• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Bạn Có Thành đạt Trong Tương Lai Hay Không?

( Dành cho lứa tuổi học sinh PTTH)

Tuổi 17 nhìn về tương lai bao ước mơ và khát vọng. Liệu tương lai có chào đón ta bằng những vòng nguyệt quế vinh quang hay những trắc trở nào đó trên đường đời đang định sẵn. Không ai có thể trả lời chính xác được! Những bạn sẽ vững tin hơn nếu biết mình đã chuẩn bị được gì cho tương lai:

Xin bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

1.     Bạn gặp một vấn đề hóc búa nào đó ( bài toán khó…) bạn thường:

a)     Nhờ ngay người khác làm giúp.

b)    Bỏ qua không quan tâm

c)     Thường xuyên nghĩ cách, nhờ người giỏi hơn cố vấn, tự mình mày mò giải bằng được.

2.     Trong học tập:

a)     Bạn quan tâm đến điểm số nhiều hơn hiểu hơn nắm chắc bài.

b)    Thích học thuộc, bắt chước cách giải của thầy hơn là nghiền ngẫm những cách giải độc đáo.

c)     Không thoả mãn được với những tri thức trên lớp, bạn thường tìm đọc những sách báo có liên quan.

3.     Đã bao giờ bạn tự giải một bài toán khó( hoặc một công việc gì đó) bạn tự nguyện ngồi 3 tiếng trong phòng làm việc căng thẳng mà không thấy đau đầu hoa mắt, không bỏ dở?

4.     Bạn cảm thấy thời gian trôi nhanh quá và quý thời gian?

5.     Bạn bố trí hợp lý thời gian học tập ở nhà, thời gian giúp gia đình, chơi thăm bạn bè và thường xuyên tìm cách thực hiện đúng kế hoạch

6.     Bạn có yêu thích đặc biệt một số môn học nào hay một ngành nào và có khát vọng sau này phục vụ trong ngành đó?

7.     Gia đình bạn luôn động viên tạo điều kiện để bạn học tập, tiếp cận những thông tin khoa học và thực tiễn cuộc sống ngoài xã hội.

8.     Bạn thích và triệt để tuân theo những nguyên tắc ứng xử nào sau đây khi tiếp xúc, khi tranh luận với mọi người:

-          Nghe nhiều hơn nói, biết tôn trọng ý kiến người khác.

-          Thường đặt mình vào địa vị người khác để hiểu tư tưởng ý kiến của họ.

-          Quan tâm đến người khác, tin rằng mỗi người đều có cái hơn mình để học, cố tránh những tật người mắc.

-          Dùng lời lẽ mềm mỏng, tránh xúc phạm, chạm vào lòng tự ái của người khác.

-          Bạn hãy cho câu 1 và câu 2 mỗi câu một điểm, nếu trả lời như mục c. Từ câu 3 đến câu 7, mỗi câu 1 điểm, nếu trả lời “có”. Câu 8, mỗi ý phù hợp cho bạn 1 điểm

+ Nếu tổng số điểm từ 8 đến 11 điểm, bạn là người có nghị lực, biết cách chuẩn bị tích cực để thực hiện những khát vọng. Mọi người luôn luôn ủng hộ bạn. Bạn có nhiều khả năng thành đạt trong tương lai, song chớ chủ quan.

+ Nếu bạn đạt từ 4 đến 7 điểm, bạn là người quan tâm và biết cách chuẩn bị cho tương lai, bạn có nhiều cơ hội đạt được điều mình mong muốn.

Nếu dưới 4 điểm, bạn ít quan tâm hoặc tích cực chuẩn bị cho tương lai. Gặp điều không thuận lợi bạn sẽ có nhiều khó khăn, lúng túng. Nhưng không ai khẳng định bạn không thể gặt hai được những thành công trong tương lai đâu đấy nhé!

Sưu tầm
 

pen

New member
Xu
0
Những câu truyện hay.

BẠN BÈ VÀ NGƯỜI QUEN


Trong cuộc sống, bạn có thể gặp gỡ nhiều người, biết tên của họ và nhận ra những người này giống bạn một vài điểm cũng như cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh họ. Tuy nhiên, họ chỉ là những người bạn quen biết.

Bạn có thể mời những người này đến nhà và chia sẻ một số thứ. Nhưng đó không phảI là người mà bạn chia sẻ cuộc sống của mình. Đôi khi bạn cũng không thể hiểu nổI những hành động của họ vì bạn không hiểu biết họ đầy đủ.
Một người bạn đúng nghĩa thì khác hẳn, họ chính là người bạn hằng yêu thương. Không nhất thiết phải hiểu theo nghĩa “tình yêu nam nữ”, nhưng bạn luôn quan tâm và mỗi khi không ở bên cạnh nhau, bạn luôn nghĩ đến họ. Bạn bè là người mà bất cứ điều gì liên quan đến người ấy cũng đều nhắc bạn nhớ đến họ. Không chỉ hình ảnh của họ được bạn lưu giữ mà tính cách của họ cũng khắc ghi trong tâm trí của bạn.

Bạn bè là người khiến bạn cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh, bởi lẽ bạn biết chắc họ cũng quan tâm đến bạn.

Người ấy sẽ gọi điện cho bạn mà chẳng cần viện lý do này nọ, đơn giản chì vì muốn biết cuộc sống hiện tại của bạn như thế nào.

Người ấy luôn nói thật với bạn trước, rồi bạn cũng sẽ làm y như thế. Và mỗi khi gặp khó khăn, người ấy luôn ở bên cạnh bạn để lắng nghe.

Bạn bè sẽ không cười nhạo hay làm tổn thương bạn. Và nếu có lỡ khiến bạn đau lòng, họ sẽ cố hết sức bù đắp.

Bạn bè có thể bật khóc bởi quá đổI vui mừng hay tự hào về sự thành đạt của bạn. Họ cũng là người can ngăn khi biết bạn sắp mắc phải sai lầm và sẳn lòng ra tay giúp khi bạn phạm lỗi.

Trong ngày cưới của bạn, có thể họ sẽ sắm vai anh chàng rể phụ hoặc là cô phù dâu. Và biết đâu đấy, không chừng người ấy lại chính là người bạn cưới.

Bạn bè luôn chiếm giữ một phần trong tim bạn, cho dù bạn có nhận biết được điều đó hay không.
(sưu tầm)



Ngày mai tươi đẹp

(Lưu Dung)



Ngày mai... Bất luận ngày hôm nay đáng lưu luyến thế nào thì ngày mai cũng sẽ không chần chừ đến để thay thế, bất luận chúng ta chống chọi hay bình thản, sinh tồn hay tử vong thì ngày mai cũng sẽ bước tới không dừng chân.

Ngày mai bình thường mà vô hình, nó mau chóng biến thành ngày hôm nay, hóa thành ngày hôm qua, trở thành những ngày đã qua.

Ngày mai là không thể biết được, là một chuỗi những dấu chấm hỏi , kéo chúng ta bước tới trước thêm một ngày, lớn thêm một ngày tuổi nhưng vẫn không biết sẽ tăng thêm được cái gì, giảm bớt đi cái gì.

Ngày mai là gian nan, phải làm việc, phải suy nghĩ, phải chiến đấu.

Ngày mai là mong manh, giống như hạnh phúc của con người vậy, có thể có bệnh tật, đau khổ.

Ngày mai giống như một tờ giấy trắng ! Chúng ta có thể tiếp nhận rồi để nó trở thành một bài thi bỏ trống, cũng có thể nguệch ngoạc vài nét lên nó, nhưng cũng có thể biến nó thành một kiệt tác có màu săc tuyệt mỹ, có tâm tư tình ý diệu vợi.

Vì vậy ngày mai phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta. Đối với những người yêu nhau, ngày mai có thể là giai đoạn đẹp đẽ của họ. Đối với người nông dân cực khổ, ngày mai có thể là một vụ thu hoạch lớn...

