Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, ngôi làng cổ Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên) vẫn giữ được trong mình những nét cổ kính của làng quê Việt Nam.
Làng Nôm thuộc huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên là một ngôi làng cổ mang nhiều nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Những dấu vết xưa cũ, nét kiến trúc cổ kính đặc trưng với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa, chợ, cổng làng và những ngôi nhà cổ… trải qua vài trăm năm vẫn còn vẹn nguyên khiến những ai có dịp ghé thăm không khỏi ngỡ ngàng và yêu thích.
Về thăm làng Nôm trong một ngày đầu năm, con đường dẫn vào làng chạy dọc cánh đồng lúa đang vào mùa cấy mạ, phía bên trên bóng cây xanh rì rào trong gió như một lời mời gọi. Bước qua cổng làng Nôm ta như lạc vào không gian cổ tích của những câu chuyện dân gian từ vài trăm năm về trước.
Cổng làng Nôm sừng sững với thời gian, theo các cụ cao niên trong làng chiếc cổng này đã có tuổi đời hơn 200 năm. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử ngày nay cổng làng đã xuống cấp nhiều nhưng vẫn còn đó những nét họa tiết tinh xảo. Vòm cổng được đắp một đại từ gồm ba chữ: “Đồng Cầu Nôm”.
Sau cánh cổng, làng Nôm hiện lên hệt như những gì người ta vẫn hình dung về ngôi làng Việt cổ. Một bờ ao chung rộng lớn vừa là nơi để các cụ già ngồi hóng mát vào những trưa hè, vừa là chỗ để trẻ con trong làng tụ tập vui đùa… Ao làng rộng lớn như một hồ nước, mặt ao trong xanh tĩnh lặng như một chiếc gương phẳng khổng lồ rọi bóng những ngôi nhà cổ, cây cổ thụ khiến không gian càng thêm phần rộng lớn hơn.
Người dân giặt quần áo bên bờ ao làng. Tại đây nếp sống thôn quê, mộc mạc và chân thành vẫn hiện hữu rất rõ, trái ngược hẳn với cuộc sống xô bồ, đô thị hóa ào ạt ngoài kia.
Chiều chiều, những đứa trẻ trong làng lại rủ nhau ra bờ ao chơi đùa, không điện thoại thông minh, không những thiết bị điện tử hiện đại, chúng hồn nhiên thích thú khi xem người lớn rắc thính, học cách làm cần câu, móc mồi để câu cá.
Thế giới của ngôi làng được liên kết với nhau bằng hệ thống đường ngang ngõ tắt như xương cá, dù đi đến đâu, thì nhà nào nhà nấy cứ mở cổng là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng. Làng được bao bọc bởi những luỹ tre xanh, sau luỹ tre là những mái nhà tranh ấm cúng.
Một ngôi nhà cổ có tuổi thọ hơn 200 năm ở làng.
Ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc nhà năm gian truyền thống với vườn cây, sân nhà, nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh tạo nên mô hình sinh thái khép kín vườn – ao – chuồng.
Làng Nôm còn một di sản vô cùng đặc biệt đó là “Cầu Nôm”, cây cầu đá xanh hơn 200 năm tuổi. Cầu Nôm là cây cầu đá cổ nhất vùng châu thổ sông Hồng với 9 nhịp bằng đá, hai bên thành cầu chạm khắc hình đầu rồng, cầu có các trụ đá chống đỡ. Cây cầu Nôm nổi tiếng tới mức người dân khắp xa gần không ai không biết tới những câu ca dao: “Đồng nát thì về cầu Nôm/ Con gái nỏ mồm về ở với cha” hay “Ai về cầu đá làng Nôm/ Mà xem phong cảnh nước non hữu tình”.
Bước qua 9 nhịp cầu trên phiến đá xanh hơn 200 năm tuổi bắc qua sông Nguyệt Đức, con đường dẫn đến chợ Nôm. Chợ Nôm ngày nay không còn hình ảnh lò rèn dưới gốc cây đa, bà cụ nhai trầu móm mém bên những những cái rá cái rổ đan bằng tay thế nhưng những mái ngói âm dương, những gian chợ dưới bức tường gạch đỏ xiêu vẹo vẫn khiến ta ngỡ như mình đang đi ngược thời gian trở về mấy mươi năm về trước.
Chợ họp tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9. Xưa kia, chợ là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng.
Những hình ảnh rất quen thuộc và rất đỗi thân thương của các ngôi làng Bắc Bộ…
…cùng nếp sinh hoạt mang đậm nét của làng quê Việt khiến nhiều người thích thú.
Thật khó mà tìm được ở nơi nào có một không gian bình yên mang đậm nét của làng quê Việt cổ như nơi này
Theo Việt Linh/Dân Việt
Làng Nôm thuộc huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên là một ngôi làng cổ mang nhiều nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Những dấu vết xưa cũ, nét kiến trúc cổ kính đặc trưng với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa, chợ, cổng làng và những ngôi nhà cổ… trải qua vài trăm năm vẫn còn vẹn nguyên khiến những ai có dịp ghé thăm không khỏi ngỡ ngàng và yêu thích.
Về thăm làng Nôm trong một ngày đầu năm, con đường dẫn vào làng chạy dọc cánh đồng lúa đang vào mùa cấy mạ, phía bên trên bóng cây xanh rì rào trong gió như một lời mời gọi. Bước qua cổng làng Nôm ta như lạc vào không gian cổ tích của những câu chuyện dân gian từ vài trăm năm về trước.
Cổng làng Nôm sừng sững với thời gian, theo các cụ cao niên trong làng chiếc cổng này đã có tuổi đời hơn 200 năm. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử ngày nay cổng làng đã xuống cấp nhiều nhưng vẫn còn đó những nét họa tiết tinh xảo. Vòm cổng được đắp một đại từ gồm ba chữ: “Đồng Cầu Nôm”.
Sau cánh cổng, làng Nôm hiện lên hệt như những gì người ta vẫn hình dung về ngôi làng Việt cổ. Một bờ ao chung rộng lớn vừa là nơi để các cụ già ngồi hóng mát vào những trưa hè, vừa là chỗ để trẻ con trong làng tụ tập vui đùa… Ao làng rộng lớn như một hồ nước, mặt ao trong xanh tĩnh lặng như một chiếc gương phẳng khổng lồ rọi bóng những ngôi nhà cổ, cây cổ thụ khiến không gian càng thêm phần rộng lớn hơn.
Người dân giặt quần áo bên bờ ao làng. Tại đây nếp sống thôn quê, mộc mạc và chân thành vẫn hiện hữu rất rõ, trái ngược hẳn với cuộc sống xô bồ, đô thị hóa ào ạt ngoài kia.
Chiều chiều, những đứa trẻ trong làng lại rủ nhau ra bờ ao chơi đùa, không điện thoại thông minh, không những thiết bị điện tử hiện đại, chúng hồn nhiên thích thú khi xem người lớn rắc thính, học cách làm cần câu, móc mồi để câu cá.
Thế giới của ngôi làng được liên kết với nhau bằng hệ thống đường ngang ngõ tắt như xương cá, dù đi đến đâu, thì nhà nào nhà nấy cứ mở cổng là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng. Làng được bao bọc bởi những luỹ tre xanh, sau luỹ tre là những mái nhà tranh ấm cúng.
Một ngôi nhà cổ có tuổi thọ hơn 200 năm ở làng.
Ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc nhà năm gian truyền thống với vườn cây, sân nhà, nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh tạo nên mô hình sinh thái khép kín vườn – ao – chuồng.
Làng Nôm còn một di sản vô cùng đặc biệt đó là “Cầu Nôm”, cây cầu đá xanh hơn 200 năm tuổi. Cầu Nôm là cây cầu đá cổ nhất vùng châu thổ sông Hồng với 9 nhịp bằng đá, hai bên thành cầu chạm khắc hình đầu rồng, cầu có các trụ đá chống đỡ. Cây cầu Nôm nổi tiếng tới mức người dân khắp xa gần không ai không biết tới những câu ca dao: “Đồng nát thì về cầu Nôm/ Con gái nỏ mồm về ở với cha” hay “Ai về cầu đá làng Nôm/ Mà xem phong cảnh nước non hữu tình”.
Bước qua 9 nhịp cầu trên phiến đá xanh hơn 200 năm tuổi bắc qua sông Nguyệt Đức, con đường dẫn đến chợ Nôm. Chợ Nôm ngày nay không còn hình ảnh lò rèn dưới gốc cây đa, bà cụ nhai trầu móm mém bên những những cái rá cái rổ đan bằng tay thế nhưng những mái ngói âm dương, những gian chợ dưới bức tường gạch đỏ xiêu vẹo vẫn khiến ta ngỡ như mình đang đi ngược thời gian trở về mấy mươi năm về trước.
Chợ họp tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9. Xưa kia, chợ là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng.
Những hình ảnh rất quen thuộc và rất đỗi thân thương của các ngôi làng Bắc Bộ…
…cùng nếp sinh hoạt mang đậm nét của làng quê Việt khiến nhiều người thích thú.
Thật khó mà tìm được ở nơi nào có một không gian bình yên mang đậm nét của làng quê Việt cổ như nơi này
Theo Việt Linh/Dân Việt