Thời điểm Giê-su sinh ra, lãnh thổ Do Thái thuộc Đế quốc La Mã, nhưng đặt dưới quyền cai trị của vua Herod "lớn". Vào năm 4, hoàng đế La Mã Augustus phế truất Herod Archelaus, con của Herod "lớn" và đặt các xứ Judea, Samaria và Idumea dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền La Mã, được giám sát bởi một quan tổng đốc, người này có quyền bổ nhiệm chức Thượng Tế của Do Thái giáo. Tình trạng này kéo dài cho đến năm 64. Xứ Galilee, nơi Giê-su lớn lên, vẫn dưới quyền cai trị của Herod Antipas (một người con khác của Herod "lớn"). Khi ấy, Nazareth, nay được khai quật bởi các nhà khảo cổ, là một làng quê nhỏ bé với vài trăm cư dân, không có hội đường Do Thái giáo (synagogue), cũng không có cơ sở công cộng nào. Không vàng, bạc hay sản phẩm nhập khẩu được tìm thấy ở đây trong cuộc khai quật.
1:
Chúa Jesus hay Jesuschrist ra đời ở Bethlehem
17:
Phong trào nông dân Lục Lâm - Mày đỏ ở TQ nổ ra. Năm 23, Lưu Tú - thủ lĩnh của một trong những nhóm khởi nghĩa ở Hà Bắc đã tiêu dịêt hoặc hàng phục các nhóm khởi nghĩa khác, làm chủ cả vùng Hà Bắc và chiếm được Lạc Dương. Năm 25, Lưu Tú xưng làm Hoàng đế, hiệu là Quang Vũ Đế, đặt tến nước là Hán, đóng đô ở Lạc Dương, lịch sử gọi là Đông Hán (năm 25 - 220)
30 (~):
Jesus bị đóng đinh trên thánh giá ở Jerusalem
41-54:
Hoàng đế Claudius I trục xuất người Do Thái khỏi La Mã.
43:
Người La Mã cai trị Britian đến tận năm 407
54-68:
Triều đại của Hoàng đế Neron, người cuối cùng trong số những hoàng đế La Mã dòng họ Julius. Ông dổ lỗi cho những người theo đạo Cơ Đốc gây ra hỏa hoạn phá hủy thành La Mã, tiến hành sát hại họ một cách tàn bạo
60:
Các vua Kushan của Grandhara bắt đầu cai trị phía Tây Pakistan, lập một đế quốc kéo dài từ Trung Á tới Ấn Độ và mở một trường học nổi tiếng dạy về điêu khắc Phật giáo.
98 (~):
Tacitus, nhà sử học La Mã hoàn thành tác phẩm sử học lớn nhất của ông là Germania
Teotihuacan trong thiên niên kỷ thứ 1 TCN là một trong hai thành phố thịnh vượng thuộc Thung lũng Mexico, mỗi thành phố đều nằm trong vùng đồng bằng tựa lưng vào núi. Một vài trăm năm TCN, Teotihuacan vào tình thế hiểm nghèo, sau cùng chôn vùi thành phố này dưới dòng dung nham. Dân tị nạn tìm thấy một quê hương mới ở Teotihuacan, nơi họ cùng con cháu tiếp tục xây dựng các công trình lớn nhất của Mexico cổ đại. Đó là hai kim tự tháp khổng lồ (kim tự tháp "Mặt trời” và “Mặt trăng”), một đường đắp cao đồ sộ để hành lễ (“Đại lộ tử thần"), một tập hợp các phức hợp khổng lồ (“Ciudadela”, hay Thành luỹ, khu “ Đại phức hợp”) và sau cùng các ngôi nhà của chính họ cùng các khu phức hợp căn hộ. Vì thế thành phố Teotihuacan phát triển bao quanh Kim tự tháp Mặt trời với mạng lưới đô thị có dân định cư chiếm diện tích 20 km2, dân số hơn 100.000 người.
100 (~):
Đế quốc Funanđược thành lập. Từ thế kỷ thứ III, Funan giao thiệp với TQ. Văn hóa Ấn Độ, nhất là văn hóa Ấn Độ giáo, sớm có ảnh hưởng vào nước này.
Vương quốc Champa được thành lập.
Nền văn minh Teotihuacan, một trong những nền văn minh sớm nhất của Châu Mỹ, phát triển ở miền trung Mexico.
105 (~):
Lần đầu tiên, Thái Luân, một quan lại thời Đông Hán đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách để chế tạo ra giấy.
117:
quốc La Mã đã mở rộng tới mức tối đa sau khi chinh phục được Dacia (thuộc Rumani ngày nay), Armeria và vùng Thượng Lưỡng Hà.
132 - 135:
La Mã đàn áp cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Palestine. Người Do Thái bị đuổi khỏi Jerusalem.
100 - 200 (~):
Clause Ptolèmèe, nhà thiên văn học Hy Lạp, tổng hợp các tri thức tri văng đương thời trong cuốn Almagest, đề ta hệ thống cơ học vũ trụ
Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa (ví dụ các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu Bị, Đổng Trác, Lã Bố, giặc khăn vàng v.v.) Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bởi sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy (魏), Thục (蜀) và Ngô (吳). Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy (曹魏), Thục là Thục Hán (蜀漢), và Ngô là Đông Ngô (東吳). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Nguỵ tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy (năm 265), và Tấn tiêu diệt Ngô (280).
220:
Tần Vũ Đế, người thu phục Tam quốc
Triều đại nhà Hán ở TQ chấm dứt. TQ bị chia cắt thành nhiều nước nhỏ và chiến tranh liên miên suốt hơn 3 thế kỷ.
Tào Phi xưng Đế
221:
Lưu Bị xưng Đế
221:
Tôn Quyền xưng Đế
280:Tây Tấn diệt Ngụy, Thục, Ngô thống nhất Trung nguyên
Constantine có lẽ được biết đến nhiều nhất như một Hoàng đế La Mã đầu tiên theo Thiên chúa giáo. Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Thiên chúa giáo. Năm 313 Constantine công bố chấp nhận Thiên chúa giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo (mà vì vậy nhiều người đã tử vì đạo trong các cuộc thảm sát người theo Thiên chúa giáo trước đây và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của Giáo hội. Tuy một sắc lệnh tương tự đã được ban hành vào năm 311 bởi Galerius, lúc đó là hoàng đế cả của Tetrarchy, triều đại lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo trong toàn đế quốc.
303:
Hoàng đế La Mã Diocletian tàn sát rất dã man những người theo đạo Cơ Đốc.
306 - 337:
Tượng đồng của Constantine I ở York, Anh, gần nơi ông được tôn xưng Hoàng đế năm 306
Triều đại của Constantine I, Hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Cơ Đốc. Ông ban bố sắc lệnh Milan (313) công nhận đạo Cơ Đốc là tôn giáo hợp pháp, đồng thời triệu tập đại hội các giáo chủ đạo Cơ Đốc ở Nicée vào năm 325, đại hội Cơ Đốc giáo có quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử.
317:
Thời kỳ Nam Bắc Triều, TQ bị phân chia thành các triều đại phía Bắc và phía Nam, đến năm 590 mới thống nhất lại.
320:
Chandragupta thống nhất Ấn Độ lập ra vương triều Gupta (320 - 500), mở đầu thời kỳ chế độ phong kiến ở Ấn Độ. Triều đại Gupta đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật và văn học Hindu.
330:
Hoàng đế Constantine I lấy Constantinople ngày nay là Istanbul, làm thủ đô mới của đế quốc La Mã.
340:
Chế độ tu viện phát triển ở phía Tây đế quốc La Mã
350:
Người Hung Nô bắt đầu xâm lăng châu Âu, đuổi người Goth, tộc người sống ở vùng phía Bắc sông Danube và trên những bình nguyên thuộc Ukraine hiện nay, về phía Tây.
