp trai, thông minh, không có khuyết tật gì để có thể truất ngôi của ông ta được. Trong khi Hồng Nhậm là người ốm yếu và mới sinh ra là người ủy mị và đã mang nhiều thứ bệnh trong đó có căn bệnh đậu mùa mà hậu quả di chứng của căn bệnh này là di chứng vô sinh (theo nghiên cứu của người Pháp thì vua Tự Đức có đến 103 bà vợ mà không có một người con nào). Theo Bùi Văn Trung thì các phe phái trong triều đình muốn gạt Hồng Bảo ra để Hồng Nhậm lên ngôi.

Tự Đức sống nhiều chục năm trong đời mình tại Khiêm Lăng, đó là cách giải sầu để làm giảm đi những nổi đau khổ trong cuộc đời mình. Vua cho khởi công xây dựng lăng vào năm 1864. Công việc xây lăng huy động đến 5 vạn binh lính. Người thầu vì muốn lập công nên đã cưỡng bách binh lính cật lực xây dựng khiến sau 2 năm xây dựng làm nổi lên lọan chày vôi. Đó là cuộc khởi nghĩa mà binh lính dùng chày đập vôi làm khí giới để tiến vào kinh đô Huế, nhưng cuộc nổi lọan bị thất bại, những người cầm đầu đều bị bắt và bị giết chết. Sau sự kiện này vua Tự Đức cách chức hai vị quan trông coi việc xây dựng. Tốc độ thi công khá khẩn trương nên công trình hoàn thành vào năm 1867 tức là chỉ sau 3 năm (dự đoán việc xây dựng kéo dài trong 6 năm). Lúc đầu lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng do Hoàng Khiêm bị sét đánh, vua sợ rằng vì mình đã động tới oai trời nên quyết định đổi tên là Khiêm Cung.

Vòng la thành bao bọc xung quanh lăng có diện tích 12 ha, bao bọc gần 50 công trình lớn nhỏ, chia thành 3 khu vực gồm : khu vui chơi giải trí, khu ăn ở và khu sinh họat, khu an táng vua. Vua Tự Đức vốn là người am tường, thâm thúy về thơ văn nên khi mất ông đã để lại cho đời 500 bài thơ chữ Hán, 400 bài thơ chữ Nôm và rất nhiều áng thơ văn khác. Thơ văn nói lên ông là người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất thiên về văn chương nghệ thuật. Tư chất ấy có thể thấy rõ trong nghệ thuật kiến trúc lăng. Các nhà kiến trúc đã lợi dụng một con suối tự nhiên, ngăn dòng tạo thành hồ Lưu Khiêm, trên hồ người ta cho đúc một đảo nhỏ mang tên Tịnh Khiêm thơ mộng. Đình Tạ mọc bên hồ để vua câu cá và ngắm cảnh. Đối diện, chếch bên kia hồ là Xung Khiêm - một ngôi nhà khá lớn xây trên mặt hồ là nơi vua làm thơ. Trên hồ có nhiều sen trắng, đỏ nở hương thơm ngát. Qua khỏi Khiêm Cung Môn là cổng tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, bước vào là một hệ thống cung điện gồm nhiều tòa nhà lớn nhỏ. Bên trái điện Lương Khiêm là nhà hát Minh Khiêm Đường, xây dựng vào năm 1886 ( vua ngồi phía dưới nhìn lên sân khấu, phía trên chỉ là chỗ ngồi của vua giả). Đây là ngôi nhà cổ thứ hai của Việt Nam ( ngôi nhà cổ thứ nhất là Duyệt Thị Đường trong thành nội).

Trở ra cổng tam quan, đi vòng ra phía sau, chúng ta đến khu lăng mộ vua. Các công trình trong lăng mộ hoàn toàn bằng gạch đá. Trước tiên là Ân Bái Đình với hai hàng tương quan văn võ lạnh lùng đứng hai bên. Phía sau Bái Đình là Bi Đình với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất Việt Nam, nặng 20 tấn, cao 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ, kiên cố. Trên bia có khắc bài “Khiêm Cung Ký” của vua Tự Đức. Ông viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh Đức Thần Công” trong những lăng khác. Bài văn bia dài 4.935 chữ là một bài tự thuật của vua về cuộc đời, sự nghiệp, cũng như những rủi ro bệnh tật của mình. Tự Đức muốn dùng tấm bia này để kể công cũng như nhận tội với lịch sử. Ông tự luận : “không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta, dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta…”. Và rồi ông có ý nhường cho sử sách đời sau đánh giá công tội của mình. Tiếp sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy và tài đức của nhà vua. Kế đến là Hồ Tiểu Khiêm hình bán nguyệt đựng nước mưa để linh hồn nhà vua rửa tội và cũng có ý nói rằng trăng khuyết rồi trăng lại tròn, mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn.

Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ Tiều Khiêm là Bửu Thành, xây bằng gạch, chính giữa là nơi vua yên nghỉ. Bửu Thành được bao phủ bằng rừng thông réo rắt bốn mùa. Phía trên nóc điện có một bình hồ lô. Đó chính là bình thái cực đựng khí âm dương của vũ trụ. Thỉnh thoảng ta lại thấy bát quái trên nóc điện. Lăng không mang tính đối xứng cổ điển như các lăng khác, kiến trúc không trùng lập mà lại rất sinh động. Ở đây đường nét kiến trúc thật hài hòa, phóng khoáng gần gũi với thiên nhiên.

LĂNG KHẢI ĐỊNH ( ƯNG LĂNG)

Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm cho mình. Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Thái Phiên – Trần Cao Vân 1916, chính phủ bảo hộ Pháp bắt vua Duy Tân đày sang đảo Réunion ở Phi Châu, rồi đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo – con trai duy nhất của vua Đồng Khánh lên ngai vàng. Bửu Đảo đặt niên hiệu là Khải Định, trị vì được 9 năm, thọ 40 tuổi. Khải Định chọn miền núi Châu Chữ – còn gọi là Châu Ê – cách Huế 10km để xây dựng lăng. Lăng lấy một quả đồi nhỏ phía trước làm tiền án, hai ngọn núi phía trước (Chóp Vung và Kim Sơn) làm Long chầu Hổ phục. Hướng lăng phía Tây, có khe Châu Ê chảy từ tả sang hữu làm thủy tạ, gọi là Minh Đường. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ vừa làm hậu chẩm vừa làm nơi xây dựng lăng thành Ưng Sơn nên lăng còn được gọi là Ứng Lăng.

Diện tích khu vực khoảng 1 ha. Lăng được khởi công xây dựng ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Người ta triệu tập nhiều nghệ nhân nổi tiếng khắp nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả … Để có kinh phí xây dựng lăng, vua cho tăng thuế điền lên 30% trong cả nước. Lăng hoàn thành năm 1931. có nghĩa là trong khi chưa hoàn tất việc xây dựng lăng thì nhà vua đã băng hà năm 1925.

Khải Định sai người sang Pháp mua sắt thép, xi măng, ngói … cho thuyền sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ thủy tinh màu để kiến thiết công trình. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng vua Khải Định có một diện tích khá khiêm tốn, nhưng lăng lại có một kiến trúc khá đặc biệt. Đó là sự hội nhập kiến trúc Á – Âu – Kiến trúc Việt Nam cổ điển và hiện đại. Tổng thể lăng là một khối nổi chữ nhật vươn lên cao tới 127 bậc cấp. Thoạt nhìn lăng giống một tòa lâu đài ở châu Âu vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Lăng có sự du nhập của nhiều trường phái kiến trúc Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman Gothique … đã để lại những dấu ấn cụ thể. Những trụ cổng hình tháp – ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ, trụ biểu dạng Stupa của nhà Phật, hàng rào như những cây thánh giá, nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Romance biến thể … Đó là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.

Công trình gồm 5 phần liền nhau. Hai bên là tả hữu trực phòng giành cho lính hộ lăng. Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần. Trong cùng là khám thờ có bài vị vua. Trong lăng có hai pho tượng đồng tạc hình vua : một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt của vua trong lăng là một điều đặc biệt so với những lăng khác.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định (ý nói việc làm vua cũng như việc xây dựng tẩm là do trời định). Toàn bộ nội thất của ba gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý bát bửu ngũ phúc bộ khay trà, vương miện … kể cả những vật dụng hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa … do các nghệ nhân đầu thế kỷ XX thực hiện. Đó là những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống thực và vô cùng rực rỡ. Trên trần 3 gian giữa của cung Thiên Định được trang trí 3 bức họa cửa long ẩn vân lớn vào bậc nhất nước ta do nghệ nhân Phan Văn Tánh sáng tác. Ngày nay các họa sĩ Việt Nam hiện đại công nhận đó là những bức hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa nước ta. Trên bàn thờ gian trước có ảnh của vua Khải Định và người xem đi về hướng nào cũng có cảm giác như vua cũng nhìn theo hướng đó.

Đặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa mà không ngờ rằng nó là một khối bê tông nặng 1 tấn. Dưới bửu tán là pho tượng nhà vua. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một đường địa đạo dài 50m ngay phía sau nhà bia, trong khi các lăng khác người ta không thể xác định thi hài vua ở đâu. Sau lưng ngai vàng vua Khải Định ngồi có hình mặt trời đang lặn. Mặt trời lặn ý chỉ nhà vua băng hà. Ngoài ra trong lăng còn có hàng trăm chữ “Thọ” theo nhiều kiến trúc khác nhau, ý nói nhà vua sống mãi với muôn dân.

LĂNG MINH MẠNG ( HIẾU LĂNG)

Vào tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đởm, con trai thứ tư của vua và là con của bà vợ thứ hai lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng. Theo lẽ Hoàng tử Cảnh lên ngôi nhưng vì Cảnh chết nên Hòang tử Đởm lên thay. Vua Minh Mạng là một vị vua có cá tính mạnh mẽ, ông còn tập trung quyền hành nhiều hơn dưới thời vua Gia Long. Ông là người thiết lập nền quân chủ chuyên chế tập trung nhất từ trước đến nay. Ông là người có công mở mang bờ cõi nước ta. Ông cũng là người tôn sùng nho học nên ông cho thiết lập lại các khoa thi để chọn nhân tài.

