• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kina Ngaan

Active member
Dao động cơ là một chương vô cùng quan trọng của vật lý lớp 12. Dao động cơ là chuyển động của vật xung quanh vị trí cân bằng, bao gồm 2 dạng phổ biến là dao động tuần hoàn và dao động điều hòa. Dao động cơ có nhiều dạng toán như về li độ, gia tốc, vận tốc, chu kỳ, tần số,...Luyện nhiều bài tập để rèn luyện phương pháp và khả năng, tư duy tính toán. Dưới đây, là các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chương 1: Dao động cơ.


Câu 1: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Đại lượng x được gọi là
A. tần số dao động. B. chu kì dao động. C. li độ dao động. D. biên độ dao động.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia − 2019 − Mã đề 204)

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Chu kì dao động của vật được tính bằng công thức
A. T= 2π/ω
B. T = 2πω
C. T= 1/2πω
D. T= ω/2π
(Trích đề thi THPT Quốc Gia − 2019 − Mã đề 203)

Câu 3: Một vật dao động điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật được tính bằng công thức
A. T = f B. T = 2πf. C. T=1/f. D. T=2π/f
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2020)

Câu 4: Mối liên hệ giữa tần số góc ω và tần số f của một dao động điều hòa là
A. ω = f/2π
B. ω = πf.
C. ω = 2πf.
D. ω = 1/2πf
(Trích đề thi tham khảo lần 2 của BGD & ĐT - 2020)

Câu 5: Phương trình nào sao đây biểu thị cho dao động điều hòa của một chất điểm?
A. x = Acos(ωt + φ). B. x = Atcos(ωt + φ). C. x = Acos(ω + φt). D. x = Acos(ωt2 + φ).

Câu 6: Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ). Radian (rad) là đơn vị của đại lượng
A. biên độ A. B. tần số góc ω.
C. pha dao động (ωt + φ). D. chu kì dao động T.

Câu 7: Trong phương trình dao động điều hòa: x = Acos(ωt + φ), radian trên giây (rad/s) là đơn vị đo của đại lượng
A. biên độ A. B. pha dao động ωt + φ
C. tần số góc ω D. chu kì dao động T.
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 - THPT Chuyên Đại học Vinh - Nghệ An - 2020)

Câu 8: Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), trong đó ω, φ, (ωt + φ) là những đại lượng trung gian cho phép xác định
A. li độ và pha ban đầu. B. biên độ và trạng thái dao động.
C. tần số và pha dao động. D. tần số và trạng thái dao động.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng về dao động điều hòa?
A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian. B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
C. Quỹ đạo là một đoạn thẳng. D. Quỹ đạo là một đường hình sin.

Câu 10: Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi
A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ.
C. sớm pha π/2 so với li độ. D. trễ pha π/2 so với li độ.

Câu 11: Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời của chất điểm biến đổi
A. sớm pha hơn gia tốc là π/2. B. lệch pha so với gia tốc là π/2.
C. ngược pha so với gia tốc. D. cùng pha so với gia tốc.

Câu 12: Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên
A. cùng tần số và ngược pha với li độ. B. khác tần số và ngược pha với li độ.
C. khác tần số và cùng pha với li độ. D. cùng tần số và cùng pha với li độ.

Câu 13: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật
A. là hàm bậc hai của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. luôn có giá trị không đổi. D. luôn có giá trị dương.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 202)

Câu 14: Dao động cơ học là
A. chuyển động có quỹ đạo xác định trong không gian, sau những khoảng thời gian xác định
trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ.
B. chuyển động có biên độ và tần số góc xác định.
C. chuyển động trong phạm vi hẹp trong không gian được lặp đi lặp lại nhiều lần.
D. chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại quanh một vị trí cân bằng xác định.

Câu 15: Dao động điều hòa là
A. dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian.
B. dao động mà vật chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.
C. dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
D. dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.

Câu 16: Pha ban đầu của dao động điều hòa phụ thuộc
A. cách kích thích vật dao động. B. đặc tính của hệ dao động.
C. năng lượng truyền cho vật để vật dao động. D. cách chọn gốc thời gian.
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 - THPT Chuyên Đại học Vinh - Nghệ An - 2020)

Câu 17: Một chất điểm dao động điều hòa f thì pha dao động của chất điểm
A. tỉ lệ bậc nhất với thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. là hàm bậc hai của thời gian. D. không phụ thuộc vào thời gian.

Câu 18: Các đặc trưng của dao động điều là
A. biên độ và tần số. B. tần số và pha ban đầu.
C. bước sóng và biên độ. D. tốc độ và gia tốc.

Câu 19: Một chất điểm dao động điều hòa có đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào thời gian?
A. Vận tốc. B. Li độ. C. Pha dao động. D. Tần số góc.

Câu 20: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox, đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào thời gian?
A. Tốc độ của vật. B. Gia tốc của vật.
C. Biên độ dao động của vật. D. Li độ của vật.

Câu 21: Pha ban đầu của dao động điều hòa phụ thuộc
A. cách chọn gốc tọa độ và gốc thời gian. B. năng lượng truyền cho vật để vật dao động.
C. đặc tính của hệ dao động. D. cách kích thích vật dao động.

Câu 22: Trong dao động điều hòa, thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần được gọi là
A. tần số góc của dao động. B. tần số dao động.
C. chu kì dao động. D. pha ban đầu của dao động.
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Chuyên Đại học Vinh – Nghệ An – 2017)

Câu 23: Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ gọi là
A. pha dao động. B. pha ban đầu. C. tần số dao động. D. chu kì dao động.

Câu 24: Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cứ sau một khoảng thời gian T (chu kì) thì vật lại trở về vị trí ban đầu.
B. Cứ sau một khoảng thời gian T thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
C. Cứ sau một khoảng thời gian T thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
D. Cứ sau một khoảng thời gian T thì biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu.

Câu 25: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho tính chất đổi chiều nhanh hay chậm của một dao động điều hòa?
A. Tần số. B. Gia tốc. C. Vận tốc. D. Biên độ.

Câu 26: Cho chất điểm dao động điều hòa. Vận tốc đạt giá trị cực tiểu khi chất điểm qua vị trí
A. biên. B. cân bằng.
C. cân bằng theo chiều dương. D. cân bằng theo chiều âm.

Câu 27: Một vật dao động điều hòa, khi qua vị trí cân bằng có
A. vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
B. tốc độ cực đại và gia tốc bằng không.
C. vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
D. vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về một chất điểm dao động điều hòa?
A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.
B. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
D. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

Câu 29: Trong dao động điều hòa, li độ và vận tốc của vật biến đổi điều hòa theo thời gian và luôn
A. cùng pha. B. cùng tần số góc. C. ngược pha. D. cùng biên độ.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về một chất điểm dao động điều hòa?
A. Vận tốc của chất điểm giảm dần đều khi chất điểm đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên.
B. Vận tốc của chất điểm tăng dần đều khi chất điểm đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng.
C. Vận tốc của chất điểm biến thiên điều hòa cùng tần số góc với li độ của chất điểm.
D. Vận tốc của chất điểm biến thiên những lượng bằng nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau.

Câu 31: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về một chất điểm dao động điều hòa của một vật?
A. Khi vật ở vị trí biên gia tốc của vật bằng không.
B. Vectơ vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. Khi qua vị trí cân bằng vận tốc của vật bằng không.
D. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 32: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. động năng của chất điểm giảm. B. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm.
C. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm. D. độ lớn li độ của chất điểm tăng.

Câu 33: Một vật dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng O. Khi vật đi về O thì
A. vận tốc của vật đang tăng. B. vectơ vận tốc ngược hướng với vectơ gia tốc.
C. vật chuyển động chậm dần. D. vật chuyển động nhanh dần.

Câu 34: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều. C. nhanh dần. D. chậm dần.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2012)

Câu 35: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương thì giá trị của li độ x và vận tốc v là
A. x > 0 và v > 0. B. x < 0 và v > 0. C. x > 0 và v < 0. D. x < 0 và v < 0.

Câu 36: Trong dao động điều hòa, ở thời điểm mà tích giữa li độ và vận tốc của vật thỏa mãn điều kiện: xv < 0 thì vật đang
A. chuyển động nhanh dần đều. B. chuyển động chậm dần đều.
C. chuyển động nhanh dần. D. chuyển động chậm dần.

Câu 37: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox, khi vật chuyển động nhanh dần thì
A. tốc độ của vật tăng dần. B. li độ của vật giảm dần.
C. vận tốc của vật tăng dần. D. gia tốc của vật giảm dần.

Câu 38: Trong dao động điều hòa, độ lớn gia tốc của chất điểm
A. tăng khi độ lớn vận tốc tăng. B. không thay đổi.
C. bằng 0 khi vận tốc bằng 0. D. giảm khi độ lớn vận tốc tăng.

Câu 39: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Khi nói về gia tốc của vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Gia tốc có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật.
B. Vectơ gia tốc luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
C. Vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. Gia tốc luôn ngược dấu với li độ của vật.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 204)

Câu 40: Trong dao động điều hòa, ý kiến nào sau đây đúng?
A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian. B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
C. Quỹ đạo là một đoạn thẳng. D. Quỹ đạo là một đường hình sin.
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 - THPT Chuyên Đại học Vinh - Nghệ An - 2020)

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top