381:
Đại hội Cơ Đốc giáo lần thứ 2 ở Constantinople, chính thức hóa niềm tin và đặt chủ nghĩa vô thần ra ngoài vòng pháp luật.
395:
Hoàng đế La Mã Théodesius chia đất nước của mình thành 2 phần cho 2 người con: Tây La Mã (gồm Châu Âu và châu Phi) lấy Roma làm thủ đô và Đông La Mã (vùng Trung Cận Đông và Ai Cập) lấy Constantinople là Thủ đô. Từ đó, Đông La Mã và Tây La Mã phát triển theo hai con đường riêng. Năm 400, Đông La Mã bị đế quốc Byzantine thay thế.
Attila(khoảng 406 - 453), vua Hung Nô từ năm 434, là thủ lĩnh đế chế cổ nằm từ bắc biển Caspian đến sông Danube. Chỉ huy các cuộc hành binh có cả người Vandales, Ostrogoth, Gepider và Franc tham gia đã đánh bại đế quốc Đông La Mã (443, 447 - 48), Gaule (451) và bị thất bại trong trận chiến đấu ở cánh đồng Catalaunique ở đông bắc Pháp, buộc phải về Hungari củng cố lực lượng và năm 452, lại đánh sang Bắc Italia. Sau cuộc gặp với Giáo Hoàn Leo I ông đã bỏ ý định đánh phá thành Rome và rút lui. Dưới thời Attila, liên minh các bộ lạc Hung Nô đạt tới giai đoạn cực thịnh, sau khi Attila chết (453) liên minh này đã tan rã.
420 - 589:
TQ trong thời kỳ Nam - Bắc Triều. Ở miền Nam TQ các triều đại Tống, Tề, Lương, Trần thay thế nhau thống trị và đều lấy đát Kiến Nghiệp làm kinh đô. Miền Bắc TQ đặt dưới sự thống trị của triều Bắc Ngụy, rồi đến Bắc Tề, Bắc Chu. Đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là việc Bắc Nguy ban hành chế độ quân điền (chia ruộng đất cho dân cày cấy) và chế độ tam trưởng để khống chế nông dân. Việc thi hành chế độ quân điền và tam trưởng có lợi cho vịêc phát triển sản xuất. Đất hoang được khai phá nhiều, kỹ thụât sản xuất được nâng cao, nhất là các phương pháp cầy bừa, bón phân, chọn giống, nuôi gia súc. Theo đà phát triển của công nghiệp, thủ công nghiệp cũng phảt triển.
429:
Người Vandal, một trong những bộ tộc người Germania ở Châu Âu, đã đến và xây dựng một quốc gia của họ ở Bắc Phi, lấy Carthage làm thủ đô vào năm 439.
445 - 453:
Attila Hun (406-453)
Attila. thủ lĩnh của người Hung Nô, đóng đô ở miền Trung du sông Đanuýp (Hungari ngày nay). Năm 451, liên quân người Visigoth và Franc đã đánh bại Attila trong trận Catalaunique. Sau đó, Attila xâm lược phía Bắc bán đảo Italia nhưng bị giáo hoàng Leo I ngăn lại.
449:
Người Anglo, Saxon và Jute vốn cư trú ở vùng Bắc Hải (Miền bắc Đức và Đan Mạch) dã vượt biển Manche chinh phục Britain, thành lập ở đó nhiều nước nhỏ.
457:
Người Bourgondes chinh phục miền Đông Nam xứ Gaule và thành lập vương quốc của họ. Vương quốc này tồn tại gần một thế kỷ, đến năm 534 thì bị vương quốc Franc thôn tính.
476:
Odoacer, thủ lĩnh của người Ostrogoth đã lật đổ vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc La Mã là Romulus Augustus. Đế quốc La Mã dịêt vong, châu Âu bắt đầu bước vào xã hội phong kiến.
481 - 511:
Thời trị vì của Clovis người mở đầu triều đại Merovingiens và lập Vương quốc Franc. Vương quốc này tồn tại lâu dài và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời sơ kỳ trung đại.
Thánh Muhammad chào đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập. Mỗi năm, ngày này là ngày nghỉ lễ tại các xứ Islam. Ngay cả tại Trung Quốc, ở các vùng đông tín đồ Islam như Tân Cương, Cam Túc và Ninh Hạ Hồi, tín đồ Islam cũng được nghỉ lễ ngày này. Người Ả Rập cổ đại cũng có ghi lại một số sự kiện lịch sử, tính năm theo một vài kỷ nguyên xưa. Nhưng tại Mecca công việc này bị lơ là nên người ta chỉ nhớ là thánh Muhammad sinh vào năm "Con Voi". Năm ấy thống đốc vùng Yemen của xứ Abyssinia là Abraha vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi nôm na là năm Con Voi. Ông nội của thánh Muhammad lúc bấy giờ là người quản lý đền Al Haram đứng ra điều đình với thống đốc Abraha và thuyết được Abraha rút quân về. Năm Con Voi theo các sử gia ngày nay là năm 569, 570 hoặc 571. Số đông coi là năm 570. Thánh Muhammad là con đầu lòng của đức ông Abd-Allah (cũng thường viết là Abdullah) và đức bà Aminah...
550 (~):
Nước Funan(ở Campuchia) đổi là Chenla(Chân Lạp). Tới thế kỷ VIII, lại chia ra Lục Chân Lạp (ở phía Bắc) và Thủy Chân Lạp (ở phía Nam). Đầu thế kỷ Ĩ Thủy Chân Lạp, thống nhất nứơc Chân Lạp về một mối.
570:
Tiên tri Mohammred (570 - 632)
Năm sinh của Mohammed, người sáng lập đạo Islam (đạo Hồi).
590:
Triều đại nhà Tùy được thiết lập ở TQ, xây đắp lại trường thành để phòng thủ đất nước, xây dựng hệ thống vận tải đường thủy. Triều đại này sụp đổ năm 618.
598 - 614:
Thời kỳ nhà Tùy (TQ) tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Cao Câu Ly (Triều Tiên) vào những năm 598, 611, 613 và 614, nhưng đều bị thất bại; xâm lược nước Vạn Xuân (Việt Nam) vào năm 603; tấn công Lâm Ấp (Chiêm Thành) vào năm 605 nhưng không chiếm được, đánh nước Đột Dục Hồn, một nước nhỏ ở vùng Cam Túc (TQ) hiện nay và chinh phục các nước Tây Vực, bắt các nước này phải thần phục.
Với sự cường thịnh của mình, nhà Đường(TQ) đã tiến hành nhiều cuộc chíên tranh xâm lược ra bên ngoài. Ở Phía Bắc, nhà Đường tiến công và chiếm Đột Quyết và thiết lập ở đây một cơ quan cai trị gọi là An Bắc Đô Hộ Phủ ( năm 646). Ở phía Tây nhà Đường thôn tính Đột Dục Hồn (năm 635) và nước Cao Xương ( năm 640) rồi thiết lập An Tây Đô Hộ Phủ. Ở Phía Đông Bắc, nhà Đường nhiều lần tiến đánh các nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La (Triều Tiên) và thành lập ở đây An Đông Đô Hộ Phủ. Trải qua gần 40 năm, nhà Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào lọai bậc nhất thế giới đương thời.
600 (~):
Lần đầu tiên trên thế giới, người TQ phát minh ra Thuốc súng , bằng cách dùng diêm tiêu, lưu huỳnh và than củi bỏ bào hố cát luyện.
600:
Người Tiahuanaco thành lập một đế quốc thống nhất bao gồm phần lớn đất Peru ở Nam Mỹ.
600 - 700 (~):
Hai quốc gia của người Môn là aravati và Halipun - Djaya được hình thành trên lãnh thổ phía Nam Thái Lan ngày nay. Hai nước này nằm giữa Ấn Độ và Chân Lạp, nên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Chân Lạp.
