Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa bộ Kết nối tri thức với cuộc sống bài “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh.
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” gợi lên cho người đọc những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Chúng ta cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”.
Soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”
Phần 1: Chuẩn bị - Soạn văn 6 “Chuyện cổ tích về loài người”
Câu 1.
Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có gì kì lạ.
Trả lời
- Truyện kể về nguồn gốc loài người: Con Rồng cháu Tiên, Câu chuyện quả bầu mẹ của người Khơ mú, Câu chuyện về trăm trứng của người Mường, Thần thoại Nữ Oa của Trung Quốc…
- Trong các truyện kể đó, sự ra đời của con người có nét kì lạ là:
Con Rồng cháu Tiên: người Việt Nam được sinh ra từ học trăm trứng, có cha mẹ là hai vị thần.
Câu chuyện quả bầu mẹ: con người được sinh ra từ một quả bầu lớn, tất cả đều là anh em của nhau.
Câu chuyện về trăm trứng: con người được ấp ra từ trăm quả trứng do hai chú chim sống trong hang Hào sinh ra.
Thần thoại Nữ Oa: con người do thần Nữ Oa nặn ra từ đất bùn, rồi thổi hơi vào tạo nên sự sống.
Câu 2.
Đọc một đoạn thơ hoặc bài thơ về tình cảm gia đình mà em biết.
Gợi ý tham khảo
Học sinh tham khảo đoạn thơ sau:
Phần 2: Đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ tích về loài người”
Câu 1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.
- Một dòng thơ có 5 tiếng.
Câu 2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.
+ Trên trái đất trần trụi
+ Không dáng cây ngọn cỏ
+ Mặt trời cũng chưa có
+ Chỉ toàn là bóng đêm
+ Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.
Câu 3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.
+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi
Câu 4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.
- Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo
- Các sự việc:
+ cái bống, cái bang
+ cái hoa
+ cánh cò
+ vị gừng
+ vết lấm
+ đầu nguồn cơn mưa
+ bãi sông cát vắng,…
Câu 5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.
+ mẹ cho con tình yêu và lời ru
+ mẹ bế bồng chăm sóc
Câu 6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.
+ Chuyện con cóc nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác …
+ Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện.
Câu 7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.
+ Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Câu 8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.
+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá,…
Phần 3: Trả lời câu hỏi cuối bài – Soạn “Chuyện cổ tích về loài người”
Câu 1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định “Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ.
Trả lời
“Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ, vì những lý do sau:
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.
Câu 2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?
Trả lời
Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.
Câu 3. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?
Trả lời
Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).
Câu 4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu nhũng điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.
Trả lời
Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cố Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác". Đó là những câu chuyện mà bà kể đến suốt đời cũng không bao giờ hết được. Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xa ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.
Câu 5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.
Trả lời
Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Trẻ em ngoài được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ, còn cần biết nghĩ, biết ngoan, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh bằng sự dậy dỗ của bố. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn.
Câu 6. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào?
Trả lời
Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chưng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế… Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Câu 7. Nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" - Văn 6 gợi lên cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời
Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Câu 8. Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.
Trả lời
Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết. Đó là cuộc sống của con người trên trái đất khi loài người mới xuất hiện. Sau này khi loài người ngày càng tiến bộ và văn minh hơn thì cuộc sống cũng có những thay đổi. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.
Chúng ta đã cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người” (Kết nối tri thức với cuộc sống”. Qua phần soạn này, chúng ta nhận thấy rằng, bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trần Ngọc
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” gợi lên cho người đọc những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Chúng ta cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”.
Soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”
Phần 1: Chuẩn bị - Soạn văn 6 “Chuyện cổ tích về loài người”
Câu 1.
Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có gì kì lạ.
Trả lời
- Truyện kể về nguồn gốc loài người: Con Rồng cháu Tiên, Câu chuyện quả bầu mẹ của người Khơ mú, Câu chuyện về trăm trứng của người Mường, Thần thoại Nữ Oa của Trung Quốc…
- Trong các truyện kể đó, sự ra đời của con người có nét kì lạ là:
Con Rồng cháu Tiên: người Việt Nam được sinh ra từ học trăm trứng, có cha mẹ là hai vị thần.
Câu chuyện quả bầu mẹ: con người được sinh ra từ một quả bầu lớn, tất cả đều là anh em của nhau.
Câu chuyện về trăm trứng: con người được ấp ra từ trăm quả trứng do hai chú chim sống trong hang Hào sinh ra.
Thần thoại Nữ Oa: con người do thần Nữ Oa nặn ra từ đất bùn, rồi thổi hơi vào tạo nên sự sống.
