Công thức sinh học 10

ledoanhcamau

New member
Xu
0
BẢNG CÔNG THỨC VẬN DỤNG SINH HỌC 10
a. ADN.
- Số nucleotit mỗi loại trong gen: A = T ; G = X.
- Số nuclêotit mỗi loại trên từng mạch đơn của gen:
A[SUB]1[/SUB] = T[SUB]2[/SUB] ; T[SUB]1[/SUB] = A[SUB]2[/SUB] ; X[SUB]1[/SUB] = G[SUB]2[/SUB] ; G[SUB]1[/SUB] = X[SUB]2[/SUB]
A[SUB]1[/SUB] + T[SUB]1[/SUB] + G[SUB]1[/SUB] + X[SUB]1[/SUB] = A[SUB]2[/SUB] + T[SUB]2[/SUB] + G[SUB]2[/SUB] + X[SUB]2[/SUB] = N/2
- Số nucleotit mỗi loại của gen:
A = T = A[SUB]1[/SUB] + A[SUB]2[/SUB] = T[SUB]1[/SUB] + T[SUB]2[/SUB] = A[SUB]1[/SUB] + T[SUB]1[/SUB] = A[SUB]2[/SUB] + T[SUB]2[/SUB]
G = X = G[SUB]1[/SUB] + G[SUB]2[/SUB] = X[SUB]1[/SUB] + X[SUB]2[/SUB] = G[SUB]1[/SUB] + X[SUB]1[/SUB] = G[SUB]2[/SUB] + X[SUB]2[/SUB]
- Tổng số nucleotit trong gen: N = 2A + 2G = 100%N (nucleotit)
- Số chu kì xoắn trong gen: C = N/20 (vòng)
- Chiều dài của gen: L = (N/2) . 3,4A[SUP]o[/SUP] (A[SUP]o[/SUP])
- Khối lượng của gen: M = N . 300 đvC (đvC)
- Số liên kết hiđrô: H = 2A + 3G (liên kết)
- Tổng số liên kết hóa trị trong gen: HT = 2 . (N – 1) (liên kết)
- Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit: HT = N – 2 (liên kết)
* Cơ chế tự nhân đôi của ADN.
Gọi k là số lần tự nhân đôi.
- Số phân tử ADN con được tạo ra: 2[SUP]k[/SUP]
- Số phân tử ADN được tạo thêm: 2[SUP]k[/SUP] – 1
- Số phân tử ADN được tao ra hoàn toàn từ nguyên liệu mới: 2[SUP]k[/SUP] – 2
- Tổng số nucleotit mà môi trường cung cấp: N[SUB]mt[/SUB] = N . (2[SUP]k[/SUP] – 1)
- Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp:
A[SUB]mt[/SUB] = T[SUB]mt[/SUB] = A . (2[SUP]k[/SUP] – 1)
G[SUB]mt[/SUB] = X[SUB]mt[/SUB] = G . (2[SUP]k[/SUP] – 1)
- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: H[SUB]p[/SUB] = H . (2[SUP]k[/SUP] – 1)
- Số liên kết hiđrô hình thành: H[SUB]ht[/SUB] = H . 2[SUP]k[/SUP]
- Số liên kết hóa trị hình thành:
HT[SUB]ht[/SUB] = N – 2 (qua 1 lần tự sao)
HT[SUB]ht[/SUB] = (N – 2) . (2[SUP]k[/SUP] – 1) (qua k lần tự sao, đk: liên kết giữa các nucleotit)
HT[SUB]ht[/SUB] = (2n – 2).(2[SUP]k[/SUP] – 1) (qua k đợt tự sao; đk: lk giữa công thức trong pt ADN)
- Thời gian tự sao: TG = (N/2) . dt (dt- là thời gian tiếp nhận và liên kết 1 nucleotit)
Hoặc TG = N/tốc độ tự sao

b. ARN.
- Tổng số ribo nucleotit: rN = rA + rU + rG + rX = N/2 = 50%N
- Chiều dài: L[SUB]ARN[/SUB] = rN . 3,4A[SUP]o[/SUP]
- Khối lượng: M[SUB]ARN[/SUB] = rN . 300đvC
- Tổng số liên kết hóa trị:
HT = rN – 1 (liên kết giữa các nucleotit)
HT = 2rN – 1 (liên kết giữa đường và axit photphoric)
* Cơ chế tổng hợp ARN.