Lên ngôi được 7 năm, Minh Mạng sai người đi tìm đất xây lăng cho mình. Quan địa lý Lê Văn Đức đã tìm ra một vị trí tốt ở địa phận núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lăng, nơi họp lưu hai nguồn tả hữu Trạch tạo ra sông Hương. Nhưng mãi sau 14 năm cân nhắc vua mới quyết định chọn nơi này. Tháng 4 năm 1840, vua xem lại chỗ đất và đổi tên vùng núi Cẩm Khê thành Hiếu Sơn. Triều đình huy động 3.000 lính và thợ tiến hành việc xây dựng lăng. Khu đất này rộng 14 ha, dài 700m. tất cả công trình đăng đối theo trục dọc thể hiện sự bền vững. Sau 8 tháng thi công công trình, ngày 20/1/1841, nhà vua băng hà giữa lúc 50 tuổi. Một tháng sau (20/2/1841), vua Thiệu Trị cho tiếp tục việc xây lăng. Triều đình điều gần 1 vạn lính và thợ ở bộ Binh và bộ Công lên làm việc. Trong không khí oai bức của mùa hè năm ấy (1841), tại công trường có đến 3.000 người bị bệnh kiết lị cùng một lúc. Nhà vua bắt Thái Y Viện phải đem tất cả y sinh và thuốc men lên chữa bệnh cho bằng được. Ngay sau đó bệnh dịch bị dập tắt. Việc xây dựng lại tiếp tục. Quan tài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành bằng đường toại đạo ngày 20/8/1841 và tấm bia “Thánh đức thần công” mới hoàn tất theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.

Lăng Minh Mạng là một quần thể kiến trúc quy mô lớn bao gồm 40 công trình lớn nhỏ, nằm trên một khu đồi núi sông hồ thoáng mát. Bên trong La Thành, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ có hệ thống, giống như tình trạng xã hội đương thời. Bố trục kiến trúc ấy cũng nói lên cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Bửu Thành xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền chi phối toàn bộ xã hội quân chủ ấy. Kiến trúc lăng nói lên tham vọng ôm cả vũ trụ của vua Minh Mạng. Lăng có 5 vòng tròn : Mộ vua hình tròn ở giữa- tượng trưng cho mặt trời; vòng thứ hai là hồ bán nguyệt – hồ Tân Nguyệt; vòng thứ ba là La Thành; vòng thứ tư là sông Hương; vòng thứ năm là đường chân trời.

Nếu từ trên không nhìn xuống, ta thấy quần thể kiến trúc này bao gồm hai chữ “Minh” và “Mạng”. Nhưng nếu quan sát từ mặt đất thì thấy được chữ “Minh” gồm hai chữ “Nhật” và “Nguyệt” cộng lại. Từ ngoài vào trong có 5 tầng sân tượng trưng cho ngũ hành. Ởphần trước lăng mật độ kiến trúc thưa thoáng. Càng vào sâu, mật độ kiến trúc càng dày. Các nhà kiến trúc thời ấy đã đưa ba khu kiến trúc ở Gia Long nằm theo chiều ngang nhập làm một, cho nằm theo chiều dọc trong một trụa duy nhất ở lăng Minh Mạng. Họ cũng đã khôn khéo lợi dụng thế đất và các ngọn đồi để nâng chiều cao của các công trình kiến trúc lên, đồng thời những chiếc đồng hồ đã được bàn tay con người tạo ra như những nốt nhạc trầm để toàn bộ kiến trúc và thiên nhiên trong lăng trở thành một khúc nhạc rất phong phú về âm điệu và tiết tấu. Những cánh cửa gỗ ở Hiển Đức Môn, Hoàng Trạch Môn và ở Minh Lâu khi mở tạo ra những bất ngờ thích thú cho người đến chiêm ngưỡng. Kiến trúc, phong cảnh và độ cao thấp của đường thần đạo cứ thay đổi mãi theo bước chân đi.

Các kiến trúc sư bậc thầy ngày nay cũng phải khâm phục trước nghệ thuật tạo hình tuyệt diệu của lăng này. Lăng Minh Mạng được nhiều du khách thích nhất vì nó thể hiện ý chí về thế giới vũ trụ một cách độc đáo của người Việt Nam, đó là nét đẹp về giá trị tư tưởng.

Lăng Dục Đức (1883) (An Lăng):

Là khu mộ chung của 3 thế hệ vua triều Nguyễn: Dục Đức(Cha), Thành Thái( con) và Duy Tân (cháu). Tại đây cũng có 2 khu điện Long Ân và khu Lăng Mộ. Lăng có hình chữ nhật, có diện tích 3445m2.

Lăng Đồng Khánh (1886-1888) (Tư Lăng):

Nằm ở phía Tây núi Khiêm Sơn thuộc địa phận làng Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành Phố Huế. Lăng Đồng Khánh có dấu hiệu mở đầu của thời kỳ kiến trúc pha tạp Âu –Á, tân-cổ

Lăng Thiệu Trị(1841-1847) (Xương Lăng):

Nằm ở sườn núi Thuận Đạo địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 8km

Hổ Quyền:

Đây là trường đấu giữa voi và hổ. Một kiến trúc độc đáo cách Huế 4km, nằm trên bờ nam sông Hương. Hổ Quyền được xây dựng năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng gồm hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm xây bằng gạch vồ, ngoài trát vôi vữa. Đường kính vòng ngoài 25m, cao 4,5m, dường kính vòng trong 35m, cao 6m. Nơi đây thường tổ chức các vòng đấu giữa voi và hổ để giải trí cho vua.

Đàn Nam Giao

Trong lịch sử các triều đại Việt Nam, kể từ nhà Lý (1010 – 1225), Đàn Nam Giao đã được thiết lập tại kinh đô Thăng Long để tế trời. Riêng ở Huế xưa nay có 4 vị trí Đàn Nam Giao khác nhau để các vua chúa lên tế trời hàng năm họăc 3 năm 1 lần.

Đến thời các vua nhà Nguyễn, ngay sau khi lên ngôi (1802) Gia Long cho đắp đàn ở làng An Ninh vào năm 1803 để tế trời. Nhưng sau đó 3 năm, triều đình nhà Nguyễn lại bỏ vị trí ấy để xây đàn tế khác ở làng Xuân Dương như chúng ta thấy hiện nay.

Đàn tế trời lộ thiên này được khởi công xây dựng từ ngày 25/3/1806, do Tổng Chế Phạm Văn Nhân đứng ra điều khiển, năm 1807. Triều đình Gia Long đã tiến hành lễ tế giao lần đầu tiên tại đây.

Khuôn viên đắp Đàn Nam Giao hình chữ nhật, dài 390m, rộng 265m, giới hạn bởi vòng tường thành xây bằng đá bọc xung quanh. Khi mới xây đàn xong, người ta trồng một cụm thông đứng biệt lập ở phía Nam đàn tế để tượng trưng cho vua Gia Long.

Tại khuôn viên này các hoàng thân và các quan lớn trong triền đình mỗi người phải trồng một cây. Các quan có nhiệm vụ chăm sóc cây thông của mình, nếu thông chết phải trồng lại. Năm 1834, trong một dịp lễ tế giao, chính vua Minh Mạng cũng đã tự tay trồng 10 cây thông ở Trai Cung. Đàn Nam Giao được xây dựng thành 3 tầng, dưới lớn trên nhỏ chồng lên nhau, tượng trưng cho thuyết tam tài: thiên địa nhân. Mỗi tầng mang một hình và màu sắc riêng như trời tròn đất vuông, thiên thanh địa hoàng. Ba tầng cộng lại cao 4,65m. Đàn Nam Giao quay mặt về hướng Nam. Vòng tường bằng đá, chung quanh khuôn viên của đàn này có trổ 4 cửa trông rất rộng nhắm theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Trước mỗi cửa đều xây một tấm bình phong rất lớn bằng gạch cao 3,2m, rộng 12,5m, dài 0,8m. đến mỗi dịp lễ, trước mỗi cửa cắm 2 lá cờ đại với màu sắc khác nhau: cửa Bắc màu đen, cửa Nam màu đỏ, cửa Đông màu xanh, cửa Tây màu trắng.

Như vậy, hình thức, phương hướng và màu sắc của kiến trúc Đàn Nam Giao đều áp dụng qui tắc âm dương ngũ hành của dịch học. Theo thuyết thiên mệnh của đạo nho xưa, vua là thiên tử, nhận lệnh của trời xuống trần gian cai trị thêin hạ. Vua có thần quyền, cho nên chỉ có vua mới có quyền cúng tế trời ở Đàn Nam Giao.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN


Cách kinh đô Trà Kiệu 30 km về phía Tây, cách Đà Nẵng 69 km về phía Tây- Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn trong thung lũng hẹp, có núi bao bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Mỹ Sơn là đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa với quá trình phát triển liên tục gần 9 thế kỷ. Dù bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, Mỹ Sơn vẫn còn dấu vết nền móng của 70 tòa thánh lâu đài và đền tháp.Trong đó còn khoảng 20 đền tháp còn nhận ra phần nào hình dạng, kiến trúc của nó. Tháng 12/1999 tại Marốc Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Ngày xưa, lãnh thổ Vương quốc Chămpa tải dài từ Đèo Ngang- Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay. Chămpa có 2 bộ lạc: bộ lạc Dừa ở phía Bắc, từ Thừa Thiên đến đèo Cù Mông.Còn bộ lạc Cau từ Cù Mông vào đến Bình Thuận.Từ Hai bộ lạc này đã hình thành đã hình thành những tiểu quốc đầu tiên rồi sau đó vương quốc Chămpa ra đời. Về kinh tế, người Chăm sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Họ còn biết cách khai thác hương liệu, trầm huơng, hồ tiêu, quế để xuất khẩu ra nuớc ngoài. Qua biết bao thăng trầm của lịch sự, vào thế kỷ thứ IV, dưới triều vua Bhahadravarman,đã cho xây dựng kinh đô ở Trà Kiệu, cách đây khoảng 28 km về phía Đông. Sau khi kinh đô đã được xây dựng xong, ông nghĩ ngay đến việc thành lập trung tâm tôn giáo phục vụ cho kinh đô đó. Mỹ Sơn từng chứng kiến những thời kỳ hung thịnh, rực rỡ cũng như những biến động của vương quốc Chămpa cổ đại. Mỹ Sơn không phải là kinh đô mà là thánh địa của Chămpa , thờ đấng linh thiêng tối cao. Theo quan niệm Ấn Độ giáo, nơi thờ cúng phải là nơi thâm nghiêm. Vì lẽ đó mà thánh địa Mỹ Sơn đã được xây dựng giữa một thung lũng đuợc bao bọc bởi núi non hiểm trở. Amaravati, tên gọi xưa của vùng Quảng Nam- Đà Nẵng được văn bia nhắc đến như trái tim của vương quốc Chămpa trong nhiều thế kỷ. Mỹ Sơn là một thung lũng rất thâm nghiêm, núi non bao bọc, người Chăm cho đây là mảnh đất thiêng, ngọn núi Đại Sơn (Mahabavata) cũng là một ngọn núi thiêng. Con suối Mỹ Sơn cũng được xem là con suối thiêng mà dòng suối này là nhánh đổ ra sông Thu Bồn.