Cho dù có một vĩ nhân nào đó mất đi vào ngày mai thì hoàn toàn không phải là ngày mai chiến thắng người đó, mà là người đó, mà là người đó làm cho ngày mai trở nên vĩ đại, khiến ngày mai trở thành một ngày vĩnh viễn được ghi nhớ.

Đừng đợi ngày mai bước đi tới chúng ta mà hãy bước tới ngày mai ! Không chờ đợi mà là xây đắp, chúng ta mới có thể có được một ngày mai thực sự tươi đẹp của chính mình.




Người cha



Không khi nào người cha cảm thấy hoàn toàn xứng đáng với sự ngưỡng mộ con cái dành cho ông. Ông chưa bao giờ là người hùng tuyệt đối như trong ý nghĩ của con gái, chưa bao giờ là người đàn ông thực thụ như con trai ông tin tưởng và những sự thật này đôi khi khiến ông lo lắng.

Thế nên, ông thường phải cật lực dặm sửa con đường mà theo đó những đứa con đang nối gót ông.

Đôi khi người cha phải chiến đấu, nhưng có thể chọn một con đường khác, trừ phi cuộc chiến đó là bắt buộc để thế giới trở nên tốt đẹp hơn cho con cái ông.
Cha bạn già nhanh hơn những người khác vì trong khi mẹ bạn có thể khóc ở bất kỳ nơi nào và lúc nào, thì cha bạn đứng lặng như một pho tượng vững chãi, nhưng ông đang chết dần ở bên trong.
Mỗi ngày ông ăn vội vàng bữa sáng và hối hả tới nơi có tên là “văn phòng” hay “xưởng”. Bằng hai bàn tay chai sần ông đánh nhau với “con rồng 3 đầu” – công việc, đơn điệu, vắt sức. Chưa bao giờ ông thắng được con rồng, nhưng chưa khi nào ông chịu thua nó. Không biết sau khi qua đời những người cha sẽ đi đâu, nhưng chắc chắn ông sẽ không khoanh tay ngồi trên đám mây để chờ đón những đứa con gái yêu của mình. Ở nơi xa ấy, ông cũng sẽ bận bịu sửa lại những ngôi sao, tra dầu cho những cánh cửa khỏi kêu cót két, san cho con đường bằng phẳng...
(sưu tầm)


Khi người ta gửi đi một nụ cười

--------------------------------------------------------------------------------

Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn. Anh nhớ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn. Người bạn này vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi, sau bữa trưa anh boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món tiền boa quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua xổ số. Và trúng số. Ngày hôm sau chị đi nhận giải và cho một người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối anh ta trở về căn phòng tối tăm của mình. Trên đường về, anh ta thấy một chú chó con đang rét run cầm cập, anh mang nó về để sưởi ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần. Ðêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa róng riết. Chú sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà dậy và cứu tất cả mọi người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau này trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc-xin chữa khỏi một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người. Tất cả là nhờ một nụ cười.



Bài Học Cuộc Sống

--------------------------------------------------------------------------------

Khi cơn lũ đất trời đi qua, nó cuốn phăng tất cả sự bình yên và những mơ ứơc,nụ cười.
Khi cơn lũ của dòng đời cuốn trôi, sự mệt mỏi chán chường cứ đè lên đôi vai,chờ buông xuôi,nhấn chìm.
Trong cơn lũ đất trời,ta thấy sự vươn lên của những sinh linh bất hạnh,những tấm lòng nhân ái và sự hy sinh cao cả.
Trong cơn lũ cuộc đời,lúc khó khăn tôi thấy được lòng người nghiệm ra lẽ sống.
Lũ của đất trời rồi cũng sẽ rút đi,chỉ còn đọng lại phù sa,cây cỏ lại xanh tươi,kết trái.
Cơn xoáy cuộc đời rồi cũng qua,lòng ta lại bình yên thanh thản.
Hãy biết chống chọi lại với lũ.Ta sẽ có phù sa và sự bình yên tâm hồn và sẽ thấy nó không phải lúc nào cũng vô ích hoàn toàn.
__________________
 

Fuhrernam

New member
Xu
0
Cảm ơn anh Pen. có lẽ em có thật nhiều người quen nhưng có lẽ chỉ có một vài ngưofi bạn
cũng thật khó hiểu là tại sao em lại chỉ có thể là bạn của một số người thôi nhỉ. Dù em đã mở rộng lòng mình thật nhiều
 

dailuong

New member
Xu
0
Thời gian là vốn quý...

Chúng ta thường cảm thấy mình thiếu thốn về món này, món khác... nhưng rất ít khi cảm thấy mình thiếu thốn thời gian. Nói một cách chính xác hơn, sự quan tâm đến tính chất hạn chế của thời gian thật ra chỉ là vì chúng ta cảm thấy không có đủ để cho chúng ta làm được điều này điều nọ...

Chúng ta rất hiếm khi hoặc không bao giờ thấy tiếc nuối thời gian chỉ vì đó là thời gian, là vốn liếng quý báu rất hạn chế mà cuộc đời ta có được.

Khi ta sinh ra, điều chắc chắn duy nhất mà ta có thể biết được về tương lai của mình đó là ta sẽ chết. Dù là yểu mạng ở tuổi đôi mươi, hay sống thọ đến khi trăm tuổi như mong ước của nhiều người, thì cuối cùng chúng ta đều phải chết. Và mỗi ngày chúng ta trải qua trong cuộc sống, có thể hiểu một cách hoàn toàn chính xác là mỗi một bước tiến gần hơn về điểm cuối cuộc đời.

Chúng ta không hề bi quan khi thừa nhận điều này, vì đó là sự thật! Chính thái độ tránh né không đề cập đến sự thật này mới là thái độ hèn nhát, bi quan. Chúng ta thừa nhận sự thật này để thấy rõ một điều thực tế: thời gian được sống trên cõi đời này là đáng quý biết bao!

Chúng ta sẽ càng ý thức rõ hơn sự quý giá này khi nhớ rằng chúng ta không hề được đảm bảo là mình sẽ còn sống được bao lâu nữa. Tôi đã có lần chia tay với một người bạn thân, để rồi chỉ vài hôm sau nghe tin anh ta không còn nữa. Thật vậy, mạng sống quý giá này của ta có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào. Nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!

Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ... Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! Vấn đề là chúng ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao động như một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sự lao động sáng tạo cũng chính là cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra luôn luôn có những giới hạn tạm bợ của nó, và rõ ràng không thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến. Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.

Nhiều người cho rằng nhờ sức lao động điên cuồng trong những xã hội công nghiệp mà loài người chúng ta mới có được ngày hôm nay, với những chiếc xe gắn máy hiện đại, máy điều hòa không khí, máy giặt quần áo... và cho rằng những thành tựu vật chất ấy là có ý nghĩa to lớn nhất. Tôi không hoàn toàn phủ nhận điều ấy, nhưng nếu đánh đổi sự quý giá của thời gian trong một đời người chỉ để vật lộn trong các nhà máy nhằm tạo ra các tiện nghi vật chất ấy thì tôi cho là không đáng. Thật tội nghiệp cho những người có suy nghĩ như thế, và tôi sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống đơn sơ để có được thời gian cho một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Chúng ta điên cuồng lao động quên ngày giờ để làm ra của cải vật chất, nhưng cũng chỉ vì không biết nghệ thuật sống, chúng ta sẵn sàng thiêu hủy những thành tựu vật chất ấy chỉ trong chốc lát. Một quả tên lửa mà quân đội viễn chinh Mỹ bắn vào thủ đô Irak trị giá đến một triệu hai trăm ngàn đô-la, và sức tàn phá của nó hẳn cũng hủy diệt đi một giá trị vật chất tương tự hoặc nhiều lần hơn thế nữa.

Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình. Chúng ta còn được bao nhiêu thời gian trong cuộc sống? Đó là một câu hỏi không ai có thể trả lời được. Có thể là mười năm, hai mươi năm, có thể là một năm, có thể là vài ba tháng... nhưng cũng có thể chỉ là trong chốc lát nữa thôi. Vấn đề này sẽ bộc lộ hoàn toàn ý nghĩa thiết thực của nó khi chúng ta thử hình dung mình mắc phải một chứng bệnh nan y nào đó, ung thư chẳng hạn. Và phán quyết của bác sĩ cho chúng ta là một hoặc hai tháng nữa sẽ từ bỏ cuộc đời này. Thật kinh hoàng biết bao! Và khi ấy, chúng ta mới thấy tiếc nuối cuộc sống này biết bao! Thế nhưng, một thực tế là có biết bao người không hề mắc bệnh ung thư, cũng không hề được ai dự báo trước, vẫn có thể đột ngột từ bỏ cõi đời này mà không theo một quy luật nào cả. Làm sao dám chắc rằng chúng ta lại không là một trong số đó? Nếu chúng ta có đủ can đảm chấp nhận sự thật ấy, chúng ta mới có thể sống thật trọn vẹn những giây phút hiện đang có được trong cuộc sống tươi đẹp này.

Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.

Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm... Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm mầu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người quanh mình.

Cuộc sống luôn diễn ra quanh ta, nhưng rất nhiều khi ta quên đi điều ấy. Chúng ta lo toan chuyện này chuyện khác, chúng ta vất vả để có được món này món nọ... Những thứ ấy không phải là không quan trọng, nhưng chúng đều là những gì thuộc về tương lai, mà tương lai thì không thể cảm nhận được một cách cụ thể, chắc thật như giây phút hiện tại mà ta đang sống.

Khi hiểu được như vậy, chúng ta vẫn làm việc không kém phần tích cực cho những mục tiêu mà mình nhắm đến, nhưng trên cả những điều ấy là chúng ta luôn ý thức được giây phút sống hiện tại của mình.

Chúng ta đào một cái hố trong vườn để đặt cây xoài con. Mục tiêu của chúng ta là tiếp tục vun bón để một ngày mai sẽ có quả xoài thơm ngọt cho chính chúng ta hoặc con cháu của chúng ta. Nhưng quả xoài hãy còn trong tương lai. Niềm vui thật sự của chúng ta không nằm ở tương lai mà là ngay trong giây phút hiện tại này, trong từng nhát cuốc chúng ta đào, trong việc bón phân lót và đặt cây xoài con, trong việc tưới nước và che mát cho cây con... Chúng ta cần phải biết tận hưởng được niềm vui trong đó. Nếu chúng ta nghĩ đến một ngày mai con cháu chúng ta sẽ có những quả xoài thơm ngọt để ăn, thì thật ra động lực mang lại niềm vui cho chúng ta là tình thương ta dành cho con cháu, không phải bản thân việc có được quả xoài. Khi chúng ta hiểu được như thế, thì dù nhiều năm sau đó cây xoài không sống được để cho trái – và điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra – chúng ta sẽ không đau khổ. Chúng ta đã tận hưởng niềm vui ngay trong hiện tại và không có gì phải phụ thuộc vào một kết quả trong tương lai. Chúng ta đã làm hết sức mình để có những giây phút đẹp trong đời sống, và vì thế chúng ta không có gì phải tiếc nuối hay đau khổ vì những hoàn cảnh không mong muốn.

Chúng ta cũng có thể tận hưởng niềm vui cuộc sống ngay trong khi đi bộ đến trạm xe buýt hay khi đang chờ xe... Mỗi một khung cảnh mà ta được nhìn thấy quanh ta đều là những quà tặng vô giá của cuộc sống mà rất có thể ta sẽ không còn có dịp để nhìn thấy nữa. Khi tôi còn nhỏ, tôi rất mê nghe nhạc cổ điển. Nhưng máy hát đĩa trong nhà là thuộc quyền sử dụng của anh tôi, vì tôi vẫn còn quá nhỏ. Anh tôi lại rất ít khi nghe nhạc cổ điển, vì anh thích các ca khúc tiền chiến hơn. Như vậy là, cứ mỗi dịp hiếm hoi mà anh mở đĩa nhạc cổ điển, tôi liền tập trung hết cả tâm hồn mình để chú ý lắng nghe, vì tôi biết là sẽ rất hiếm khi lại được nghe lần nữa. Những lúc như thế, tôi thấy những nốt nhạc không chỉ còn là âm nhạc, mà chúng như một dòng suối tuôn chảy niềm vui về cho tôi. Quả thật là khi nghe nhạc theo cách ấy, tôi đã tận hưởng được tất cả những nét đẹp kỳ diệu trong âm nhạc.

Chúng ta cũng sẽ không phung phí thời gian để mơ mộng về tương lai hay nuối tiếc quá khứ. Từng giây phút ta đang sống trong bầu không khí trong lành quanh ta đều quý giá. Từng con người mà ta có may mắn được tiếp xúc cũng đều quý giá. Ta không thể ngồi cạnh một con người mà tâm hồn để mãi tận đâu đâu. Khi ấy, ta không cảm nhận được sự hiện hữu của người ấy, mà người ấy cũng sẽ không hề cảm thấy thật sự có ta. Niềm vui của ta chỉ có được trong một sự tiếp xúc thật lòng mà không nằm trong những mơ mộng viễn vông. Đến một bông hoa, một cành lá... chúng ta cũng cần phải tiếp xúc thật lòng như vậy mới có thể cảm nhận được sự hiện hữu và vẻ đẹp của chúng.

Thời gian quý giá vẫn liên tục trôi qua không dừng nghỉ. Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng sông, một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó. Chỉ như thế chúng ta mới không bỏ phí đi giá trị của thời gian, và mới nhận ra được hạnh phúc là một điều hoàn toàn có thật.


Tham khảo thêm: Đi tìm thời gian đã mất
 

Butco

New member
Xu
0
Chỉ cần có một niềm tin.

Chỉ cần có một niềm tin, sẽ không bao giờ là kết thúc hay tuyệt vọng! Bế tắc hay khởi đầu - là do chính bạn!
Tôi viết những dòng này cho bạn, cho tôi và cho cả những người tôi chưa hề quen biết. Mỗi khi đau buồn hay bế tắc, hãy nghĩ đến nhau, đến những người xung quanh, họ vẫn luôn bên cạnh bạn, vẫn cầu mong cho bạn được tiếp thêm sức mạnh, được bình an cả trong cuộc sống lẫn trong tâm hồn. Vì thế hãy gắng lên để vượt qua, bạn nhé!

Những thất bại, chông gai dễ làm ta nản lòng. Nhưng hãy giữ vững niềm tin dù bạn đang phải đối mặt với thất vọng, buồn đau. Và hãy nhớ rằng trong mỗi chúng ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn. Sức mạnh đó sẽ giúp ta vượt qua giông bão cuộc đời. Hãy sống và dám sống, đừng để nỗi buồn và sự tuyệt vọng chôn vùi mơ ước của bạn. Không ai có được một cuộc sống hoàn hảo cả. Sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.

Đừng bao giờ để mình bị quật ngã trước những thất bại, mà hãy xem đó là bài học vô cùng quý giá. Người ta không thua khi bại trận mà chỉ thua khi đầu hàng. Đôi khi những khó khăn, trở ngại lại rất cần thiết, vì nhờ đó chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn. Nếu cuộc sống mà không có một thử thách nào, chúng ta có thể trở nên yêu đuối, cả về thể xác lẫn tinh thần. Bạn không thể hiểu được giá trị của hạnh phúc khi chưa từng có những năm tháng bất hạnh, khổ đau. Rồi cũng chỉ khi nỗi buồn ập tới, cô đơn trống trải, sự thiếu vắng bủa vây, bạn mới hiểu giá trị của hạnh phúc vốn có quanh mình.

