Di chỉ Đồng Đậu - Văn hóa Đồng Đậu trong phổ hệ phùng nguyên - Đông Sơn

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Mùa xuân năm 1962, cách đây 40 năm, di tích khảo cổ học Đồng Đậu được phát hiện. Công lao này thuộc về các cán bộ của Ty Văn hóa Vĩnh Phúc, khi đó được sự chỉ dẫn của nhân dân sở tại.

Sau khi được phát hiện, các cán bộ của Đội Khảo cổ thuộc Bộ Văn hóa đã tiến hành điều tra nhiều lần khu vực này (Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Đình Tấn: 3 - 1965; Lê Xuân Diệm, Cao Xuân Phổ: 7 - 1965; Nguyễn Văn Nghĩa; Đỗ Đình Truật: 9 1965) đều xác định đây là một trong những địa điểm khảo cổ học rất lớn, phong phú và điển hình. Nhận định ấy đã cuốn hút sự chú ý của các nhà khảo cổ, bởi trước đó giới khảo cổ học non trẻ đã tiến hành điều tra và khai quật hai đi tích lớn là Phùng Nguyên (1959) và Gò Mun (1961). Kết quả thu được từ hai cuộc khai quật này đã khích lệ mạnh mẽ giới chuyên môn. Cũng cần phải nói ngay rằng khi đó ngành khảo cổ học Việt Nam mới được xây đựng, sau hòa bình lập lại 1954. Với kinh nghiệm của hai cuộc khai quật lớn ở Phùng Nguyên và Gò Mun, về sau hai địa danh đó trở thành tên gọi cho hai văn hóa, đã giúp ích rất nhiều cả về kinh nghiệm và nhận thức khi khai quật di chỉ Đồng Đậu.
Như vậy, việc khai sinh ra văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Gò Mun là công lao của các nhà khảo cổ học Việt Nam mà trước đó người Pháp không làm được. Sau khi khai quật xong đi chỉ Phùng Nguyên và di chỉ Gò Mun, các nhà nghiên cứu đã nghĩ tới một hệ thống phát triển văn hóa có thể từ Phùng Nguyên lên Gò Mun và sau đó là Đông Sơn. Nhưng phải nói rằng việc lý giải, sự tiếp nối còn nhiều điểm chưa sáng rõ. Cho đến thời điểm đó chưa có một di chỉ nào có nhiều tầng văn hóa kết nối tử Phùng Nguyên đến Gò Mun và Đông Sơn. Sự phân biệt chỉ đưa vào những đặc trưng di vật của từng địa điểm, bởi mỗi nơi chỉ chứa đựng một giai đoạn văn hóa. Mặt khác, so sánh trên di vật, chúng ta cũng thấy còn nhiều điều chưa thỏa đáng, đó là sự bùng nổ về kỹ thuật luyện kim trong giai đoạn Gò Mun vượt quá xa so với giai đoạn Phùng Nguyên. Chất liệu, màu sắc, nội dung, kỹ thuật hoa văn đồ gốm từ Phùng Nguyên đến Gò Mun còn có một khoảng cách, mặc đủ một vài mô tía hoa văn trên đồ gốm của Gò Mun dường như có lặp lại trên đại thể hoa văn gốm Phùng Nguyên. Chính vì vậy, mối liên hệ giữa Phùng Nguyên và Gò Mun chưa thoạt có sức thuyết phục. Có thể nói, trước năm 1962, việc tìm ra một chuỗi văn hóa phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn qua Gò Mun chưa được khẳng định hay đúng hơn là chưa có những cứ liệu thuyết phục. Điều băn khoăn đó chỉ được giải tỏa sau khi tiến hành khai quật di chỉ Đồng Đậu thuộc thơn Đông Hải, xã Minh Tân, huyện Yên Lạc (nay là thị trấn Yên Lạc), tỉnh Vĩnh Phúc.

Để tiếp tục tìm hiểu và giải đáp những vấn đề trên, vào cuối năm 1965, cũng phải nói là sau gần 8 năm phát hiện di chỉ này thì Đồng Đậu mới được chính thức khai quật quy mô lớn với diện tích 200m2, bắt đầu từ ngày 15-11-1965 và kết thúc vào ngày 15-3-1966 với sự tham gia của 5 cán bộ Đội Khảo cổ - Bộ Văn hóa (nay là Viện Khảo cổ học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) cùng với các cán bộ của Ty văn hóa Vành Phúc.

Những tư liệu lần đầu tiên khai quật ở Đồng Đậu với địa tầng có chỗ sâu trên 3m đã thu được không dưới 900 hiện vật gồm công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng những chất liệu khác nhau và hàng vạn mảnh gốm có trang trí hoa văn mang đặc trưng các giai đoạn văn hóa tệ Phùng Nguyên đến Gò Mun. Song điều đặc biệt hơn là đồ đồng tìm thấy khá nhiều, nhưng chỉ tử những lớp sau Phùng Nguyên trở lên. Dựa trên sự phân lớp ở di chỉ Đồng Đậu, các nhà nghiên cứu thấy sau lớp Phùng Nguyên là sự bùng nổ về kỹ thuật luyện kim, khác với cư dân lớp Phùng Nguyên cũng tại đây người ta lại nhận ra một điều là trước lớp Gò Mun (phía trên) đồ đồng lại phong phú với nhiều loại hình khác nhau, mang đặc trưng văn hóa tiến bộ hơn lớp văn hóa trước. Từ những tư liệu này những người khai quật đã nhận định: ''Ban đầu những lớp người ở đây đã có trình độ xã hội vào giai đoạn cuối của thời đại đồ đá mới (khi đó người ta coi giai đoạn Phùng Nguyên thuộc Hậu kỳ Đá mới) và có thể có tiền đề vật chất để tiến sang thời đại âm khí. Đến giai đoạn nhất định họ đã nắm biết thành thạo kỹ thuật đúc đồng và đã ở vào giai đoạn khá phát triển của thời đại đồ Đồng thau ở Việt Nam'' (Lê Xuân Diệm 1965). Từ lớp văn hóa mang đặc trưng Phùng Nguyên (dưới) khác lớp văn hóa mang đặc trưng Gò Mun (trên), các nhà nghiên cứu khi đó đã đặt giả thiết phải chăng ở đây có một lớp cư dân, vừa có mối liên hệ với Phùng Nguyên nhưng tiến bộ hơn, vừa có mối quan hệ với Gò Mun nhưng chưa đạt tới trình độ như Gò Mun. Lúng túng trước hiện tượng này, những người tham gia khai quật đã tạm lấy cái tên lớp giữa Đồng Đậu để phân biệt với hai tầng văn hóa phía dưới thuộc Phùng Nguyên và phía trên thuộc Gò Mun. Năm 1967, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thẩm tra lại bằng việc khai quật ở đây 50m2 và họ cũng nhận thấy kết quả không khác tài liệu thu được ở lần khai quật đầu tiên. Tử kết quả của hai lần khai quật ở di chỉ Đồng Đậu đã bắt đầu nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau trong nhận thức của các nhà nghiên cứu.

Cho đến năm 1968, Viện Khảo cổ học được thành lập theo Nghị định 59CP của Chính phủ, một bộ phận cán bộ của đội Khảo cổ thuộc Bộ Văn hóa đã trở thành thành viên của Viện Khảo cổ học thuộc ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam khi đó (nay là Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) và cũng vào thời gian này để làm rõ vấn đề nguồn gốc dân tộc nhà nước đã giao cho Viện Khảo cồ học đứng đầu là Viện trưởng - GS. TS. Phạm Huy Thông chủ trì đề tài cấp Nhà nước ''Hùng Vương dựng nước'' thực hiện trong 3 năm 1968 - 1971. Phấn khởi trước sự tín nhiệm của Đảng và Nhà nước, giới khảo cổ học, sử học bắt tay vào công tác chuyên môn của mình một cách sôi động vá có trách nhiệm. Đề tài đã thu hút toàn bộ sức lực không chỉ của riêng Khảo cổ - Sử mà là của liên ngành khoa học Xã hội và Tự nhiên tham gia. Có nghĩa là một di tích được khai quật thì tài liệu sẽ được các ngành khoa học khác cùng khai thác nghiên cứu phục vụ cho đề tài đó. Và như chúng ta đã biết, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu khi đó là một trong những di tích đặc biệt được quan tâm của giới nghiên cứu. Mặc dù di chỉ Đồng Đậu đã được khai quật hai lần, song nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng, đang gây tranh luận, đó là: Có hay không có giai đoạn văn hóa Đồng Đậu tồn tại như một thực thể độc lập Cũng có ý kiến cho rằng lớp giữa di chỉ Đồng Đậu chỉ là giai đoạn 3 của văn hóa. Phùng Nguyên và Gò Mun mà lớp giữa của nó chỉ như là phần ''trung gian, bản lề'' giữa hai văn hóa mà thôi. Nhưng không ai trừng số các nhà nghiên cứu lại không thừa nhận giữa tầng văn hóa Phùng Nguyên (phía dưới) và Gò Mun (phía trên) tồn tại một tầng văn hóa khác biệt nhưng có mối liên hệ giữa. chúng với nhau hết sức chặt chẽ, còn gọi nó là gì thì có thể phải tranh luận và khi đó có ý kiến mạnh dạn đề xuất tên gọi ''giai đoạn Đồng Đậu hay giai đoạn văn hóa Đồng Đậu''.

