Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Hệ sinh thái là chuyên đề lý thuyết quan trọng trong các kì thi môn sinh. Đặc biệt, nó chiếm một số lượng câu trong đề thi THPTQG. Với khả năng xuất hiện, chủ yếu sẽ xuất hiện mức độ thông hiểu. Khả năng về vận dụng cao liên quan đến chuỗi thức ăn. Để làm nhuần nhuyễn các dạng bài liên quan đến hệ sinh thái, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản về định nghĩa và chức năng của từng đơn vị bài.

Sau đây, là câu hỏi trắc nghiệm về hệ sinh thái.

Câu 1: Giới hạn sinh thái là

A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với mỗi nhân tố sinh thái.
B. giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật.
C. giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài.
D. giới hạn khả năng sinh sản của thực vật.

Câu 2: Khoảng chống chịu là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó SV có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật không thể tồn tại và phát triển.
D. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Câu 3: Cá rô phi ở Việt Nam có thể sống được khoảng nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC, khoảng nhiệt độ này được gọi là

A. giới hạn trên. B. giới hạn dưới.
C. khoảng thuận lợi. D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

Câu 4: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi ( khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. có sức sống giảm dần.
B. phát triển thuận lợi nhất
C. có sức sống trung bình.
D. chết hàng loạt.

Câu 5: Sự phân hoá các ổ sinh thái giúp các loài giảm bớt sự
A. cạnh tranh.
B. hợp tác.
C. đối địch.
D. cộng sinh.

Câu 6: Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, loài làm tổ trên cao, loài làm tổ dưới thấp, loài kiếm ăn banđêm, loài kiếm ăn ban ngày. Đây là ví dụ về

A. mối quan hệ hợp tác giữa các loài.
B. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
C. sự phân hoá ổ sinh thái trong cùng một nơi ở.
D. sự phân hoá nơi ở của cùng một ổ sinh thái.

Câu 7: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm TV

A. ưa bóng và chịu hạn.
B. ưa sáng.
C. chịu bóng.
D. ưa bóng.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

A. Lá có phiến dày, mô dậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh
B. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô dậu, lá nằm ngang.
C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
D. Lá cây xếp nằm nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với cây ưa bóng?

A. Phiến lá rộng, lá nằm ngang so với mặt đất.
B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
C. Phiến lá hẹp, lá xếp nghiêng so với mặt đất.
D. Lá xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 10: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

A. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.
B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.
C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.
D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt.

Câu 11: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Lưỡng cư.
B. Bò sát.
C. Thú.
D. Cá xương.

Câu 12: Quần thể sinh vật là

A. là nhóm cá thể của một loài, cùng sinh sống trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra con và con có khảnăng sinh sản.
B. nhóm cá thể của một loài tồn tại trong một thời gian nhất định và phân bố trong khu vực phân bố của loài.
C. tập hợp cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, cókhả năng sinh sản ra các thế hệ mới
D. là một nhóm cá thể thuộc các loài khác nhau, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thờigian nhất định, có khả năng sinh sản ra các thế hệ mới.

Câu 13: Đặc điểm cơ bản nhất đối với quần thể sinh vật là

A. các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm xác định.
B. các ca thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
C. quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
D. quần thể có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

Câu 14: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền nhau ( liền rễ). Hiện tượng này thểhiện mối quan hệ

A. cộng sinh.
B. cạnh tranh cùng loài.
C. hỗ trợ cùng loài.
D. hỗ trợ khác loài.

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

Câu 16: Hiện tượng nào sau đây thể hiện nhóm?

A. Hổ, báo giành con mồi.
B. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
C. Trùng roi sống trong ruột mối.
D. Cỏ dại, cạnh tranh thức ăn với cây trồng.

Câu 17: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
D. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

Câu 18: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới

A. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 19: Đặc trưng nào sau đây là của quần thể sinh vật?

A. Loài ưu thế.
B. Loài đặc trưng.
C. Mật độ.
D. Độ đa dạng.

Câu 20: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể ?

A. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
B. Mật độ cá thể.
C. Tỉ lệ giới tính.
D. Đa dạng loài.