Vì thế, nếu hôm qua, hôm nay bạn muốn khóc vì một điều gì đó, vì một ai đó thì bạn cứ khóc đi, cứ buồn đi. Để sau đó nụ cười của bạn sẽ tươi hơn, mỗi niềm vui dù nhỏ nhoi, cũng sẽ được nâng niu... Không ai muốn nỗi buồn đau đến với mình, nhưng nếu có nó và vượt qua được nó, bạn mới nhận ra là mình mạnh mẽ và yêu cuộc sống này biết bao.




Sưu tầm từ cuốn: Cho một khởi đầu mới
 

tapchoi82

New member
Xu
0
Một câu chuyện hay!

Ngày tôi lên cốc của Thầy C trên núi Lớn thành phố Vũng Tàu, cốc là một lô cốt thời ngụy trên đỉnh núi. Phong cảnh ở đây tứ đại giao hòa, không một âm thanh tạp bẩn. Thầy nhập cốc 15 ngày, ngồi tréo chân kiết già suốt, chẳng biết làm gì trong đó. Tôi thì nằm đung đưa cái võng phía trước dưới tán cây xanh, đang nhai cuốn Kinh Dịch của Ngô Tất Tố. Có một người đến, tầm khoảng U 40. Tay cầm chai rượu trắng và mấy trái xoài xanh. Chẳng nói chẳng rằng, bày ra trên cái tấm váng dài, banh chân banh cẵng vừa nhai xoài, vừa nhâm nhi ly rượu trông như người thắng trận ăn mừng, miệng lãm nhãm suốt.
- Thầy C đâu?
- Dạ ở bên trong
- Làm gì ở trong đó
- Tôi cũng không biết nữa
- Ra đây nhậu thầy C ơi
một tiếng, hai tiếng, ba tiếng
Từ bên trong vọng ra:
Chỗ này là chỗ tu hành chứ đâu phải chỗ nhậu
im ru, miệng lãm nhãm, gặm trái xoài, uống rượu
Từ trong bước ra
- Mời anh đi chỗ khác cho, chỗ này để tu hành, không phải chỗ nhậu
- Thầy làm gì trong đó
- Tôi đang ngồi thiền chứ làm gì
- Ngồi thiền sao Thầy ra đây

Câu chuyện trên rất đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa. Người đàn ông kia cố tình quấy rối để xem khả năng tu tập của Thầy tới đâu rồi. Thầy là một kỹ sư xây dựng ở tại Sài Gòn, xuất gia tu đạo, lìa xa cái động để tìm đến cái tịnh, người không có tính thần tu học chuyên chính thì khó mà chịu nỗi khu cảnh u tịch và rắn rít trong cái lô cốt ẩm thấp này.
Thường khi ta nghe thấy cái gì tâm ta phát khởi ý niệm phân biệt: cái này màu xanh, cái này đỏ, cái này tốt, cái này xấu. Chúng ta đã ngã rồi, tâm đã nhiễm bệnh rồi. Nếu ta đang ngồi thiền mà nghe tiếng quạt, tiếng chó, tiếng người, tiếng xe rồi đem phân biệt tốt xấu thì dù có ngồi 1 giờ, 2 giờ, thậm chí 15 ngày cũng không thể định được, mà ngồi như thế thì chỉ có lỗ, tốn thời gian. Chẳng bằng ngồi 1 phút mà đạt được 1 sát na thì cũng lời lắm rồi.

Trên đây là 1 đoạn trích 1 bài mà tôi rất tâm đắc khi lang thang vào các froum khác để đàm đạo! post lên đây cho mọi người cùng suy ngẫm nhé! :D
 

Hide Nguyễn

Du mục số
8 món quà ai nhận cũng vui


Hạnh phúc là khi được được trao và nhận

Có những món quà chẳng tốn một xu nhưng lại không chỉ làm cho người nhận cảm thấy lâng lâng mà chính bạn cũng thấy lòng mình phấn chấn hẳn lên.

- Lắng nghe: Khi có người cần tâm sự, chia sẻ điều gì mà bạn lắng nghe một cách chăm chú, không ngắt lời, không lơ đãng, không nghĩ đến phản bác... nghĩa là bạn đã tặng cho họ một món quà vô giá.

- Thân thiện: Tay bắt mặt mừng, những cái hôn, ghì chặt, siết lấy tay nhau... những cử chỉ thân thiện này biểu lộ tình yêu của bạn với gia đình, bạn hữu... Đây cũng là món quà mà ai nhận cũng thích.

- Vui cười: Cùng phá lên cười khi bạn cùng ai đó xem vài mẩu tranh biếm họa, cùng đọc tiểu phẩm hài hay nghe bạn kể chuyện tiếu lâm. Như thế có khác gì bạn tặng ai đó món quà có tên: "Mình thích cùng vui cười với bạn".

22.jpg

- Khen ngợi: Đơn sơ và chân thành: "Bạn mặc bộ này trông tuyệt thật" hay "Bạn đã thực hiện công việc quá siêu" hoặc "Bữa ăn hôm đó bạn đãi mình ngon lắm"... Những lời này sẽ mang đến cho người nhận một ngày tươi vui, hạnh phúc.

- Làm việc tốt: Mỗi ngày, tùy điều kiện và hoàn cảnh của mình, bạn hãy làm một vài việc hảo tâm: Nhắc ai đó trên đường đi: "Gạt chống xe, anh ơi", hay "Hàng bị nghiêng, chị ơi"... Tất cả những món quà đó không chỉ giúp ích người nhận mà còn làm bạn cảm thấy lòng mình cũng vui vui.

- Tĩnh lặng: Đôi khi chính bạn không muốn gì khác hơn là được yên tĩnh một mình. Bởi vậy, hãy mẫn cảm với những tâm trạng như vậy và tặng món quà này cho ai đó nếu họ đang cần khoảng lặng cho riêng mình.

- Vị tình: Cách dễ dàng nhất có thể sống chan hòa với cộng đồng là sống có tình có nghĩa. Chào hỏi, cám ơn nhau, biết nói lời xin lỗi đâu phải là điều khó thực hiện. Sống có tình người bạn sẽ vui và khích lệ người khác. Khi ấy, mọi người cũng sẽ mở lòng hơn với bạn

- Thư tay: Có khi chỉ vài dòng chữ đơn sơ: "Cảm ơn vì bạn đã giúp đỡ mình" hay cả một bài thơ lãng mạn... Cho dù chỉ là một lá thư tay ngắn ngủi nhưng có khi nó nhắc người ta nhớ tới bạn mãi mãi và biết đâu nó còn làm thay đổi cả một cuộc đời. Món quà như vậy thật đáng quý.
 

thoa812

New member
Xu
0
Tình yêu và sự nghiệp

Tình yêu và sự nghiệp là hai yếu tố quan trọng, gắn bó với nhau và tạo nên phần lớn ý nghĩa trong cuộc sống của bạn. Cuộc sống sẽ thật hoàn hảo nếu bạn có được cả công danh và tình yêu.

Nhưng trên thực tế đó là một điều hiếm hoi. Cũng như hai món ăn tuyệt ngon hiếm khi có thể trộn chung để tạo thành một món đặc sản. thế nên, đừng bao giờ đi tìm hai điều lý tưởng riêng lẻ ấy theo hai hướng riêng biệt nhau mà hãy tìm mối liên hệ giữa chúng để cuộc sống của bạn dễ chịu hơn.


Jane là một nhà tư vấn tâm lý, chuyên giúp khách hàng sử dụng thời gian hiệu quả, lập kế hoạch cho sự nghiệp, giữ vững trạng thái tâm lý trước những biến động cuộc sống, tìm kiếm sự hài lòng và cân bằng trong những vấn đề như sự nghiệp, gia đình, sức khỏe, sở thích, đồng thời giúp họ cảm nhận hạnh phúc từ ngôi nhà của mình.

Dù rất yêu thích và luôn tự hào về công việc của mình nhưng đôi lúc Jane cũng cảm thấy có điều gì đó thiếu vắng. Cô nói: “Tôi bỏ thời gian ra để hướng dẫn cho người khác cách tìm thấy sự hài lòng, và rồi một ngày kia thức dậy, tôi nhận ra rằng tôi không hề hài lòng với cuộc sống của mình”. Rồi cô nhìn lại hoàn cảnh của mình bằng kiến thức tâm lý mà cô có được và bằng chính sự trợ giúp bản thân, cuối cùng, cô quyết định tìm kiếm một sự cân bằng ổn định hơn giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Cô nói tiếp: “Tôi vẫn nghĩ về khách hàng của mình và làm hết sức để giúp họ, nhưng đến một lúc nào đó trong ngày, tôi phải biết dừng lại. tôi giúp người ta theo đuổi giấc mơ của họ, nhưng để tiếp tục làm điều đó, tôi cũng phải biết theo đuổi giấc mơ của mình”.

Đa số những người có nghề nghiệp chuyên môn đều cho biết rằng đôi lúc trong sự nghiệp của họ, công việc đã chắn ngang con đường đi tìm một cuộc sống riêng tư như mong muốn.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Hãy khiếm tốn giản dị


Nhìn thấy đầy đủ con cháu. Ông mới cất tiếng nói: "Cả đời ta lo gây dựng cho con cháu, chỉ mong các con, các cháu giữ được đức tính "khiêm tốn, giản dị". Thế mà khi nằm xuống, ta nghe con cháu kể lể, tán tụng công lao của ta suốt một tuần nay. Ta thật không yên lòng mà ra đi, phải gắng gượng ngồi dậy để nhắc nhở con cháu lần cuối hãy: "Khiêm tốn, giản dị"..."

Năm 1963-1964, tôi được Bộ cử đi học một năm tại Đại học An ninh Liên Xô. Thời kỳ này ở Liên Xô đã có chuyện tế nhị trong quan hệ Xô - Mỹ nên chúng tôi ở nội trú trong trường, ít ra ngoài phố để tránh được những sự phức tạp.

Trong đoàn có hơn mười người, toàn là cán bộ lãnh đạo các Vụ, Cục và Công an các địa phương. Đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, đồng chí Ngô Ngọc Du, Thứ trưởng phụ trách công tác Đảng, gặp đoàn trước khi đi. Các đồng chí chỉ định ban lãnh đạo đoàn (đồng thời là Ban Chi ủy) gồm ba người: Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Trưởng ty Công an Hồng Quảng, làm Trưởng đoàn kiêm Bí thư Chi bộ. Tôi, Dương Khắc Thụ, được cử làm Phó đoàn, kiêm Phó Bí thư Chi bộ và đồng chí Nguyễn Văn Rỉnh, Trưởng ty Công an Lạng Sơn, là Chi ủy viên.

Đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nhắc lại lời Bác Hồ căn dặn khi đồng chí báo cáo việc cho cán bộ đi học. Bác nói: "Học về phải tự mình làm theo cách của Việt Nam chứ chẳng ai dạy bí mật cho mình đâu".

Một năm sống giữa Moskva chúng tôi hiểu thêm về nhân dân và phong tục tập quán tốt đẹp của Liên Xô. Có thể nói tình cảm của chúng tôi khi đó đã hòa nhịp cùng nhân dân Liên Xô anh em.

Chúng tôi vui mừng khi thấy Liên Xô hơn Mỹ. Chúng tôi lo lắng, băn khoăn khi nghe những việc mà Liên Xô phải nhượng bộ Mỹ. Những đợt sau tôi được sang các nước Đông Âu và qua lại Moskva nhiều lần nên càng hiểu thêm nhiều điều mới mẻ.

Chính vì tôi có điều kiện đi nhiều hơn các đồng chí khác trong các đoàn nên sau này các đồng chí trưởng, phó đoàn thường lấy tôi làm người thay mặt. Cũng vì vậy, tôi đã gặp những tình huống bị "bỏ bom" tưởng chừng thót tim.

Chẳng hạn có lần đoàn Việt Nam đến thăm một trại nuôi gà ở Bulgaria. Khi cô giáo mời mọi người cùng khiêu vũ thì đồng chí Tô Thiện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng, lúc đó là Trưởng đoàn, chỉ định "đồng chí Dương Khắc Thụ đứng dậy nhảy thay mặt cả đoàn". Tôi nghĩ thầm trong bụng: "Lần này thì gay go đây". Nhưng rồi tôi cũng đứng dậy khi cô giáo giơ tay mời, tôi một tay nắm tay cô giáo, tay kia nắm tay đồng chí Trưởng đoàn, mời cả đoàn ta cùng hát bài "Kết đoàn". Tiếng hát vang lên, lôi cuốn cả các bạn cùng vỗ tay theo nhịp hát, khi bài hát kết thúc, tất cả mọi người, cả bạn và ta cùng đứng lên vỗ tay hồi lâu mới dứt. Tôi thở phào và tự nhủ: "Thế là xong!".

Đợt sau này là vào năm 1980, đoàn chúng tôi sang học tại Học viện Cảnh sát Liên Xô, cũng ở giữa thủ đô Moskva nhưng không ở nội trú mà học trong Học viện, hết giờ về nghỉ tại khách sạn Varshava cách nơi học 9 - 10km, có xe của Học viện đưa đón. Đoàn chúng tôi gồm hơn 10 người, trong đó có anh Thưởng, Trưởng ty Công an Đường sắt; anh Tiến, Phó Giám đốc Công an Hà Nội; anh Diễn, Phó Giám đốc Công an Hải Dương… Giảng viên là người Nga được giới thiệu là Tiến sĩ Luật - khoa học xã hội đã lên lớp cho chúng tôi mấy ngày, có thói quen sau mỗi đoạn lại hỏi: "Các đồng chí đã hiểu chưa?" (tất nhiên là chúng tôi nghe giảng qua phiên dịch).

Anh Tiến ngồi cạnh tôi, nói nhỏ: Mình đầu hai thứ tóc, đánh đổ ba kẻ thù Nhật, Pháp, Mỹ thế mà "nhãi ranh" chỉ bằng tuổi con mình cứ hỏi "Hiểu chưa, hiểu chưa"… Tuy Tiến nói khẽ nhưng do phòng học hẹp, lại im ắng nên có thể là thầy đã nghe thấy vì thấy thầy nhìn xuống chỗ Tiến xong lại hỏi phiên dịch điều gì đó. Tôi chột dạ, vội lấy tay che mồm khẽ gọi phiên dịch bảo cậu ta phải dịch khác đi.

Hết giờ học tôi hỏi lại phiên dịch, đồng chí ấy bảo: "Cháu dịch là hai bác nói chuyện quê nhà".

Cứ tưởng thế là xong. Nào ngờ…

Sáng hôm sau thầy đến lớp sớm, vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Thầy nói: "Hôm nay tôi đến sớm một chút và muốn kể cho các bác nghe một câu chuyện cổ ở quê hương tôi…". Thầy bắt đầu kể bằng một giọng trầm ấm. Tuy không rành tiếng Nga, nhưng chúng tôi cũng thấy rất tình cảm.

"Ngày xưa, có hai ông bà, phải nói là nghèo xơ, nghèo xác lại đẻ nhiều con trai, con gái tất cả đến tám, chín người. Ông bà nai lưng ra làm lụng, và hết sức tằn tiện mới nuôi nổi đàn con khôn lớn.

Rồi bà mất, để lại cả gia đình ông cáng đáng.

Cứ thế bằng tài trí và công sức của mình, dần dần ông gây dựng cho mỗi con một cơ nghiệp. Tất cả trai gái, dâu rể, các cháu nội ngoại đều thấy công lao của ông là rất lớn, cứ nghĩ là ông còn sống lâu. Nào ngờ, ông bỗng sinh bệnh.

Một buổi đẹp trời, ông gọi con cháu đến đông đủ và nói rằng thấy bà về để đón ông đi. Biết ông nói mê nói sảng, nhưng con cháu vẫn tập trung tìm thầy chạy thuốc mong ông qua khỏi, còn nước còn tát. Kéo dài được năm nào hay năm ấy. Nhưng rồi bệnh mỗi ngày một nặng. Cuối cùng ông qua đời.

