• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

songngu

Active member
Xu
57
Copywriter có thể là người làm việc độc lập cũng như tự làm cho chính mình, “tay ngang” cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Họ cũng có thể làm việc như một nhân viên bình thường trong một tổ chức nào đó, thường là các công ty quảng cáo, các công ty PR, các phòng quảng cáo của những công ty lớn, các đài phát thành, truyền hình, báo hoặc tạp chí.

Copywriter
= copy + writer : Copy là phần thuật ngữ chỉ phần nội dung bằng lời trong một mẫu quảng cáo. Writer có nghĩa là người viết. Nghĩa chung là Người viết lời quảng cáo.

benh-nghe-nghiep-ke-toan.jpg

Copywriter là người chịu trách nhiệm viết nội dung quảng cáo và nghĩ ra các khái niệm sáng tạo, trong công việc thường cộng tác với Art Director hoặc Creative Director.

Một copywriter thường hoạt động như là một thành viên của một nhóm thực hiện quảng cáo.

Thông thường, các phòng, các công ty quảng cáo, thường làm việc với copywriter thông qua một vị trí là giám đốc sáng tạo – Art Director. Người làm copywriter phải có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo sẽ biến nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận. Cả hai vị trí này đều phải tỏ ra hết sức sáng tạo, hiệu quả, có sức thuyết phục.

Nghề copywriter cũng khá giống với nghề technical writer.

Để phân biệt hai nghề này, có thể nói rằng người làm technical writer là người viết ra để thông tin tới người đọc hơn là để thuyết phục họ. Ví dụ, người làm copywriter phải viết một đoạn quảng cáo để bán được một chiếc xe, trong khi người làm technical writer là người viết hướng dẫn sử dụng chiếc xe đó.

Nghề copywriter đôi khi còn bị nhầm với nghề copyright bởi vì phát âm gần giống nhau.

Tuy nhiên đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.

Trên thế giới có rất nhiều copywriter nổi tiếng như David Ogilvy, William Bernbach, Robert W. Bly, Gary Bencivenga, Dominik Bjegovic, Jay Abraham, Clayton Makepeace, Larry Owen, Patrick Pacacha, and Leo Burnett.

Hiện nay, nghề này đang rất phát triển, nhất là khi internet là một kho công cụ vô tận trợ giúp đắc lực cho những người làm nghề này.

Công việc cụ thể của một copywriter là gì?

Copywriter phát triển thông điệp và nội dung bằng lời của mẫu quảng cáo. Thông thường CW sẽ làm việc với A.D – Phụ trách nội dung non-text, những yếu tố quyết định góc nhìn của công chúng tiếp nhận quảng cáo.

Công việc có thể bao gồm: Viết slogan quảng cáo cho poster hay tờ rơi, brochures, kịch bản âm thanh cho quảng cáo trên TV và radio

Quy trình làm việc thường là:

1. Nhận Brief ( bản mô tả tóm tắt từ bộ phận quản lý khách hàng – bao gồm thông tin cần thiết về khách hàng, sản phẩm và khách hàng mục tiêu của sản phẩm)
2. Làm việc với A.D phát thảo và phát triển ý tưởng. Có thể làm việc trực tiếp với Designer.
3. Chọn lọc ý tưởng và làm việc với C.D
4. Chọn 3-5 ý tưởng và chuyển cho khách hàng duyệt hoặc thực hiện Presentation.
5. Chỉnh sửa theo ý khách hàng và tiến hành thực hiện viết hoàn chỉnh.

Ngoài ra CW còn phải viết Direct mail, Email, Leaflets, Brochures, newsletter (bản tin định kỳ), Press Ads (Mẫu quảng cáo trên báo), TVC/Spot, kịch bản quảng cáo trên Radio v.v…CW còn có thể phải phụ trách một mảng công việc PR về doanh nghiệp , thông cáo báo chí, hồ sơ đấu thầu, nghiên cứu phân tích thị trường, kịch bản Event, hội nghị v.v…

Từ nay tôi sẽ làm tay ngang CW :)

Nguồn: Tổng hợp
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Sâm Cầm

New member
Xu
0
Mọi ý tưởng, giải pháp được khuyến khích trình bày dưới dạng viết. Chưa bàn đến hình thức trình bày, văn phong, từ ngữ sử dụng… các nhà điều hành đều coi trọng chữ trên giấy hơn lời nói.

Thói quen của người đọc


1. Lật qua

Độc giả sẽ lựa chọn dọc cái gì bằng cách lật qua các trang báo. Không giống như đọc tiểu thuyết, đọc báo và tạp chí có thể giở thoải mái. Bắt đầu bằng trang nhất, nhưng ngay sau đó người đọc xem trang cuối, xem trang trong từ đấu đến cuối hay từ cuối lên đầu, dừng lại ở chỗ nào đáng chú ý

Những yếu tố nào gây chú ý ở độc giả?

