• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Các dạng toán về chất béo

Kina Ngaan

Active member
Chất béo là một dạng cần lưu ý trong chương trình hóa học 12. Tính chất vật lí, hóa học và công thức cấu tạo. Đặc biệt chú ý phản ứng xà phòng hóa chất béo (sản phẩm, cách điều chế...) để làm bài tập. Định luật bảo toàn, công thức tính số mol pi cần nắm vững. Sau đây, là một số câu hỏi trắc nghiệm chất béo trong các đề thi.

20220709_121845.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó là
A. (C17H33COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C15H29COO)3C3H5

Câu 2. Đun sôi a gam triglixerit X với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối oleat với 3,18 gam muối linoleat. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 6,4. C. 3,22. D. 6,44.

Câu 3. Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần và glixerol. Trong phân tử X có
A. 3 gốc C17H35COO.
B. 2 gốc C17H35COO.
C. 2 gốc C15H31COO.
D. 3 gốc C15H31COO.

Câu 4. Thuỷ phân hoàn toàn một lipit trung tính bằng NaOH thu được 46 gam glixerol (glixerin) và 429 gam hỗn hợp hai muối. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C15H31COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.

Câu 5. Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H33COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.

Câu 6. Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là
A. 96,6. B. 85,4. C. 91,8. D. 80,6.

Câu 7. Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một loại chất béo cần 1,2 gam NaOH. Từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với NaOH thì lượng xà phòng nguyên chất có thể thu được là
A. 1028 kg. B. 1038 kg. C. 1048 kg. D. 1058 kg.

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X chứa tristearin, tripanmitin, axit stearic và axit panmitic. Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (hiệu suất 90%) thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 2,484. B. 0,828. C. 1,656. D. 0,92.

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa axit stearic, axit panmitic và các triglixerit của các axit này). Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) và 15,66 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (hiệu suất phản ứng bằng 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 2,484 gam. B. 1,242 gam. C. 1,380 gam. D. 2,760 gam.

Câu 10. Cho 0,25 mol tripanmitin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 9,2. B. 4,6. C. 14,4. D. 23.

Câu 11. Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 93 gam. B. 85 gam. C. 101 gam. D. 89 gam

Câu 12. Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần dùng V lít dd NaOH 2M, đun nóng. Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là:
A. 0,130. B. 0,135. C. 0,120. D. 0,125.

Câu 13. Một chất béo chứa este của axit panmitic và axit stearic và các axit béo tự do đó. Đốt cháy hoàn toàn chất béo đó thu được 0,5 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Thủy phân chất béo trên thu được khối lượng glixerol là
A. 9,2 gam. B. 9 gam. C. 18,4 gam D. 4,6 gam.

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là :
A. 23,00 gam. B. 20,28 gam. C. 18,28 gam. D. 16,68 gam.

Câu 15. Một loại chất béo được tạo thành bởi glixerol và 3 axit béo là axit panmitic, axit oleic và axit linoleic. Đun 0,1 mol chất béo này với 500 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) còn lại m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 91,6. B. 96,4. C. 99,2. D. 97.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 3,36 lít dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,245 B. 0,285 C. 0,335 D. 0,425

Câu 17. Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(b + 3a). B. V = 22,4 (4a – b).
C. V = 22,4(b + 6a). D. V = 22,4(b + 7a)

Câu 18. X là 1 loại triglixerit hỗn tạp có chứa các gốc axít của 2 axit béo Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 (đktc) với V = 22,4.(b + 6a). Hai axít béo Y, Z không thể là
A. axit panmitic ; axit stearic
B. axit oleic ; axit linoleic
C. axit stearic ; axit linoleic
D. axit panmitic; axit linoleic

Câu 19. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong NaOH dư người ta thu được hỗn hợp hai muối natri oleat và natri stearat theo tỉ lệ mol 1:2. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là:
A. b – c = 2a B. b = c + a C. b – c = 4a D. b – c = 3a

Câu 20. Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn x mol X bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thúc liên hệ giữa V với x, y là
A. V = 22,4(9x + y). B. V = 22,4(7x + 1,5y). C. V = 22,4(3x + y). D. V = 44,8(9x + y).

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top