Gọi n là số lần sao mã.

- Số ARN được tạo thành = n.
- Số ribonucleotit các loại mà môi trường cung cấp rN[SUB]mt[/SUB] = rN . n

c. Prôtein.

- Số aa trong phân tử protein hoàn chỉnh = (N/6) – 2 = (rN/3) – 2 (aa)
- Số liên kết peptit = (N/6) – 3 = (rN/3) – 3 (liên kết)
- Chiều dài = số aa . 3 A[SUP]o [/SUP](A[SUP]o[/SUP])
- Khối lượng = số aa . 110 đvC (đvC)

d. Công thức Nguyên Phân
Gọi x là số tbào mẹ ban đầu có bộ NST lưỡng bội 2n.
k là số lần nguyên phân liên tiếp.
1. Tổng số TB con được tạo thành = 2[SUP]k[/SUP] .x
2. Số TB mới được tạo thành từ nguyên liệu môi trường = (2[SUP]k[/SUP] – 1).x
3. Số TB mới được tạo thành hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường:
(2[SUP]k[/SUP] – 2).x

4. Tổng NST có trong các TB con: 2n. x. 2[SUP]k[/SUP]
5. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với số NST là
2n.(2[SUP]k[/SUP] – 1).x


e. Công thức Giảm Phân.

Gọi x là số TB mẹ ban đầu( bộ NST lưỡng bội là 2n).
1. x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân có x. 2[SUP]k[/SUP] TBSD chín
2. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho k lần nguyên phân liên tiếp là x. 2n.(2[SUP]k[/SUP] – 1)
3. Với x. 2[SUP]k[/SUP] TBSD chín à giảm phân à 4. x. 2[SUP]k[/SUP] tế bào con.
Với 4. x. 2[SUP]k[/SUP] tế bào con thì có 4. x. 2[SUP]k[/SUP] tinh trùng ở giống đực và x. 2[SUP]k[/SUP] trứng ở giống cái.
- Tổng NST trong 4. x. 2[SUP]k[/SUP] tinh trùng là n.4. x. 2[SUP]k[/SUP]
- Tổng NST trong x. 2[SUP]k[/SUP] trứng là n. x. 2[SUP]k[/SUP]
4. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho quá trình giảm phân là x. 2n .2[SUP]k[/SUP]
- Tổng nguyên liệu môi trường cung cấp cho x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân và giảm phân là x. 2n ( 2.2[SUP]k[/SUP] – 1)
5. Gọi n là số cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau.
r là số cặp NST tương dồng xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm(r ≤ n).
* Nếu không xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra là 2[SUP]n[/SUP]
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử là 1/2[SUP]n[/SUP]
- Số loại hợp tử tạo ra là 4[SUP]n[/SUP]
* Nếu xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra là 2[SUP]n +r[/SUP]
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử là 1/2[SUP]n +r[/SUP]
- Số loại hợp tử tạo ra phụ thuộc vào TĐC xảy ra ở 1 hay 2 bên đực , cái.

