Dao động cơ hay và khó

Spider_man

New member
Xu
0
1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa tự do theo phương ngang. Chu kỳ dao động của con lắc là \[T=\pi(s)\] . Thời gian để giá trị vận tốc không vượt quá một nửa giá trị cực đại là?

\[A. \frac{\pi}{6}(s)\]

\[B. \frac{2 \pi}{3}(s)\]

\[C.\frac{ \pi}{3}(s)\]

\[D.\frac{ \pi}{4}(s)\]
 
Vẽ giản đồ vectơ của v
Thời gian vận tốc tăng từ 0 đến vmax/ 2 la T/12
Vậy trong một chu kì thời gian để Vận tốc không vượt qua vmax/2 là 4.T/12 = T/3=pi/3
 
Tiếp nhé:

2. Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương nằm ngang với biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, người ta giữ chặt lò xo tại điểm cách đầu cố định của nó một đoạn bằng 1/3 chiều dài tự nhiên của lò xo. Biên độ A’ của con lắc bây giờ bằng bao nhiêu lần biên độ A lúc đầu?

\[A.\frac{2}{3}\]

\[B. \sqrt{\frac{2}{3}}\]

\[C. \frac{1}{3}\]

\[D. \sqrt{\frac{1}{3}}\]
 
Tiếp nhé:

2. Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương nằm ngang với biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, người ta giữ chặt lò xo tại điểm cách đầu cố định của nó một đoạn bằng 1/3 chiều dài tự nhiên của lò xo. Biên độ A’ của con lắc bây giờ bằng bao nhiêu lần biên độ A lúc đầu?

\[A.\frac{2}{3}\]

\[B. \sqrt{\frac{2}{3}}\]

\[C. \frac{1}{3}\]

\[D. \sqrt{\frac{1}{3}}\]
Mình nghĩ thía này nha
Vì lò xo nằm ngang thì tại VTCB nó không biến dạng
Tại VTCB thì \[v_{max}=\omega A\]
ở vị trí này vì lò xo bị giữ 1/3 chiều dài nên có k tăng lên 3 lần nhưng vận tốc không đổi
vậy thì \[v_{max}=\omega A=\omega' A'\Rightarrow \frac{A'}{A}=\frac{\omega }{\omega '}=\sqrt{\frac{k}{k'}}=\sqrt{\frac{1}{3}}\]
Vậy chọn D
các bạn góp ý nha
 
Mình nghĩ thía này nha
Vì lò xo nằm ngang thì tại VTCB nó không biến dạng
Tại VTCB thì \[v_{max}=\omega A\]
ở vị trí này vì lò xo bị giữ 1/3 chiều dài nên có k tăng lên 3 lần nhưng vận tốc không đổi
vậy thì \[v_{max}=\omega A=\omega' A'\Rightarrow \frac{A'}{A}=\frac{\omega }{\omega '}=\sqrt{\frac{k}{k'}}=\sqrt{\frac{1}{3}}\]
Vậy chọn D
các bạn góp ý nha
Gọi biên độ ban đầu là A0, lúc sau là A
người ta giữ chặt lò xo tại điểm cách đầu cố định của nó một đoạn bằng 1/3 chiều dài tự nhiên của lò xo

vậy chiều dài còn lại của lò xo là
png.latex
ta có \[k_{0}.l_{0}=k.l\Rightarrow k=\frac{k_{0}.l_{0}}{l}=\frac{3k_{0}l_{0}}{2l_{0}}=1,5k_{0}\]\[\Rightarrow\frac{k_{0}}{k}=\frac{2}{3}\]
Vì khi giữ lò xo vật đang ở vị trí cân bằng lên vị trí cân bằng mới và vị trí cân bằng cũ trùng nhau, suy ra vận tốc tại vị trí cân bằng là \[v_{max}=\omega_{0} A_{0}=\omega A\Rightarrow \frac{A}{A_{0}}=\frac{\omega _{0}}{\omega }=\sqrt{\frac{k_{0}}{k}}=\sqrt{\frac{2}{3}}\]
Đáp án B
 
3. Một con lắc đơn dao động điều hòa tự do với chu kỳ T. Bây giờ vật được tích điện q dương rồi treo vào một thang máy, trong thang máy người ta tạo ra một điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường hướng xuống và có độ lớn E. Hỏi thang máy phải đi lên như thế nào để con lắc vẫn dao động nhỏ trong đó với chu kỳ T?

A. Nhanh dần đều với gia tốc a=qE/m

B. Chậm dần đều với gia tốc có độ lớn a=qE/m

C. Chậm dần đều với gia tốc có độ lớn a = g + qE/m

D. Nhanh dần đều với gia tốc a = g + qE/m
 
3. Một con lắc đơn dao động điều hòa tự do với chu kỳ T. Bây giờ vật được tích điện q dương rồi treo vào một thang máy, trong thang máy người ta tạo ra một điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường hướng xuống và có độ lớn E. Hỏi thang máy phải đi lên như thế nào để con lắc vẫn dao động nhỏ trong đó với chu kỳ T?

A. Nhanh dần đều với gia tốc a=qE/m

B. Chậm dần đều với gia tốc có độ lớn a=qE/m

C. Chậm dần đều với gia tốc có độ lớn a = g + qE/m

D. Nhanh dần đều với gia tốc a = g + qE/m

View attachment 13714Để chu khi không đổi thì \[\vec{F_{qt}}=-\vec{F_{d}}\Rightarrow a=\frac{qE}{m}\]
Từ hình vẽ ta ta có thang máy phải đi lên chậm dần dần đều với gia tốc a như trên
Vậy chọn B
 

Trending content

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top