Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Chiến tranh là một hiện tượng phức tạp, là sự tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị của các quốc gia, dân tộc và giai cấp bằng bạo lực quân sự. Thực tế lịch sử cho thấy cần phân biệt hai loại chiến tranh: chính nghĩa và phi nghĩa.
Theo tính toán của nhà khoa học người Thụy Sĩ Giăng Giắc Baben bằng máy tính điện tử thì trong 5.550 năm, trên hành tinh chúng ta đã xảy ra tới 14.513 cuộc chiến tranh với số người chết là 3,6 tỉ người.
Đó là những con số khủng khiếp.
Sang thế kỷ XX, sự thiệt hại ấy lại tăng lên gấp bội do quy mô chiến tranh mở rộng không bao giờ hết, chiến trường bao trùm cùng lúc trên lãnh thổ các quốc gia thuộc nhiều lục địa khác nhau, sự tàn phá và sức hủy diệt của các loại vũ khí, bom đạn tới mức khó lường được hết.
Những cuộc chiến tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc, chống sự cai trị của ngoại bang là chiến tranh chính nghĩa được nhân dân thế giới ủng hộ. Dù đất nước có bị tàn phá, nhân dân phải chịu đựng hi sinh nhưng nhiều dân tộc vẫn đương đầu với chủ nghĩa đế quốc để giành độc lập và tự do. Cuộc kháng chiến 30 năm của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) được coi là cuộc chiến tranh thần thánh, đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, những cuộc chiến tranh xâm chiếm và giành giật thuộc địa giữa các đế quốc, nhằm giữ ngôi bá chủ thế giới, nhằm bành trướng lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền nước khác... mang tính phi nghĩa và hết sức tàn bạo.
Thế kỷ XX đã xảy ra hai lần chiến tranh thế giới vào các năm 1914 - 1918 và 1939 - 1945.
Tháng 8 - 1914, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là hậu quả của những mâu thuẫn về quyền lợi và sự giành giật thuộc địa không thể điều hòa được giữa hai tập đoàn đế quốc: khối “Liên minh” gồm Đức, Áo - Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và khối “Hiệp ước” gồm Anh, Pháp, Nga...
Hai mươi năm sau, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) lại diễn ra với quy mô và cường độ ác liệt chưa từng thấy. Nhưng khác với năm 1914 - 1918, chiến tranh thế giới thứ hai phức tạp hơn về nội dung chính trị, tính chất giai cấp và dẫn tới những thay đổi căn bản. Chiến tranh nổ ra là do những mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, đồng thời do những mâu thuẫn gay gắt trong thế giới tư bản chủ nghĩa: Cuộc chiến đã bắt đầu giữa hai tập đoàn đế quốc, giữa các nước phát xít Đức, Ý, Nhật và các nước đế quốc Anh, Pháp rồi thêm Mỹ và nhiều nước khác. Nhưng dưới tác động của cuộc đấu tranh chống phát xít ngày càng mở rộng ở nhiều nước, nó đã trở thành cuộc chiến tranh giải phóng của các dân tộc chống ách phát xít chiếm đóng và nô dịch. Việc Liên Xô tham chiến (1941), nhất là sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít (1942) đã làm thay đổi tính chất của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX là những cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử loài người. Có thể thấy rõ quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới qua những số liệu sau:
Với quy mô như thế, sự tàn phá và tổn thất lại càng nặng nề hơn.
Nền văn minh của loài người bị phá hoại nghiêm trọng.
(Còn Tiếp)
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục
Theo tính toán của nhà khoa học người Thụy Sĩ Giăng Giắc Baben bằng máy tính điện tử thì trong 5.550 năm, trên hành tinh chúng ta đã xảy ra tới 14.513 cuộc chiến tranh với số người chết là 3,6 tỉ người.
Đó là những con số khủng khiếp.
Sang thế kỷ XX, sự thiệt hại ấy lại tăng lên gấp bội do quy mô chiến tranh mở rộng không bao giờ hết, chiến trường bao trùm cùng lúc trên lãnh thổ các quốc gia thuộc nhiều lục địa khác nhau, sự tàn phá và sức hủy diệt của các loại vũ khí, bom đạn tới mức khó lường được hết.
Những cuộc chiến tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc, chống sự cai trị của ngoại bang là chiến tranh chính nghĩa được nhân dân thế giới ủng hộ. Dù đất nước có bị tàn phá, nhân dân phải chịu đựng hi sinh nhưng nhiều dân tộc vẫn đương đầu với chủ nghĩa đế quốc để giành độc lập và tự do. Cuộc kháng chiến 30 năm của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) được coi là cuộc chiến tranh thần thánh, đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, những cuộc chiến tranh xâm chiếm và giành giật thuộc địa giữa các đế quốc, nhằm giữ ngôi bá chủ thế giới, nhằm bành trướng lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền nước khác... mang tính phi nghĩa và hết sức tàn bạo.
Thế kỷ XX đã xảy ra hai lần chiến tranh thế giới vào các năm 1914 - 1918 và 1939 - 1945.
Tháng 8 - 1914, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là hậu quả của những mâu thuẫn về quyền lợi và sự giành giật thuộc địa không thể điều hòa được giữa hai tập đoàn đế quốc: khối “Liên minh” gồm Đức, Áo - Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và khối “Hiệp ước” gồm Anh, Pháp, Nga...
Hai mươi năm sau, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) lại diễn ra với quy mô và cường độ ác liệt chưa từng thấy. Nhưng khác với năm 1914 - 1918, chiến tranh thế giới thứ hai phức tạp hơn về nội dung chính trị, tính chất giai cấp và dẫn tới những thay đổi căn bản. Chiến tranh nổ ra là do những mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, đồng thời do những mâu thuẫn gay gắt trong thế giới tư bản chủ nghĩa: Cuộc chiến đã bắt đầu giữa hai tập đoàn đế quốc, giữa các nước phát xít Đức, Ý, Nhật và các nước đế quốc Anh, Pháp rồi thêm Mỹ và nhiều nước khác. Nhưng dưới tác động của cuộc đấu tranh chống phát xít ngày càng mở rộng ở nhiều nước, nó đã trở thành cuộc chiến tranh giải phóng của các dân tộc chống ách phát xít chiếm đóng và nô dịch. Việc Liên Xô tham chiến (1941), nhất là sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít (1942) đã làm thay đổi tính chất của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX là những cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử loài người. Có thể thấy rõ quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới qua những số liệu sau:
Với quy mô như thế, sự tàn phá và tổn thất lại càng nặng nề hơn.
Nền văn minh của loài người bị phá hoại nghiêm trọng.
(Còn Tiếp)
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục