Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Với việc tồn tại qua hàng ngàn năm bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, cột sắt không gỉ ở Ấn Độ đã trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử nhân loại.
Nhìn bề ngoài, đó chỉ là một cây cột bằng sắt nguyên khối cao 7,21 m tính từ mặt đất, đường kính của cột giảm dần từ 420 mm ở chân cột còn 306 mm khi lên đến đỉnh. Các hoa văn trên cột tuy khá sắc nét, nhưng không có gì đặc biệt.Ở giữa cột là một đoạn văn tự viết bằng tiếng Phạn cổ, với nội dung ca ngợi một vị vua. Vậy điều gì khiến công trình “không có gì đặc biệt” này trở nên nổi tiếng khắp thế giới? Bí mật nằm ở chỗ mặc dù được làm bằng sắt từ thời cổ đại, nhưng qua hàng nghìn năm, trên thân cột chưa hề xuất hiện một vết gỉ sét nào. Cột sắt này vẫn đứng vững trước sự ăn mòn của thời tiết, đây là điều mà ngay cả công nghệ hiện đại ngày nay cũng không thể sánh kịp.
Cây cột này có thành phần sắt nguyên chất lên đến 99,72%, và theo giáo sư A.P. Gupta, trưởng Khoa Khoa học ứng dụng và nhân văn thuộc Viện Công nghệ và Quản trị ở Ấn Độ, mặc dù ngày nay sắt có thể được rèn với độ nguyên chất lên đến 99,8%, nhưng thành phần trong đó sẽ phải chứa mangan và lưu huỳnh, còn trong cây cột này người ta lại không tìm thấy 2 thành phần nói trên.Điều này khiến giới khoa học hiện đại không khỏi kinh ngạc và tò mò về kỹ thuật luyện kim của người Ấn Độ cổ. Bởi ngay cả với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, việc tạo ra được sắt nguyên chất 100% cũng là điều hết sức khó khăn. Ngoại trừ một số mẫu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thì ngay cả trong các công trình có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt về chất lượng, sắt được sử dụng cũng vẫn chứa một hàm lượng tạp chất nhất định.
Hơn nữa, bản thân chiếc cột được chế tạo nguyên khối với trọng lượng ước tính khoảng 6,5 tấn này cũng là điều không thể nào giải thích được vào thời điểm nó ra đời, bởi kỹ thuật luyện kim và chế tác thời đó không thể giúp con người làm được điều này.Nhiều người tin rằng cây cột bí ẩn này là sản phẩm của một nền văn minh khác do những người ngoài hành tinh mang đến Trái đất từ thời xa xưa. Một số khác lại khẳng định, cột sắt Delhi được các thế lực siêu nhiên, các vị thần bảo vệ khỏi sự tàn phá của thời gian. Chính những bí hiểm đó đã khiến cột sắt Delhi trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Ấn Độ.
Để bảo vệ “con gà đẻ trứng vàng” này, từ năm 1990, chính quyền địa phương nơi đây đã phải dựng hàng rào bằng sắt bao quanh, ngăn không cho du khách tiếp xúc trực tiếp với cây cột. Từ đó đến nay, họ đã nhiều lần phải thay các hàng rào này do… gỉ sét, còn đối tượng được bảo vệ thì vẫn trơ trơ.
Tổng Hợp
Cây cột này có thành phần sắt nguyên chất lên đến 99,72%, và theo giáo sư A.P. Gupta, trưởng Khoa Khoa học ứng dụng và nhân văn thuộc Viện Công nghệ và Quản trị ở Ấn Độ, mặc dù ngày nay sắt có thể được rèn với độ nguyên chất lên đến 99,8%, nhưng thành phần trong đó sẽ phải chứa mangan và lưu huỳnh, còn trong cây cột này người ta lại không tìm thấy 2 thành phần nói trên.Điều này khiến giới khoa học hiện đại không khỏi kinh ngạc và tò mò về kỹ thuật luyện kim của người Ấn Độ cổ. Bởi ngay cả với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, việc tạo ra được sắt nguyên chất 100% cũng là điều hết sức khó khăn. Ngoại trừ một số mẫu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thì ngay cả trong các công trình có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt về chất lượng, sắt được sử dụng cũng vẫn chứa một hàm lượng tạp chất nhất định.
Hơn nữa, bản thân chiếc cột được chế tạo nguyên khối với trọng lượng ước tính khoảng 6,5 tấn này cũng là điều không thể nào giải thích được vào thời điểm nó ra đời, bởi kỹ thuật luyện kim và chế tác thời đó không thể giúp con người làm được điều này.Nhiều người tin rằng cây cột bí ẩn này là sản phẩm của một nền văn minh khác do những người ngoài hành tinh mang đến Trái đất từ thời xa xưa. Một số khác lại khẳng định, cột sắt Delhi được các thế lực siêu nhiên, các vị thần bảo vệ khỏi sự tàn phá của thời gian. Chính những bí hiểm đó đã khiến cột sắt Delhi trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Ấn Độ.
Để bảo vệ “con gà đẻ trứng vàng” này, từ năm 1990, chính quyền địa phương nơi đây đã phải dựng hàng rào bằng sắt bao quanh, ngăn không cho du khách tiếp xúc trực tiếp với cây cột. Từ đó đến nay, họ đã nhiều lần phải thay các hàng rào này do… gỉ sét, còn đối tượng được bảo vệ thì vẫn trơ trơ.
Tổng Hợp