CÔNG THỨC TỔNG HỢP NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

(Từ 1 tế bào mẹ ban đầu)
Số lượng NST đơn mới cung cấp cho nguyên phân.
- Nguyên liệu cung cấp tương đương: (2[SUP]k[/SUP] – 1).2n
- Nguyên liệu cung cấp tạo nên các NST đơn có nguyên liệu mới hoàn toàn: (2[SUP]k[/SUP] – 2).2n
- Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành (hoặc bị phá huỷ) để tạo ra các tế bào con sau k đợt nguyên phân: (2[SUP]k[/SUP] – 1)
- Số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho 2[SUP]k[/SUP] tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng qua giảm phân để tạo ra tinh trùng hoặc trứng: 2[SUP]k[/SUP].2n
- Số lượng thoi tơ vô sắc hình thành (hoặc phá huỷ) để cho 2[SUP]k[/SUP] tế bào sinh dục thực hiện giảm phân: 2[SUP]k[/SUP].3
- Số tinh trùng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2[SUP]k[/SUP] tế bào sinh tinh trùng: 2[SUP]k[/SUP].4
- Số lượng trứng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2[SUP]k[/SUP] tế bào sinh trứng là: 2[SUP]k[/SUP]
- Số loại trứng (hoặc số loại tinh trùng) tạo ra khác nhau về nguồn gốc NST: 2[SUP]n[/SUP] (với n là số cặp NST).
- Số loại hợp tử hình thành khác nhau về nguồn gốc NST = 2[SUP]2n[/SUP](Với n là số cặp NST)
- Số cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I của giảm phân:
+ Có 1 cặp NST → có 1 cách sắp xếp.
+ Có 2 cặp NST → có 2 cách sắp xếp.
+ Có 3 cặp NST → có 4 cách sắp xếp.
à Vậy nếu có n cặp NST sẽ có 2[SUP]n[/SUP]/2 cách sắp xếp NST ở kì giữa I.
- Số loại giao tử tạo ra khi có trao đổi đoạn:
+ Trường hợp 1: loài có n cặp NST mà mỗi cặp NST có cấu trúc khác nhau trong đó có k cặp NST mà mỗi cặp có trao đổi đoạn tại một điểm với điều kiện n>k thì Số loại giao tử là 2[SUP]n + k[/SUP]
+ Trường hợp 2: Loài có n cặp NST, có Q cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không xảy ra cùng lúc với n > Q thì Số loại giao tử là 2[SUP]n[/SUP].3[SUP]Q[/SUP]
+ Trường hợp 3: loài có n cặp NST, có m cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không cùng lúc và 2 trao đổi đoạn cùng lúc thì Số loại giao tử là 2[SUP]n[/SUP] [SUP]+ 2m[/SUP]
- Số loại giao tử thực tế được tạo ra từ một tế bào sinh tinh hoặc một tế bào sinh trứng:
+ Từ một tế bào sinh tinh trùng:
~ Không có trao đổi đoạn: 2 loại tinh trùng trong tổng số 2[SUP]n[/SUP] loại.
~ Có trao đổi đoạn 1 chỗ trên k cặp NST của loài: có 4 loại tinh trùng trong tổng số 2[SUP]n + k[/SUP] loại.
Có trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc trên Q cặp NST của loài: có 4 loại tinh trùng trong tổng số 2[SUP]n[/SUP].3[SUP]Q[/SUP]
Có trao đổi đoạn 2 chỗ cùng lúc và 2 chỗ không cùng lúc: có 4 loại tinh trùng trong tổng số 2[SUP]n[/SUP] [SUP]+ 2m[/SUP]
+ Từ một tế bào sinh trứng: Thực tế chỉ tạo ra 1 loại trứng trong tổng số loại trứng được hình thành trong mỗi trường hợp:1/2[SUP]n[/SUP]; 1/2[SUP]n+k[/SUP]; 1/(2[SUP]n[/SUP].3[SUP]Q[/SUP]);
1/(2[SUP]n+2m[/SUP]).

- Số lượng tế bào con đơn bội được tạo ra sau giảm phân:
+ Ở tế bào sinh tinh và sinh trứng: mỗi tế bào sau khi kết thúc giảm phân tạo được 4 tế bào đơn bội. Vậy nếu có 2[SUP]k[/SUP] tế bào bước vào giảm phân thì ở động vật sẽ tạo ra: 2[SUP]k[/SUP]. 4 tế bào đơn bội.
- Ở thực vật mỗi tế bào sinh hạt phấn: khi kết thúc giảm phân tạo ra được 4 tế bào đơn bội, mỗi tế bào này tiếp tục nguyên phân 2 lần chỉ tạo nên 3 tế bào đơn bội, hình thành nên hạt phấn chín. Vậy số lượng tế bào đơn bội tạo ra từ 2[SUP]k[/SUP] tế bào thành hạt phấn bằng: 2[SUP]k[/SUP].4.3 = 2[SUP]k[/SUP].12
- Đối với tế bào sinh noãn cầu, mỗi tế bào sau khi kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội trong đó có một tế bào kích thước lớn lại tiếp tục nguyên phân liên tiếp 3 đợt vừa để tạo ra 8 tế bào con đơn bội, trong đó có 1 tế bào trứng chín. Vậy nếu có 2[SUP]k[/SUP] tế bào sinh noãn khi kết thúc quá trình tạo giao tử sẽ tạo được một số lượng tế bào đơn bội bằng: 2[SUP]k[/SUP].3 + 2[SUP]k[/SUP].8 = 2[SUP]k[/SUP].11
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử = (số giao tử được thụ tinh / tổng số giao tử được tạo ra) . 100%
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top