Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Vợ nhặt là một tác phẩm quan trọng của chương trình ngữ văn lớp 12. Để làm được các dạng đề liên quan tới tác phẩm này, hãy nắm chắc kiến thức cơ bản và đọc hiểu tác phẩm. Sau đó, khai thác dàn ý và luyện nhiều đề. Sau đây, là các dạng đề về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
1. Dạng đề:
Câu 1:
Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, việc nhân vật Tràng "nhặt" được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật?
Câu 2:
Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân.
Câu 3:
Phân tích nhân vật Tràng
Câu 4:
Phân tích nhân vật người vợ nhặt
2. Lời giải
Câu 1:
1. Các nhân vật ngạc nhiên
Việc nhân vật Tràng "nhặt" được vợ đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên:
a- Đầu tiên là dân xóm ngụ cư ngạc nhiên: Họ thở dài ngao ngán lo thay cho Tràng, không biết đôi vợ chồng trẻ ấy có nuôi nổi nhau qua nạn đói rùng rợn này không. Và họ nhìn theo Tràng, bàn tán với nhau bằng những lời đầy ngạc nhiên.
b- Ngay đến Tràng, chú rể cũng lấy làm ngạc nhiên. Nhìn người phụ nữ đang ngồi trên chiếc giường của mình, mà Tràng cứ ngờ ngợ như không phải thế: "Ra hắn đã có vợ rồi ư?" Câu hỏi ấy đã thể hiện tâm trạng ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của người trong cuộc. Tràng không dám tin vào sựthật bởi tình huống diễn ra nhanh chóng quá, như là một giấc mơ.
c- Bà cụ Tứ càng ngạc nhiên hơn nữa: Khi trở về ngôi nhà dột nát của mình, Bà cụ bỗng thấy một người đàn bà lạ mặt xuất hiện trong nhà mình. Bà lão vô cùng ngạc nhiên đến mức không hiểu nổi. Hàng loạt câu hỏi dồn dập xuất hiện trong đầu óc của cụ: "Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ". "Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Thế này là thế nào?"
2. Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật.
a- Về nội dung:
+ Qua việc Tràng "nhặt" được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường trong hoàn cảnh cụ thể lúc ấy, truyện đã tạo được một tình huống độc đáo và không cần đao to búa lơn, Kim Lân đã lập được một bản cáo trạng đanh thép gián tiếp tố cáo cái tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít, tay sai đã gây nên nạn đói khủng khiếp. Hậu quả là "từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói" (Hồ Chí Minh) mà thảm cảnh Xóm Ngụ Cư của Tràng là một ví dụ điển hình.
+ Cưới vợ, lấy chồng là phải dạm hỏi, cưới cheo đàng hoàng, đằng này lại "nhặt" được vợ như người ta nhặt một cái gì vô nghĩa bị vứt ra bên đường. Hoá ra người bị nhặt và người nhặt, và nói rộng ra nhân dân xóm ngụ cư nói riêng, người dân nước Việt nói chung ngày đó thân phận thật rẻ rúng và cuốc sống thật bi thảm luôn luôn sống trong biên giới mong manh giữa cái sống và cái chết.
b- Về nghệ thuật
Việc Tràng "nhặt" được vợ đã góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo, tạo sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện; thể hiện tình cảm, tâm trạng, thân phận của các nhân vật.
Câu 2:
Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm
- Nhân vật
- Nhân vật làm nên điểm sáng, sức sống cho tác phẩm.
Thân bài:
Y1- Bà cụ Tứ là một bà mẹ nông dân nghèo dưới đáy cùng của xóm ngụ cư.
Y2- Việc Tràng có vợ làm bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên không hiểu được.
Y3- Khi hiểu ra, bà cụ Tứ vừa mừng vừa tủi, vừa thương cảm, lo âu cho con.
Y4- Nhưng vượt lên trên cái bu ồn tủi, lo âu ấy, là những niềm vui, hy vọng.
a) Bà vui với triết lý lạc quan của dân gian:"Ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
b) Bà vui trong bữa cơm sáng, một bữa cơm sáng mà cụ đã chắt chiu, dành dụm được từ lâu nay, trong lúc cả làng đang chết đói.
d) Tuy nhiên, những niềm vui ấy trong bối cảnh lúc đó sao mà mong manh, tội nghiệp đến thế,
không sao cất cánh lên được.
