Cho em hỏi về halogen !

phonglinh_2205

New member
Xu
0
khi cho Iot vào dung dịch KI và cho iot vào nước, khả năng tan của Iot trong môi trường nào mạnh hơn và tại sao???
giải thích khi nào các nguyên tố halogen có số oxi hóa là -1 và khi nào có số oxi hóa là +1
cám ơn rất nhiều!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
khi cho Iot vào dung dịch KI và cho iot vào nước, khả năng tan của Iot trong môi trường nào mạnh hơn và tại sao???
giải thích khi nào các nguyên tố halogen có số oxi hóa là -1 và khi nào có số oxi hóa là +1
cám ơn rất nhiều!
I2 tan được trong dd KI nhiều hơn là do tạo phức .
KI + I[SUB]2 [/SUB]-------> KI[SUB]3[/SUB].
Trong khi đó I[SUB]2[/SUB] tan trong nước kém hơn là quá trình thuận nghịch.
I[SUB]2[/SUB] + H2O <-----> HI + HIO
* Trong nhóm halogen trừ Flo là không có số oxihoa dương.
Còn lại là Clo đến Iot có số oxihoa dương trong hợp chất với F và O
Thí dụ : Cl[SUB]2[/SUB]O.
Số oxihoa -1 khi liên kết với các nguyên tố kim loại , Hidro , or phi kim yếu hơn.
Thí dụ : NaI , HBr , CCl4.
 
Tại sao clo, brom, iot có các số oxi hoá -1, +1, +3, +5,+7. Còn flo chỉ có số oxi hoá -1?


Clo, Brom, Iot trong cấu hình e đã xuất hiện phân lớp d nên ở TTKT, e trong cặp e ghép đôi có thể chuyển sang các AO trống của phân lớp d gây nên các mức oxi hoá như trên (tuỳ nguyên tử nó liên kết mà có số oxi hoá âm hay dương). Còn Flo ko có phân lớp d (không có AO trống) và độ âm điện lớn nhất nên số oix hoá là -1.
 
Clo, Brom, Iot trong cấu hình e đã xuất hiện phân lớp d nên ở TTKT, e trong cặp e ghép đôi có thể chuyển sang các AO trống của phân lớp d gây nên các mức oxi hoá như trên (tuỳ nguyên tử nó liên kết mà có số oxi hoá âm hay dương). Còn Flo ko có phân lớp d (không có AO trống) và độ âm điện lớn nhất nên số oix hoá là -1.
vậy cho mình hỏi, làm sao mình có thể phân biệt được bằng cách nào nó có số oxi hóa là -1 và +1?
 
vậy cho mình hỏi, làm sao mình có thể phân biệt được bằng cách nào nó có số oxi hóa là -1 và +1?
Cách đơn giản nhất là em nhìn vào phân tử chất đó thấy không có sự hiện diện của nguyên tử O và F thì hầu hết Cl- đều -1.
Còn trường hợp + 1 thường thấy ở nhóm axit ClO-
Thí dụ : NaClO , HClO , CaOCl2 ( Cl-Ca-O-Cl )...
NaCl , FeCl3 , HCl , PCl5 Clo đều có số oxihoa -1.
 
Cách đơn giản nhất là em nhìn vào phân tử chất đó thấy không có sự hiện diện của nguyên tử O và F thì hầu hết Cl- đều -1.ó
Còn trường hợp + 1 thường thấy ở nhóm axit ClO-
Thí dụ : NaClO , HClO , CaOCl2 ( Cl-Ca-O-Cl )...
NaCl , FeCl3 , HCl , PCl5 Clo đều có số oxihoa -1.
đó là cách phân biệt nhưng em muốn hỏi là tại sao nó lại có số oxi hóa là -1 và +1, nó phải có trạng thái kích thích như thế nào trong cấu hình electron?
 
đó là cách phân biệt nhưng em muốn hỏi là tại sao nó lại có số oxi hóa là -1 và +1, nó phải có trạng thái kích thích như thế nào trong cấu hình electron?
Clo có obitan p (3p5)
Tức là có chứa 5electron trong obitan p obitan cuối cùng của p có 1 electron độc thân nên có xu hướng kết cặp với 1 electron # .
Nhận vào 1e tức là nguyên tử Clo tích điện 1-.
Clo có 3 lớp tức là sau 3p còn có 3d nhưng 3d này trống nên ở trạng thái kích thích 1 số electron ở 3p nhảy lên 3d , lúc này nếu Clo bị mất 1electron thì có số oxihoa +1.
Nhưng ở trạng thái +1 này nguyên tử Clo rất kém bền.
 
cám ơn rất nhiều, em đã hiểu
cho em hoi thêm câu hỏi này nưa, tại sao trong số oxi hóa của halogen, số oxi hóa lẻ bền hơn số oxi hóa chẵn vậy ạ?
 
cám ơn rất nhiều, em đã hiểu
cho em hoi thêm câu hỏi này nưa, tại sao trong số oxi hóa của halogen, số oxi hóa lẻ bền hơn số oxi hóa chẵn vậy ạ?

cấu hình các halogen lớp ngoài là ns2np5 nên xu hướng là nhận vào (-1) còn trường hợp số oxihoa dương là do ở trạng thái bị kích thích.
Các electron khi bị kích thích nhảy lên obitan d.
+1,+3 là do 1e (ms = -1/2) ở phân lớp p nhảy lên phân lớp d làm xuất hiện tổng cộng 3e độc thân ( ms = +1/2) , trong 3e này có 1e nằm ở d và 2e còn nằm trong phân lớp p.
* mất đi 1e ngoài thì +1.
* mất thêm 2e ở bên trong nữa thì +3.
Trường hợp +5 là do mất hẳn 5e ở phân lớp np5
+7 là do mất hết ở lớp ngoài cùng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top