Kinh đô Trà Kiệu thất thủ khi người Chăm sử dụng nơi đây làm nơi trấn trấn ngự. Từ những yếu tố này người Chăm cho xây dựng đền thờ đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ IV bằng gỗ ở Mỹ Sơn để thờ thần Sisana Bhahadravana. Tên thần là sự sự kết hợp của tên các vị vua lúc bấy giờ là Bhahadravaman va thần Siva. Sau vị vua này các vị vua vua khác lên ngôi và tiếp tục cho xây dựng đền tháp. Trước hết là thờ cúng thần linh, thứ hai là muốn to uy quyền của mình. Dần dần từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII Mỹ Sơn trở thành một quần thể gồm khoảng 70 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Sau này các nhà nghiên cứu đã phân thành 12 nhóm. Cuối thế kỷ thứ XIII , do 2 bộ lạc Cau và Dừa không thống nhất với nhau về quyền lợi cũng như phong tục tập quán. Trong nước đã xảy ra nội chiến. Cũng thời điểm này, các nước láng giềng như Trung Hoa, Việt Nam, Khmer đã tiến hành các cuộc chiến tranh với Chămpa. Chính vì những lý do đó người Chăm đã dời kinh đô xuống phía Nam ở vùng Bình Thuận ngày nay. Sau thế kỉ thứ XIII, mỹ sơn hầu như bị bỏ hoang, không ai xây dựng đền đài cũng như tiếp tục thờ cúng ở Mỹ Sơn.

Mãi đến sau 1898, người pháp đã phát hiện ra Mỹ Sơn. sau này nhiều hoc giả như Henry Parmentier, Luois Dinor và nhiều nhà nghiên cứu khác đã đến và trực tiếp nghiên cứu ở Mỹ Sơn. Lúc bấy giờ vào khoảng 50 công trình kiến trúc, nhưng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Mỹ Sơn lại nằm trong địa bàn ném bom, cho nên bom đã phá huỷ phần lớn các kiến trúc. Hiện còn khoảng 20 di tích trong tình trang không còn nguyên vein. Vào năm 1980-1981, Việt Nam đã hợp tác với Ba Lan trong việc trùng tu Mỹ Sơn. Qua những công trình nghiên cứu của Pháp, Ba Lan và Việt Nam cho rằng: thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa vì ngày xưa của người Chăm đã có quan hệ buôn bán với các nước như:Ả Rập, Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Ấn Độ. Chúng ta đang đứng tại khu Chămpa, kế bên là khu B, bố cục các tháp như sau:


Một tháp chính, một tháp cổng và một nhà đón khách hang hương gọi là nhà tịnh tâm. Tháp chính luôn ở vị trí trung tâm (C1), bởi nó là biểu tượng của trung tâm vũ trụ- nơi hội tụ thần linh. Những tháp phụ biểu tượng cho các lục địa, những châu lục. Ở Ấn Độ, người ta đào chung quanh những công trình này những rãnh sâu biểu tượng cho đại dương. Ở đây chúng ta không thấy chi tiết đó. Ảnh hưởng thứ hai là các tháp xây 3 tầng, biểu hiện cho 3 thế giới: dưới là thế giới trần tục, tầng giữa là thế giới tâm linh, tầng trên cùng là thế giới thần linh. Hướng các tháp mang các ý nghĩa như sau: phần lớn các tháp có cửa quay về hướng Đông, người Chăm quan niệm hướng Đông là hướng tốt nhất hướng của thần linh. Nhưng cũng có nhiều tháp quay về hướng Tây như khu A, E, F là để thờ ông bà tổ tiên. Hướng Bắc đem đến của cải vật chất cho vương quốc Chămpa. Tháp hướng Bắc để thờ thần tài lộc. Riêng hướng Nam các nhà nghiên cứu chưa tìm được ý nghĩa của nó.

Việc xây dựng tháp Chàm bằng những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau không thấy mạch hồ khiến hình thành nên những huyền thoại cho rằng:

Người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, dẻo gọt nó lên, rồi nung một khối tháp trong ngọn lửa khổng lồ.
 Các chuyên gia Ba Lan khẳng định rằng người Chăm đã dùng gạch nung sẵn gắn với nhau bằng vữa đất sét và sau đó toàn bộ tháp được nung lại.

 Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã dùng keo chiết từ thực vật (nhựa xương rồng và mật mía hoăc nhựa cây dầu rái) để dán những viên gạch với nhau.

 Những nghiên cứu gần đây cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hộp một số biện pháp kĩ thuật khác nhau để xây tháp: dùng các viên gạch có độ lõm ở mặt tiếp xúc, khi xây lên không thấy vữa ở giữa các viên gạch còn ở giữa có lớp vữa dày; mài các viên gạch trong nước cho thật khít nhau rồi xếp lại cho cho bột gạch tự kết dính nhau trong sức nặng của trọng lực của phần trên tháp; dùng các viên gạch có mặt lõm mặt lồi theo kiểu âm dương, khi xếp lên tự thân nó liên kết với nhau. Sự tinh tế của tháp Chàm còn thể hiện ở vô số hình chạm khắc tỉ mĩ, trau chuốt do nghệ nhân đục đẽo trên tường tháp. Việc đục đẽo phái thực hiện chính xác tuyệt đối, tường gạch đã xây sẵn không thể vì một lỗi nhỏ mà phải phá đi xây lại. Hoàn toàn chính xác khi H.Parmetier nhận xét rằng người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo gỗ.


Nhóm tháp B:

Tháp B1 :biểu tượng của núi Mêru, là trung tâm vũ trụ, nơi tập trung các vị thần. Tháp có thờ thần Siva. Có một cửa ra vào, các ô quanh tường là nơi thắp đèn cầy.
Tháp B3: thờ thần Skanda-thần chiến tranh.
Tháp B4: thờ thần Ganesa- con thần siva, có đầu voi mình người. Đây là thần may mắn và hạnh phúc.
Tháp B5: quay về hướng Bắc, thờ thần Kover, thần tài lộc. Tháp cũng là nơi giữ đồ hành lễ.
Tháp B6: bên trong có một hồ nước thánh dùng trong các nghi lễ.
Tháp B2: là tháp cổng đối diện với tháp chính.
Kế nữa là nhà tĩnh tâm, nơi các người đi hành lễ tĩnh tâm, chuẩn bị cho nghi lễ.
Xung quanh B1 có nhiều miếu phụ. Mỗi miếu phụ thờ một vị thần : thần mặt trời, Kubera...mỗi vị thần giữ một hướng bảo vệ tháp chính. Những tháp đó ngày nay không còn, chỉ còn lại B7.

Cuộc hành hương của người chăm:

Ngày xưa người ta xây dựng đền thờ Chăm không phải phục vụ cho mọi đối tượng mà chủ yếu là phục vụ cho tầng lớp vương quyền, quý tộc Chăm lớp tu sĩ Bàlamôn. Những người này đi từ kinh đô trà Kiệu đến đây trong những nhà tịnh tâm , chuẩn bị cho nghi lễ. Để chính thức vào buổi lễ, họ phải đi ngang qua tháp cổng. Tháp có chức năng như biên giới giữa cuộc đời và thế giới ảo, giữa tâm linh và trần tục. Sau khi qua tháp cổng, đoàn hành hương ghé vào tháp B6 để lấy nước thánh rồi đến tháp B1. đi một vaòng từ trái sang phải cầu cho quốc thái dân an và tưới một ít nước thánh lên Linga, nước sẽ cho khe rãnh của Yoni chảy xuống đất. Người Chăm cho rằng nước này xuống đất sẽ làm cho đất đai phì nhiêu thêm. Văn bia được người Chăm viết bằng chữ Sankrit. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu văn hoá Chămpa. Ngày nay người Chăm cũng có chữ viết nhưng đã hoàn toàn khác xưa và những người có thể đọc văn bia này không còn ai nữa
Cách nhận biết Siva: vai đeo rắn, ngồi trên Yoni hay cưỡi thần bò Nandin.
Góc tháp có những con sư tử bảo vệ tháp.

