Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Phong trào công nhân
Phong trào công nhân giai đoạn này đã có thêm những điều kiện mới. Về số lượng, đội ngũ công nhân được bổ sung thêm hơn 12 vạn người. Về chất lượng, sau chiến tranh nhiều thủy thủ, línhthợ được hồi hương; trong hành trang nghèo khó của mình mang về nước có cả những hiểu biết mới, tư tưởng mới và cả những kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh của giai cấp công nhân châu Âu. Trong khi đó, cuộc sống của họ càng trở nên cùng quẫn. Những điều kiện đó đã thôI thúc họ đứng dậy đấu tranh. Những hình thức đấu tranh thấp như: bỏ việc, phá giao kèo vẫn được tiếp tục, nhưng công nhân cũng đã sử dụng thường xuyên hơn hình thức đấu tranh đặc thù là bãi công. Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau :
- Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sácnô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
- Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
- Năm 1921 , Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức được nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn. Nét mới ở cuộc đấu tranh này là sự tập hợp đông đảo thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là "dấu hiệu của thời đại mới". Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích : đòi tống cổ tên đốc công tàn ác. Tiêu biểu nhất cho phong trào công nhân giai đoạn này là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn) tháng 8-1925. Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập. Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê (Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến tháng 1 1-1925 mới xong.
Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo. Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành) sinh ngày " 19-5-1890 làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên trên mảnh đất có truyền thống bất khuất, từ nhỏ Nguyễn Ái Quốc( đã nuôi chí đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào. Trăn trở với vận nước, sự nghiệp cứu nước không thành của các " bậc tiền bối. Ngày 5-6-191 1 Nguyễn Ái Quốc (lúc đó lấy tên là Nguyễn Tất Thành) quyết chí ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã trải qua nhiều nghề khác nhau để được đến nhiều miền khác nhau trên thế giới khảo nghiệm và học tập. Những chuyến đi đó giúp Người rút ra một kết luận quan trọng: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc thực dân đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng đều bị bóc lột, áp bức dã man; trên thế giới này con người có nhiều màu da khác nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người : hạng người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột.
Cuối năm 1917, Người từ nước Anh trở lại nước Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ nhất lúc đó Pháp. Tháng 6-1919, nhân các nước thắng trận họp Hội nghị Vecxay (Versailles), thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Bản yêu sánh của nhân dân Việt Nam (ký tên " Nguyễn Ái Quốc), gồm 8 điểm đòi chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp. Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Cũng từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Vì thế, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua cuối tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và gia nhập Quốc tế III.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa cộng sản, qua lao động, học tập và hoạt động thực tiễn, đã đến với chủ nghĩa cộng sản và Người tìm thấy trong đó con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, từ năm 1921 Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 7- 1921 , Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng các thuộc địa của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của Hội. Người cùng khổ ra số đầu tiên vào ngày 1-4-1922. Với tờ báo này, Người là chủ bút, biên tập viên, người viết bài. Cũng trong năm 1922, Người viết vở kịch Con Rồng Tre, hướng đòn đả kích vào Khải Định nhân chuyến đi Pháp của ông vua này. Tiếp đó, Người xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925).
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đi Matxcơva (Liên Xô). Mặc dù thời gian lưu lại không lâu lắm (16 tháng) nhưng do thay đổi môi trường hoạt động nên Nguyễn Ái Quốc đã làm việc sôi nổi, năng nổ và có hiệu quả. Tháng 10-1923, Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân; tháng 7-1924 cùng với Đoàn đại biểu cộng sản Pháp tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Tại các đại hội đó, Người đã được những tham luận quan trọng về phong trào cách mạng thuộc địa. Người còn viết nhiều bài cho tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản, cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô và đã xuất bản hai cuốn sách : Trung Quốc và Thanh Niên Trung Quốc và Chủng tộc da đen. Thời gian hoạt động ở Matxcơva là thời gian mà Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng của mình, cũng là thời kỳ phác thảo những nét lớn đường lối chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Những tác phẩm của Người công bố tại Pháp và Liên Xô chứa đựng những tư tưởng chính trị lớn sau đây:
1 ) Xác định một cách chính xác kẻ thù chính của cách mạng giải phóng dân tộc là đế quốc, thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến bản xứ.
2) Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi vào quỹ đạo cách mạng vô sản.
3) Cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có mối quan hệ qua lại, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.
4) Ở các nước thuộc địa giai cấp công nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cư dân, song vai trò lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân Đảng là một vấn đề chiến lược to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Người còn khẳng định rằng giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh đó thì phải thu phục cho được giai cấp nông dân, một giai cấp nghèo khổ nhất chiếm 90 % dân số, đi theo mình, hợp thành đội quân chủ lực cách mạng.
Những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc cùng với những tài liệu macxit khác theo những đường dây bí mật được đưa về nước, đến với các tầng lớp người lao động, thổi bùng lên luồng gió mới trong phong trào dân tộc, làm cho nó nhanh chóng chuyển mình theo kịp xu htế của thời đại – cũng từ đó, những người yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng tới Nguyễn Ái Quốc, xem Người như vị cứu tinh của nước Việt Nam đang đau khổ.