Y5- Diễn biến tâm lý của bà cụ Tứ thật đa dạng, phong phú, phức tạp, sinh động, nhưng rất phù
hợp với quy luật cuộc sống và rất hấp dẫn. Kim Lân đã nhập vào nội tâm nhân vật, sống với những vui buồn, hạnh phúc, lo âu của nhân vật bằng một trái tim đầy hiểu biết và nhân ái của một nhà văn một lòng đi về với "đất", với "người", với "những gì thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn" (theo Nguyên Hồng). Nhờ thế, với "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng được một hình ảnh chân thật và cảm động của người mẹ nông dân nghèo khổ, giàu lòng thương con, giàu đức hy sinh, vị tha trong trận đói khủng khiếp năm 1945, và nói rộng ra trong xã hội cũ. Nhân vật cũng đã góp phần quan trọng làm nên giá trị nhân đạo đặc sắc cho tác phẩm.
Y6: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Kết bài
Câu 3:
Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác phẩm, nhân vật.
Thân bài: Phân tích nhân vật.
1. Lai lịch, xuất thân, ngoại hình
2. Tràng là người con trai hiền lành, tốt bụng, cởi mở, giàu lòng yêu thương, đồng cảm.
3. Tràng có một niềm khát khao hạnh phúc, tổ ấm gia đình mãnh liệt.
4. Hạnh phúc gia đình, tình yêu đã làm cho Tràng có sự biến đổi kỳ lạ. Cuộc đời Tràng đã sang trang mới.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Kết bài
Câu 4:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945), được coi là một trong những tác phẩm thành công nhất của Kim Lân.
- Nhân vật người “Vợ nhặt” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
2. Phân tích nhân vật
a) Lai lịch
Người “Vợ nhặt” có lai lịch khá đặc biệt: Không tên tuổi, không quê hương, không quá khứ, không tài sản, không nghề nghiệp ổn định. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật chỉ được gọi là “cô ả”, “thị”, “người đàn bà”. Quá khứ của chị chỉ là một lần “thị liếc mắt cười tít” và đẩy xe bò giúp Tràng.
b) Chân dung
- Ngoại hình tả tơi, tiều tuỵ, áo quần rách như tổ đỉa, chỉ sau mấy ngày mà “gầy xọp hẳn đi, trên
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt”.
- Cách nói năng “chỏng lỏn”, “đanh đá”: “rích bố cu”, “bỏ bố”, “sợ gì”, …
- Điệu bộ, hành động thô lỗ: “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn liền một
chặp bốn bát bánh đúc”,… Trước khi trở thành “vợ nhặt”, chị là nạn nhân của cái đói. Cái đói làm chị tả tơi, xơ xác, quên cả sĩ diện, mất cả nữ tính.
c) Phẩm chất, tính cách.
- Khát vọng sống mãnh liệt.
+ Với người “vợ nhặt”, lúc này cần thiết nhất là phải có cái ăn, ăn để mà sống nên tìm cách đòi
được ăn, ăn quên cả giữ kẽ.
+ Chị vin vào câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng để được sống. Chị theo Tràng về làm vợ mặc dù chưa biết gì về anh, chấp nhận một “đám cưới” tội nghiệp không lễ nghi cưới hỏi.
+ Chị thuộc những người đói mà không nghĩ đến cái chết, chỉ nghĩ đến cái sống, khát khao có hạnh phúc, có tổ ấm cho riêng mình.
- Vẻ đẹp nữ tính.
+ Trên đường theo Tràng về nhà, vẻ đẹp nữ tính của người “vợ nhặt” dần dần được bộc lộ: khép
nép, thẹn thùng “rón rén, e thẹn”, “ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Chị cư xử
với Tràng mộc mạc chân thành, mắng yêu khi Tràng khoe chai dầu vừa mua, lo lắng băn khoăn trước gia cảnh của Tràng.
+ Chị cư xử với mẹ chồng đúng mực (chào hỏi lễ phép, đứng cúi mặt, tay mân mê tà áo rách bợt…).
+ Sáng hôm sau chị đã hoàn toàn thay đổi, trở nên hiền hậu, đúng mực, “xăm xắm” dọn dẹp, thu vén nhà cửa, trò chuyện với mẹ chồng…
+ Trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng, chị đón bát cháo cám từ tay mẹ chồng, tuy đôi mắt cô có “tối lại” nhưng chị vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Chị không nỡ làm mất đi niềm vui tội nghiệp của người mẹ già nua.
- Niềm tin vào tương lai
+ Trong bóng tối của đói nghèo, chị vẫn hướng về sự sống khát khao thay đổi cuộc đời. Chị nhắc đến chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc Nhật để chia cho người đói.
+ Người “vợ nhặt” đã làm thay đổi cuộc sống của Tràng, làm thay đổi không khí trong nhà anh và xóm ngụ cư, “làm rạng rỡ gương mặt bủng beo của bà cụ Tứ và những khuôn mặt u tối của người dân xóm ngụ cư”.
d) Đánh giá nhân vật
- Về tư tưởng.
+ Người “vợ nhặt” là hình ảnh tiêu biểu cho những người nông dân trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng vẫn khát khao sống, khát khao hạnh phúc và tin tưởng vào tương lai.
+ Miêu tả chân thật người “vợ nhặt”, Kim Lân đã tố cáo giai cấp thống trị, thực dân, phát xít đẩy
nhân dân ta vào hoàn cảnh cùng cực, đồng thời ca ngợi sức sống mãnh liệt và phẩn chất tốt đẹp của họ.
- Về nghệ thuật.
Kim Lân đã rất thành công khi miêu tả nhân vật người “vợ nhặt” (ngoại hình, tính cách) đặc biệt là nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật (tâm lý người “vợ nhặt” trên đường về nhà Tràng trong bữa cơm sáng,…)
e) Kết luận:
- Nhân vật người “vợ nhặt” là một thành công nghệ thuật của Kim Lân.
- Nhân vật đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị hiện thực của tác phẩm và bộc lộ tư tưởng nhân đạo của tác giả.
Sưu tầm
---
Xem thêm:
1. Dạng đề:
Câu 1:
Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, việc nhân vật Tràng "nhặt" được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật?
Câu 2:
Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân.
Câu 3:
Phân tích nhân vật Tràng
Câu 4:
Phân tích nhân vật người vợ nhặt
2. Lời giải
Câu 1:
1. Các nhân vật ngạc nhiên
Việc nhân vật Tràng "nhặt" được vợ đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên:
a- Đầu tiên là dân xóm ngụ cư ngạc nhiên: Họ thở dài ngao ngán lo thay cho Tràng, không biết đôi vợ chồng trẻ ấy có nuôi nổi nhau qua nạn đói rùng rợn này không. Và họ nhìn theo Tràng, bàn tán với nhau bằng những lời đầy ngạc nhiên.
b- Ngay đến Tràng, chú rể cũng lấy làm ngạc nhiên. Nhìn người phụ nữ đang ngồi trên chiếc giường của mình, mà Tràng cứ ngờ ngợ như không phải thế: "Ra hắn đã có vợ rồi ư?" Câu hỏi ấy đã thể hiện tâm trạng ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của người trong cuộc. Tràng không dám tin vào sựthật bởi tình huống diễn ra nhanh chóng quá, như là một giấc mơ.
c- Bà cụ Tứ càng ngạc nhiên hơn nữa: Khi trở về ngôi nhà dột nát của mình, Bà cụ bỗng thấy một người đàn bà lạ mặt xuất hiện trong nhà mình. Bà lão vô cùng ngạc nhiên đến mức không hiểu nổi. Hàng loạt câu hỏi dồn dập xuất hiện trong đầu óc của cụ: "Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ". "Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Thế này là thế nào?"
2. Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật.
a- Về nội dung:
+ Qua việc Tràng "nhặt" được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường trong hoàn cảnh cụ thể lúc ấy, truyện đã tạo được một tình huống độc đáo và không cần đao to búa lơn, Kim Lân đã lập được một bản cáo trạng đanh thép gián tiếp tố cáo cái tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít, tay sai đã gây nên nạn đói khủng khiếp. Hậu quả là "từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói" (Hồ Chí Minh) mà thảm cảnh Xóm Ngụ Cư của Tràng là một ví dụ điển hình.