  • Các tít trên trang nhất.
  • Đầu đề các chuyên mục: độc giả này bị thu hút bởi đề tài Kinh tế, độc giả khác lại chú ý tới mục Thời trang.
  • Các loại tít của từng bài báo (tít chính, tít phụ).
  • Minh hoạ: ảnh, tranh, đồ hoạ.
  • Tên tác giả.
  • Những chuyên mục cố định: bình luận, xã luận, hình vẽ.
  • Tóm tắt
Các yếu tố trên là lựa chọn đầu tiên và ghi nhớ ngay tức khắc.

2. Đọc lượt

Độc giả trở lại với những nội dung đã thu hút họ và chú ý đến những yếu tố khác trong bài báo.

  • Sapo: cung cấp thông tin cơ bản và gợi tò mò (thường là đoạn in đậm, nằm sau tít, nói lên toàn bộ ý của bài báo, đừng nhầm nó với đoạn tóm tắt vì sapo có thể đứng tách rời khỏi bài báo, với người đọc không có nhiều thời gian chỉ cần xem sapo, khi cần thông tin chi tiết thì mới đọc kỹ cả bài báo).
  • Tít xen và mở đầu các đoạn: nằm trong bài báo, chúng có tác dụng giãn mắt và dẫn dắt vào bài báo.
  • Hộp (box) : thu hút chú ý vào thông tin nổi bật.
  • Mở đầu bài: câu đầu tiên quan trọng nhất.
  • Kết luận: câu cuối cùng, cảm tưởng cuối cùng.
Nếu vội, đọc giả có thể dừng ở cấp độ đọc thứ hai này. Nếu các yếu tố này được viết tốt, chúng sẽ thu hút độc giả đọc toàn bộ bài báo. Các yếu tố thuộc hai cấp độ đọc đầu tiên đóng vai trò marketing.

3. Đọc kỹ

Việc độc giả có đọc kỹ hay không phụ thuộc vào cấu trúc bài báo và phong cách viết: vừa phải viết hay, vừa phải trình bày rõ ràng.

4. Bình luận

Giở lướt qua các trang báo giúp người đọc định hình những gì sẽ đọc và thứ tự các bài báo trong toàn bộ tờ báo cũng như trong mỗi trang.

Các cấp độ đọc không phụ thuộc nhau, vì người ta có thể đọc vào những thời điểm khác nhau, và không bắt buộc đọc cái này sau cái kia. Điều này dẫn đến việc:

  • Phải nhắc lại thông tin của tít trong sapo và phần đầu bài báo.
  • Không được gắn sapo với tít cũng như trong phần mở đầu bài báo, nhất là bằng cách dùng tính từ chỉ định (điều này, người này…)
 

Sâm Cầm

New member
Xu
0
Viết bài

Mở đầu

Đây không phải là một đoạn mở đầu dài dòng giới thiệu sự việc, nhân vật, hay vấn đề, mà là ngược lại. “Catch phrase”: nó phải tóm được độc giả! Đây là một trong những đoạn khó viết nhất trong một bài báo. Những không phải bao giờ phóng viên cũng có cảm hứng khi đặt bút viết. Chính vì thế phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào thu hút được người đọc? Làm thế nào để đưa ra “cú đấm quyết định” cho bài báo của mình?

Đanh thép, cô đọng, nhịp nhàng, đó nhất thiết phải là một câu ngắn. Các từ ngữ đi thẳng vào vấn đề, sao cho độc giả hiểu ngay chủ đề của bài báo. Mở đầu phải độc lập với các tít, sapô và viết một cách tự do. Đây là một mẹo viết thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả. Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người.

Sau đây là một số cách viết phổ biến:
- một bức ảnh: định vị sự việc bằng một miêu tả. Độc giả cần được “nhìn thấy”.
- một trích dẫn: thích hợp khi một hoặc nhiều người được phỏng vấn.
- một câu chuyện: một giai thoại, miễn là có ý nghĩa. Độc giả rất thích.
- một công thức quen thuộc: có liên quan đến chủ đề.
- đổi hướng công thức: thay đổi một từ và dùng một câu nổi tiếng.
- một hình ảnh: hình ảnh này sẽ là biểu tượng của bài.
- một châm ngôn: có thể tự nghĩ ra hoặc lấy trong dân gian.
- một nghịch lý: đề cập tới chủ đề bằng cách không ai ngờ tới.
- một điều kỳ cục: gợi sự tò mò bằng một hình ảnh, một sự việc bất bình thường hoặc lạ.
- một khẳng định: phải có ý nghĩa hoặc bất ngờ.
- một câu hỏi: không nên lạm dụng và đưa ngay ra câu trả lời.
- một sự tương tự: liên tưởng tới một hình ảnh hoặc kỷ niệm của độc giả.
- một sự mỉa mai, một câu khác thường, một câu chơi chữ…

Trong một tờ báo/bài viết cần có những mở đầu khác nhau. Nhà báo cần đổi mới. Với loại bài tin tức dạng hàng ngày thì chỉ cần đưa ra sự việc và thông điệp chủ yếu có tính thời sự.

Kết bài

Làm thế nào để độc giả có ấn tượng tốt về bài báo? Phần kết của bài không phải là:
- nơi chúng ta vội vã lướt qua những gì chưa nói trong bài.
- một bài học đạo đức (không nên thêm mắm muối vào bài báo).
- một kết luận của bài văn nghị luận có tính tóm tắt hay tổng hợp.
- một lời chào: đừng viết “phần tiếp theo ở số báo sau…”. Một bài báo là một tác phẩm hoàn chỉnh.

Không nhất thiết phải có kết luận đối với các bài mang tính thông tin thuần túy, các phỏng vấn (trừ phi chọn được câu hỏi cuối cùng thật hay). Ngược lại, tường thuật và bình luận bắt buộc phải có kết.

Yêu cầu cũng giống như với phần mở đầu. Mạnh mẽ, dứt khoát, kết luận phải dùng câu ngắn, hình tượng, độc đáo. Nó đem lại cảm tưởng cuối cùng. Thông thường, trước phần kết có hai hoặc ba câu, cũng ngắn, chuẩn bị cho “kết luận của kết luận”. Đôi khi chỉ cần một hay hai chữ là đủ.

Kết bài giúp cho người biên tập:
- mở ra góc độ mà anh ta đã đóng lại tối đa ở ngay đầu bài báo. Vì vậy nó gợi sự quan tâm, tò mò, đặt câu hỏi và mở ra triển vọng.
- đóng góc độ lại, bằng cách quay lại với thông điệp cốt lõi (khóa cái khóa lại).

Một mẹo hay: câu cuối cùng dùng lại các từ của tít hoặc ít nhất là một số từ./.


Tổng hợp
 

thuyy1996

New member
Xu
0
Các contenter ở Việt Nam hiện nay thường đều là Copywrite chứ không hoàn toàn là các writter. Nên nội dung thường kém hơn rất nhiều, không có tính sáng tạo.
cũng k hẳn bác ạ, nhiều công ty vẫn có seoer tự viết content, và nhiều công ty cùng lĩnh vực copy lại, thành ra gây nhàm chán cho người đọc
 

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Content theo phong cách quảng cáo?

Chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thực sự thành công với Content Marketing. Lý do chính những nhãn hàng thất bại vì thiếu dẫn dắt bởi chiến lược rõ ràng & làm content theo phong cách của làm quảng cáo truyền thống (Nguồn: Tạp chí Marketing Adage, Mỹ).

Content làm theo “phong cách của làm quảng cáo” nghĩa là thế nào?

Động cơ của một content creator là chia sẻ những kiến thức hữu ích, những câu chuyện thú vị. Những kiến thức & câu chuyện này mới là nguyên liệu làm nên một content hay. Muốn có nhiều câu chuyện & kiến thức người làm content phải hiểu cuộc sống, biết nhiều & phong phú về trải nghiệm. Việc lồng ghép thương hiệu vào content chỉ hiệu quả khi có sự tương thích & tính tự nhiên giữa hai bên. Không có câu chuyện hay, không có kiến thức hữu ích, các video clips, bài viết content gây cảm giác gượng gạo ở người xem, người đọc.
Mục tiêu chính của content là xây dựng hình ảnh thương hiệu thú vị, hấp dẫn & có cảm xúc. Nếu có sales thì là soft sales - sales đến gián tiếp từ việc khách hàng thích thú yêu quý thương hiệu. Mục tiêu chính của quảng cáo là bao nhiêu đơn hàng, doanh số cửa hàng tăng bao nhiêu tức thì ngay sau khi chạy quảng cáo.

Phong cách content (viết, viral clip hay hình ảnh) thường mang âm hưởng kể chuyện, hội thoại hoặc tự sự. Với content, không chỉ là nội dung về cái gì, mà phong cách content như thế nào cũng quyết định đến mức độ thu hút của bài content. Đây là kỹ năng rất khó của người làm content. Nhiều khi chỉ vì áp lực sales quá lớn, một founder hay content writer viết content không khác gì viết quảng cáo. Cái dở là dùng nguyên liệu của content nhưng âm hưởng của quảng cáo.

Trong trường hợp bí content, cách tốt nhất của content writer là viết thẳng theo phong cách quảng cáo. Trực diện, ngắn gọn, không dẫn dắt loằng ngoằng. Dạng nào ra dạng đó, pha tạp khiến người đọc dễ bỏ qua.

Copywriting không bắt đầu từ ngòi bút. Copywriting đã bắt đầu trước đó rất lâu từ lối tư duy của người cầm bút. Ngòi bút thực chất chỉ làm mỗi nhiệm vụ viết ra những điều này mà thôi.


BrandSon/Interloka
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top