Chia Sẻ Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc, họ Dương- sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy sụp tình hình Trung Quốc rối loạn . Đối với nước ta chúng cũng không thể kiểm soát được như trước . Khúc Thừa Dụ , nhân đó , nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ , dựng nền tự chủ . Đây là sự kiện mở đầu cho thời kì độc lập hoàn toàn . Cuộc cải cách của Khúc Hạo sau đó đã củng cố quyền tự chủ nhân dân ta .

- Các thế lực phong kiến Trung Quốc không từ bỏ ý đồ thống trị nước ta . Dương Đình Nghệ đã quyết chí giữ vững quyền tự chủ , đem quân đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân
Nam Hán.
Lịch sử 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc, họ Dương

Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, “an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.

1.
Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hòan cảnh nào?
- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu, lợi dụng tình hình này, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình và tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Đầu năm 906, vua Đường buộc phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ .
- Năm 907, Khúc Hạo lên thay, đã thực hiện nhiều cải cách nhằm phát triển đất nước:
+ Đặt lại khu vực hành chánh.
+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
+ Xem xét và định lại mức thuế .
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời bắc thuộc .
+ Lập lại sổ hộ khẩu .
Mục đích: xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, chứng tỏ đất nước đã giành được quyền tự chủ


chong_nam_han_lan_i_931_500.png

Lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất 930-931


2.
Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Hán ( 930-931).
- Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay.
- Năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.
- Khúc Thừa Mỹ chống cự không nổi bị bắt về Quảng Châu.(Trung Quốc ), nhân cơ hội đó Nhà Hán đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).
- Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Thanh Hóa tấn công ra Bắc và chiếm được Tống Bình.
- Quân Nam Hán bị đánh tan, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.


chong_nam_han_1-930_500_01.jpg


Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc, họ Dương Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tham khảo : Những cải cách của Khúc Hạo.

a. Bối cảnh lịch sử

- Tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc..

- Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, “an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.

b. Nội dung cải cách

- Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi”.

- Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

c. Tác dụng

- Thành công và hiệu quả lâu dài của cải cách là đem lại sự vững vàng và ổn định cho đất nước. Đối nội là củng cố và phát huy được quyền độc lập tự chủ. Đối ngoại chống lại được mọi kẻ thù, giữ được chính quyền trong mấy chục năm, tạo tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của đất nước. - Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục... trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị bọn xâm lược quay lại thống trị, thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc.


Triều đại họ Dương (931 - 937)
* Lý lịch xuất thân:
Dương Đình Nghệ (cũng có sách viết là Dương Diên Nghệ, có lẽ vì trong Hán tự, mặt chữ Đình và chữ Diên gần giống nhau nên nhầm lẫn mà ra), quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, sinh năm nào không rõ. Dưới thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ vừa là hào trưởng của đất Dương Xá. vừa là một trong những bộ tướng của họ Khúc.


* Sự nghiệp chính trị:
Khi quân Nam Hán xâm lược và đô hộ nước ta, Dương Đình Nghệ quyết chí nổi dậy giành độc lập. Sử cũ cho biết, ông nuôi đến 3000 nghĩa tử (con nuôi) trong nhà, đồng thời, ra sức hiệu triệu hào kiệt bốn phương hợp sức xướng nghĩa. Những nhân vật nổi tiếng đương thời như: Ngô Quyền ở Phong Châu (nay thuộc Sơn Tây, Hà Tây), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình)… đều theo về với Dương Đình Nghệ.


Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch bọn đô hộ Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ. Ông tự xưng là tiết độ sứ, cử Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu.


Tháng 4 năm 937, Dương Đình Nghệ bị một bộ tướng, cũng là con nuôi của ông giết chết để giành quyền. Kẻ phản bội đó là Kiều Công Tiễn. Đất nước đứng trước một nguy cơ nghiêm trọng mới.


Dương Đình Nghệ cầm quyền được 7 năm, thọ bao nhiêu tuổi không rõ.


Nguyễn Khắc Thuần - Thế thứ các triều vua Việt Nam
 
TRẮC NGHIỆM BÀI 26: CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG

Câu 1: Độc Cô Tổn bị giáng chức Tiết độ sứ vào thời gian nào?

a> Vào giữa năm 905.
b> Vào giữa năm 906.
c> Vào giữa năm 907.
d> Vào giữa năm 908.

Câu 2: Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, ai là người được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ cho đất nước ta?

a> Khúc Hạo.
b> Khúc Thừa Dụ.
c> Đinh Công Trứ.
d> Dương Đình Nghệ.