+ Cưới vợ, lấy chồng là phải dạm hỏi, cưới cheo đàng hoàng, đằng này lại "nhặt" được vợ như người ta nhặt một cái gì vô nghĩa bị vứt ra bên đường. Hoá ra người bị nhặt và người nhặt, và nói rộng ra nhân dân xóm ngụ cư nói riêng, người dân nước Việt nói chung ngày đó thân phận thật rẻ rúng và cuốc sống thật bi thảm luôn luôn sống trong biên giới mong manh giữa cái sống và cái chết.
b- Về nghệ thuật
Việc Tràng "nhặt" được vợ đã góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo, tạo sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện; thể hiện tình cảm, tâm trạng, thân phận của các nhân vật.
Câu 2:
Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm
- Nhân vật
- Nhân vật làm nên điểm sáng, sức sống cho tác phẩm.
Thân bài:
Y1- Bà cụ Tứ là một bà mẹ nông dân nghèo dưới đáy cùng của xóm ngụ cư.
Y2- Việc Tràng có vợ làm bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên không hiểu được.
Y3- Khi hiểu ra, bà cụ Tứ vừa mừng vừa tủi, vừa thương cảm, lo âu cho con.
Y4- Nhưng vượt lên trên cái bu ồn tủi, lo âu ấy, là những niềm vui, hy vọng.
a) Bà vui với triết lý lạc quan của dân gian:"Ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
b) Bà vui trong bữa cơm sáng, một bữa cơm sáng mà cụ đã chắt chiu, dành dụm được từ lâu nay, trong lúc cả làng đang chết đói.
d) Tuy nhiên, những niềm vui ấy trong bối cảnh lúc đó sao mà mong manh, tội nghiệp đến thế,
không sao cất cánh lên được.
Y5- Diễn biến tâm lý của bà cụ Tứ thật đa dạng, phong phú, phức tạp, sinh động, nhưng rất phù
hợp với quy luật cuộc sống và rất hấp dẫn. Kim Lân đã nhập vào nội tâm nhân vật, sống với những vui buồn, hạnh phúc, lo âu của nhân vật bằng một trái tim đầy hiểu biết và nhân ái của một nhà văn một lòng đi về với "đất", với "người", với "những gì thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn" (theo Nguyên Hồng). Nhờ thế, với "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng được một hình ảnh chân thật và cảm động của người mẹ nông dân nghèo khổ, giàu lòng thương con, giàu đức hy sinh, vị tha trong trận đói khủng khiếp năm 1945, và nói rộng ra trong xã hội cũ. Nhân vật cũng đã góp phần quan trọng làm nên giá trị nhân đạo đặc sắc cho tác phẩm.
Y6: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Kết bài
Câu 3:
Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác phẩm, nhân vật.
Thân bài: Phân tích nhân vật.
1. Lai lịch, xuất thân, ngoại hình
2. Tràng là người con trai hiền lành, tốt bụng, cởi mở, giàu lòng yêu thương, đồng cảm.
3. Tràng có một niềm khát khao hạnh phúc, tổ ấm gia đình mãnh liệt.
4. Hạnh phúc gia đình, tình yêu đã làm cho Tràng có sự biến đổi kỳ lạ. Cuộc đời Tràng đã sang trang mới.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Kết bài
Câu 4:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945), được coi là một trong những tác phẩm thành công nhất của Kim Lân.
- Nhân vật người “Vợ nhặt” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
2. Phân tích nhân vật
a) Lai lịch
Người “Vợ nhặt” có lai lịch khá đặc biệt: Không tên tuổi, không quê hương, không quá khứ, không tài sản, không nghề nghiệp ổn định. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật chỉ được gọi là “cô ả”, “thị”, “người đàn bà”. Quá khứ của chị chỉ là một lần “thị liếc mắt cười tít” và đẩy xe bò giúp Tràng.
b) Chân dung
- Ngoại hình tả tơi, tiều tuỵ, áo quần rách như tổ đỉa, chỉ sau mấy ngày mà “gầy xọp hẳn đi, trên
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt”.
- Cách nói năng “chỏng lỏn”, “đanh đá”: “rích bố cu”, “bỏ bố”, “sợ gì”, …
- Điệu bộ, hành động thô lỗ: “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn liền một
chặp bốn bát bánh đúc”,… Trước khi trở thành “vợ nhặt”, chị là nạn nhân của cái đói. Cái đói làm chị tả tơi, xơ xác, quên cả sĩ diện, mất cả nữ tính.
c) Phẩm chất, tính cách.
- Khát vọng sống mãnh liệt.