Câu 2.
Đọc một đoạn thơ hoặc bài thơ về tình cảm gia đình mà em biết.
Gợi ý tham khảo
Học sinh tham khảo đoạn thơ sau:
“Mẹ mang tất cả hương đồng
Đựng trong nón lá bão giông đã cời
Thương con nhớ cháu bời bời
Gánh cong nỗi nhớ về phơi phố phường
Phố cao đứng bóng nắng trườn
Cổng im im khoá, ngoài đường bụi bay
Thăm con mắt mẹ cay cay
Giọt thương ướt áo, giọt say ngóng chờ
Giọt gầy không gió bơ vơ
Giọt hao mòn đợi thẫn thờ hàng cây
Giọt quệt tay áo trắng mây
Giọt rơi hụt hẫng rớt đầy hoàng hôn…”
(trích Thăm con - Nguyễn Tấn On)
“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
(trích Bầm ơi - Tố Hữu)
“Bà ơi cháu rất yêu bà
Đi đâu bà cũng mua quà về cho
Hôm qua có chiếc bánh bò
Bà chia cho cháu phần to nhất nhà
Mỗi lần cháu chạy chơi xa
Hễ mẹ cháu đánh thì bà lại can
Cháu không nói bậy, nói càn
Bà xoa đầu cháu, khen: ngoan nhất đời…”
(trích Làm nũng bà - Trần Trung Phương)
Đựng trong nón lá bão giông đã cời
Thương con nhớ cháu bời bời
Gánh cong nỗi nhớ về phơi phố phường
Phố cao đứng bóng nắng trườn
Cổng im im khoá, ngoài đường bụi bay
Thăm con mắt mẹ cay cay
Giọt thương ướt áo, giọt say ngóng chờ
Giọt gầy không gió bơ vơ
Giọt hao mòn đợi thẫn thờ hàng cây
Giọt quệt tay áo trắng mây
Giọt rơi hụt hẫng rớt đầy hoàng hôn…”
(trích Thăm con - Nguyễn Tấn On)
“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
(trích Bầm ơi - Tố Hữu)
“Bà ơi cháu rất yêu bà
Đi đâu bà cũng mua quà về cho
Hôm qua có chiếc bánh bò
Bà chia cho cháu phần to nhất nhà
Mỗi lần cháu chạy chơi xa
Hễ mẹ cháu đánh thì bà lại can
Cháu không nói bậy, nói càn
Bà xoa đầu cháu, khen: ngoan nhất đời…”
(trích Làm nũng bà - Trần Trung Phương)
Phần 2: Đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ tích về loài người”
Câu 1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.
- Một dòng thơ có 5 tiếng.
Câu 2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.
+ Trên trái đất trần trụi
+ Không dáng cây ngọn cỏ
+ Mặt trời cũng chưa có
+ Chỉ toàn là bóng đêm
+ Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.
Câu 3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.
+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi
Câu 4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.
- Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo
- Các sự việc:
+ cái bống, cái bang
+ cái hoa
+ cánh cò
+ vị gừng
+ vết lấm
+ đầu nguồn cơn mưa
+ bãi sông cát vắng,…
Câu 5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.
+ mẹ cho con tình yêu và lời ru
+ mẹ bế bồng chăm sóc
Câu 6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.
+ Chuyện con cóc nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác …
+ Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện.
Câu 7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.
+ Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Câu 8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.
+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá,…
Phần 3: Trả lời câu hỏi cuối bài – Soạn “Chuyện cổ tích về loài người”
Câu 1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định “Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ.
Trả lời
“Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ, vì những lý do sau:
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.
Câu 2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?
Trả lời
Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.
Câu 3. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?
Trả lời
Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).
Câu 4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu nhũng điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.
Trả lời
Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cố Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác". Đó là những câu chuyện mà bà kể đến suốt đời cũng không bao giờ hết được. Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xa ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.
Câu 5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.
Trả lời
Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Trẻ em ngoài được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ, còn cần biết nghĩ, biết ngoan, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh bằng sự dậy dỗ của bố. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn.
Câu 6. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào?
Trả lời
Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chưng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế… Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Câu 7. Nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" - Văn 6 gợi lên cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời
Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Câu 8. Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.
Trả lời
Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết. Đó là cuộc sống của con người trên trái đất khi loài người mới xuất hiện. Sau này khi loài người ngày càng tiến bộ và văn minh hơn thì cuộc sống cũng có những thay đổi. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.
Chúng ta đã cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người” (Kết nối tri thức với cuộc sống”. Qua phần soạn này, chúng ta nhận thấy rằng, bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trần Ngọc
Sửa lần cuối: