Ngọc Suka

Cộng tác viên
“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Để các bạn nhỏ có một tuổi thơ tốt đẹp và cuộc sống hạnh phúc nhất.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Chuyện cổ tích về loài người” (Văn 6) trong bài viết này nhé!

Chuyện cổ tích về loài người -Xuân Quỳnh - vnkienthuc.png


Đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh

I. Tìm hiểu chung tác giả - tác phẩm

1. Tác giả Xuân Quỳnh

- Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942- 1988)
- Sở trường: truyện và thơ.
- Quê: La Khê- Hà Đông-nay là Hà nội.
- Truyện và thơ của bà viết cho thiếu nhi tràn đầy tình yêu thương, thể hiện qua hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo phù hợp với suy nghĩ của trẻ em.
- Tác phẩm truyện và thơ, Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi là:
- Lời ru trên mặt đất .
- Bầu trời trong quả.
- Bến tàu trong thành phố.


2. Tác phẩm “Chuyện cổ tích về loài người”

a. Xuất xứ bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người"

- Trích từ tập thơ “ lời ru trên mặt đất”, NXB TP mới ,Hà Nội 1978.

b. Thể loại
- “Chuyện cổ tích về loài người” thuộc thể loại thơ 5 chữ

c. Nhân vật chính
Nhân vật chính trong bài thơ: Trẻ em.

d. Bố cục
Bố cục“Chuyện cổ tích nước mình” được chia làm 2 phần.
- Phần 1- khổ 1: Thế giới trước khi trẻ em ra đời.
- Phần 2 (Từ khổ thứ 2 – đến khổ thứ 6): Thế giới sau khi trẻ con ra đời.
+ Khổ 2: Thay đổi về thiên nhiên.
+ Khổ 3: Mẹ xuất hiện cho trẻ tình yêu.
+ Khổ 4: Bà xuất hiện kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.
+ Khổ 5: Bố xuất hiện giúp con cảm nhận về thế giới.
+ Khổ 6: Trường lớp, thầy cô xuất hiện giúp các em được đi học.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm “Chuyện cổ tích về loài người”

1. Thế giới trước khi trẻ con ra đời…

- Trời được sinh ra đầu tiên, lúc này thế giới chưa có gì, chưa có cây cối, ánh sáng, màu sắc, tất cả là màu đen.

2. Thế giới sau khi trẻ con ra đời
* Sự biến đổi:
- Thiên nhiên: Mặt trời bắt đầu nhô cao, ánh sáng xuất hiện bắt đầu có màu sắc và sự sống của muôn loài.
- Màu sắc: màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của hoa.
- Loài vật: chim hót.
- Sự vật: gió, sông, biển, đám mây, con đường.
-> Tưởng tượng có nét tương đồng với các truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới: Nữ oa sáng tạo con người. Truyện trong kinh thánh về jiho;
- Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ việc xuất hiện trẻ con. Các sự vật xuất hiện đều nâng đỡ cho trẻ em phát triển về vật chất và tâm hồn.

3. Vai trò của bố, mẹ, bà trong gia đình đối với trẻ em
- Món quà tình cảm chỉ có thể mẹ đem đến cho các em:
+ Những lời ru quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hóa.
+ Lời ru mộc mạc dễ hiểu, dễ ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ.
- Bà thỏa mãn việc kể chuyện cho nghe:
+ Chuyện ngày xưa: chuyện cổ con cóc nàng tiên, cô tấm và lí thông.
+ Chuyện ngày sau: Những chuyện trong trải nghiệm của bà, chuyện bà tiên đoán để dạy cháu...chuyện bà kể luôn mang tính đạo lí, có tính chất giáo dục, hướng các em đến những hành động tốt đẹp, lối sống đẹp.
-Bố đại diện cho lí trí, bố cho sự hiểu biết…Bố vừa nghiêm khắc lại vừa yêu thương.
-> Tất cả luôn yêu thương, quan tâm đến trẻ…

III. Tổng kết

1. Nội dung bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”

“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh kể về sự xuất hiện của loài người rồi sự trưởng thành, phát triển, tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

2. Nghệ thuật bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”
Thể thơ 5 chữ kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ.

IV. Luyện tập

Viết kết nối

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Gợi ý viết
“Chuyện cổ tích về loài người” không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc

Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay

Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh. Hi vọng, chuyên đề đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” này sẽ đem đến nhiều giá trị về mặt kiến thức cho quý thầy cô và các bạn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trần Ngọc
 
Sửa lần cuối:
"Chuyện cổ tích về loài người" - Xuân Quỳnh
Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh: Bài thơ kể về sự xuất hiện của loài người rồi sự trưởng thành, phát triển, tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.
 
Trả lời giúp em với ạ
Yếu tố tự sự trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” (Lí giải về nguồn gốc loài người)
- Ngày từ nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” là câu chuyện lí giải về nguồn gốc của loài người. Đưa chúng ta theo dòng thời gian từ khi sinh ra ở những vùng đất sơ khai, trưởng thành và sống một cuộc sống phát triển văn minh.
- Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả bắt đầu kể trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”, trái đất còn hoang sơ “trần trụi” chưa có màu xanh “không dáng cây ngọn cỏ”.
- Qua các khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài:
+ Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào.
+ Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ sự hiểu biết của loài người của thế giới trẻ em đi lên một bước tiến mới.
+ Vạn vật xung quanh càng trở lên rõ ràng và tươi sáng khi phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục.
=> Cuộc sống thay đổi kì diệu biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh.
Như vậy, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” theo mạch tự sự tác giả đã có một cách lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người.

Yếu tố miêu tả trong “Chuyện cổ tích về loài người”

Miêu tả: đôi mắt của trẻ con; mặt trời; màu xanh; cây, lá, hoa, màu đỏ, tiếng chim hót, gió, biển…
Ý nghĩa: Dùng yếu tố miêu tả để cho chúng ta cảm nhận đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Mọi sự vật của tự nhiên đều được ra đời nhờ có trẻ em.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top