+ Với người “vợ nhặt”, lúc này cần thiết nhất là phải có cái ăn, ăn để mà sống nên tìm cách đòi
được ăn, ăn quên cả giữ kẽ.
+ Chị vin vào câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng để được sống. Chị theo Tràng về làm vợ mặc dù chưa biết gì về anh, chấp nhận một “đám cưới” tội nghiệp không lễ nghi cưới hỏi.
+ Chị thuộc những người đói mà không nghĩ đến cái chết, chỉ nghĩ đến cái sống, khát khao có hạnh phúc, có tổ ấm cho riêng mình.
- Vẻ đẹp nữ tính.
+ Trên đường theo Tràng về nhà, vẻ đẹp nữ tính của người “vợ nhặt” dần dần được bộc lộ: khép
nép, thẹn thùng “rón rén, e thẹn”, “ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Chị cư xử
với Tràng mộc mạc chân thành, mắng yêu khi Tràng khoe chai dầu vừa mua, lo lắng băn khoăn trước gia cảnh của Tràng.
+ Chị cư xử với mẹ chồng đúng mực (chào hỏi lễ phép, đứng cúi mặt, tay mân mê tà áo rách bợt…).
+ Sáng hôm sau chị đã hoàn toàn thay đổi, trở nên hiền hậu, đúng mực, “xăm xắm” dọn dẹp, thu vén nhà cửa, trò chuyện với mẹ chồng…
+ Trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng, chị đón bát cháo cám từ tay mẹ chồng, tuy đôi mắt cô có “tối lại” nhưng chị vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Chị không nỡ làm mất đi niềm vui tội nghiệp của người mẹ già nua.
- Niềm tin vào tương lai
+ Trong bóng tối của đói nghèo, chị vẫn hướng về sự sống khát khao thay đổi cuộc đời. Chị nhắc đến chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc Nhật để chia cho người đói.
+ Người “vợ nhặt” đã làm thay đổi cuộc sống của Tràng, làm thay đổi không khí trong nhà anh và xóm ngụ cư, “làm rạng rỡ gương mặt bủng beo của bà cụ Tứ và những khuôn mặt u tối của người dân xóm ngụ cư”.
d) Đánh giá nhân vật
- Về tư tưởng.
+ Người “vợ nhặt” là hình ảnh tiêu biểu cho những người nông dân trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng vẫn khát khao sống, khát khao hạnh phúc và tin tưởng vào tương lai.
+ Miêu tả chân thật người “vợ nhặt”, Kim Lân đã tố cáo giai cấp thống trị, thực dân, phát xít đẩy
nhân dân ta vào hoàn cảnh cùng cực, đồng thời ca ngợi sức sống mãnh liệt và phẩn chất tốt đẹp của họ.
- Về nghệ thuật.
Kim Lân đã rất thành công khi miêu tả nhân vật người “vợ nhặt” (ngoại hình, tính cách) đặc biệt là nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật (tâm lý người “vợ nhặt” trên đường về nhà Tràng trong bữa cơm sáng,…)
e) Kết luận:
- Nhân vật người “vợ nhặt” là một thành công nghệ thuật của Kim Lân.
- Nhân vật đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị hiện thực của tác phẩm và bộc lộ tư tưởng nhân đạo của tác giả.
Sưu tầm
---
Xem thêm:
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện "Vợ nhặt"
- Phân tích điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân
- Kể chuyện về nhà văn đồng quê Kim Lân
- Chi tiết bốn bát bánh đúc trong truyện ngắn "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
- Tại sao truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân lại mở đầu bằng 1 khung cảnh buổi chiều ảm đạm và kết thúc là khung cảnh rực rỡ ánh nắng?
- Nhà văn Kim Lân và một số tác phẩm tiêu biểu
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ" và hành động Thịtheo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.
- Chia Sẻ Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng và của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy trình bày cảm nhận về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện của Kim Lân.
- Những lời bình về nhà văn Kim Lân và tác phẩm "Vợ nhặt"
- Nhận định về tác phẩm Vợ nhặt và tác giả Kim Lân
- Dạng đề về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt " Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích tình huống độc đáo và hấp dẫn trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Tìm hiểu truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
- Bên bờ vực cái chết, người ta nghĩ đến hạnh phúc?
- Tóm tắt truyện Vợ nhặt (Kim Lân)
Sửa lần cuối: