Đề bài: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập).
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.
Bài làm
Mỗi chúng ta đều là những con người khác nhau, không ai giống ai nên cách nhìn và cách cảm nhận cuộc sống là khác nhau. Cũng là những thất bại, có một số người bỏ cuộc rồi trượt dài trên con dốc mang tên: “Tôi thất bại. Tôi không làm được”. Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng sự thất bại là nghi lực, niềm tin, là nấc thang đi đến thành công. Chính chân lý, kinh nghiệm và bài học về sự trưởng thành đó đã được đề cập đến trong lời bài hát của cố nhạc sĩ Trần Lập: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang).
Có một loài hoa tượng trưng cho tình yêu, có một loài hoa luôn mang sắc thắm đỏ tươi, đằm thắm, hương thơm nồng nàn và mang đến sự ngọt ngào đó chính là “hoa hồng”. Ở nhận định trên “hoa hồng” là chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được. Nhưng ai cũng biết rằng, hoa hồng đẹp là thế, ngọt ngào là thế nhưng hoa hồng nào cũng có gai. Vậy “mũi gai” ở trong lời bài hát đó có nghĩa là gì? “Mũi gai” hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc để cầm bông hồng trên tay chúng ta cũng phải chịu đau đớn không ít lần vì mũi gai nhọn của nó. Giống như cuộc sống, để có thành công và hạnh phúc ta phải biết vượt qua những sóng gió và thử thách trong cuộc đời. Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “chịu đau”, vượt qua giông tố khi gặp những “mũi gai” và “đi qua muôn ngàn sóng gió”.
Có một câu nói cứ văng vẳng bên tôi, làm tôi luôn phải suy nghĩ: “Tôi sẽ chiến đấu và tôi nghĩ mình sẽ giành giật được cuộc sống bằng cách tiếp tục hoạt động khi tôi có sức. Tôi vẫn đi, vẫn sáng tác và cống hiến khả năng của mình”. Đó là câu nói của cố nhạc sĩ Trần Lập. Anh vẫn hát, vẫn mạnh mẽ, vẫn cháy trong những ca từ, bản nhạc của anh… Một con người, một kiếp đời, một thân phận bé nhỏ nhưng đã sống ý nghĩa và là ngọn lửa bất diệt dành cho những ai yêu mến anh và dành cho cả những người có căn bệnh như anh. Đó chính là sự thành công, sự thành công đó đã vượt qua không gian, thời gian để anh khắc tên mình vào cuộc sống tươi đẹp này.
Thành công bao gồm sự hi sinh mất mát và những nỗi đau, nỗi buồn. Biết chấp nhận đau thương, vất vả cũng là biết cố gắng để đi tới đích trên đường vinh quang. Nick Vujic – con người tàn tật biết chấp nhận sự thiếu thốn, không vẹn nguyên về thể xác để thành công và trở thành biểu tượng của bản lĩnh, nghị lực sống trên toàn thế giới.
Đường vinh quang là đi qua muôn trùng sóng gió – Lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của một con người luôn hiên ngang bước qua mọi gian nan. Đó là một bài học ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống tốt đẹp là phải biết đối mặt với thử thách, đối mặt với phong ba bão táp và chiến thắng nó. Thành công sẽ đến với những người không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn.
Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nhụt chí và dễ dàng bỏ cuộc. Cũng không ít người không chịu chấp nhận những thất bại, buồn đau mà khó khăn của mình gây ra, mà tìm cách đi đến thành công bất chấp mọi thủ đoạn. Tôi luôn đặt ra một câu hỏi: Tại sao, các bạn trẻ có một sức khỏe tốt, một môi trường tốt lại không bao giờ trân trọng cuộc sống, trân trọng bản thân mình, liệu khi các bạn phải đối diện với căn bệnh hiểm nghèo các bạn có đủ nghị lực để chiến đấu không hay buông xuôi tất cả? Tại sao, tôi lại hỏi thế bởi vì hàng ngày có rất nhiều tin tức nói về có bạn trẻ vì thất bại trong lĩnh vực kinh doanh mà tự làm hại bản thân, hay thất bại khi chinh phục tình yêu lại bỏ mạng sống ở tuổi đời còn rất trẻ…. Thật đáng buồn với những lối suy nghĩ và hành động bồng bột như thế.
Lời bài hát là lời của chân lí sống, cách sống và nghị lực sống. Nó xuất phát từ kinh nghiệm sống quý giá từ cuộc đời thăng trầm của cố nhạc sĩ Trần Lập- một người tài hoa nhưng bạc mệnh. Hà Nội tiễn đưa anh vào những ngày cuối đông, chuyến đi của anh đã xuất phát với hành trình mới và khán giả luôn dõi theo anh bằng trái tim ấm lửa của những ngày xưa cũ.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.
Bài làm
Mỗi chúng ta đều là những con người khác nhau, không ai giống ai nên cách nhìn và cách cảm nhận cuộc sống là khác nhau. Cũng là những thất bại, có một số người bỏ cuộc rồi trượt dài trên con dốc mang tên: “Tôi thất bại. Tôi không làm được”. Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng sự thất bại là nghi lực, niềm tin, là nấc thang đi đến thành công. Chính chân lý, kinh nghiệm và bài học về sự trưởng thành đó đã được đề cập đến trong lời bài hát của cố nhạc sĩ Trần Lập: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang).
Có một loài hoa tượng trưng cho tình yêu, có một loài hoa luôn mang sắc thắm đỏ tươi, đằm thắm, hương thơm nồng nàn và mang đến sự ngọt ngào đó chính là “hoa hồng”. Ở nhận định trên “hoa hồng” là chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được. Nhưng ai cũng biết rằng, hoa hồng đẹp là thế, ngọt ngào là thế nhưng hoa hồng nào cũng có gai. Vậy “mũi gai” ở trong lời bài hát đó có nghĩa là gì? “Mũi gai” hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc để cầm bông hồng trên tay chúng ta cũng phải chịu đau đớn không ít lần vì mũi gai nhọn của nó. Giống như cuộc sống, để có thành công và hạnh phúc ta phải biết vượt qua những sóng gió và thử thách trong cuộc đời. Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “chịu đau”, vượt qua giông tố khi gặp những “mũi gai” và “đi qua muôn ngàn sóng gió”.
Có một câu nói cứ văng vẳng bên tôi, làm tôi luôn phải suy nghĩ: “Tôi sẽ chiến đấu và tôi nghĩ mình sẽ giành giật được cuộc sống bằng cách tiếp tục hoạt động khi tôi có sức. Tôi vẫn đi, vẫn sáng tác và cống hiến khả năng của mình”. Đó là câu nói của cố nhạc sĩ Trần Lập. Anh vẫn hát, vẫn mạnh mẽ, vẫn cháy trong những ca từ, bản nhạc của anh… Một con người, một kiếp đời, một thân phận bé nhỏ nhưng đã sống ý nghĩa và là ngọn lửa bất diệt dành cho những ai yêu mến anh và dành cho cả những người có căn bệnh như anh. Đó chính là sự thành công, sự thành công đó đã vượt qua không gian, thời gian để anh khắc tên mình vào cuộc sống tươi đẹp này.
Thành công bao gồm sự hi sinh mất mát và những nỗi đau, nỗi buồn. Biết chấp nhận đau thương, vất vả cũng là biết cố gắng để đi tới đích trên đường vinh quang. Nick Vujic – con người tàn tật biết chấp nhận sự thiếu thốn, không vẹn nguyên về thể xác để thành công và trở thành biểu tượng của bản lĩnh, nghị lực sống trên toàn thế giới.
Đường vinh quang là đi qua muôn trùng sóng gió – Lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của một con người luôn hiên ngang bước qua mọi gian nan. Đó là một bài học ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống tốt đẹp là phải biết đối mặt với thử thách, đối mặt với phong ba bão táp và chiến thắng nó. Thành công sẽ đến với những người không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn.
Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nhụt chí và dễ dàng bỏ cuộc. Cũng không ít người không chịu chấp nhận những thất bại, buồn đau mà khó khăn của mình gây ra, mà tìm cách đi đến thành công bất chấp mọi thủ đoạn. Tôi luôn đặt ra một câu hỏi: Tại sao, các bạn trẻ có một sức khỏe tốt, một môi trường tốt lại không bao giờ trân trọng cuộc sống, trân trọng bản thân mình, liệu khi các bạn phải đối diện với căn bệnh hiểm nghèo các bạn có đủ nghị lực để chiến đấu không hay buông xuôi tất cả? Tại sao, tôi lại hỏi thế bởi vì hàng ngày có rất nhiều tin tức nói về có bạn trẻ vì thất bại trong lĩnh vực kinh doanh mà tự làm hại bản thân, hay thất bại khi chinh phục tình yêu lại bỏ mạng sống ở tuổi đời còn rất trẻ…. Thật đáng buồn với những lối suy nghĩ và hành động bồng bột như thế.
Lời bài hát là lời của chân lí sống, cách sống và nghị lực sống. Nó xuất phát từ kinh nghiệm sống quý giá từ cuộc đời thăng trầm của cố nhạc sĩ Trần Lập- một người tài hoa nhưng bạc mệnh. Hà Nội tiễn đưa anh vào những ngày cuối đông, chuyến đi của anh đã xuất phát với hành trình mới và khán giả luôn dõi theo anh bằng trái tim ấm lửa của những ngày xưa cũ.