Nhóm tháp A:

Tháp A1: Đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa vào thế kỉ thứ , sau thế kỉ thứ X thì nghệ thuật Chămpa càng bị mai một. Tháp A1 cao 24m, cao nhất ở Mỹ Sơn đá xây tháp được lấy cách đó khoảng 15km. Người ta cho rằng người Chăm đã dùng sức vật để kéo đá dọc theo bờ suối. Tháp A1 có hai cửa Đông và cửa Tây. Ở trung tâm tháp có Linga lớn nhất Mỹ Sơn, không biết lí do gì mà Linga bị khiêng ra ngoài.
Linga có ba phần: phần trụ ở trên cùng tương ứng với thần Siva- huỷ diệt chưa hoàn thiện để sáng tạo cái mới. Phần bát giác ở giữa tượng trưng cho thần Vishnus- thần bảo tồn. Phần hình vuông ở dưới tượng trưng cho Brahma- thần sáng tạo. Linga nay tượng trưng cho tam vị nhất thể. Trong các văn bia người ta thấy nhắc đến Siva nhiều hơn cả.

Nhóm tháp G:
Nhóm G này được xây dựng vào thế kỉ thứ XIII. Ở nhóm tháp này người Chămpa đã dùng chất liệu mới để xây tháp là đá ong. Xung quanh tháp có trang trí những mặt nạ thần Kala- thần thời gian. Bốn góc tháp có hình bốn con sư tử bảo vệ cho tháp.

Nhóm tháp E và F:

Là nhóm tháp muộn nhất. Hiện không còn gì nhiều, có hai pho tượng; giữ thần cửa – hộ pháp Dravabala, thần bò Nandin. Nhóm tháp này hiện nay chỉ còn hai tháp và một cái Mukha Linga.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
PHỐ CỔ HỘI AN


Cách Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam.Thị xã Hội An nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn, đến nay đã được 400 tuổi. Hội An hầu như vẫn còn nguyên vẹn trên diện tích 2 km2, gồm các phố cổ Nhật Bản, phố Khách, phố Minh Hương xen lẫn với các nhà cửa phố xá của người Việt. Hội An có khoảng 50 ngôi chùa, miếu, hội quán còn lại đến bây giờ như chùa Triều Châu, Phúc Kiến, Dương Thương Hội Quán...có lối kiến trúc rất độc đáo, điêu khắc sinh động, màu sắc lộng lẫy thể hiện khả năng khéo kéo một cách tuyệt vời của các nghệ nhân. Miếu thờ Quan Công dựng từ thế kỷ XVII , ngoài những nét chạm khắc, màu sắc Trung Quốc, trên các hoành phi, câu đối là khẩu khí của các danh sĩ người Việt. Nổi lên trong kiến trúc Nhật Bản là chùa Cầu. Chùa dài 28m, rộng 3m. Giữa lòng cầu về phía Bắc có miếu thờ Bắc Đế cưỡi Cẩu Long, hai bên đầu cầu có đôi tượng khỉ và chó. Chúa Nguyễn Phúc Chu 1719 đã đặt tên cho chùa là Lai Viễn Kiều, ngày nay còn ghi rõ trong bức hoành phi treo trên chùa Cầu. Ngoài ra còn có chùa Bà Mụ – dấu vết xưa của Chămpa.

Hội An là một đô thị cổ cách thành phố Đà Nẵng 32 km về phía Đông Nam, đường xe đi lại thuận tiện. Hội An tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn từ lâu đã là địa danh nổi tiếng trong lịch sử nước ta và được nhiều tài liệu nước ngoài nhắc đến như một đô thị, một thương cảng cổ xưa. Hội An trước mắt du khách với những đường phố nhỏ hẹp đan xen kiểu bàn cờ, nhà cửa cao một hoặc hai tầng san sát bên lối đi. Những mái ngói rêu phong cổ kính và cuộc sống lúc nào cũng bình lặng, thanh thản trôi qua. Lạ thay, đất nước trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhưng Hội An như vẫn nguyên vẹn những gì của một thời cổ kính xa xưa từ đường phố, mái nhà đến nếp sống...

Thời xa xưa Hội An có những tên gọi khác nhau như Hải Phố, Hoài Phố, Hai Phố....Trên bản đồ các thương nhân nước ngoài gọi là Haipho hay Faifo. Đã có nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng giải thích nguyên nghĩa của các địa danh trên.

Trước thế kỷ XV, Hội An vốn là một hải cảng quan trọng của Chămpa. Sau đó từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII các chúa Nguyễn Đàng trong đã mở nhiều hải cảng thu hút các thương thuyền ngoại quốc giao lưu buôn bán. Vị trí địa lý của Hội An ngày ấy có nhiều thuận lợi tạo thành một thị trường, một cảng khẩu giao lưu buôn bán, so với Đông Kinh(Kẻ Chơ) , Thăng Long(Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên) và ngay cả Phú Xuân (Huế) ... Hội An có nét đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thời bấy giờ.

Cửa biển Đại Chiêm cách Hội An 5km, sông Thu Bồn sông rộng chảy phía nam Hội An, đã hình thành một đô thị- thương cảng trên bến dưới thuyềnbuôn bán sầm uất. Nơi đây thuyền buôn nhiều nước châu Á, châu Au đến buôn bán, sinh cơ lập nghiệp, xây dựng phố phường , mở thương điếm. Các thương thuyền từ Nhật Bản, Ba Tư, Trung Quốc, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh Quốc thường xuyên cập bến để trao đổi hàng hóa, mua các sản vật như trầm hương, quế, ngọc trai, đồi mồi, xà cừ, tơ lụa, vải vóc...Dân cư Hội An ngày một đông đúc, phố xá mở mang rộng đến 2km2 .Đến thế kỷ XIX, điều kiện tự nhiên biến động nhiều, các con sông đổi dòng chảy, cửa Đại Chiêm bị phù sa bồi đắp và cạn dần, thuyền bè ra vào khó khăn, cảng mới hình thành ở Đà Nẵng, Hội An không còn là nơi buôn bán phồn vinh. Nhịp đập như dừng lại trong dĩ vãng. Nhờ thế mà cho đến nay Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn với tổng thể kiến trúc khá đa dạng gồm bến cảng, nhà dân, d9ình chùa, hội quán, lăng mộ.

Khu di tích đô thị cổ nằm phía Nam thị xã Hội An phố Lê Lợi hiện nay (tên cũ là Rue Hội An) được xây đầu tiên. Sau người Nhật mới đến xây dựng tiếp dãy phố Trần Phú (tên cũ là Rue des Cantanais) tức phố Nguyễn Thái Học hiện nay. Tiếp đến al2 dãy phố Nam Chu Trinh (tên cũ là Rue Minh Hương ), Trần Quý Cáp (tức phố chợ cũ – Place du Marchè), Nguyễn Thị Minh Khai (Rue Khải Định ) và một vài phố khác ven sông Hội An. Những phố trên đây với sông rạch cầu đường, đình, hội quán, nhà thờ tộc, đền miếu, nhà ở...tạo thành một tổng thể không gian đô thị cổ xưa gần như nguyên vẹn.

Về mặt kiến trúc của Hội An, nhà cửa mang đậm nét dáng vẻ truyền thống ở các đô thị cổ nước ta, đó là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40 – 60m thông suốt hai mặt phố, nội dung và hình thức rất đặc sắc đã tồn tại trên 200 năm. Phần lớn nhà ở mặt tiền tiếp giáp với đường phố dùng để buôn bán, mặt Nam hướng về bến sông có cầu cảng riêng. Vẻ đẹp không kém phần hấp dẫn, dành làm nơi chứa hàng hoá và các công trình phụ. Khu ở, sinh hoạt và thờ gia tiên đặt ở giữa kế sân trời (thiên tĩnh), sáng sủa và thông thoáng. Cảnh sân nhà có cầu nối các gian nhà với nhau để đi lại không bị mưa nắng . trong khu ở thường chú ý trang trí làm đẹp không gian. Trên các cấu kiện kiến trúc thường được chạm khắc rất tinh xảo về các đề tài hoa lá, cá, chim muông.

Hội An có nhiều chùa to, đẹp thờ Phật, Thánh. Chùa thờ cũng là hội quán, nơi tụ họp đồng hương, đồng nghiệp. Đáng chú ý là các chùa Phúc Kiến – Mân Thương hội quán khởi dựng 1687; chùa Ngũ Bang – Đương Thượng hội quán có từ trước 1740; chùa Quảng Triệu – Quảng Đông hội quán xây dựng 1885; chùa Hải Nam – Quỳnh Phủ hội quán xây dựng 1881; Triều Châu hội quán xây dựng trong suốt 40 năm từ 1845 – 1885.

Đặc sắc của Hội An là ngôi chùa Cầu ở cuối phố Trần Phú (xây dựng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII), còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn ban tạ (Lai = đến, Viễn = xa, Kiều = cầu – cầu do những người phương xa đến xây dựng). Mặt cầu cong vòng lên ở giữa, mái cũng uốn cong mềm mại, được lợp ngói âm dương che kín cây cầu 12m. chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son, chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về hướng bờ sông. Hai đầu có tượng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đều là tượng khỉ. Tương truyền là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự cổ xưa. Phần gian chính giữa gọi là chùa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ (thần trấn giữ phương Bắc), mặt hình vuông. Không gian kiến trúc nhẹ nhàng, không những đi lại lễ bái thuận tiện mà có chỗ tựa lan can ngắm cảnh, chỗ ngồi bán hương hoa.

Đến thăm Hội An, du khách có thể xuống thuyền dọc sông ngắm xóm làng xanh biếc vườn cây trái. Tới vùng cửa Đại Chiêm và cù lao Chàm để thăm 6 hòn lớn nhỏ có diện tích 6000 ha với khu rừng cấm với nhiều thú quý như: trâu rừng, khỉ và 7 hang Yến. Ở đây biển lặng, không khí trong lành, cửa Đại Chiêm là nơi tắm biển, nghỉ mát lý tưởng.

Đến Hội An vào dịp từ mồng 2 – 7 tháng giêng hàng năm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh du thuyền ở Đại Chiêm và tham gia các lễ hội dân gian do các ngư dân tổ chức.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Cù lao Chàm


Đến những năm 80 của thế kỷ này, giới hâm mộ, nghệ thuật điêu khắc kiến trúc trong và ngoài nước phát hiện ở Hội An một vẻ đẹp độc đáo của đô thị quý hiếm có độ tuổi khoảng 400 năm, được tổ chức của liên hiệp quốc về giáo dục khoa học và văn hoá, UNESCO đưa vào chương trình hoạt động.

Ở Hội An, 55% tiền bán vé dành cho việc trùng tu các kiến trúc cổ.

Tháng 12- 1999, tại Marốc, UNESCO đã chính thức công nhận phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. Để giữ gìn hồn của phố cổ, chính quyền địa phương không ngừng cải tạo các di tích còn lại. Một việc làm được mọi du khách ủng hộ là đêm rằm phố cổ – được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Lúc đó hồn phố cổ được tái hiện: không xe máy, không đèn điện, chỉ có áo the guốc mộc, tiếng rao lanh lảnh vang lên khắp phố cổ, đèn lồng giăng lên khắp lối, du khách sẽ được đắm mình trong ánh trăng huyền hoặc, ánh nến lung linh của đêm rằm phố cổ.

Tháng 11 – 2000 tại hội nghị thường niên của UNESCO được tổ chức tại Malaysia đã trao tặng giải thưởng xuất sắc về quản lý, bảo tồn di sản văn hoá thế giới năm 2000 cho Hội An với 3 lý do: đô thị cổ Hội An được đánh giá là công trình được bảo tồn xuất sắc, được xem mẫu hình cho công tác nghiên cứu – bảo tồn; Hội An là di sản văn hoá tiêu biểu cho chiến lược bảo tồn di sản văn hoá Châu Á – Thái Bình Dương.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
ĐỘNG PHONG NHA- VƯỜN QUỐC GIA KẺ BÀNG:


Việt Nam có rất nhiều núi, núi non trùng điệp cho nên có rất nhiều, nếu tính ra cũng cả chục ngàn hang động. Nhiều hang, động nổi tiếng đẹp, kỳ bí. Trong đó Động Phong Nha ở Quảng Bình cho tới nay vẫn còn nhiều bí hiểm.

VÀI NÉT VỀ HANG ĐỘNG Ở NƯỚC TA:

Ở Việt Nam bờ biển dài hình chữ S với khoảng gần 3.000 km có khá nhiều bãi tắm tuyệt vời thì núi non cũng có rất nhiều hang động kỳ bí nổi tiếng.

Tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có những hang động như Bồ Nâu, Trinh Nữ, Dấu Gỗ, Hang Luồn, Sửng Sốt ..., có những công trình điêu khắc trên đá rất kỳ dị thô lên trên mặt biển và các hang động này đã tạo ra một thế giới say mê và vô cùng tận.

Tỉnh Lạng Sơn ở địa đầu biên giới phía Bắc có trên 100 hang động mà mỗi hang là một thế giới kỳ ảo. Các hang ở đây đều ngắn, chừng vài trăm mét, dài nhất là Hang Cả ở Tân Bình, dài 3342 m, sâu tới 123 m, cùng nhiều hang đẹp như Thẩm Oay, Dù Moóc, Hang Dơi, Thẩm Kim, Mỏ Đáy, v.v... Các hang Tam Thanh, Nhị Thanh đều là những thắng cảnh ngoạn mục.

Nàng Tô Thị là một cảnh đẹp của tỉnh, là một khối đá vôi nhô lên trên đỉnh núi. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng một người phụ nữ đứng chờ chồng về quá lâu mà biến thành đá.

Ai Chi Lăng là một địa danh nhiều lần vang lừng trong chiến trận lịch sử từ ngàn xưa, là một loạt đèo được nối lại với nhau bằng những con đường mòn. Nơi đây là chiến trường ghi dấu bao lần người Việt Nam cả thắng trong nhiều trận chiến đấu hiển hách chống quân xâm lược phương Bắc.

Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Tây Bắc Lạng Sơn, có hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145m, dài 8km, rộng tới 3km và sâu từ 20 tới 30m với làn nước xanh biếc. Ở giữa hồ có nhiều đảo nổi lên và xung quanh hồ là các hang động. Ở Cao Bằng có hang Pắc Bó, nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Tại Sơn La có hang Bản Pó khô và Bản Pó nước, cùng hang Thẩm Ké nơi từng lưu dấu chân của vua Lê Thánh Tông đã tới đây vào năm 1440.

Ở tỉnh Hoà Bình có hang Bờ và nhiều hang khác trên bờ hồ động Cô Tiên trên núi Ky ở độ cao 222m. Truyền thuyết kể lại rằng xưa kia có bảy nàng tiên đi tắm trên sông Đa, có một cô lên thăm động và mải ngắm nhìn cảnh đẹp trong động quá lâu đến nỗi hoá thành đá.

Ở tỉnh Ninh Bình có hang Bích Động, cách khoảng 5km ơ phía Nam thị xã. Du khách đi thuyền thong thả sẽ tới một hệ thống hang luồn gọi là Tam Cốc. Các hang đẹp lộng lẫy với những mảng đá và nhũ đá đi sâu vào núi.

Trở vào phía Nam thì thuộc Quảng Nam, có một số nhiều hang động bí hiểm trong vùng Ngũ Hành Sơn. Nơi đây có động Huyền Không thường làm chú ý khách du lịch tới từ bốn phương.

Ở cuối phần đất nước phía Nam, tại Hà Tiên có nhiều hang động nổi tiếng là động Chùa Hang, động Hang Tiền, hay Thạch Động...

Nổi bật trong số hang động của Việt Nam, động Phong Nha ở Quảng Bình vẫn là một nơi kỳ bí đang hấp dẫn những nhà nghiên cứu và thám hiểm trong và ngoài nước.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
VƯỜN QUỐC GIA KẺ BÀNG:

Các kiểu thảm thực vật:


1. Rừng kín cây lá rộng thường xanh, núi thấp nhiệt đới rất ẩm mưa mùa:
Có diện tích chừng 21.354 ha phân bố thành mảng lớn ở phía Bắc và Đông Bắc của khu vực. Bề mặt hiểm trở, giông, sinh khí hậu nóng ẩm có hiệu ứng rõ rệt tới các đặc điểm của quần thụ như tầng tán phức tạp, tán lá xanh quanh năm.

Các lòai đặc trưng ở đây: sao mặt quỷ, Nàng hai, Trai, mùng quân, nghiên, hoàng đàn giả…
Thực vật hạt trần chỉ thấy xuất hiện lẻ tẻ trên các vách đá với lòai Tuê núi đá và trong các hẻm đá có đất bồi. Tầng cỏ quyết hoặc thân thảo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân hủy núi đá tạo thành đất mùn như cá lòai họ Ngũ Gia Bì, họ Thu hải đường…

Hiện tượng tái sinh thường chỉ xuất hiện cục bộ trong các hang hốc, khe rãnh có đất lấn động.
Rừng phân thành 3 tầng rõ rệt:
Tầng 1: gồm các cây có kích thước lơn là Sâu , Trám, trường, vải, trâm.
Tầng 2:chiếm ưu thế về số cây trong quần thụ với mật độ khá dày, tầng tán liên tục: phổ biến al2 các lòai máu chó, hoa cải, bọt each thân gỗ, cò ke, hèo…
Tầng 3: xuất hiện dưới các lập địa ẩm, gồm hang và các phễu Karst: Thu hải đường, bóng nước, thiên niên kiện, rái…
Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng tuy phong phú hơn về chỉ số cây và số lượng giống lòai nhưng tập trung chủ yếu ở các tuối ma.

2. Rừng thứ sinh sau khi khai thách trên núi đá vôi:
Phân bố chủ yếu ở ven đường 20 và khu vực tiếp cận điểm quân cư phía Bắc. Diện tích rộng chừng 3507 ha. Kiểu quần thụ này có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu rừng nêu trên sau khi thu nhận các tác động của con người với mức độ nhiều hoặc ít, trong thời gian lâu hoặc mau rất khác nhau. Hầu hết các điểm hiện có kiểu quần thụ này là những nơi có địa hình ít hiểm trở.
3.Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi:
Rộng chừng 847 ha xuất hiện tập trung ở khu vực phía Đông con lộ 20 và nằm kề bên điểm quân cư của xã Tân Trạch. Tầng tán chính của kiểu thảm này được cấu tạo bởi các cây bụi thân gỗ như: mun, cò ke, đom đóm, hoa dẻ…

4. Rừng dày thường xanh chủ yếu là cây lá rộng: vùng thấp nhiệt đới ẩm, mưa mùa.
Có diện tích 11038 ha. Phân bố tập trung thành 2 khối lớn: một khối khu trú ở phía Đông kéo dài từ mỏ suối làng Va, ven theo lộ 20 tới cận Rào Thơơng. Còn một khối khác gần như bao trùm trọn vẹn giông núi Cồ Khu.
5. Rừng thứ sinh sau khai thác:
Diện tích ước chùng 2394 ha cư trú ở mạng phía Đông, tiếp giáp với Ba Rến và trên một số chân đất hội tụ trên hai ven mạng suối Rào Thương. Hiện trạng phổ biến của các quần hệ này là trạng thái rừng nghèo.
6. Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác:
Diện tích 1118 ha, phân bố ở rìa phía đông chân núi Cồ Khu và khu vưc Làng Va. Các quần lạc này có nguồn gốc từ đất nương ray bị bỏ hóa từ lâu.
7. Rừng hành lang bị ngập định kỳ:
Rộng chừng 142 ha, phân bố ven theo suối Rào Thương. Kiểu rừng này thực chất chỉ là dải quần hệ phân bố dọc theo hai bên bờ suối được cấu tạo bởi nhóm loài cây âm sinh có khả năng chịu ngập không thường xuyên.
8. Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất bồi tụ ven sông suối: có diện tích 429 ha, phân bố trên địa hình thung lũng phía Tây núi Cô Tan.
9. Cây nông nghiệp: (lúa và hoa màu). Có diện tích 118 ha phân bố ven sông Troóc thuộc địa phận Phường Chày và Phong Nha.
10. Đất rẫy mới.