Sau khi ông mất, con cháu họp nhau lại bàn việc làm đám tang sao cho xứng với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Hồi ấy, theo tục lệ ở Nga, người ta quàn quan tài ông ở giữa sân, bắc rạp và cúng lễ linh đình suốt bảy ngày.

Mọi người ngồi quanh quan tài vừa khóc lóc vừa không ngớt kể lể ca ngợi công lao của ông với con cháu.

Đến ngày thứ bảy, bỗng nắp quan tài bật lên, và ông ngồi nhỏm dậy. Con cháu vội gọi nhau xúm lại, người thì mừng rỡ vì tưởng ông sống lại, người thì mê tín cho là quỷ nhập tràng sợ hãi không dám lại gần.

Nhìn thấy đầy đủ con cháu. Ông mới cất tiếng nói: "Cả đời ta lo gây dựng cho con cháu, chỉ mong các con, các cháu giữ được đức tính "khiêm tốn, giản dị". Thế mà khi nằm xuống, ta nghe con cháu kể lể, tán tụng công lao của ta suốt một tuần nay. Ta thật không yên lòng mà ra đi, phải gắng gượng ngồi dậy để nhắc nhở con cháu lần cuối hãy: "Khiêm tốn, giản dị". Có công lao đóng góp cho đời là tốt nhưng đừng nên lúc nào cũng kể công, từ đó mà sinh ra kiêu ngạo, cho mình là trên hết, không chịu học hỏi người khác, nhất là những người kém mình về tuổi đời. Hãy khiêm tốn, giản dị! Các con, các cháu hãy nhớ lấy điều này".

Nói xong, ông lại nằm xuống và lần này thì chết thật.

Ngừng một lát, thầy lại nói tiếp:

- Tôi kể câu chuyện này để các bác suy ngẫm. Ở Liên Xô cũng có những người cứ luôn luôn "khoe" chuyện Liên Xô đã hy sinh hơn hai chục triệu người để cứu cả loài người, chẳng hiểu những người ấy đã nghe chuyện này chưa? Ngay khách sạn Varshava mà các bác đang nghỉ cũng gợi cho ta suy nghĩ về đất nước Ba Lan. Về địa lý cũng như dân số, Ba Lan rất gần với Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức quốc xã đã biến Ba Lan thành một trại tập trung khổng lồ. Bảy triệu người Ba Lan đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống phát - xít. Giờ đây nhắc lại người ta đau xót, căm thù, nhưng cũng có quyền tự hào chính đáng. Nhưng nào có ai kể công lao gì đâu! Thật khiêm tốn, giản dị thay!

Thầy ngừng nói, tất cả mọi người đều im lặng suy nghĩ.

Tôi bấm vào đùi Tiến và khẽ nói: "Thế nào? Cậu đã thấy thầy Nga chưa?".

Tiến chỉ bặm môi, không nói gì…


Nguồn : CAND
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Tản mạn về một người "thua thiệt"

23_nv114.jpg


Nhà văn Nguyễn Hiếu.


Gần đây, mỗi lần ngồi với nhau ngắc ngứ trước những món nhậu, Nguyễn Hiếu hay nhắc lại cảnh cuối năm các doanh nghiệp mời các nhà báo đến dự tiệc tổng kết...

Các nhà báo ngồi với nhau, ăn quấy quá cơm canh hoặc bánh chưng với món xào, còn giò chả và thịt gà thì chia nhau mang về cho vợ con kiếm miếng. Y hệt người nhà quê đi ăn giỗ, ăn cưới, khác chăng là các nhà báo thì không gói phần bằng lá chuối non hoặc già hơ qua lửa, mà bằng giấy báo rồi kín đáo cho vào những cái cặp hay túi xách giả da.


Nguyễn Hiếu kể với ít nhiều bông đùa, không ngậm ngùi, Nguyễn Hiếu rất ít khi ngậm ngùi. Ông không phải là những gã cảm thán vặt, chỉ mỗi khi có ai đó quen miệng bảo cái ngày xưa tốt đẹp, ông mới cười cười mà kể lại.

Trong những năm tháng cơ cực ấy, Nguyễn Hiếu viết tiểu thuyết như tôi vỡ hoang đất bìa rừng để kiếm thêm nuôi vợ con. Mỗi sáng thức giấc, Nguyễn Hiếu lại ngồi vào bàn, gõ máy chữ Optima vài giờ. Ấy là Hiếu viết tiểu thuyết. Mỗi sáng viết một chương, một vài tháng thì xong một quyển. Nhuận bút thời bung ra, tiền không nhiều nhưng bấy giờ tiền còn có giá, vài tháng lại kiếm được dăm bảy chỉ vàng.

Kiểu viết ấy, hay có thể từ căn tính ông, làm cái gì cũng nhanh, nói cũng nhanh. Có thể nói ông là gã đàn ông lắm nhời, lại nói láu táu, nói cấm ai nghe ra câu gì. Uống bia với Nguyễn Hiếu lại càng không nghe ra ông nói những gỉ gì gi? Dầu sao thì văn Nguyễn Hiếu cũng tuôn chảy dào dạt, nhiều câu dài miên man tràng giang đại hải, thỉnh thoảng mới nhớ ra rằng viết văn thì phải chấm phải phẩy, thì tùy hứng nhớ đâu chấm phẩy đấy, hoặc giả mỏi tay quá thì chấm phẩy một cái chơi trước khi châm một điếu thuốc lá cuộn rồi thở khói mù mịt cả căn phòng hộâ tập thể vợ con đang say giấc về sáng.

Trong cái văn mạch ấy lẫn cả cỏ rả, như sông Hồng chảy ngang qua làng Hiếu vào mùa lũ, củi rều nhiều vô kể. Lại như những bì tải đựng thóc làm vụng làm trộm thời Kim Ngọc Vĩnh Phú quê tôi, lẫn rất nhiều rơm bụi. Và cũng giống gã nông hộ cái thời khốn khó chưa xa, ruộng làm vụng trộm đã nuôi cả nhà, còn ruộng hợp tác thì là của… Hợp tác. Trong một lần ở sâu trong rừng, sóng phát thanh lúc có lúc không, tôi nghe đài đọc một bài của Nguyễn Hiếu. Nghe xong mà không biết ông nói cái gì và nói như thế nào. Bèn có cảm giác rằng, đó là toàn bộ sự nghiệp nhà báo của ông chăng?


May là còn có vài mươi tập sách nó làm chứng rằng có một nhà văn Nguyễn Hiếu đã có mặt trên đời; từng sống và làm việc, làm việc miệt mài, như trâu cày như ngựa trận.


Nguyễn Hiếu quê ở Từ Liêm, Hà Nội, nơi có những làng thật lạ: Chèm, Vẽ, Noi (Cổ Nhuế), Cáo, Trôi, Nhổn, Xù, Gạ... và làng Sở (Nghĩa Đô) là chỗ ở của lính Chiêm Thành cũ. Thỉnh thoảng, với giọng bỡn cợt, Hiếu hay bắt chước các nhà khảo cứu mà cắt nghĩa cái sự tóc râu có màu hung hung chẳng chịu giống ai của mình. Hiếu hay tự hào về quê ngoại làng Chèm mình có Lý Ông Trọng, một kỳ nhân bị phong kiến Phương Bắc bắt cống quý nhân quý vật để bồi bổ nguyên khí cho thiên triều. Hẳn mỗi khi Hiếu về đình làng đều có cúng khấn Lý tiên sinh. Nếu thế, tôi hình dung Ngài sẽ gật gù bảo Hiếu: "Mày là con cái nhà ai mà, xem ra hình dong cũng khá, văn tài cũng được?".