Câu 3: Trong hoàn cảnh nào, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy dựng quyền tự chủ ?

a> Nhà Đường có loạn, chính quyền suy yếu.
b> Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc nổ ra, nhà Đường suy yếu.
c> Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ.
d> Tiết độ sứ Độc Cổ Tôn tàn bạo.

Câu 4: Vì sao nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ?

a> Muốn công nhận độc lập của nước ta.
b> Muốn trả quyền độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.
c> Phải công nhận việc đã rồi.
d> Sợ Khúc Thừa Dụ.

Câu 5: Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được bao nhiêu năm?

a> Làm được 2 năm.
b> Làm được 3 năm.
c> Làm được 4 năm.
d> Làm được 5 năm.

Câu 6: Việc nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

a> Giúp nước ta cũng cố nền tự chủ.
b> Trả lại quyền quyết định tương lai của người Việt.
c> Để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
d> Cuộc sống người Việt do người Việt tự chủ.

Câu 7: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

a> Đất nước đã giành được quyền tự chủ.
b> Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.
c> Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ.
d> Mở ra thời kỳ cai quản đất nước của họ Khúc.

Câu 8: Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, ai là người lên thay để cai quản đất nước?

a> Khúc Thừa Mỹ.
b> Dương Đình Nghệ.
c> Đinh Công Trứ.
d> Khúc Hạo.

Câu 9: Sauk hi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta?

a> Nhà Tây Hán.
b> Nhà Đông Hán.
c> Nhà Nam Hán.
d> Nhà Tống.

Câu 10: Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “ chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” là của ai?

a> Khúc Thừa Dụ.
b> Khúc Hạo.
c> Khúc Thừa Mỹ.
d> Dương Đình Nghệ.

Câu 11: Khúc Hạo làm được nhiều việc lớn: Đặt lại các khu vực hành chính: cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại hộ khẩu…Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?


a> Củng cố thế lực của họ Khúc.
b> Xây dựng đất nước theo đường lối của mình.
c> Củng cố nền độc lập, “ nhân dân đều được yên vui”.
d> Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế.

Câu 12: Nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta. Biết được âm mưu đó, Khúc Hạo đã chủ động đối phó như thế nào?

a> Ngày đêm tích trữ lương thực, xây thành đắp lũy.
b> Gửi Khúc Thừa Mỹ con trai của mình sang Nam Hán làm con tin.
c> Chủ động đem quân sang đánh Nam Hán.
d> Cho sứ giả đem thư giảng hòa.

Câu 13: Vì sao Khúc Hạo gửi con trai của mình sang Nam Hán làm con tin?

a> Thần phục nhà Hán.
b> Giao bang hòa hiếu hai nước để tránh chiến tranh xảy ra.
c> Nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó.
d> Để Khúc Thừa Mỹ có điều kiện thăm dò tình hình địch.

Câu 14: Lấy lý di gì nhà Hán đem quân xâm lược nước ta?

a> Khúc Thừa Mỹ tự xưng là Tiết độ sứ.
b> Khúc Thừa Mỹ đã cử sứ giả sang thần phục nhà Hậu Lương.
c> Khúc Thừa Mỹ không nhận phong sắc của nhà Nam Hán.
d> Khúc Thừa Mỹ được nhà Lương phong cho chức Tiết độ sứ.

Câu 15: Năm 930, quân Nam Hán đánh nước ta, Khúc Thừa Mỹ đã chống cự như thế nào?

a> Khúc Thừa Mỹ chống cự không nổi.
b> Khúc Thừa Mỹ bị bắt đem về Quảng Châu.
c> Nhà Nam Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 16: Sau khi Khúc Thừa Mỹ bị bắt, một tướng cũ của họ Khúc đứng ra tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông là ai?

a> Dương Đình Nghệ.
b> Ngô Quyền.
c> Triệu Quang Phục.
d> Lý Bí.

Câu 17: Công lao to lớn của họ Khúc đối với đất nước ở thế kỷ X là gì?

a> Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
b> Lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ.
c> Tự xưng là Tiết độ sứ.
d> Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “ chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.


Câu 18” Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Giữa năm 905. Tiết độ sứ An Nam là…(a)….bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm….(b)…..rồi tự xưng là….(c)……xây dựng chính quyền tự chủ.

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐÁP ÁN

Đáp án: câu 1a, câu 2b, câu 3b, câu 4c, câu 5a, câu 6c, câu 7a, câu 8d, câu 9c, câu 10b, câu 11c, câu 12b, câu 13c, câu 14b, câu 15d, câu 16a, câu 17b, câu 18 (a) Độc Cổ Tôn, (b) Tống Bình, (c) Tiết độ sứ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập 1 trang 76 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Vua Đường phong chức Tiết độ sứ An Nam đô hộ cho Khúc Thừa Dụ đầu năm 906 chứng tỏ

A. triều đình nhà Đường đã công nhận nền tự chủ của An Nam đô hộ.

B. nhà Đường đã có sự thay đổi trong chính sách cai trị An Nam đô hộ.

C. An Nam đô hộ vẫn thuộc nhà Đường.

D. nhà Đường rất coi trọng Khúc Thừa Dụ.

2. Những chính sách của Khúc Hạo nhằm mục đích

A. củng cố quyền lực của họ Khúc.

B. xoá bỏ chế độ thống trị của chính quyền nhà Đường, xây dựng một nước hoàn toàn tự chủ.

C. đem lại đời sống ấm no cho nhân dân.

D. cả B và C.

3. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất là

A. Khúc Thừa Dụ. B. Khúc Hạo.

C. Dương Đình Nghệ. D. Ngô Quyền.

Trả lời

1. C 2. D 3. C

Bài tập 4 trang 77 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?

Trả lời

  • Lợi dụng lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân chuẩn bị nổi dậy.
  • Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
  • Họ Khúc đã làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu,... nhằm xây dựng đất nước tự chủ, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân.
Bài tập 5 trang 77 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

Trả lời

  • Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay, trong khi tiếp tục sự nghiệp xây dựng nền tự chủ thì năm 917, nước Nam Hán thành lập.
  • Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay, thần phục nhà Hậu Lương. Năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta và bắt được Khúc Thừa Mĩ...
  • Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hoá ra tấn công quân Nam Hán...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:BÀI 26: CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG

1. Hãy giới thiệu vài nét về Khúc Thừa Dụ?
Trả lời:


Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương), thuộc một dòng dõi lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người được dân chúng mếm phục.
2. Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ?
Trả lời:



- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu (nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, các thế lực phong kiến nổi dậy,..). Do đó nhà Đường không còn khả năng giữ vững quyền thống trị như cũ, nhất là đối với vùng xa xôi như nước ta.

- Năm 908, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Lợi dụng cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ kêu gọi nhân dân nổi dậy, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
3. Việc Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
Trả lời:


Việc Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết độ sứ chứng tỏ: Đất nước giành được quyền tự chủ, xóa bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường.
4. Theo em, việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ có mục đích gì?
Trả lời:


Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường, thể hiện quyền thống trị của nhà Đường đối với An Nam, nay phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
5. Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã tiến hành những việc gì?
Trả lời:


- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất (907), con trai là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui"

- Ông làm được nhiều việc lớn: Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu.
6. Mục đích của những việc làm trên của Khúc Hạo là gì?
Trả lời:


Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích xóa bỏ chế độ thống trị của chính quyền nhà Đường, củng cố và xây dựng chính quyền tự chủ của dân tộc.

7. Nước Nam Hán được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:


Bấy giờ, nhân nhà Đường đổ, Tiết độ sứ Lưu Ẩn ở Quảng Châu (Trung Quốc) mở rộng vùng đất của mình ở Hoa Nam (Trung Quốc), liên kết với nước Nam Chiếu (Vân Nam, Trung Quốc), dần trở nên cường thịnh. Năm 910, Lưu Ẩn chết, em là Lưu Nham lên thay (năm 917). Được sự ủng hộ của Quan lại, Lưu Nham tự xưng là hoàng đế, thành lập nước Nam Hán.
8. Khi biết nhà Nam hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo đã đối phó như thế nào?
Trả lời:


Khi biết nhà Nam hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo đã gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
9. Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin nhằm mục đích gì?
Trả lời:


Lúc này, nền tự chủ của nước ta mới được xây dựng, Khúc Hạo gửi Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó
10. Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ và ý nghĩa?
Trả lời:


- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta. Khúc Thừa Dụ chống cự không nổi, bị bắt đưa về Trung Quốc. Quân Nam Hán chiếm được thành Tống Bình.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ (một tướng tài của họ Khúc, quê ở làng Ràng - huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), vốn là một hào trưởng, đã kéo quân ra bắc, bao vây và tiêu diệt quân tiếp viện. Tướng giắc bị giết ngay tại trận. Kháng chiến thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

* Ý nghĩa: Đặt nền móng quan trọng để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top