Nguồn:Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương IX – Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Dục
Phong trào công nhân giai đoạn này đã có thêm những điều kiện mới. Về số lượng, đội ngũ công nhân được bổ sung thêm hơn 12 vạn người. Về chất lượng, sau chiến tranh nhiều thủy thủ, línhthợ được hồi hương; trong hành trang nghèo khó của mình mang về nước có cả những hiểu biết mới, tư tưởng mới và cả những kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh của giai cấp công nhân châu Âu. Trong khi đó, cuộc sống của họ càng trở nên cùng quẫn. Những điều kiện đó đã thôI thúc họ đứng dậy đấu tranh. Những hình thức đấu tranh thấp như: bỏ việc, phá giao kèo vẫn được tiếp tục, nhưng công nhân cũng đã sử dụng thường xuyên hơn hình thức đấu tranh đặc thù là bãi công. Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau :
- Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sácnô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
- Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
- Năm 1921 , Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức được nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn. Nét mới ở cuộc đấu tranh này là sự tập hợp đông đảo thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là "dấu hiệu của thời đại mới". Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích : đòi tống cổ tên đốc công tàn ác. Tiêu biểu nhất cho phong trào công nhân giai đoạn này là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn) tháng 8-1925. Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập. Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê (Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến tháng 1 1-1925 mới xong.
Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo. Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành) sinh ngày " 19-5-1890 làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên trên mảnh đất có truyền thống bất khuất, từ nhỏ Nguyễn Ái Quốc( đã nuôi chí đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào. Trăn trở với vận nước, sự nghiệp cứu nước không thành của các " bậc tiền bối. Ngày 5-6-191 1 Nguyễn Ái Quốc (lúc đó lấy tên là Nguyễn Tất Thành) quyết chí ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã trải qua nhiều nghề khác nhau để được đến nhiều miền khác nhau trên thế giới khảo nghiệm và học tập. Những chuyến đi đó giúp Người rút ra một kết luận quan trọng: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc thực dân đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng đều bị bóc lột, áp bức dã man; trên thế giới này con người có nhiều màu da khác nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người : hạng người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột.
Cuối năm 1917, Người từ nước Anh trở lại nước Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ nhất lúc đó Pháp. Tháng 6-1919, nhân các nước thắng trận họp Hội nghị Vecxay (Versailles), thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Bản yêu sánh của nhân dân Việt Nam (ký tên " Nguyễn Ái Quốc), gồm 8 điểm đòi chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp. Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Cũng từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Vì thế, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua cuối tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và gia nhập Quốc tế III.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa cộng sản, qua lao động, học tập và hoạt động thực tiễn, đã đến với chủ nghĩa cộng sản và Người tìm thấy trong đó con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, từ năm 1921 Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 7- 1921 , Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng các thuộc địa của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của Hội. Người cùng khổ ra số đầu tiên vào ngày 1-4-1922. Với tờ báo này, Người là chủ bút, biên tập viên, người viết bài. Cũng trong năm 1922, Người viết vở kịch Con Rồng Tre, hướng đòn đả kích vào Khải Định nhân chuyến đi Pháp của ông vua này. Tiếp đó, Người xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925).
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đi Matxcơva (Liên Xô). Mặc dù thời gian lưu lại không lâu lắm (16 tháng) nhưng do thay đổi môi trường hoạt động nên Nguyễn Ái Quốc đã làm việc sôi nổi, năng nổ và có hiệu quả. Tháng 10-1923, Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân; tháng 7-1924 cùng với Đoàn đại biểu cộng sản Pháp tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Tại các đại hội đó, Người đã được những tham luận quan trọng về phong trào cách mạng thuộc địa. Người còn viết nhiều bài cho tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản, cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô và đã xuất bản hai cuốn sách : Trung Quốc và Thanh Niên Trung Quốc và Chủng tộc da đen. Thời gian hoạt động ở Matxcơva là thời gian mà Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng của mình, cũng là thời kỳ phác thảo những nét lớn đường lối chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Những tác phẩm của Người công bố tại Pháp và Liên Xô chứa đựng những tư tưởng chính trị lớn sau đây:
1 ) Xác định một cách chính xác kẻ thù chính của cách mạng giải phóng dân tộc là đế quốc, thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến bản xứ.
2) Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi vào quỹ đạo cách mạng vô sản.
3) Cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có mối quan hệ qua lại, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.
4) Ở các nước thuộc địa giai cấp công nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cư dân, song vai trò lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân Đảng là một vấn đề chiến lược to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Người còn khẳng định rằng giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh đó thì phải thu phục cho được giai cấp nông dân, một giai cấp nghèo khổ nhất chiếm 90 % dân số, đi theo mình, hợp thành đội quân chủ lực cách mạng.
Những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc cùng với những tài liệu macxit khác theo những đường dây bí mật được đưa về nước, đến với các tầng lớp người lao động, thổi bùng lên luồng gió mới trong phong trào dân tộc, làm cho nó nhanh chóng chuyển mình theo kịp xu htế của thời đại – cũng từ đó, những người yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng tới Nguyễn Ái Quốc, xem Người như vị cứu tinh của nước Việt Nam đang đau khổ.
Nguồn:Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương IX – Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Dục