Khu hệ động vật:

1. khu hệ thú:
Kết quả điều tra được có 67 lòai thú trong 15 họ và 11 bộ. Có 26 lòai trong sách đỏ của Việt Nam. Đặc biệt là phát hiện thêm mẫu vật và dấu vết của 2 loài thú mới mang ý nghĩa toàn cầu đó là Sao La và Mang lớn.
2. Phân bố các lòai: phân bố không đều trong toàn khu vực.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:

Nhã nhạc cung đình Huế – di sản văn hoá thế giới:​


Di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam – Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO xếp vào danh mục di sản Văn hoá của nhân loại vào tháng 11/2003.

Hội đồng UNESCO nhận xét : “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa âm nhạc tao nhã. Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên gồm các lễ kỷ niệm, những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chình thức. Trong các thể loại phong phú được phát triển tại Việt Nam, chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia”.

Am nhạc cung đình ở Việt Nam có nguồn gốc từ thời Lý, được định hình và phát triển qua các triều đại nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Tây Sơn và phát triển rực rỡ vào thời nhà Nguyễn.

Nhã nhạc Huế là một điển hình cho âm nhạc bác học Việt nam, nó quy tụ được những nhạc sỹ, nhạc công tài hoa nhất, được rèn luyện một cách công phu nghiêm ngặt nhất, với hệ thống các bài bản phong phú nhất và đầy đủ các loại nhạc cụ và khí nhạc của dân tộc.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
1.2 DI TÍCH VĂN HÓA KHẢO CỔ:​


QUẢNG BÌNH:

Di tích Bàu Tró:


Vào mùa hè năm 1923, hai thông tin viên người Pháp là Max và Depirui đã phát hiện ra điều kiện chỉ khảo cổ học tại Bàu Tró. Cuối hè năm đó, nhà địa chất kim khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật và công bố những hiện vật của thời tiền sử đồ đá mới. Những hiện vật này gồm nhiều rìa đá, mảnh tước, hai hòn ghè bằng thạch anh, bảng nghiền hạt mảnh gốm vỡ… Mùa xuân năm 1980, trường Đại hộc Tổng Hợp Huế tổ chức khai quật lại điều kiện chỉ Bàu Tró ở khoảng cách cách mép nước hồ lúc đó là 40m, cao hơn mặt nước 2,3m, cách hố khai quật của Patte hơn 100m về phía Tây. Hiện vật thu được gồm có nhiều rìu, bôn đá, bàn mài, chày nghiền, mũi nhọn, và vô số các mảnh gốm vỡ của các loại nồi, niêu, bình, vò… và từ đó các nhà khảo cổ học đã lấy tên của di chỉ này để đặt tân cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quảng Trị, Thừa Thiên là văn hóa Bàu Tró.

Quảng Ngãi:

Cồn Ràng – khu mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh:


Cồn Ràng là một trong những khu mộ lớn nhất của văn hoá Sa Huỳnh từ khoảng 2500 năm trước.

Năm 1987, thầy trò khoa lịch sử trường Đại học Khoa học Huế đã đến Cồn Ràng, thử khai quật một số điểm, phát hiện 3 chum kích thước lớn về các di vật gốm, hạt trang sức bằng mã não và thủy tinh. Tiếp đến là các cuộc khai quật của Viện khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Tổng hợp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vừa qua, các cơ quan này đã tiến hành khai quật xong đđợt 3, với tổng diện tích khai quật 2.300m², chia thành 14 hố với kích thước trung bình 150m²/hố. Kết quả cho thấy : Mộ táng phân bổ chủ yếu ở độ sâu 0,5m đđến 1,5m. địa tầng di tích khá thuần nhất, các lớp chủ yếu là cát, cát pha sét, cát thơ mịn vì bị laterit do địa hình chịu ảnh hưởng của phù sa sông biển và những đđợt xâm thực bào mịn trước núi.

Đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật được 217 ngôi mộ, chủ yếu là mộ chum phân bổ thành từng cụm thẳng hàng, tứ giác, tam giác, ngũ giác. Mộ chum Cồn Ràng có 4 dạng: Dạng hình trụ, hình trứng, hình cầu; giữa trụ và trứng được trang trí nhiều loại hoa văn, có chum trang trí văn đập xung quanh vai, có chum trang trí văn thừng tồn thân, đđa số các chum để trơn phần thân và đáy. Nắp mộ chum có 3 loại: loại nón cụt, đđáy bằng, hình cầu đáy lòng chảo và loại nón chóp đáy nhọn. Cách thức bày trí: Trên nắp, quanh vai và thân mộ chum thường đặt đồ gốm như nồi bình niên, bát đèn; bên trong là đồ trang sức như khuyên tai hình bông hoa rau muống, hình đđầu thú …

Nhìn chung, mộ chum Cồn Ràng được chôn không tuân theo một quy luật nào cả. Đa số các mộ chưa tìm thấy xương cốt, cả trong và ngoài mộ chỉ phát hiện thấy than củi... Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Trưởng đoàn khai quật cho biết: Đây là cuộc khai quật một di tích khảo cổ lớn thứ hai trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam, chỉ sau di chỉ Lung Leng ở tỉnh Kon Tum. Qua nghiên cứu từ tu liệu lòng đđất Cồn Ràng với khối lượng lớn hạt mã não làm đồ trang sức, đồ sắt làm công cụ sản xuất, đđồ gốm làm đồ gia dụng..., có thể dự đoán Cồn Ràng là một trong những khu mộ lớn nhất của văn hóa Sa Huỳnh từ khoảng 2500 năm trướcnghiên cứu cũng cho thấy cư dân Cồn Ràng vào thời kỳ này đã đạt được những thành tựu lớn trong đời sống kinh tế và vật chất,văn hoá tinh thần; thạo nghề nông, chăn nuôi và giỏi trong đánh bắt thuỷ hải sản; biết đến thẩm mỹ làm đẹp cho bản thân và cộng đồng.

Trong thời gian khai quật di tích cồn ràng, được sự giúp đỡ của bà con địa phương, đoàn khảo cổ còn phát hiện ra di tích mộ chum ở nhiều địa điểm khác thuộc vùng lân cận Cồn Ràng như: Cồn dài, Bàu Dưng, Cửa Thiền, Phú Ốc… Ngoài ra, Cồn Ràng cách xóm Tháp, thôn An Đô, xã hương Xuân, huyện Hương Trà khoảng 2500m về phía đông bắc có nhà thờ họ Chế có gia phả từ 14 đến 16 đời, và nơi đây còn có nhiều huyền thoại, huyền tích như miếu Bà Yàng, điện thờ bà Lôi,… là những tư liệu quý trong quá trình nghiên cứu giai đoạn tiền sơ sử ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Cồn Ràng ở thôn các tỉnh ven biển miền trung nói chung. Tỉnh Thừa Thiên Huế tự hào có di sản văn hoá Thế giới là cố đô Huế, nay thực sự có thêm niềm tự hào nữa là khu mộ chum lớn thuộc văn hoá sa Huỳnh ở Cồn Ràng.

Thành cổ Châu Sa:

Một thành Chăm cổ còn khá nguyên vẹn, được dựng vào thế kỷ X, cao 5m, hình vuông, có hai vòng thành trong và ngoài, mỗi cạnh dài 800m. Thành Châu Sa thuộc Thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, các Thị xã Quảng Ngãi 6 km về phía đông, trên bờ biển Bắc gần cửa biển sông Trà. Nơi đây đã có một thời nổi tiếng với những nghề : làm lúa, làm gốm, trao đổi, buôn bán vớicủa cư dân Chămpa thế kỷ 9-14. Thành cổ Châu Sa còn có di tích Cổ Lũy nằm ở thắng cảnh ở núi Phú Thọ-Cổ Lũy Cô Thôn. Thànhxây nhô ra biển án ngữ Cửa Đại bảo vệ Thành Châu Sa.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
QUẢNG TRỊ:

Khu lăng mộ Quảng Trị:



Nằm bên bở Bắc sông Ô Lâu thuộc làng Văn Qúy, xã Hải Tân, huyện Hải Lâm, tỉnh Quảng Trị. Có một khu nghĩa trang của làng xã vừa qua những người nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa dân gian miền Trung đã phát hiện được một nhóm 5 ngôi mộ kỳ lạ nằm rải rác trên diện tích khoảng 1000 m2 xen lẫn với những ngôi mộ mới ngày nay. Những ngôi mộ này được xây dựng bằng vôi trộn mật, không có cốt gạch với hợp chât xây còn giữ lại nhiều vỏ hào hến chưa gĩa nát có thể nhận ra dễ dàng. Đây là loại vật liệu thường thấy ở các lăng mộ rải rác trên các nghĩa trang miền Trung, mà người dân thường gọi là ma Tàu hay ma Vôi.

Những điều đáng chú ý là những nấm mồ lại được đắp thành một hình khác nhau, có dáng dấp như một công trình điêu khắc hoàn chỉnh. Ngôi mộ thứ nhất có hình con rùa, với đầu mai rùa và khoảng cách từ ai đến chân được phân định rõ ràng. Mộ thứ hai có hình quả đào có thể thấy đường lõm chạy theo chiều dọc trên thân quả, các chi tiết ở đâu và cuối đều được thể hiện chân thực. Một ngôi mộ khác có hình lá sen đặt úp với những đường gân lá nổi lên rõ rệt.

Bao quanh nấm mồ là tường lăng, cũng được xây dựng bằng cùng thứ vật liệu như mộ. Các trụ cửa được xây theo một phong cách khác nhau, trên mặt nước của lăng số 1 còn thấy hai bứa phù điêu đắp nổi bằng vôi, phần lớn bị chìm lắp dưới đất, nhưng vẫn còn nhận dạng được một hình con lân với nét khắc sâu dứt khoát mạnh mẽ.

Đây là một kiến trúc độc đáo, chưa từng thấy ở các lăng mộ phía Bắc cũng như phía Nam. Thông thu7òng trong các lăng mộ, nấm mồ được đắp thành hình tròn, hình chữ nhật hay hình bầu dục tùy theo thời gian. Đấy cũng là điều kiện khiến những người khảo sát phải đi tìm để xác định xem đấy là lăng mộ của ai vào thời nào?

May mắn ở một ngôi mộ còn phát hiện một tấm bia bằng sa thạch, tuy bị vỡ mấy chỗ nhưng vẫn còn đọc được chữ và nhũng hoa văn trang trí hình “Lưỡng long triều Nhật” káh quen thuộc. Dòng chữ ghi trên bia là: “Đầu khảo Quang Nam Tướng thần lại ty Cai hợp Trần quý công chi mộ”. Không nghi ngờ gì nữa đây là một vị Cai hợp họ Trần thuộc tướng thần lại ty ở Quảng Nam. Đây là một quan chức thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.

Đây là một phát hiện quý vì dấu vết vật chất thời các chúa Nguyễn đến nay chỉ còn lại rất ít. Thời gian và những cuộc nội chiến đã khiến khá nhiều di tích bị hủy hoại, đặc biệt trên dải đất từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Khu lăng mộ Quảng Trị kia chỉ là mới là mộ phát hiện khiêm tốn, nhưng sẽ là một chứng tích vật chất giúp ta hiểu thêm về một giai đọan lịch sử đến nay còn ít người biết đến.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
1.3 DI TÍCH LỊCH SỬ:

Quảng Bình:

Lũy Đào Duy Từ:


Hệ thống lũy Đào Duy Từ bắt đầu được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1662 nhằm ngăn chặn quân Trịnh. Hệ thống này gồm có 4 lũy chính:
 Lũy Trường Dục: lũy dài 10km bắt đầu từ chân núi Trường Dục đến đầm phá Hạc Hải.
 Lũy Nhật Lệ: bắt đầu từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu dài 12 km. lũy cao 6m, phía ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất làm 5 bậc.
 Lũy Trường Sa: chạy dọc theo bờ biển phía Nam cửa Nhật Lệ dài 7 km.
 Lũy Trấn Ninh: thuộc địa phận 2 xã Động Hải và Trấn Ninh.

Đây là dấu ấn của một thời nội chiến đau khổ dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài gần 200 năm.


Quảng Trị:

Địa đạo Vĩnh Mốc:


Địa đạo thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trước năm 1965, Vĩnh Mốc là một làng nhỏ rất đẹp nằm sát bờ biển với bãi cát trắng mịn và những rặng phi lao rợp bóng mát.

Đế quốc Mỹ trong âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta đã tiến hành ở Vĩnh Linh một cuộc chiến tranh hủy diệt man rợ và tàn khóc. Làng quê Vĩnh Mốc nhỏ bé với diện tích chưa đầy 1 km2, số dân là 300 người với chỉ 82 nốc nhà đã phải chịu đựng một khối lượng bom đạn khổng lồ của hơn 1003 trận oanh kích trải thảm. Tính trung bình mỗi người dân ở khu vực này phải hứng chịu 7 tấn bom và 800 quả đại bác. Tháng 6/1965, Vĩnh Mốc đã hòan tòan bị thiêu trụi bởi bom đạn Mỹ. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, nhân dân Vĩnh Mốc quyết tâm bám trụ giữ làng làng không chịu khuất phục trước kẻ thù, 2/3 số dân được di cư ra các tỉnh phía Bắc, 1/3 còn lại quyết định làm địa đạo bám làng sản xuất và chiến đấu.

Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồn công an Vĩng Mốc và chi bộ thôn, một tổ xung kích 4 người được thành lập chuẩn bị cho việc đào hệ thống địa đạo dưới lòng đất đảm bảo điều kiện chiến đấu lâu dài với kẻ thù. Với công cụ lao động thô sơ như cuốc xẻng, quang gánh, xe cải tiến… lao động hơn 3 tháng với 18 ngàn ngày công đào đắp một khối lượng 6000 m3 đất đá tạo nên trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan một hệ thống đường hầm chằng chịt với nhiều cửa ra vào ở các hướng khác nhau. Xung quanh được bao bọc bởi 8200m giao thông hào.


Địa đạo vĩnh mộc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất, với chiều sâu từ 20 – 28m. tổng chiều dài của hệ thốnh đường hầm là 2034m, địa đạo có trục đường chính dài 769m, cao 1,5 – 1,8m, rộng từ 1,1 – 2m. từ trục chính đix5 đạo được cấu thành nhiều nhánh, mội nhánh thông với một cửa hầm. Địa đạo có tất cả 13 cửa, 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm coi như một lỗ thônh hơi. Tại các cửa hầm đix5 đạo đều có làm khung gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống suit lỡ. Hai bên trục chính cách nhau từ 3 – 5m lại khoét loom sâu vào tạo thành một ô nhỏ, mỗi ô làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Địa đạo được chia thành 3 tầng. Tầng một là nơi sinh sống của nhân dân, tầng hai là nơi đóng trụ sở của Đảng ủy, UBND và Bộ chỉ huy quân sự. Tầng ba dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vĩnh Mốc.

Từ địa đạo này quân dân Vĩnh Mốc đã sản xuất và chiến đấu gần 2000 ngày đêm trước sự bằn phá của kẻ thù. Sau năm 1972, khi chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của Đế quốc Mỹ bị đánh bại, hiệp định Paris được ký kết, nhân dân Vĩnh Mốc rời lòng đất bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

Ngày 21/12/1975, Bộ Văn hóa được đặc cách xếp hạng di tích lịch sử đối với đị đạo Vĩnh Mốc. Năm 1993, địa đạo Vĩnh Mốc lại được công nhận là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của cả nước.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Thành cổ Quảng Trị:

Thành cổ nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A hơn 1 km về phía Đông. Thành được vua Gia Long cho di chuyển từ làng Tiền Kiên (Triệu Thành, Triệu Phong) về làng Thạch Hãn vào năm 1809, ban đàu chỉ đắp bằng đất. Năm 1827, dưới triều vua Minh Mạng, thành cổ Quảng Trị chính thức được xây dựng bằng gạch, nằm trên địa phận 2 làng Tri Bưu và Thạch Hãn. Thành được xây theo cấu trúc kiểu Vô – ban chi vi 2160m, 4 mặt có cửa ra vào. Bốn góc có 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài để kiểm soát 4 cửa thành. Bên trong trành có hòang cung được bao quanh bằng hệ thống tường dày, chu vi 400 m. Hành cung là ngôi nhà 3 gian, 2 chái làm nơi vua lễ bái, thăng chức cho các quan hay tổ chức các lễ tết định kỳ trong năm.

Ngoài hành cung, trong trành còn có cột cờ, dinh Tuấn Vũ, dinh án sát, dinh lãnh binh, kho thóc… Khi pháp đặt chính quyền bảo hộ mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế, nhưng bây giờ những dấu tích đó đã không còn, tất cả bị phá hủy, san bằng bởi bom đạn Mỹ ngụy trút xuống vào mùa hè năm 1972.


Cả thế giới biết đến thành cổ Quảng Trị với sự kiện 81 ngày đêm (từ 28/6 – 16/9/1972). Quân Mỹ với lực lượng tinh nhuệ nhất, quyết dùng hỏa lực mạnh tái chiếm thành cổ Quảng Trị trong 2- 3 ngày. Chúng đã huy động mỗi ngày 140 lượt máy bay B52, hơn 200 máy bay chiến thuật, 12- 16 tàu khu trục, tuần dương hạm thả bom, nả pháo vào thị xã. Đặc biệt nhất là vào ngày 25/7 chúng đã bắn 5000 quả đại bác, sức công phá của bom đạn Mỹ ở Quảng Trị tương đương với 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagazaki năm 1945. Nếu tính trung bình mỗi người dân ở mảnh đất này phải gánh chịu 7 tấn bom. Thất là một sức chịu đựng ghê gớm nhưng cũng chứng minh ý chí quật cường của dân tộc ta.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải:

Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thành, xuất phát từ dãy Trường Sơn, dài 10km từ ngọn nguồn cho đến Cửa Tùng. Sông Bến Hản vốn chỉ là một dòng sông nhỏ, nơi rộng nhất cũng chỉ khoảng 200m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170m.

Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông trở thành cây cầu lịch sử. Càu do công binh Pháp xây dựng từ năm 1950, trước đó dân qua lại hai bên bờ sông bằng thuyền. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, được lát bằng 894 miếng ván, trong đó có 450 miếng ván phía Bắc thuộc chủ quyền của ta và 444 miếng ván bờ Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo hiệp định Genevè mỗi vùng tập kết Nam- Bắc được chủ quyền 89m cầu. Hai đầu cầu có hai cột cờ phân biệt ranh giới hai bên. Âm mưu phá hoại hiệp định Genevè, phá hoại tổng tuyển cử thống nhất đất nước, Mỹ Ngụy thấy rất rõ lá cờ kia đã trở thành một khát vọng thống nhất của nhân dân hai miền Nam Bắc. Chúng đã dội bom lên lá cờ ấy, không để địch bẻ gãy ý chí thống nhất, cờ gãy lại dựng lên, cờ rách vá lại. Từ ngày 19/5/1956 đến 28/10/1967 có 264 lần lá cờ Tổ quốc đã được nối tiếp nhau treo lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ vắng bóng ngọn cờ đỏ sao vàng.


Cầu Hiền Lương xưa

Để bảo vệ ngọn cờ, quân dân Vĩnh Linh đã xây dựng 48 ụ sáng, đào 18km chiến hào, đánh 300 trận lớn nhỏ để giữ cầu, 13 người hy sinh, 16 người bị thương.

Từ năm 1968 – 1972 bến đò Tùng Luật ngay sông Bến Hải đã đưa 1,5 triệu lượt bộ đội qua sông, 400 ngàn lượt quân dân, dân công vượt tuyến, hàng ngàn tấn đạn dược, vũ khí, lương thực chi viện cho bờ Nam. Cao điểm nhất là đêm 20/5/1968 bến đò Tùng Luật huy động tới 145 chuyến đò, chuyển vào miền Nam 21 ngàn người, dốc sức cho chiến dịch Mậu Thân giành thắng lợi trên chiến trường. Hiền Lương mãi mãi còn trong sử sách, còn trong tâm tưởng của người dân Việt. Cây cầu hiện nay được xây dựng lại sau này. Cây cầu nguyên thủy đã bị Mỹ đánh sập vào năm 1967. Cây cầu mới hòan thành tháng 6 năm 1999.