Thưa ngài, khá quá đi chứ. Trong khoảng một nghìn nhà văn nước Nam đang viết hiện giờ, Nguyễn Hiếu có đóng góp cho nền văn học non trẻ một phong cách mà tôi tạm gọi là dòng chảy xô bồ của hiện thực nhìn thấy bằng tâm tưởng. Nó khác với dòng chảy ý thức của Marcel Proust, cái miên man của Nguyễn Hiếu là một hiện thực khác của đời sống xô bồ, liền mạch với ít nhiều tùy tiện cẩu thả, ít nhiều thiếu lý tính của phương Đông chúng mình.

Nguyễn Hiếu đi từ chân trời thẩm mỹ riêng đến tư tưởng. Thật lạ, một gã ăn lương để phát ngôn cho cái chung, một "con tằm" chuyên "ăn dâu" báo cáo tổng kết công tác của các doanh nghiệp thành các sợi tơ óng mượt vàng của thành tích chung; vậy mà cứ bốn giờ sáng, gã "công nhân viết" ấy lại âm thầm nhả sợi dây tư tưởng lên trang giấy. Một trong các hình tượng nghệ thuật đầu tiên của Nguyễn Hiếu là nhân vật ám thị của siêu quyền lực (Chuyện tình người điên, 1990).


Tôi đọc "Chuyện tình người điên", thấy hình tượng siêu quyền lực của Nguyễn Hiếu là của chung nhân loại. Nó có thể tái sinh và biến dạng ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào; nó như một loài nấm đã chết khô nhưng cứ có hơi ẩm là từ chỗ tưởng như không còn một mảy may dấu vết lại sinh sôi nảy nở. Nó là một tất yếu chăng?

Có một địa danh cứ trở đi trở lại trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Hiếu, đó là làng Chẹm, làng Chiện mà ai cũng biết đó là biến âm của làng Chèm quê mẹ ông. Hiếu nói có đến ba phần tư trong số hai chục cuốn tiểu thuyết của mình diễn ra tại làng này. Điều đặc biệt là ngay cả khi viết về những người đang sống, Nguyễn Hiếu cũng đi qua họ rất nhanh để đến với chân trời thẩm mỹ và tư tưởng khái quát của riêng mình. "Hội chứng ung thư" là cuốn tiểu thuyết tương đối mỏng, nó có dáng dấp một tập hợp những phóng sự nhiều kỳ chúng ta vẫn thường đọc thấy trên các báo, kể về cuộc tranh chấp quyền thừa kế nhà đất giữa những người ruột thịt, về những kẻ bị ung thư di căn đang gồng mình cố sống bằng thuốc hoặc đơn giản hơn, chỉ bằng bản năng sống trỗi dậy như ngọn đèn cạn dầu vụt sáng lên trước khi tàn lụi. Họ sống gấp, sục sôi dục tình, dối trá che đậy hoặc trơ trẽn thả con người thật như người ta thả rông chó ngoài đường. Cái ám ảnh sẽ cảnh báo chúng ta về môi trường, về đạo lý suy thoái…

Ngồi với Nguyễn Hiếu một chiều Hà Nội, tôi bảo sao mà viết khỏe thế, viết để sống hay viết để chết mà vào tuổi trên sáu mươi, mỗi năm còn đẻ ra một cuốn tiểu thuyết sáu bảy trăm trang, lại còn một vài vở kịch? Hiếu chẹp chẹp miệng mà rằng, trước nuôi con bằng tiểu thuyết, nay quen dạ rồi, cái trách nhiệm vô hình này nó ám vào người rồi. Từ 2005 đến nay "chơi" bốn cuốn, "Con Ngố" và "Tình nhân" đã in, "Dương gian trong sọt" và "Mặt nạ để đời" nhà xuất bản còn đang nhấc lên đặt xuống.


Tiểu thuyết là một sở trường của Nguyễn Hiếu, nơi dòng chảy xô bồ dào dạt của hiện thực được ông tái hiện, được trí tưởng tượng ông thỏa sức vẫy vùng. Một nhà văn khác của Hà Nội, cụ Nguyễn Tuân đã rất tài hoa khi chăm sóc các cây đại thụ con con của mình là các tùy bút và truyện ngắn; đã tỉ mẩn gọt tỉa cành nhánh cho đến từng chiếc lá. Nguyễn Hiếu ngược lại. Cái cây hiện thực của ông mọc ở mầu mỡ bãi bồi, nó thỏa sức rườm rà…

Bạn đọc ít thời gian hơn hãy đọc tiểu thuyết Nguyễn Hiếu dưới dạng các tập truyện ngắn. Vâng, với sự dào dạt xô bồ đã thành phong cách, Nguyễn Hiếu viết truyện ngắn nó vẫn cứ là các chương, hồi của một tiểu thuyết; nó là những cây còn nhỏ của một đại thụ đang độ thiếu thời, là các tiểu thuyết chưa viết hết.

Bạn đọc chưa đọc Nguyễn Hiếu bao giờ, đọc đến đây hẳn cười ruồi mà rằng, nghe các nhà văn nói về nhau cứ như chuyện "mày là tể tướng còn tao là quận công". Vậy thì bạn hãy đọc đi, văn Nguyễn Hiếu đang ở dưới mắt bạn. Đọc văn Nguyễn Hiếu, chúng ta tin ngay rằng, đây là văn của một người vồn vã nồng nhiệt với cuộc đời này.

Dù rằng, Nguyễn Hiếu là một người thua thiệt.

Nghề văn, cũng cần may mắn như mọi nghề khác. Trong cái gian nan mang tên Nguyễn Hiếu có cái cơ cực của kẻ viết nhiều viết khỏe. Riêng thơ, Hiếu đã có hơn hai trăm bài, từng hai lần ẵm giải thơ mà lần Hiếu nhớ nhất, bây giờ vẫn "khoe" là giải nhận từ tay Xuân Diệu trao cho vào năm 1973 ở Bô Đê Ga. Nó gồm 100 đồng, Hiếu tặng vợ sắp cưới 10 đồng may áo dài, đưa cho mẹ 50 đồng mua được con lợn tạ làm lễ cưới; lại còn một cái phích Trung Quốc và một cái cặp giả da màu đen.


Vậy mà, trên văn đàn, Nguyễn Hiếu gần như… vô danh. Tôi hay đùa Nguyễn Hiếu, người ta cũng làm nhà báo, nhưng làm báo hình như Trường Phước, bạn cùng lớp Ngữ văn của ông thì cả nước quen mặt nhớ tên; làm báo giấy như Xuân Ba cũng vua biết mặt chúa biết ông dại dột đi làm báo nói thành ra chả có ai biết Nguyễn Hiếu là ai. Báo thì thế, đến văn cũng chẳng biết chọn nẻo mà đi. Bạn đồng môn có cả trăm nhà phê bình, không chịu nhún mình đi nhờ ai làm PR cho nó thành nổi tiếng, thành "hiện tượng".

Tôi bình sinh không ăn theo, nói theo nên thường phát hiện ra những cuốn sách hay bị quên lãng, những nhà văn tha thủi với chân trời của riêng mình. Đi mãi thành đường, cả một đời viết văn, đọc văn, tôi có kinh nghiệm rằng, hồi Mỹ Sơn mới được phát hiện, không khí còn trong lành, chưa có lấy một mảnh giấy gói bánh, một vỏ lon bia, thánh địa nguyên sơ với vẻ đẹp độc đáo chỉ riêng Mỹ Sơn có. Còn bây giờ, họ bê nguyên xi cách chèo kéo khách du lịch, những biển hiệu quảng bá đồ ăn quán nhậu; lại những nhà nghỉ, rác rưởi, cả đến bao cao su vứt bừa bãi cũng đều giống nhau như mọi chỗ ta từng đến.

