• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kina Ngaan

Active member
Chất béo là một dạng quan trọng của chương trình hóa học 12. Chủ đề lý thuyết sẽ xoay quanh các vấn đề tính chất vật lý và hóa học. Bên cạnh đó là công thức cấu tạo chất cần lưu ý. Làm nhiều các câu hỏi để rèn luyện tạo kỹ năng vững chắc.

chat-beo-la-gi-1.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Câu 1: Loại dầu nào sau đây không là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu ăn B. Dầu lạc C. Dầu dừa D. Dầu nhớt

Câu 2: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. etylen glicol. D. glixerol.

Câu 3: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri stearat và natri panmitat có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 4: Triolein là trieste của glixerol với axit oleic. Công thức phân tử của Triolein là.
A. C51H92O3 B. C57H110O6 C. C57H104O6 D. C57H102O6

Câu 5: Xà phòng hoá hỗn hợp X gồm hai triglixerit (tỷ lệ mol 1 : 1) thu được glixerol và hỗn hợp hai muối C15H31COONa và C17H35COONa có số mol gấp 5 lần nhau. Có bao nhiêu cặp triglixerit thoả mãn?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 6: Từ 2 axit béo là oleic; stearic và glixerol có thể tổng hợp được tối đa bao nhiêu triglixerit có khả năng tác dụng được với dung dịch Br2 trong CCl4
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 7: Chất không phải axit béo là
A. axit axetic. B. axit stearic. C. axit panmitic. D. axit oleic.

Câu 8: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A.Tristearin. B. Metyl axetat. C. Metyl fomat. D. Benzyl axetat.

Câu 9: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic. B. Axit glutamic. C. Axit stearic. D. Axit ađipic.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol

Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1). Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
(2). Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
(3). Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(4). Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
(5). Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ có H2SO4 đặc xúc tác
(6). Lipit là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (khoảng từ 12 đến 24C), không phân nhánh
(7). Các chất béo có thể tồn tại ở thể rắn hoặc lỏng ở điều kiện thường. Số phát biểu đúng là?
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 12: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5 (C17H35COO)3C3H5.
(e) Lipit bao gồm: Chất béo, sáp, steroit, photpholipit, cacbohidrat
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 14: Cho các phát biểu sau về este.
(a). Các este đơn chức đều tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1 :1.
(b). Chất béo lỏng có khả năng làm nhạt màu dung dịch nước Br2.
(c). Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit luôn thuận nghịch.
(d). Tồn tại este khi đốt cháy cho số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O.
Tổng số phát biểu đúng là ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, tan trong nước và tan nhiều trong dung môi hữu cơ (ete, xăng...).
(b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(c) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5.
(d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(e) Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo.
(f) Chất béo được dùng trong sản xuất mì sợi, đồ hộp...
(g) Trong công nghiệp một lượng lớn chất béo được dùng để điều chế xà phòng.
(h) Lipit thuộc loại chất béo.
(i) Đa số các chất thuộc loại lipit không tan trong nước, một số có khả năng tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top