Do di chỉ chữ Đồng Đậu có tầng văn hóa khá dày, hiện vật phong phú, đa dạng và nhất là kết quả của hai lần khai quật chưa đáp ứng đủ tư liệu cho những giả thuyết được nêu lên. Đồng thời cùng với nó là nhu cầu hiện vật bổ sung cho trưng bày nghiên cứu đề tài "Hùng Vương dựng nước'', Viện Khảo cổ học thuộc ủy ban khoa học xã hội VIệt Nam đã tổ chức khai quật lần thứ ba di chỉ này vào tháng 12 - 1968 và kết thúc vào tháng 5 - 1969 với tổng diện tích 300m2. Kết quả khai quật lần thứ ba, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khỏi lòng đất Đồng Đậu một khối lượng di vật không nhỏ với đủ các loại hình công cụ, vũ khí và đồ dùng sinh hoạt khác nhau. Do vị trí và tầm quan trọng của di chỉ Đồng Đậu, trong lần khai quật này, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm tại công trường nhằm động viên khích lệ các nhà nghiên cứu hoàn thành tốt chương trình nghiên cứu về đề tài ''Hùng Vương dựng nước''. Cùng với khối tư liệu và nhận thức của hai lần khai quật trước, các nhà chuyên môn đã có cơ hội để tiến hành phân loại, phân lập một cách tỷ mỷ, thận trọng và đưa đến những nhận thức lõ hơn rất nhiều về một văn hóa và khái niệm ''văn hóa Đồng Đậu'' đã được xác lập. Sau đó hầu hết các nhà chuyên môn đã sử dụng khái niệm này trong các công trình nghiên cứu của mình. Kết quả đó đã được công bố trên các ấn phẩm. như 4 tập ''Hùng Vương đựng nước'' xuất bản năm 1969, 1972, 1973, 1974; các tạp chí chuyên ngành cũng như trong các giáo trình Cơ sở Khảo cổ học dùng cho giảng dạy Đại học và bộ sách Thông sử Việt Nam Cao Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Bộ Giáo dục ấn hành. Có thể nói, để rút ra những đặc trưng và tử đó xác lập được một khái niệm như khái niệm văn hóa Đồng Đậu, mà đến nay được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thừa nhận là cả một quá trình gian nan, vất vả. Chân lý đó không đễ gì có được một sớm một chiều. Hiện nay, chúng ta đã biết văn hóa Đồng Đậu phân bố trên một vùng khá rộng ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Vùng trung tâm của văn hóa này khá trùng hợp với vùng trung tâm của văn hóa Phùng Nguyên trước đó và văn hóa Gò Mun sau đó, bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Từ vùng trung tâm này, chúng ta thấy văn hóa Đồng Đậu có mặt hoặc ảnh hưởng của nó tới phía Đông Bắc (như di chỉ Đầu Rằm - Quảng Ninh) hay về phía Nam (như di chỉ Mán Bạc, Chợ Rành - Ninh Bình), vùng ảnh hưởng của nó còn xa hơn nữa. Chúng ta thấy hoa văn sóng nước, văn đan lóng mốt, lóng đôi mang phong cách hay đặc trưng Đồng Đậu ở lớp đước cùng di chỉ Thiệu Dương, di chỉ Đông Sơn, di chỉ Đan Nê bên bờ sông Mã (Thanh Hóa) hay di chỉ Rú Cật lưu vực sông Cả (Nghệ An). Với niên đại các bon phóng xạ C14 ở các đi chỉ có nhiều tầng văn hóa và đặc biệt là tại di tích chứa đựng tầng văn hóa Đồng Đậu như: di chỉ Đồng Đậu, di chỉ Thành Dền (Vĩnh Phúc), đi chỉ Đại Trạch (Bắc Ninh) với 18 mẫu được phân tích, nhiều hơn tất cả các mẫu được làm, thuộc các văn hóa Tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng, mà những mẫu này được tiến hành phân tích tại các phòng thí nghiệm khác nhau ở trong nước và nước ngoài (Đức, Úc), đã cho chúng ta một niên đại khá chắc chắn về thời gian hình thành và kết thúc của nó vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ hai đến đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên (cách ngày nay khoảng 3.500 đến 3.000 năm).

Việc phát hiện và khai quật các di chỉ nhiều tầng văn hóa đã cho phép chúng ta xây dựng một phổ hệ chắc chắn về các văn hóa Tiền Đông Sơn trong vùng lưu vực sông Hồng, mà di chỉ Đồng Đậu là một trong những di tích hiếm hoi hay đuy nhất chúng ta có được, một con đường tiến lên văn minh Đông Sơn đã được vạch ra mà bước khởi đầu của nó là văn hóa Phùng Nguyên rồi đến Đồng Đậu, Gò Mun và cuối cùng 1à văn hóa Đông Sơn. Các đặc điểm của văn hóa Đồng Đậu cũng khá tiêu biểu để phân biệt với các văn hóa khác. Rõ ràng người Đồng Đậu đã tiếp thu những thành tựu của người Phùng Nguyên ở kỹ thuật làm gốm, làm đồ trang sức bằng đá và kỹ thuật tạo tượng bằng đất nung. Những đồ đất nung là nồi, vò, bát, chậu... mang dáng hình của gốm Phùng Nguyên như nồi đáy tròn, bình vò có chân đế... Nhưng khác biệt là sự cải tiến loại hình đồ gốm như miệng loe, bẻ xiên, vát mỏng hay trang trí hoa văn sóng nước bằng dụng cụ có nhiều răng mà chúng ta quen gọi là ''bút kẻ chuông nhạc'' tạo ra nhiều kiểu loại, với đường sóng uốn lượn này từng đoạn hình chữ S móc nối vào nhau, trang trí thành hàng hay cắt nhau, trở thành đặc trưng không thể lẫn với gốm Phùng Nguyên hay gốm Gò Mun. Loại hoa văn này đã tiếp thu từ một kiểu trang trí hoa văn sóng nước li ti trên gốm Phùng Nguyên. Hoa văn trên gốm Đồng Đậu chủ yếu trang trí ở cổ hay ở phía trong vành mép miệng của đồ gốm. Một đặc trưng khác của đồ gốm Đồng Đậu là trên đáy của một loại đồ đựng thuộc loại đáy bằng, thường có in đấu đan lóng mốt, lóng đôi mà chưa thấy có trên đáy gốm của các văn hóa khác. Về chất liệu đồ gốm Đồng Đậu màu xám, độ nung cao hơn gốm Phùng Nguyên nhưng vẫn mang truyền thống pha cát sạn và bã thực vật như gốm Phùng Nguyên.
Về đồ đá, đến văn hóa Đồng Đậu, kỹ thuật không có gì khác Phùng Nguyên, nhưng phải thừa nhận rằng nguyên liệu và kỹ thuật không trau chuốt, tinh xảo như đồ đá Phùng Nguyên, song loại hình có phong phú hơn, ngoài khuyên tai, vòng tay, rìu bôn tứ giác thì ở văn hóa Đồng Đậu xuất hiện loại mũi tên ba cạnh bằng đá, mặt cắt hình tam giác hay hạt chuỗi hình ''gối quạ'' chúng ta chưa bắt gặp ở các văn hóa trước và sau nó. Nhưng có thể nói rằng đến văn hóa Đồng Đậu số lượng đồ đá là công cụ sản xuất có chiều hướng giảm. Điều này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là quy luật tất yếu, một khi đồ đồng chiếm ưu thế. Về nghệ thuật, chúng ta nhận thấy đến văn hóa Đồng Đậu các loại tượng bằng đất nung rất phổ biến như tượng bò, tượng gà, tượng rùa... mặc dù ngay từ văn hóa Phùng Nguyên, trong di chỉ Xóm Rền chúng ta đã tìm thấy tượng đầu gà bằng đất nung.

Điều đáng được chú ý, thu hút các nhà nghiên cứu là kỹ thuật luyện kim đồng thau. Nếu như ở văn hóa Phùng Nguyên và các di tích có niên đại tương đương, chúng ta mới chỉ tìm thấy được những cục xỉ đồng nhỏ như hạt ngô (Gò Bông) hay những mảnh đồng nhỏ chưa rõ ràng về hình đang (Nghĩa Lập, Đoan Thượng, Hoa Lộc, Bàu Trò) thì đến văn hóa Đồng Đậu công cụ đồng đạt đến trình độ khá cao. Nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên về sự nở rộ, đột biến như là một cuộc cách mạng về luyện kim trong giai đoạn văn hóa Đồng Đậu. Nhiều di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu người ta đã tìm thấy những nồi nấu luyện đồng, nhiều lò nung như chính đi chỉ Đồng Đậu (1984). Nhiều khuôn đúc các loại đơn hoặc kép. Những đấu tích về luyện kim, đúc đồng trong văn hóa Đồng Đậu đã phát hiện được nhiều nơi như Đồng Dền, Đồi Đà (Hà Tây); Đông Lâm (Hà Bắc); Đình Tràng (Hà Nội) hay đặc biệt hơn cả là di chỉ Thành Dền tại xã Tự Lập, tỉnh Vĩnh Phúc, hàng trăm mảnh khuôn, mảnh nồi nấu đồng, đấu vết của lò nung, nhiều tiêu bản được xem như lõi của khuôn đúc... Trong một số tài liệu đã công bố, có nhiều nhà nghiên cứu cho di chỉ Thành Dền thuộc văn hóa Đồng Đậu là một trong những trung tâm luyện kim lớn nhất ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bên cạnh đó nhiều công cụ bằng đồng như: rìu xòe cân, giáo, lao, đao, mũi tên hai ngạnh, đũa, búa, lưỡi câu... được chế tác rất hoàn chỉnh, giữ vị trí chủ yếu, quyết định đến năng suất lao động của cư dân Đồng Đậu. Ngoài ra chúng ta còn tìm thấy nhiều loại hình còn đang ở đang bán thành phẩm. Chúng ta cũng đã tìm thấy nhiều thóc gạo trong các di tích văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là đi chỉ Đồng Đậu, chứng minh chủ nhân văn hóa này là cư đần nông nghiệp trồng lúa nước đã có tử thời văn hóa Phùng Nguyên. Một kỹ thuật luyện kim và nghề gốm phải phát triển ở một cư dân nông nghiệp, chúng ta nghĩ đến có sự phân công lao động trong sản xuất, đánh đấu một bước phát triển của xã hội. Tổ chức xã hội cũng như thế giới tinh thần của người Đồng Đậu càng được hiểu biết sâu sắc qua việc phát hiện những ngôi mộ táng ở chính di chỉ Đồng Đậu hay đặc biệt là 1 mộ táng đơn hay 1 mộ song táng (2 cá thể) đùng đất sét làm nền quan tài ở Thành Dền (1987, 1996).