Tôi sẽ không đến Mỹ Sơn nữa làm gì. Tôi nằm nhà đọc Nguyễn Hiếu, với bao thuốc vơi vơi và một ấm trà Thái. Vừa không lo bị bắt chẹt, vừa vẫn có được cảm giác du lịch. Cuộc sống bộn bề, nhiều éo le trái khoáy cứ như cả một thời đã qua hiển hiện ngay trước mắt mình. Được bâng khuâng, thèm muốn, nhớ nhung; được tức giận trước cái ác, được hả hê khi cái ác bị trừng trị hay chỉ đơn thuần được khổ đau ngậm ngùi cùng hàng trăm số phận… Rồi lại được ngẫm ngợi, nhiều khi còn được vỗ đùi mà reo lên trước những bí mật chung của con người được phát hiện, chẳng cũng sướng sao!
reddot.gif



Nguồn : Văn Chinh _ CAND
 

small star

Moderator
Xu
94
Thời gian quý báu lắm

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử Phương Đông.
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.

img_8888.jpg


Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo: Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hợp chờ đợi.

Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.

Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:

- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!

Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.

Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...

Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.

Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.

Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Theo cuốn “Bác Hồ, con người và phong cách” - NXB Lao động, H.1993, T.1
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Sheldon Adelson vươn lên từ nghèo khổ



Từ một đứa trẻ bán báo dạo, Sheldon Adelson đã tự lực vươn lên trở thành tỉ phú, cũng là một trong những doanh nhân thành đạt nhất thế giới.
Sheldon Adelson sinh năm 1933, lớn lên tại Dorchester, khu dân Do Thái nghèo khó gần thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ). Cha mẹ cậu bé đều là dân Do Thái nhập cư, cha làm nghề lái taxi.


Thuở nhỏ, Adelson đã phải bươn chải rất sớm. Vay của người chú được 200 USD làm vốn, cậu sống tự lập bằng cách bán báo dạo ở khắp các góc đường trong thành phố khi mới 12 tuổi đầu.



Sau khi tốt nghiệp trung học, Sheldon Adelson học cao đẳng ở thành phố New York nhưng lại bỏ giữa chừng để theo đuổi nghiệp kinh doanh, từ buôn bán bộ dụng cụ đựng mỹ phẩm đến môi giới bất động sản, tư vấn tài chính và đầu tư...


Sự nghiệp của anh khởi sắc khi Hội chợ máy tính Comdex được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1979 tại Las Vegas rồi tiếp tục diễn ra đều đặn vào tháng 11 suốt các năm 1980 đến 1990.


Nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, nhận thấy xu hướng phát triển của ngành công nghiệp máy tính cùng nhu cầu giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp với khách hàng, Adelson tìm cách tổ chức hội chợ máy tính để đáp ứng nhu cầu này, và thu được lãi to từ chênh lệch giá cho thuê mặt bằng tổ chức hội chợ (giá thuê 0,25 USD/m2, giá cho thuê 25 USD/m2).


Năm 1988, Sheldon Adelson cùng một số người bạn hùn vốn mua lại toàn bộ hệ thống khách sạn và sòng bạc Sands của Tập đoàn Kirk Kerkorian với giá 128 triệu USD.


Sheldon Adelson lúc ấy chỉ hình dung việc sử dụng diện tích của Sands để tổ chức những hội chợ triển lãm quy mô hơn, không ngờ đó lại là duyên may đưa ông đến với thành công tột đỉnh nhờ vào kinh doanh sòng bạc như ngày hôm nay.


Cuối những năm 1990, Trung tâm Tổ chức sự kiện Sands của Adelson hoàn công, trở thành một trong những trung tâm tổ chức sự kiện lớn nhất nước Mỹ.



Năm 1991, trong chuyến đi hưởng tuần trăng mật với người vợ sau, Adelson tìm thấy ý tưởng xây dựng một khu phức hợp khách sạn, nhà hàng, sòng bạc lớn.


Lập tức, ông cho san bằng toàn bộ khu Sands và đầu tư 1,5 tỉ USD xây dựng nên Venetian hiện đại, xa hoa, sang trọng bậc nhất, với lối kiến trúc độc đáo, được đánh giá là một trong những hệ thống khách sạn tốt nhất thế giới. Sòng bạc của Sheldon Adelson thành công nhờ vào những tiện ích, dịch vụ mà ông dành cho khách hàng.


Các ý tưởng của ông xem ra khó hiểu so với các chủ sòng bạc khác. Đơn giản là ông muốn khách hàng đến với Las Vegas Sands như tới một chốn giải trí, thư giãn cuối tuần, chứ không chỉ đơn thuần vì trò đỏ đen.


Năm 1995, Sheldon Adelson cùng các cộng sự quyết định bán Công ty máy tính Comdex cho SoftBank - ngân hàng của Nhật Bản với giá 862 triệu USD, trong đó cổ phần của Adelson là 500 triệu USD.


Năm 1999, ông dùng số tiền thu được từ việc bán Comdex để mở rộng vương quốc casino của mình sang Macao, ông đầu tư 265 triệu USD để xây dựng một Sands Macao rực rỡ dọc bờ biển theo phong cách Las Vegas.


Công trình được hoàn công năm 2004, vốn đầu tư ban đầu được thu hồi chỉ trong vòng một năm! Năm 2006, Adelson nhận được giấy phép đầu tư casino resort tại vịnh Marina (Singapore) với tổng số vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD. Dự kiến công trình này sẽ được khai trương vào năm 2009.


Theo các nhà nghiên cứu khởi nghiệp, con đường đến với thành công của Sheldon Adelson có thể được đúc kết qua các bài học sau:



1.Luôn tin vào cơ hội mới: Tinh thần lạc quan trong kinh doanh là một trong những yếu tố đưa Adelson đến với thành công. “Tôi xem cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi.


Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, tôi sẽ đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết cả” - nhà tỉ phú nói về triết lý kinh doanh của mình.


2.Làm kinh doanh phải chặt chẽ: “Tôi có lời khuyên dành cho các thế hệ doanh nhân trẻ là khi kinh doanh phải nghiêm khắc và chặt chẽ. Nhà lãnh đạo phải tuân thủ các quy tắc đảm bảo cho mỗi chi tiết dù nhỏ nhất cũng phải hoàn toàn chính xác. Chúng ta phải kiểm tra và siết chặt từng con ốc thì cỗ máy doanh nghiệp mới vận hành tốt được” - Sheldon Adelson chia sẻ.


3.Tập phát triển tầm nhìn: Theo Sheldon Adelson, tầm nhìn của các doanh nhân không phải tự nhiên có mà mỗi người phải học cách phát triển nó bằng cách quan sát, phân tích và dự đoán tương lai của doanh nghiệp mình, sau đó so sánh kết quả và tự hỏi bản thân có thể làm tốt hơn không.


4.Kinh doanh là niềm vui, không phải vì tiền: “Tiền không đủ mang lại niềm vui để chúng ta thành công” - Chủ tịch Tập đoàn Las Vegas Sands đã chia sẻ với các sinh viên trường đại học Boston như thế.


5.Sẵn sàng đối mặt rủi ro: Adelson cho rằng nếu không có rủi ro thì sẽ không có lợi nhuận cao. Con đường sự nghiệp của ông cũng chứng tỏ khả năng đối mặt với rủi ro để cuối cùng đạt được những lợi nhuận to lớn. Một ví dụ điển hình là Adelson quyết định cho san bằng toàn bộ Sands cũ để xây nên một Venetian nổi tiếng ngày nay.


6.Sử dụng nhân tài: “Theo thói quen, các doanh nghiệp thường tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm, điều đó cũng tốt nhưng nếu muốn doanh nghiệp nổi bật, hãy chọn được những người tài” - Adelson khuyên.




Theo Saga
 

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tình yêu và sự nghiệp

Tình yêu và sự nghiệp là hai yếu tố quan trọng, gắn bó với nhau và tạo nên phần lớn ý nghĩa trong cuộc sống của bạn. Cuộc sống sẽ thật hoàn hảo nếu bạn có được cả công danh và tình yêu.
Khó. Rất khó để cân bằng.
Còn chọn một trong hai thì luôn có cái giá :(
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top