Hàng Rào điện tử Macnamara :

Hàng rào điện tử nổi tiếng trong cuộc xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và đã mang chính tên tác giả của nó – Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-ma-ra. Mỹ thiết lập ra hàng rào điện tử này nhằm kiểm soát và ngăn cản sự chi viện từ Bắc vào Nam của quân dân Việt Nam.
Hàng rào điện tử kéo dài từ sông Cửa Việt tới vùng Sêpôn (Lào). Hàng rào gồm có hai hệ thống :hệ thống chống bộ binh và hệ thống chống xe cộ. Toàn bộ tuyến hàng rào đều có các máy thu tiếng động. Mỗi khi có tiếng chân người, tiếng động cơ, các máy thu tiếng động này lập tức báo về trung tâm. Sau khi nhận được tín hiệu thì Mỹ cho máy bay tới oanh kích địa điểm bị phát hiện. Hàng rào còn được rải mìn trên một vùng dài 200km, rộng 5km. chi phí cho hàng rào khoảng 800 triệu USD/năm.

Mặc dù thiết lập hàng rào này, chi phí quá tốn kém mà vẫn không ngăn chặn nổi sự chi viện từ Bắc vào Nam. Kế hoạch này đã nhanh chóng bị phá sản với cuộc tấn công và nổi day của quân dân miền Nam.


Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn :

nghĩa trang tọa lạc trên một ngọn đồi giữa 8 ngọn đồi khác bao quanh như bông hoa 8 cánh tại xã Vĩnh Trường ( huyện Gio Linh). Tổng diện tích khu nghĩa trang 106 ha, trong đó diện tích chin đặt 10327 ngôi mộ liệt sĩ là 46 ha chia làm 5 khu: khu trung tâm (có tượng đài chính) và 4 khu đặt mộ liệt sĩ theo địa chỉ từng tỉnh. Giữa khu IV và V có quần thể tượng đài biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tình đoàn kết Việt – Lào.

Hàng năm nghĩa trang đón khoảng 20.000 lượt người trong nước đến viếng mộ liệt sĩ. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vượt hàng vạn dặm đến nghĩa trang Trường Sơn.

Khe Sanh :

Khe Sanh thuộc tỉnh Quãng Trị, đây là một thung lũng mỗi chiều ngang, dọc chưa đến 10 km, 4 bề là núi rừng trùng điệp, có một dòng khe tên là khe Sanh chảy qua. Trong những năm 1966-1967, đây là một cứ điểm quan trọng bậc nhất của Mỹ ở miền Trung, một tuyến phòng thủ được coi là bất khả xâm phạm. Các cứ điểm bao quanh Khe Sanh gồm có 3 cụm: cứ điểm Tà Cơn có sân bay dã chiến; cứ điểm làng vây ở phía Tây Nam Tà Cơn ; cứ điểm Hương Hóa ở phía Đông Làng Vây. Hơn 10 ngàn quân thường trực đóng tại Khe Sanh, ngoài ra còn lực lượng khác sẵn sàng tiếp viện. Tổng thống Mỹ Gion Sơn đã từng yêu cầu chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm giữ Khe Sanh

Cuộc chiến đấu diễn ra từ cuối tháng 1/1968 đến ngày 9/7/1968 thì kết thúc. Cờ giải phóng đã tung bay trên cứ điểm Tà Cơn. Khe Sanh thất thủ.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Quảng Nam:

Địa đạo Kỳ Anh:


Địa đạo thuộc xã Tam Thái,thị xã tam kỳ;cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ 7km về phía đông bắc. Địa đạo được nhân dân địa phương xây dựng làm nơi trú ẩn và cất dấu lương thực ,cho các cán bộ chiến sĩ và du kích.địa đạo dài 20km được đào dưới lớp dá cứng vàa chắc ở độ sâu từ 1m đến 1.5m.địa đao được xây dựng thừ nmă 1967,được trùng tu đợt đầu vò năm 1997

Giếng Nhà Nhì (Bảy dũng sĩ diện ngọc):

Giếng nhà nhì là một giếng cạn xung quanh có những bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc. Ngày 26/4/1962, bảy dũng sĩ Điện Ngọc đã dựa vào lợi thế này để tấn công đánh bại một tiểu đoàn lính ngụy, gây nên tiếng vang lớn trên chiến trường miền Nam

Khu di tích cách mạng khu Ủy khu V:

Thuộc xã Phước Tra, huyện Hiệp Đức, cách thị xã Tân An 15km về phía Tây. Đây là nơi khu ủy khu V tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 3 vào tháng 12 năm1973, đồng thời là nơi chỉ đạo trực tiếp chiến dịch giải phóng Đà Nẵng và một số tỉnh trong khu vực miền Trung muà xuân 1975. Khu di tích gồm một hội trường làm bằng gỗ, nhà hầm, nơi ở của đồng chí Võ Chí Công (ủy viên BCH Trung Ương Đảng, Bí thư khu Ủy lúc bấy giờ), ao cá, ao rau muống và một số hầm trú ẩn. Khu di tích đã được trùng tu vào năm 1995 .

Khu Di Tích Nước Oa:

Thuộc xã Trà Tân , huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam; cách thị trấn Trà My 8 km về phía Tây Nam. Là căn cứ địa cơ bản của cách mạng trong suốt 2 cuộc kháng chiến và là nơi đặt cơ quan đầu nảo về chính trị, quân sự của chiến trường khu V trong kháng chiến chống Mỹ. Khu di tích bao gồm nhà ở, làm việc và hầm trú ẩn nằm giữa vùng rừng núi được trùng tu vào năm 1996.

Di Tích Núi Thành:

Thuộc thị xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành. Năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và lập căn cứ quân sự ở Chu Lai (Núi Thành). Ngày 26/5/1965, Đại đội 2, tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương Quảng Nam đã tấn công đánh tan Đại đội Mỹ, mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh” trên toàn miền Nam. Sau trận này, Đảng và Bác Hồ đã khen tặng cho Quảng Nam 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Một tượng đài chiến thắng đã được xây dựng gần di tích vào năm 1980.

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng:


Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Di tích là một căn nhà xây 3 gian, lợp ngói là ngôi nhà lưu niệm của cụ Huỳnh Thúc Kháng- Chiến sỹ yêu nước, nhà cách mạng nhiệt thành trong những năm đầu thế kỷ 20.

Mộ Hoàng Diệu:

Thuộc xã Điện Quang,huyện Điện Bàn. Ngôi mộ tọa lạc trên khu đất rộng tại làng Xuân Đài (xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) là nơi cải táng cụ Hoàng Diệu – một công thần triều Nguyễn đã hy sinh anh dũng để bảo vệ Hà Nội ngày 25/4/1882 trước sự xâm lược của quân viễn chinh Pháp.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Quảng Ngãi:

Di tích Ba Tơ:

Di tích thuộc xã Ba Đông, huyện Ba Tơ, cách thị xã Quảng Ngãi 60km về hướng tây nam. Là di tích lịch sử cách mạng Việt Nam trong những năm 1942 -1945. nơi đây có 9 điểm di tích để lại dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và chính quyền cách mạng đầu tiên được thành lập tại tỉnh Quảng Ngãi.
Di tích Ba Tơ đựơc tỉnh đầu tư để xây dựng thành các làng dân tộc kiểu mẫu.

Di tích Chiến thắng Vạn Tường:

Khu di tích chiến thắng Vạn Tường cách thị xã Quảng Ngãi chừng 35km. Cụm di tích có một số hạng mục: bia ghi lại chiến công oanh liệt của đại đội 1, tiểu đoàn 40, trung đoàn 1 quân Giải phóng và nhân dân Quảng Ngãi đã chiến đấu ngoan cường bẻ gãy mũi tiến công bằng xe tăng và diệt hàng trăm tên địch ngày 18 tháng 8 năm 1965,một đoạn chiến hào; xác những chiếc xe tăng của địch đã bắn cháy trong trận càn, đang được bảo quản trong hai ngôi nhà …. Nơi đây đã trở thành Chiến hào thép Lộc Tự trong trận chống càn lịch sử năm ấy.

Chứng tích Sơn Mỹ:

Khu chứng tích Sơn Mỹ được xây năm 1976 trên địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh. Quần thể khi chứng tích nằm trên phần đất từng xảy ra vụ thảm sát dã man của quân đội Mỹ đối với người dân địa phương vào sáng ngày 16/3/1968. Tại đây, 504 người đã bị giết thảm thương với nhiều hình thức: bắn chết, lựu đạn ném vào hầm, thiêu cháy, quẳng xuống giếng… hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.

Từ cổng đi vào, ở phía cuối con đường là hương đài chính nghi ngút khói hương. Trên bệ là nhóm tượng các nạn nhân đau đớn tột cùng trước cái chết. Hai bên lối vào còn nhiều tượng nhỏ miêu tả tư thế của những nạn nhân xấu số. Nhà chứng tích nằm ở bên trái lối vào. Đó đây và trước nhà chứng tích là những cây xén, tỉa hình các nấm mồ. Các vật trưng bày trong nhà chứng tích là những tư liệu ảnh, vật dụng minh chứng về vụ thảm sát.

Ngoài khuôn viên nhà chứng tích còn có con mương la nơi thảm sát tập thể 170 người; 24 nền nhà và 24 tấm bia của 24 gia đình không còn người sống sót, trên mối tấm bia đều có ghi tên những thành viên trong gia đình, nấm mộ chôn chung 11 người, giếng nước nơi cụ Hương Thơ bị đẩy xuống …

Chứng tích Sơn Mỹ không phải là nơi gợi sự thù hận mà mỗi người khi tới đây có dịp nhìn lại quá khứ đau thương để phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top