Từ khi phát hiện) và khai quật di chỉ Đồng Đậu mà trước đó là di chỉ Phùng Nguyên và Gò Mun nhiều nhà nghiên cứu muốn liên hệ các di tích này với thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Về sau, nhất là khi khai quật di tích Đồng Đậu lần thứ 3 là các di tích khác thuộc về thời kỳ này, cùng với việc xác lập được một phổ hệ chắc chắn Phùng Nguyên - Đông Sơn, người ta càng nhận thức rõ hơn vị trí quan trọng của văn hoa là Đậu nói chung và đặc biệt là di chỉ Đồng Đậu nói riêng đối với việc hình thành và phát triển, cái lõi đầu tiên của người Việt cổ, của nền văn minh sông Hồng.

Có thể nói rằng sau 40 năm, chúng ta đã làm được khá nhiều công việc nhằm khôi phục bức tranh về văn hóa Đồng Đậu trong phổ hệ Phùng Nguyên - Đông Sơn. Chúng ta đã cố gắng phác họa nhiều nét về kinh tế, xã hội, về cuộc sống vật chất và tinh thần của người Đồng Đậu. Đặc biệt, chúng ta cũng phải cảm ơn nhân dân, người chủ của vùng đất Đồng Đậu đã gìn giữ, bảo vệ gần như nguyên trạng di tích của ông cha tử thời dựng nước, để lại cho chúng ta hôm nay và con cháu mai sau song đối với văn hóa Đồng Đậu nói chung và với di chỉ Đồng Đậu nói riêng, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Đó là những điều mà chúng ta đang làm và sẽ phải làm trong tương lai. Nhiều khó khăn đang đặt ra đối với chúng ta hôm nay:

- Trước hết nói về di chỉ Đồng Đậu: cho đến nay chúng ta mới chỉ khám phá một phần rất nhỏ của tổng diện tích cư trú (758m2l15.000m2). Nếu coi đó và một ''cuốn sách dày ngàn trang'' thì chúng ta mới chỉ đọc được những trang đầu tiên và như thế có thể nói còn nhiêu điều chúng ta chưa biết hết về

- Chúng ta cũng chưa thể tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo về những điều kiện tự nhiên, môi trường, cảnh quan của khu vực này để họ có thể tồn tại hàng nghìn năm, ở một vị trí nhất định. Mặc dù chúng ta đã có những thông số về điều kiện tự nhiên cũng như nghiên cứu về thảm thực vật, các hoạt động vật nhưng tài liệu chưa được cập nhật một cách. Một vấn đề khác cũng cần phải nghiên cứu là sự hiện diện của người Đông Sơn trên gò Đồng Đậu và khu vực xung quanh qua những công cụ và vũ khí của họ như rìu, giáo, lao đồng được giả thiết là của mộ táng. Song cho tới nay đấu vết cư trú của họ vẫn là điều bẩn. Phải chăng tầng văn hóa của họ đã bị san bạt do nhu cầu sử dụng mặt gò vào các thời kỳ lịch sử về sau? Trong đợt khảo sát, thăm dò phục vụ quy hoạch di tích Đồng Đậu vừa qua, chúng tôi cũng đã tìm thấy một số mảnh gốm văn in ô vuông rất thường gặp trong tầng văn hóa Đông Sơn. Nhưng đó chỉ là những mảnh gốm rời rạc, lẻ tẻ nằm ngoài trung tâm của di tích, không rõ tầng văn hóa. Đó là vấn đề cần phải làm rõ trong tương lai.

- Cũng như nhiều khu cư trú khác ớ giai đoạn Tiền Đông Sơn vần đề mộ táng giai đoạn Đồng Đậu cũng như Gò Mun - còn là điều bí ẩn. Chúng ta chưa tìm thấy một khu mộ táng thực sự của chính cư dân Đồng Đậu. Những ngôi mộ mà ta thấy ở đây được xác định là của cư dân Phùng Nguyên tặc cư dân Gò Mun và đi chỉ Đồng Đậu có tính chất như một khu cư trú và cũng là khu mộ táng hay không? Mộ táng tập trung ở khu vực nào trong khu di tích hay nằm ngoài khu di tích? Đến nay lời giải đáp vẫn còn bỏ ngỏ.

- Về niên đại văn hóa Đồng Đậu, mặc dù chúng ta đã có 18 niên đại C14 song mới chỉ xác định tại 4 địa điểm (Thành Dền: 9 mẫu; Đồng Đậu: 5 mẫu; Vườn Chuối: mẫu và Đại Trạch: 2 mẫu) còn nhiều địa điểm khác chưa được xác định như Đông Lâm (Hà Bắc), Đình Tràng (Hà Nội), Đồng Dền (Hà Tây).

- Chúng ta còn chưa có những cuộc trao đổi về phân chia giai đoạn phát triển của nền văn hóa này, có hay không có sự phát triển như các văn hóa khác, mặc đù về vấn đề này đã có ý kiến gợi mở tử những năm 80 của thế kỷ trước nhưng chưa được thảo luận. Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa Đồng Đậu là sự bùng nổ kỹ thuật luyện kim. Chúng ta chưa có những tư liệu chắc chắn hay những đánh giá và lý giải về sự bùng nổ này. Nguyên nhân nào, trong điều kiện nào đã dẫn tới bước nhảy vọt về kỹ thuật luyện kim của người Phùng Nguyên trước đó để bước sang một giai đoạn mới của thời văn hóa Đồng Đậu? Điều này chúng ta cũng cần đi sâu tìm hiểu trong tương lai.

- Một vấn đề khác cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, đó là sự khác nhau giữa những ''bước chuyển'' của văn hóa Phùng Nguyên lên Đồng Đậu và Đồng Đậu lên Gò Mun. Chúng ta đã có nhiều bằng chứng nói lên sự phát triển liên tục, kế tiếp nhau của ba văn hóa. Đã có những công trình nghiên cứu không chỉ đưa vào địa tầng mà còn nghiên cứu sự diễn tiến của những đi vật, đặc biệt là đồ gốm và hoa văn của chúng tử thấp đến cao, thể hiện sự phát triển nội tại văn hóa nọ được hình thành và phát triển ngay trong lòng văn hoá kia. Song cũng phải nói rằng, về điều này chúng ta chưa làm được bao nhiêu, nên đến nay vẫn còn có những ý kiến cho rằng Đồng Đậu chỉ là một khâu ''trung gian - bản lề'' của hai văn hóa Phùng Nguyên - Gò Mun, thậm chí nghi ngờ sự tồn tại của nền văn hóa này. Song khoa học là vậy, chúng ta cần có sự thảo luận, trao đổi để dần tiếp cận đến chân lý khách quan. Vấn đề là, dù có những quan điểm khác nhau đi chăng nữa thì những quan điểm đó đứng vững được hay không không chỉ bằng lời nói mà cần phải có tư liệu thực tế để khẳng định. Chúng ta tôn trọng và khuyến khích những ý kiến mới để ngày càng có nhiều người đi sâu nghiên cứu hơn về văn hóa Đồng Đậu và cuối cùng, để xác định đúng đắn chân giá trị đích thực của nó. Như vậy là mối quan hệ về lịch đại, chúng ta vẫn còn những ý kiến và những vấn đề cần tiếp tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

- Về mối quan hệ đồng đại, chúng ta thấy yếu tố (hay có người thích dùng tử phong cách) ở xa về phía Đông đồng bằng Bắc Bộ (Đầu Rầm - Quảng Ninh). Song mối quan hệ đó là trực tiếp hay chỉ là mối quan hệ ảnh hưởng văn hóa. Về phía Nam, chúng ta thấy yếu tố Đồng Đậu ở lưu vực sông Mã và sông Cả, trong một số di tích ở Ninh Bình, ở Thanh Hóa và ở Nghệ An; song các di tích mang dấu ấn Đồng Đậu đậm nét hơn cả, chỉ ở Mán Bạc - Chợ Gành (Ninh Bình) hay Thiệu Dương, Đông Sơn (lớp sát sinh thổ) và Đan Nê (Thanh Hóa). Mối quan hệ này đến nay chúng ta cũng chưa giải thích rõ ràng. Tình hình đó cũng giống như văn hóa Phùng Nguyên hay văn, hóa Gò Mun - mối quan hệ đồng đại xa khu vực sông Hồng đối với các văn hóa Tiền Đông Sơn vẫn còn bỏ ngỏ.
- Mối quan hệ đồng đại của văn hóa Đồng Đậu về phía Bắc vả Tây Bắc thì sao? Dường như người Đồng Đậu và Gò Mun chủ yếu hướng về phía Nam - Đông Nam nhằm chiếm lĩnh đồng bằng châu thổ sông Hồng đã được hình thành từ phùng Nguyên. Cho đến nay chúng ta chưa tìm thấy những đấu tích của người Đồng Đậu ngược sông Hồng, sông Đà sông Lô, sông Cầu đi về phía Bắc - Tây Bắc, phải chăng đó là thực tế hay chúng ta chưa phát hiện được?

- Một vấn đề cũng rất được các nhà nghiên cứu quan tâm là từ văn hóa Phùng Nguyên phát triển lên văn hóa Đồng Đậu, rồi từ Đồng Đậu lên Gò Mun, tử Gò Mun lên Đông Sơn, đó là sự phát triển liên tục, kế tiếp nhau. Song sự phát triển đó là đơn tuyến hay đa tuyến. Phổ hệ Phùng Nguyên - Đông Sơn cũng còn có những ý kiến cần trao đổi, thảo luận và cũng phải được làm sáng tỏ. Phải chăng, trong quá trình phát triển nó chỉ mang tính ''nội sinh'' hay nó còn phải tiếp thu những yếu tố "ngoại sinh'' hay ''cú hích'' nào tham gia vào để hình thành nên một văn hóa mới tiến bộ hơn, khác hơn nhưng vẫn giữ cốt cách, bản sắc của mình. Đến nay, người ta mới bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa cư đần Phùng Nguyên gốc ở đồng bằng Trung du Bắc Bộ với cư dân không Phùng Nguyên sống đan xen ở khu vực này như loại hình Mả Đống, Gò Con Lợn. Đã bắt đầu có những giả thiết cho rằng để có văn hóa Đồng Đậu không thể hiểu sự tác động mạnh mẽ của Mả Đống, Gò Con Lợn vào người chủ Phùng Nguyên. Trong phổ hệ Phùng Nguyên - Đông Sơn vùng sông Hồng hay Bãi Man - Đông Sơn vùng ngã ba sông Mã, sông Chu cũng như Đền Đồi Đông Sơn sông Cả, chúng ta chưa có những lý giải thỏa đáng và chắc chắn còn phải mất nhiều công sức, trí tuệ và tiền của mới hy vọng làm sáng tỏ được.

Hôm nay, chúng ta họp nhau ở đây để kỷ niệm 40 năm phát hiện đi chỉ Đồng Đậu và văn hóa Đồng Đậu. Quá trình nghiên cứu trong 40 năm qua cho thấy mỗi ngày một rõ vị trí và ý nghĩa của văn hóa Đồng Đậu nói chung và di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu (ở Vĩnh Phúc) nói riêng trong trường kỳ lịch sử dân tộc. Đó là văn hóa của những người luyện kim, chế tác kim loại điêu luyện và lành nghề. Đó là văn hóa của những người thợ gốm tài hoa, tạo tác những khối lượng động vật độc đáo, chế tác được những đồ gốm kích thước lớn, trang trí hoa văn đẹp mang phong cách riêng của thời đại mình đang sống. Và đó cũng là văn hóa của những người biết phát huy, kế thừa những thành quả của cha ông thời Phùng Nguyên để bồi đắp, tạo lập một thế hệ mới phát triển cao hơn, biết chọn điểm nhấn quan trọng, quyết định đến sự tồn vong của một cộng đồng là luyện kim và đúc đồng bên cạnh nghề chế tác đá truyền thống. Tất cả, dường như là đánh dấu một bước nhảy quan trọng đầu tiên của một bước ngoặt đầu tiên: Thời dựng nước. Chúng ta có một bước nhảy thứ hai với văn minh Đông Sơn mà nền tảng bền vững, trường tồn của nó là luyện kim đồng - sắt - cơ sở vật chất - nền tảng của Nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Nhưng Đông Sơn như đã biết là đã được chuẩn bị từ Phùng Nguyên, nhưng bước đột phá, bứt lên là từ văn hóa Đồng Đậu.

Di chỉ Đồng Đậu - văn hóa Đồng Đậu 3.000 năm trước là
niềm tự hào của chúng ta.

Hà Văn Phùng (Viện Khảo cổ học)
Theo CPV

 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top