Câu 21: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi (trước sinh sản, đang sinh sản, và sau sinh sản) có thể bị diệt vong khi mất đi nhóm

A. đang sinh sản.
B. trước sinh sản và sau sinh sản.
C. trước sinh sản.
D. đang sinh sản và sau sinh sản.

Câu 22: Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là

A. tuổi sinh thái.
B. tuổi sinh sản.
C. tuổi sinh lí.
D. tuổi quần thể.

Câu 23: Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới có kiểu phân bố

A. theo nhóm.
B. đồng đều.
C. ngẫu nhiên.
D. riêng lẽ.

Câu 24: Khi nguồn thức ăn phân bố không đều, các cá thể của một loài động vật hoang dại có xu hướng phân bố

A. ngẫu nhiên.
B. đều.
C. theo nhóm.
D. thưa dần từ nguồn thức ăn chính.

Câu 25: Sự phân bố các cá thể trong QT giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường là sự

A. phân bố theo nhóm.
B. phân bố đồng đều.
C. phân bố ngẫu nhiên.
D. phân bố theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.

Câu 26: Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong quần thể tạo điều kiện cho các cá thể hổ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường?

A. Phân bố đồng đều và ngẫu nhiên.
B. Phân bố theo nhóm
C. Phân bố ngẫu nhiên.
D. Phân bố đồng đều.

Câu 27: Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong QT góp phần làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể?

A. Phân bố đồng đều và phân bố theo nhóm.
B. Phân bố đồng đều.
C. Phân bố theo nhóm.
D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 28: Các cá thể trong quần thể có hình thức phân bố đồng đều, hình thức này có ý nghĩa sinh thái là

A. các cá thể trong quần thể hổ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường sống xung quanh.
B. các cá thể tận dụng được nhiều nguồn thức ăn từ môi trường.
C. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Câu 29: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của MT.

Câu 30: Số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là

A. mật độ cá thể của quần thể.
B. trạng thái cân bằng của quần thể.
C. kích thước của quần thể.
D. tăng trưởng của quần thể.

Câu 31: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường
D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

Câu 32: Giới hạn cuối cùng về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt tới, được gọi là kích thước

A. tối thiểu.
B. trung bình.
C. tối đa.
D. của quần thể.

Câu 33: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là

A. kích thước trung bình của quần thể.
B. kích thước tối thiểu của quần thể.
C. mật độ của của quần thể.
D. kích thước tối đa của quần thể.

Câu 34: Giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, gọi là

A. Kích thước trung bình của quần thể.
B. Kích thước tối thiểu của quần thể.
C. Mật độ của quần thể.
D. Kích thước tối đa của quần thể.

Câu 35: Kích thước của quần thể có thể tăng khi

A. nhập cư nhỏ hơn xuất cư.
B. mức độ sinh sản bằng mức độ tử vong.
C. mức độ sinh sản nhỏ hơn mức độ tử vong.
D. mức độ sinh sản lớn hơn mức độ tử vong.

Câu 36: Để xác định kích thước tối đa của một quần thể, người ta cần biêt số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
D. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu 37: Kích thước của quần thể có thể tăng lên trong trường hợp nào sau đây?

A. Mức sinh sản lớn hơn mức tử vong.
B. Mức sinh sản bằng mức tử vong.
C. Nhập cư nhỏ hơn xuất cư.
D. Mức sinh sản nhỏ hơn mức tử vong.

Câu 38: Quần thể đạt mức độ ổn định về số lượng khi nào?

A. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và tỉ lệ đực cái bằng nhau.
B. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và không có xuất cư.
C. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và không có sự nhập cư.
D. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và số nhập cư bằng số xuất cư.

Câu 39: Xét một quần thể sinh vật, kích thước của quần thể không phụ thuộc và yếu tố

A. tỉ lệ đực cái.
B. sức sinh sản.
C. mức độ tử vong của cá thể.
D. cá thể nhập cư và xuất cư.

Câu 40: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.

Câu 41: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động

A. không theo chu kì.
B. theo chu kì nhiều năm.
C. theo chu kì tuần trăng.
D. theo chu kì mùa.

Câu 42: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động

A. theo chu kì nhiều năm.
B. theo chu kì mùa.
C. theo chu kì tuần trăng.
D. không theo chu kì.

Câu 43: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?

A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.
B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.
C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.

Câu 44: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (3).
B. (2) và (4).
C. (1) và (4).
D. (1) và (3).

Câu 45: Quần thể sinh vật thường có xu hướng

A. tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng (số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống củamôi trường).
B. giảm số lượng cá thể và thu hẹp phạm vi phân bố.
C. cạnh tranh khốc liệt giữa các cá thể cùng loài khi nguồn thức ăn trong môi trường khan hiếm.
D. tăng số lượng cá thể và mở rộng phạm vi phân bố

Trên đây là những câu hỏi về hệ sinh thái giúp bạn ôn tập thật tốt chương này. Chúc bạn làm bài thi thật tốt !
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top