Con Đường Của Thành Công

  • Thread starter Thread starter h2y3
  • Ngày gửi Ngày gửi

Bạn đã tham gia khóa học


  • Số thành viên bình chọn
    3
anhso-16902_36.jpg

anhso-16907_37.jpg

 
xin lỗi vì đã phải gấp quyển sách tại đây nhưng chỉ 1 góc nhỏ thôi, với bạn, giờ đây bạn có những suy nghĩ gì??? bạn đã chiêm nghiệm được điều gì, và phải chăng bạn đang tự hỏi tiếp theo chúng ta sẽ làm gì phải không, vậy thì hẹn gặp bạn vào ngày mai nhé :)
 
Những nguyên tắc thành công


:47:Những nguyên tắc thành công :47:



NGUYÊN TẮC: HỌC NÓI KHÔNG VỚI NHỮNG THỨ KHÔNG CẦN THIẾT

Sống trong cuộc đời, không ai là không muốn có được một thành công rực rỡ. Ai cũng muốn dệt đời mình thành một bài ca bất tận của thành công và hạnh phúc. Thế nhưng, nhiều khi chúng ta phải lao đao vì không biết làm cách nào và bắt đầu từ đâu để chạm tay với tới thành công. Phát hiện ra nỗi thao thức đó, Jack Canfield- một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, nhà đào tạo và doanh nhân xuất sắc đã đi tìm kiếm những bài học quan trọng để có được thành công.

Từ chính những nhân vật thành công trong cuộc sống, và bằng kinh nghiệm của bản thân, ông đã đúc kết nên quyển sách những Nguyên tắc thành công. Đây là quyển sách sống mãi với thời gian và là kim chỉ nam cho những ai mất phương hướng, và đang mày mò lối đi cho đời mình. Với 64 nguyên tắc, Jack Canfield dạy chúng ta cách củng cố, tăng cường lòng tự tin, vượt qua những khó khăn thách thức thường ngày, sống với đam mê và mục tiêu của mình, nhận ra tất cả những khát vọng của bản thân.

Đọc quyển sách này, tôi nghĩ rằng nó cần thiết cho tất cả mọi người. Vì thế, tôi mong muốn chia sẻ với bạn một vài cảm nhận thú vị mà tôi có được khi đọc về những nguyên tắc vàng đó.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nguyên tắc “Học cách nói không”

Theo Jack Canfield, để sống trong một thế giới đầy những cạnh tranh và thử thách khốc liệt như ngày nay, tập trung là khả năng không thể thiếu để chúng ta có thể hoàn thành những trách nhiệm hằng ngày đồng thời theo đuổi những mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin, chúng ta bị bao vây bởi hàng loạt thông tin từ báo chí, điện thoại, thư từ, e-mail…Bên cạnh đó, dường như những người xung quanh bạn đều muốn bạn san sẻ cuộc sống với họ: đồng nghiệp muốn bạn cùng họ thực hiện dự án mới; ông chủ muốn bạn phải làm việc tăng tốc, thêm thời gian làm việc để hoàn thành bản báo cáo ngay lập tức, mẹ bạn thì mong bạn hỗ trợ công việc nhà và quan tâm đến mọi người trong gia đình hơn; chị gái hy vọng bạn có thể trông con giúp chị vào cuối tuần, … Có vẻ như có quá nhiều sự trông đợi đang đặt trên đôi vai nhỏ bé và mỏng manh của bạn đấy nhỉ? Bạn có nghĩ rằng mình có khả năng xoay xở êm xuôi mọi thứ? Bạn sẽ hoàn thành tất cả các vai trò mà người khác muốn một cách mỹ mãn mà vẫn đảm bảo một phong thái thong dong, nhẹ nhàng và hạnh phúc? Nhưng dù bạn có thể thực hiện được điều đó thì bạn cũng rơi vào nguy cơ là bị xao lãng với mục tiêu lớn của chính mình.

Vì vậy, để đi đến nơi bạn mong muốn hay nói cách khác là đạt được mục tiêu của cuộc đời, một nguyên tắc bạn cần nắm vững là biết nói không với những gì không thực sự cần thiết. Nếu bạn mong muốn có được một kết quả như ý và một tình hình tài chính ổn định, bạn phải học cách cắt giảm những nhiệm vụ hay những yêu cầu không thực sự cần thiết. Nếu bạn không bắt tâm trí mình tập trung vào một mục đích lâu dài đưa bạn đến thành công, nó sẽ nghiêng sang những mục tiêu nhỏ bé ngay trước mắt chỉ khiến bạn mất thời gian và xao nhãng mục đích lớn lao.

Xác định ranh giới giữa những gì bạn sẽ làm và những gì không nên làm

Hầu hết chúng ta đều bơi lềnh bềnh trong mớ công việc dày đặc nhưng không tự kỷ luật với bản thân, chúng ta chủ động làm mọi thứ nhưng không tập trung và dễ mất phương hướng. Để triệt tiêu thói quen không tốt này, bạn hãy tạo ra một danh sách những việc phải làm và một danh sách những việc không nên làm. Làm được điều này là lúc bạn rèn cho mình sự kỷ luật và khả năng tập trung cao độ.

Chẳng hạn, đây là list những việc không nên làm của tôi:

  • Không tham gia các sự kiện xã hội vào chủ nhật. Đó là thời gian quý báu tôi dành riêng cho gia đình
  • Không nói chuyện điện thoại khi đang viết bài
  • Không để người khác “xâm phạm lãnh thổ” là nơi làm việc của mình. Đó là cách để tôi bảo vệ sự riêng tư.
  • Không gặp gỡ bạn bè quá ba lần/tháng
  • Không cho người khác mượn xe máy nếu họ không có bằng lái xe. Vì tôi sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra.
Từ chối các cuộc gọi và e-mail không cần thiết

Jack Canfield cũng lập luận rằng ngày nay, có nhiều thứ có khả năng tác động mạnh mẽ điều khiển cuộc đời chúng ta. Đó không phải là những kẻ quá xa lạ nhưng khá quen thuộc như điện thoại di động và thư điện tử. Cuộc cách mạng công nghệ một mặt hỗ trợ lớn đến cuộc sống chúng ta, làm cho mọi liên lạc trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Thế nhưng, chỉ sau hơn một thập kỷ sau khi email trở nên phổ biến và điện thoại di động gần gũi, chúng ta bị tràn ngập bở những email không cần thiết. Nhiều chủ doanh nghiệp phải dành từ ba đến bốn giờ đồng hồ mỗi ngày để xử lý số email đó. Có những người thậm chí không có thời gian đi mua sắm, trải qua kỳ nghỉ với gia đình hay dành thời gian cho những mối quan hệ thân thiết.

Cũng nhờ chức năng kết nối nhanh nên những người có số điện thoại của nhau có thể dễ dàng liên lạc khi có nhu cầu khẩn thiết. Khi bạn có số điện thoại di động hay địa chỉ email cho mình nghĩa là bạn vô tình cho người khác biết rằng họ được phép đưa ra yêu cầu với bạn bất cứ khi nào họ cần. Ví dụ như có lần khi tôi đang lên ý tưởng cho bài viết, một người bạn gọi cho tôi bảo rằng cô ấy đang cần phải đến công ty ngay sau đó 30 phút, nhưng không còn chiếc xe nào ở nhà. Cô ấy muốn tôi đến chở tới công ty. Mặc dù tôi không thể thực hiện yêu cầu của cô ấy, song ý tưởng để viết bài cũng bị ngắt quãng.

Nếu nói không là điều cần thiết. Tại sao điều đó lại khó thực hiện đến vậy nhỉ?

Bởi vì khi còn là con nít, chúng ta học được rằng “không” là câu trả lời không được chấp nhận. Tuy nhiên, những người thành công là những người biết nói không đúng lúc: khi không hài lòng với một dự án, khi đưa quyết định với những việc xoàng xĩnh, trước những người phiền phức… Họ đưa ra câu trả lời “không” ngang bằng với câu trả lời đồng ý. Có những người sẽ nói “không” nhưng họ sẽ cho bạn biết người nào đó có thể giúp bạn. Một số người sẽ cho bạn biết lý do của câu trả lời chẳng hạn như vì kế hoạch làm việc của họ đã kín, những thời hạn phải hoàn thành nhiệm vụ…

Một vài người sẽ giận dữ với lời từ chối của bạn nhưng họ sẽ tôn trọng bạn vì sự rõ ràng và mạnh mẽ của bạn.

