• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các mức độ tổ chức cơ thể

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT

CÁC MỨC ĐỘ TỔ CHỨC CƠ THỂ


Ø Động vật là một nhóm sinh vật chính,được phân loại là giới động vật (animalia)trong hệ thống phân loại 5 giới. Nhình chung, động vật là các cơ thể đa bào hoặc đơn bào, có khẳ năng di chuyển và đáp ứng với môi trường, có thức ăn là các sinh vật khác (dị dưỡng). Sơ đồ cấu tạo cơ thể đã được quy định nghiêm ngặt trong quá trình phát triển cơ thể tư giai đoạn phôi đến các giai đoạn phát sinh hình thái sau đó.

Ø Động vật học (Zoologos) – khoa học (=logos) về động vật (=zoo).Nhiệm vụ của nó là phát hiện tất cả các đặc điểm( hình thái, sinh lý, sinh thái, phát triển, phân bố…)của giới động vật, xác đinh vị trí vốn có của chúng trong hệ sinh thái .

Ø Vị trí của giới động vật trong sinh giới và hệ thống phân loại giới động vật.

Teong lịch sử phân chia thế giới hữu cơ thành nhữn nhóm lớn gọi là giới. Có nhiều quan điểm phân chia sinh giới. Theo whittaker sinh giới được chia làm 5 giới. Giới Khởi sinh (Monera).giới Nguyên sinh (Protista). Giới Nấm (Fungi). Giới Thực vật (Plantae). Giới Động vật (Animalia).

Hiện nay khoa học đã mô tả gần 2 triệu loài động vật phân bố khắp các môi trường trong trái đất. Chúng thuộc 45 ngành được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao trong thang tiến hóa như sau:

A. Phân giới dộng vật nguyên sinh
I. Động vật nguyên sinh có chân giả


Ngành trùng chân giả (Amoebozoa)
Ngành trùng lỗ (Foraminifera)
Ngành trùng phóng xạ (Radiozoa)
Ngành trùng mặt trời (Heliozoa)

II. Động vật nguyen sinh có roi bơi

Ngành động cổ (Archaezoa)
Ngành trùng roi động vật (Euglenozoa)
Ngành trùng roi giáp (Dinozoa)
Ngành trùng roi cổ áo (Choanozoa)

III. Động vật nguyên sinh có bào tử

Ngành trùng bào tử (Sporozoa)
Ngành trùng bào tử gai(Cnidosporozoa)
Ngành vi bào tử (Microsporozoa)

IV. Động vật nguyên sinh có lông bơi

Ngành trùng lông bơi (Ciliophora)

B. Phân giới động vật đa bào (Metazoa)

I. Động vật thực bào (phagocytellozoa)

Ngành động vật hình tấm (Placozoa)

II. Động vật cận đa bào (Palazoa)

Ngành thân lỗ hoặc hải miên (Polifera hoặc Spongia)

III. Động vật đa bào (Eumetazoa)

Động vật đối xứng tỏa tròn (Radiata)

Ngành ruột khoang (Coelenterata)
Ngàng sứa lược (Cotenophora)

Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria)

Động vật cưa có thể xoang (Acoelata)
Ngành giun dẹp (Plathelminthes)
Ngành giun vòi (Nemertini)

Động vật có thể xoang giả(pseudocoelomata)

Ngành giun tròn (Nemetoda)
Ngành giun cước(Nemetomorpha)
Ngành giun bộng lông (gastrotricha)
Ngành Kinorhyncha
Ngành Priapulia
Ngành Lỏicifera
Ngành trùng bánh xe (Rotatoria)
Ngành giun đầu gai (Acanthocephala)
Động vật có thể xoang (Coelomata)

Động vật có miệng nguyên sinh (Protostomia)
Ngành thân mến (Mollusca)
Ngành giun đốt (Annelida)
Ngành có móc (Onychophora)
Ngành chân khớp (Arthropoda)
Ngành động vật hình rêu (Bryozoa)
Ngành động vật tay cuốn (Brachiopoda)

Động vật có miệng thứ sinh (Deuterostomia)

Ngành da gai (Echinodermata)
Ngành hàm tơ( Chaetognatha)
Ngành nửa dây sống (Hemichordata)
Ngành có dây sống (Chordata)

Con người hoạt động trong xã hội và trong thiên đa dạng và tinh tế không thể thiếu kiến thức về sinh giới, trong đó có giới động vật

Ø Mật độ tổ chức của giới động vật

1. Sự hình thành động vật nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của động vật. Tuy mới ở mức độ tế bào nhưng động vật nguyên sinh đã có những hoạt động sống cơ bản như bắt mồi,tiêu hóa, điều hòa thẩm thấu ,vận chuyện…

Hướng phát triển tiếp theo của động vật nguyên sinh là phức tạp hóa cấu tạo các cơ quan để hình thành các nhóm động vật như trùng roi, trùng cỏ hay đơn giản hóa và chuyên hóa mhuw trùng bào tư . Chính điều này đã làm cho thế giới động vật nguyên sinh trở lên đa dạng .

