• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Ngọc Suka

Cộng tác viên
“Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ, bài thơ muốn ca ngợi truyện cổ nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu sa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha ta truyền lại cho con cháu đời sau. ‘Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người, sống là phải chân thật, chân thành, phải chăm chỉ, siêng năng…
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ (Ngữ văn 6).

Chuyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ (Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo)- vnkienthuc.png


“Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ


- Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949

- Quê quán: Quảng Bình

- Phong cách sáng tác: Thơ của bà nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương.

2. Tác phẩm “Chuyện cổ nước mình” Văn 6

a. Xuất xứ

Xuất xứ bài thơ “Chuyện cổ nước mình”: Trích tuyển tập 2011
b. Phương thức biểu đạt chính
Phương thức biểu đạt “Chuyện cổ nước mình”: Biểu cảm.
c. Thể thơ
Thể thơ “Chuyện cổ nước mình”: Lục bát

II. Tìm hiểu chi tiết “Chuyện cổ nước mình” – Chân trời sáng tạo

1. Những bài học được ông cha ta gửi gắm trong bài chuyện cổ


- Xuất hiện các ý thơ nêu lên các câu chuyện cổ:
+ Truyện “Tấm Cám”:
“Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà”​
+ Truyện “Đẽo cày giữa đường”:
“Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì”​
+ Truyện “Trầu cau”
“Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”​
- Bài học được gửi gắm qua chuyện cổ:
+ Nhân hậu, tình người
+ Tình yêu không quản ngại khoảng cách
+ Ở hiền gặp lành
+ Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình.

2. Ý nghĩa những câu chuyện cổ với đời con cháu

- Cảm xúc của nhân vật “tôi”: Yêu câu chuyện cổ của nước tôi.
- Chuyện cổ là hành trang cuộc sống:
“Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”​
- Chuyện cổ là cuộc đối thoại giữa hai thế hệ:
“Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”​
- Chuyện cổ cũng thể hiện sự lo nghĩ cho đời sau của ông cha:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”​
- Chuyện cổ còn mãi có ý nghĩa muôn đời:
“Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”​

3. Nghệ thuật bài thơ “Chuyện cổ nước mình”

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển
- So sánh “Như con sông với chân trời đã xa”
- Điệp từ, cấu trúc: “thì”, “cơn”, “rất”, “Vừa… lại…”
- Từ láy: Xa xôi, thiết tha, thầm thì.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật


Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dung từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc…

2. Nội dung bài thơ “Chuyện cổ nước mình”

Qua bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã ca ngợi chuyện cổ nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu sa, chứa đựng bao bài học quý giá của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

IV. Luyện tập

Câu 1: “Chuyện cổ nước mình” được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ lục bát
B.Thể thơ 5 chữ
C. Thể thơ tự do
D. Thể thơ 7 chữ

Câu 2: Đâu là đáp án được nêu đầy đủ các câu chuyện cổ trong bài?
A. “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Đẽo cày giữa đường”
B. “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Trầu cau”
C. “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, “Trầu cau”
D. “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Trầu cau”

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa”​
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh.

Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/em-be-thong-minh-ngu-van-6-chan-troi-sang-tao.88592/

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ (Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo). Hy vọng qua phần đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ nước mình”, các bạn sẽ thêm yêu các câu chuyện cổ của nước mình và đọc thật nhiều những câu chuyện cổ tích.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trần Ngọc
 
Sửa lần cuối:

Ngọc Suka

Cộng tác viên
"Chuyện cổ nước mình" - Lâm Thị Mỹ Dạ (Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo):
- Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" thuộc thể thơ lục bát.
- "Chuyện cổ nước mình" - văn 6: Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top