Bạn nhận thấy nguyên tắc này có thể ứng dụng trong cuộc sống mình như thế nào? Tôi nhận thấy rằng nó thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Trước đây, tôi khó đưa ra câu trả lời đúng với tiếng nói của con tim mình. Tôi sợ làm mất lòng người khác, sợ người khác sẽ “tẩy chay” mình…Thế là đành gật đầu đồng ý nhưng trong lòng đầy miễn cưỡng chấp nhận ngập chìm trong hàng tá nhiệm vụ và trách nhiệm và không còn thời gian để thở. Tôi không biết rằng lúc tôi cả nể người khác đồng nghĩa với việc mình không yêu quý bản thân mình. Vì bơi trong núi công việc, tôi không tập trung vào những gì mình theo đuổi, không biết mình đang đi về đâu. Nguyên tắc này nhắc nhở tôi biết kiểm soát cuộc đời mình chứ không để nó trôi tụt khỏi tầm tay bởi những vai trò và những ràng buộc không cần thiết.

5 lý do bạn nên nói KHÔNG với những gì kém quan trọng:


  1. Tăng giá trị lời chấp nhận của bạn, tức là khi bạn nói Có
  2. Biết yêu bản thân hơn vì mình biết ưu đãi những điều ưu tiên hơn
  3. Những điều quan trọng có kết quả tốt đẹp hơn và xứng với tầm đầu tư công sức
  4. Tạo dựng thương hiệu uy tín cho bản thân
  5. Đối phương hiểu ý hơn về những nguyên tắc của bạn
Nếu bạn đang đấu tranh vất vả để đưa ra lời từ chối tế nhị, hãy thử “Để tôi nghĩ kỹ về việc này và sẽ trả lời anh sớm” thay vì “ Tôi không thể giúp anh được” ngay lập tức. Thay đổi ngôn ngữ từng bước một sẽ giúp bạn thoải mái hơn đấy!

Hy vọng nguyên tắc này cũng sẽ giúp ích cho bạn trên con đường tìm kiếm thành công. Hãy là nhà lãnh đạo công minh với bản thân mình bạn nhé!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Học cách nói không

Tại sao chúng ta sợ nói KHÔNG?

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người có khuynh hướng lôi kéo và điều khiển chúng ta, họ muốn lợi dụng chúng ta, hay chỉ đơn giản là muốn chi phối chúng ta, về tinh thẩn hoặc thể chất.

Chúng ta phải làm cho những người này hiểu rằng chúng ta đang kiểm soát cuộc sống của chúng ta, kiểm soát được tinh thần, cảm xúc, thời gian, tiền bạc… của chúng ta.

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình phải nói CÓ trong khi mình muốn nói KHÔNG ? Thực sự mà nói, hầu hết chúng ta sợ nói KHÔNG.

Tại sao?

Sự e ngại phải từ chối người khác.

Các nhà tâm lý học cho rằng nguyên nhân của sự e ngại này bắt nguồn từ nỗi sợ bị từ chối. Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta từ chối một ai đó chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả tai hại, ít nhất là làm mất đi tình bạn hay sự yêu mến của người đó.

Có thể điều này đúng với một số trường hợp. Nhưng khi bạn mua một đôi giày hay ký một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ vì người bán hay người môi giới năn nỉ bạn, có phải bạn làm điều này cũng là do sợ bị từ chối? Thậm chí ngay cả khi bạn không hề quen biết người bán hàng hay người môi giới trong trường hợp này.

Có lẽ vậy, nhưng các nhà tâm lý đã khám phá rằng hầu hết chúng ta không thích cảm giác bị từ chối, ngay cả khi chúng ta bị người mà ta không thích hay không biết từ chối chúng ta. Thật thú vị phải không?

Những người không bao giờ nói KHÔNG cũng cảm thấy sợ bị cho là ích kỷ, ví dụ khi từ chối mời 25 khách cho bữa tối Giáng Sinh, từ chối làm tài xế cho con họ, hay từ chối việc phải thường xuyên làm việc ngoài giờ mà không được trả tiền phụ trội để làm vừa lòng ông chủ.

Hậu quả của thái độ đó là gì?

Có phải bạn ngày càng cảm thấy ấm ức ?

Nếu bạn không chịu học cách nói KHÔNG, thì chắc chắn rằng sự ấm ức sẽ như một liều thuốc độc ngày càng dồn nén trong người bạn. Bạn sẽ cảm thấy như đang bị lợi dụng, rằng bạn là người mà ai cũng có thể sai khiến, bởi vì bạn luôn nói CÓ.

Vậy đã đến lúc giải độc!

Các chính khách khôn ngoan không để ai dễ dàng vượt qua họ. Những người như Napoleon, Roosevelt, Washington và Gandhi …dứt khoát không phải là những người dễ bị sai khiến. Phải rất khó khăn để thuyết phục họ và chắc chắn họ biết cách để khẳng định mình. Tại sao ta không noi gương họ.

Làm thế nào để từ chối?

Trước hết, hãy cố tránh đừng biểu hiện thái độ không vui, la hét hay khóc lóc v.v … Nói KHÔNG không có nghĩa là bạn phải đấm tay xuống bàn. Những gì bạn cần là sự dứt khoát.

5 quy luật vàng để nói KHÔNG

Dưới đây là một vài quy luật vàng – bạn sẽ thấy ngay hiệu quả khi áp dụng chúng.

1. Chú ý lắng nghe những đề nghị và dành thời gian suy nghĩ về nó trước khi trả lời

Ví dụ, nếu ai đó gọi cho bạn và đề nghị bạn đi mua sắm với họ và bạn không chắc bạn có thích đi hay không, bạn có thể lịch sự trả lời : Tôi phải suy nghĩ về điều này. Lát nữa tôi sẽ gọi lại cho bạn.

2. Hãy nói sự thật

Đừng nêu những lý do không thỏa đáng, hay những lý do bịa đặt mà rồi bạn sẽ quên đi, nói dối sẽ làm cuộc sống bạn phức tạp hơn.

3. Đưa ra thông điệp của bạn một cách nhã nhặn và tế nhị

Từ chối ai đó không có nghĩa là đẩy họ đến chỗ chết. Ví dụ bạn được mời đến một buổi gặp gỡ, bạn nên nói “Xin cán ơn đã nghĩ đến tôi, nhưng tôi không nghĩ là tôi có thời gian …” Thay vì nói : “Tôi không muốn đi. Nó thật vô vị đối với tôi”

4. Đừng bao giờ cãi cọ, đó là một sai lầm, đặc biệt khi người khác khiêu khích bạn

Giữ bình tĩnh và mỉm cười, đó là vũ khí tốt nhất để chống lại bất cứ ai làm ra vẻ bị sốc vì lời từ chối bất ngờ của bạn nhằm để bạn chiều theo mong muốn của họ. Tránh tất cả mọi loại thảo luận về lời từ chối này. Bạn không phải đưa ra những giải thích không cần thiết. Chỉ cần mỉm cười và nói KHÔNG.

Ví dụ : chồng hoặc vợ bạn đi làm về và thông báo rằng anh ấy (hay cô ấy) đã mời một bạn đồng nghiệp ăn cơm vào tối thứ bảy. Anh ta biết rằng bạn đã mong đợi buổi đi xem phim hoặc đi xem hát vào tối hôm đó, vì vậy anh ta sẽ cố gắng thuyết phục bạn thay đổi.

Nếu bạn thực sự thích xem phim hay xem kịch, thì không có lý do nào để bạn không đi. Đừng để bị lôi cuốn vào một cuộc tranh luận kéo dài, mà nó có khả năng trở thành một cuộc chiến để cả hai có thể sẽ nói những điều khiến bạn ân hận. Lặp lại một cách giản dị, lịch sự và bình tĩnh ở mức tối đa có thể, rằng bạn muốn được đi chơi tối hôm đó.

Chồng (vợ) bạn có thể tiếp đãi khách của anh ta (cô ta) vào lúc khác.

Bạn sẽ nói “Thế thì anh ấy (cô ấy) sẽ phải giải thích lý do vắng mặt của mình”
Đó là vấn đề của anh ta (cô ta), không phải của bạn.

5. Đừng tự trách mình

Không có lý do gì để bạn phải tìm cách xin lỗi vì bạn phải nói không với ai đó. Đó là quyền cá nhân của bạn.

Bằng việc đưa ra lời xin lỗi, bạn đã tự hạ thấp mình, bạn đã biểu lộ nỗi e ngại và để người khác cảm thấy rằng anh ta có thể phá vỡ sự phòng thủ của bạn và làm bạn thay đổi quyết định. Một cuộc thảo luận sẽ diễn ra và bạn có thể kết thúc bằng cách nhân nhượng để giữ hòa khí. Quá tệ!

Dưới đây là một vài tin tốt lành : theo các chuyên gia, khó nhất là nói từ KHÔNG lần đầu tiên. Khi bạn không thu được kết quả với lời từ chối lần đầu thì đó không phải là thảm họa, sau đó sẽ dễ dàng hơn để từ chối lần thứ hai.

Vậy bạn còn chờ gì nữa?
 
Học cách nói ‘Không’ với sếp

Học cách nói ‘Không’ với sếp

Có lẽ bạn nghĩ không còn lựa chọn nào khác ngoài chuyện làm những gì sếp bảo. Nhưng trong vài trường hợp, bạn có thể nói “Không” thật nhã nhặn mà vẫn giữ được công việc.

https://www.zing.vn/news/viec-lam/ki-thuat-noi-khong-voi-dong-nghiep/a53912.html
img918.jpg


Bạn có thể tham khảo các bước sau để biết cách nói “Không” với cấp trên khi cần thiết:

Bước 1: Chuẩn bị kĩ càng

Nếu sếp yêu cầu bạn đảm trách thêm dự án mới, trong khi bạn không còn thời gian vì phải giải quyết việc đang làm, hãy chuẩn bị các tài liệu hoặc danh sách chứng tỏ lý do từ chối của mình là xác đáng.


Bước 2: Tỏ ra thành thật

Bị quá tải vì sếp giao thêm dự án hoặc nhiệm vụ mới, hãy chỉ đơn giản nói “Không”. Tỏ ra thành thật, thẳng thắn và giữ được chỗ làm vẫn tốt hơn là nói dối và tuyên bố bạn có thể xử lý tất cả rồi mất việc vì thành tích kém cỏi.


Bước 3: Thừa nhận thiếu sót

Không phải chuyện "động trời" khi thú nhận bạn không có đủ kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sếp giao. Trừ khi bạn dư thời gian để học hỏi những kỹ năng đó và bắt tay vào việc, nếu không, nên thành thật thông báo và từ chối.


Bước 4: Tập trung vào mục tiêu

Nếu buộc phải nói “Không” với sếp vì bận dự đám cưới của em gái hay tiệc sinh nhật con trai, hãy quyết tâm dành quyền ưu tiên cho lý do này và buông lời từ chối. Không phải lúc nào bạn cũng có thể làm hài lòng mọi người. Thỉnh thoảng, cuộc sống riêng tư cũng cần được đặt lên hàng đầu.


Bước 5: Tôn trọng sếp ngay cả khi nói “Không”

Điều quan trọng cần nhớ khi từ chối một đề nghị công việc từ sếp là đừng tỏ ra khiếm nhã hay thô lỗ. Hãy cố giải thích rằng bạn rất muốn giúp sếp nếu có thể, nhưng bây giờ không phải là lúc thích hợp.




Theo Bưu điện Việt Nam
 
'Kĩ thuật' nói ‘không’ với đồng nghiệp

Không có gì sai khi từ chối giúp đỡ đồng nghiệp trong những trường hợp cần thiết. Nhưng bạn cần biết vài “kĩ thuật” nhỏ để nói “không” thật kiên quyết mà vẫn hòa nhã.


t189925.jpg


Lắng nghe rồi hãy hành động

Hãy dành thời gian nghe cho xong những gì đồng nghiệp muốn nói trước lúc bạn thốt ra tiếng từ chối. Sẽ thật thô lỗ nếu bạn cắt ngang nửa chừng khi anh/cô ấy đang đưa ra yêu cầu.


Cân nhắc tình huống

Đừng nói “không” một cách cứng nhắc, mà hãy suy nghĩ và thử đặt bạn trong tình huống cần người khác giúp đỡ. Hỗ trợ đồng nghiệp một chút, biết đâu bạn có thể rút ra được vài kinh nghiệm có ích và điều đó không chừng sẽ tạo cho bạn một “hình ảnh” đẹp tại công ty.


Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hãy cư xử chân thật với đồng nghiệp. Đừng nghĩ tới vài lý lẽ biện minh nào đó chỉ bởi khi ấy bạn không có “hứng” để gánh thêm việc. Cuối cùng họ cũng sẽ nhận ra chân tướng sự thật và đánh mất sự tín nhiệm nơi bạn.


Hướng đến thái độ hòa nhã

Holly Weeks, một tác giả kiêm nhà tư vấn về truyền thông, khuyên rằng: “Để nói không và giữ vững lập trường đòi hỏi việc xoa dịu cảm xúc ở cả hai phía: cảm giác thiếu thoải mái của chúng ta và nỗi bực dọc, thất vọng hoặc tức giận của đồng nghiệp khi bị từ chối”.


Weeks mô tả một câu từ chối hòa nhã phải đảm bảo được yếu tố “kiên quyết, không màu mè và rõ ràng”. Bà tiết lộ: “Nó không được mang giọng điệu cộc cằn hay hối tiếc, không miễn cưỡng hoặc rào đón vòng vèo và cũng không quá câu nệ.”


Giải thích hay không giải thích?

Sau khi nói “không”, liệu bạn có cần giải thích quyết định của mình? Theo một số chuyên gia, bạn không có nghĩa vụ phải giải thích và thực tế là, việc đưa ra lý do chỉ càng kéo dài cuộc trao đổi vì đồng nghiệp này có thể cố thuyết phục bạn giúp đỡ họ. Song có chuyên gia lại nghĩ sẽ thật lịch sự khi cho biết tại sao bạn không thể giúp anh/chị ấy.


Cách tốt nhất là dung hòa hai ý kiến trên: đưa ra lời giải thích nhưng phải ngắn gọn và kiên quyết. Tuyệt đối không để mình rơi vào bẫy của việc xin lỗi – hãy nhớ là bạn còn có việc của mình và không mắc nợ đồng nghiệp đó bất cứ điều gì.


Chuẩn bị tinh thần cho phản ứng tiêu cực

Rất có thể đồng nghiệp sẽ hài lòng chút nào khi nghe bạn nói “không” với yêu cầu của họ. Hãy chuẩn bị sẵn sàng trước mọi phản ứng - người đó có thể sẽ thất vọng, bực tức và trong nhiều trường hợp còn trở nên hằn hộc.


Đừng nao núng mà hãy kiên định. Và cũng chớ nên để anh/chị ấy thử thuyết phục bạn theo cách khác; nhớ là không buộc mình dính vào cuộc tranh cãi về chuyện vì sao bạn không chấp nhận lời yêu cầu họ đưa ra.


Nếu không muốn nhắc đi nhắc lại từ “không”, cố gắng chuyển đến họ thông điệp dứt khoát như kiểu: “Tôi hiểu anh/chị đang gặp áp lực và tôi cũng muốn hỗ trợ, nhưng công việc của tôi ngay lúc này đã choáng hết quỹ thời gian rồi!”. Và điều quan trọng là nếu bạn đang làm tốt nhiệm vụ của mình, bạn sẽ không thấy "tội lỗi" vì đã không đồng ý giúp đỡ đồng nghiệp.


Nếu người nhờ bạn giúp đỡ là sếp?

Bạn phải làm gì khi đang bận túi bụi với công việc mà sếp lại yêu cầu đảm nhận thêm dự án khác hay hoàn thành bản báo cáo nào đó? Chắc chắn là bạn không thể chỉ từ chối rồi thôi. Thực tế, sẽ không có lợi cho sự nghiệp của bạn khi bắt đầu mở miệng nói “không” với sếp.


Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền thảo luận về tình huống đó cùng người quản lý. Hãy thu xếp một cuộc họp ngắn để bày tỏ cho sếp biết bạn đang bận rộn thế nào trong thời điểm đó.


Nói với sếp rằng bạn sẽ vinh dự đảm nhận dự án mới mà sếp đã đề nghị, nhưng như vậy bạn buộc phải buông bớt công việc đang làm, hay tối thiểu là bạn cần được gia hạn thêm deadline.


Theo Bưu điện Việt Nam
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top