Hướng tiến hóa quan trọng và duy nhất của động vật nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn dộng vật đơn bào mở ra con đường hình thành nên động vật đa bào

2. Sụ hình thành động vật đa bào có thẻ xem là một 1 hướng chuyển biến hết sức quan trọng trong phat' sinh chủng loại đưa động vật lên một bậc thang tiến hóa mới .​
`​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Động vật có xương sống

Truyền thống


Biểu đồ con suốt truyền thống về tiến hóa của động vật có xương sống ở cấp lớp.

Phân loại truyền thống chia động vật có xương sống thành 7 lớp, dựa trên các diễn giải truyền thống của các đặc điểm giải phẫu và sinh lý học tổng thể. Phân loại này là một trong các phân loại thường gặp nhất trong các sách giáo khoa, các miêu tả vắn tắt và các sách phổ biến kiến thức khoa học

Trong khi phân loại truyền thống này về mặt sắp xếp trật tự tạo ra các nhóm cận ngành, nghĩa là các nhóm đó không chứa tất cả các hậu duệ từ một tổ tiên chung của lớp. Chẳng hạn, trong số các hậu duệ của bò sát đầu tiên có cả chim và thú, nhưng chúng lại tách ra thành các lớp khác, và như thế làm cho lớp bò sát trở thành cận ngành.
Một số các nhà khoa học sử dụng phân loại cho động vật có xương sống theo kiểu phát sinh chủng loài, tổ chức các nhóm động vật trong phạm vi động vật có xương sống theo lịch sử phát sinh và tiến hóa của chúng, đôi khi bỏ qua các diễn giải thông thường về giải phẫu và sinh lý học của chúng. Phân loại dưới đây lấy theo Janvier (1981, 1997), Shu và những người khác (2003), và Benton (2004)[SUP][2][/SUP].

  • Phân ngành Vertebrata
    • Liên lớp Agnatha hay Cephalaspidomorphi (cá mút đá và các loại cá không hàm khác, một số tổ tiên đối với các động vật có xương sống khác)
    • Phân thứ ngành Gnathostomata (động vật có quai hàm)
      • Siêu lớp Osteichthyes (cá xương)
      • Siêu lớp Tetrapoda (động vật tứ chi)
        • Lớp Amphibia (động vật lưỡng cư, một số là tổ tiên đối với Amniota (động vật có màng ối)).
        • Lớp Synapsida † ("bò sát" tương tự như động vật có vú, đã tuyệt chủng, một số là tổ tiên đối với động vật có vú, đôi khi được phân loại trong lớp Reptilia)
        • Lớp Mammalia (động vật có vú)
        • Lớp Reptilia (bò sát, một số là tổ tiên đối với chim)
        • Lớp Aves (chim)
Phần lớn các lớp liệt kê ở đây là các đơn vị phân loại không "hoàn chỉnh": Từ Agnatha đã sinh ra động vật có quai hàm; từ cá xương sinh ra động vật đất liền (Tetrapoda); từ "động vật lưỡng cư" truyền thống đã sinh ra bò sát (theo truyền thống gộp cả "bò sát" giống như thú), và tới lượt mình, từ động vật bò sát đã sinh ra chimthú.
Quan hệ phát sinh chủng loài

Trong phân loại học phát sinh chủng loài, các quan hệ giữa các động vật thông thường không chia thành các cấp bậc, mà được minh họa như là "cây phát sinh chủng loài" xếp lồng, được gọi là biểu đồ nhánh tiến hóa. Các nhóm phát sinh chủng loài được định nghĩa dựa trên các mối quan hệ của chúng với nhau chứ không phải là theo các đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn như sự tồn tại của một cột sống. Kiểu cây phát sinh xếp lồng này thường được kết hợp với phân loại học truyền thống (như ở trên), trong thực tế gọi là phân loại học tiến hóa.

Wikipedia
 
Ở tổ chức phức tạp hơn:

CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: Phân tử → bào quan → tế bào → mô → quan → hệ quan → thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển. Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top