606 - 648:
Vua Harsha cai trị Ấn Độ, đóng đô ở Canauj. Dưới triều đại của ông, Ấn Độ được hưởng thời kỳ Phục Hưng về văn học, nghệ thuật và Thần Học Hindu. Harsha tiếp đón cuộc hành hương của nhà sư Huyền Trang (đời Đường) TQ.
611:
Phong trào chiến tranh nông dân cuối thời Tùy bùng nổ, bắt đầu ở Sơn Đông sau lan rộng tren nhiều vùng của TQ. Lực lượng khởi nghĩa giành được nhiều thắng lợi, làm chủ Nam Hoàng Hà. Năm 616, Tùy Dượng Đế bỏ chạy khỏi kinh đô Trường An đến Giang Đô ở miền Nam. Năm 618 Tùy Dượng Đế bị các tướng tùy tùng là binh biến giết chết. Triều Tùy diệt vong.
618:
Vệ binh nhà Đường với binh giáp- Tranh vẽ
Triều nhà Đường (618 - 906) được thiết lập, mở ra thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến TQ với chế độ quân điền, hoàn chỉnh hệ thống hành chính và những bước tiến đáng kể về thiên văn học, tóan học, những công trình sử học và sự phát triển tới đỉnh cao của thi ca, nghêj thuật, hội họa.
622:
Mohammed cùng các giáo đồ rời bỏ Mecca đến Medina, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên Hồi Giáo.
630:
Người Hồi Giáo chinh phục Mecca, Mecca trở thành trung tâm tín ngưỡng của đạo Hồi.
633:
Người Ả Rập Hồi Giáo bắt đầu tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược. Đến năm 651 Ả Rập đã lần lượt chinh phục Syria (636), Palestine ( 638), Ai Cập (642) và Ba Tư ( 651), đặt cơ sở cho sự hình thành một đế quốc Ả Rập Hồi giáo to lớn và hùng mạnh.
646:
Với sự cường thịnh của mình, nhà Đường(TQ) đã tiến hành nhiều cuộc chíên tranh xâm lược ra bên ngoài. Ở Phía Bắc, nhà Đường tiến công và chiếm Đột Quyết và thiết lập ở đây một cơ quan cai trị gọi là An Bắc Đô Hộ Phủ ( năm 646). Ở phía Tây nhà Đường thôn tính Đột Dục Hồn (năm 635) và nước Cao Xương ( năm 640) rồi thiết lập An Tây Đô Hộ Phủ. Ở Phía Đông Bắc, nhà Đường nhiều lần tiến đánh các nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La (Triều Tiên) và thành lập ở đây An Đông Đô Hộ Phủ. Trải qua gần 40 năm, nhà Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào lọai bậc nhất thế giới đương thời.
646 - 649:
Cuộc cải cách Thaika thiết lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản.
651 - 652:
Kinh Koran, cuốn sách Thánh làm cơ sở cho giáo lý và pháp luật đạo Hồi, được xuất bản lần đầu tiên.
698:
Carthage rơi vào tay người Hồi Giáo, chấm dứt ách cai trị của Byzantine ở Bắc Phi.
Là con trai của vua Pepin Lùn và Bertrada thành Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng Latin như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Charlemagne tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm Charlemagne nếm sự thất bại nhất trong đời ông. Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Saxon, và sau một cuộc chiến tranh kéo dài đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của ông. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho triều đại Ottonia (hay Liudolfing) sau này.
700:
Người Ả Rập Hồi Giáo chinh phục Bắc Phi. Từ đó, Bắc Phi trở thành bàn đạp để người Hồi Giáo xâm chiếm Châu Âu.
Vương quốc Ghana trở thành một trong những đế quốc của người Sudan và trung tâm thương mại giàu có ở Châu Phi.
Người da đỏ du mục ở phía Bắc Mexico xâm lược Teotihuacan ở miền trung Mexico, nơi đã tồn tại nền văn minh từ thế kỷ I. Cùng thời gian này, các đền đài của người Maya được xây dựng ở Tikal, trong rừng Guatemala
710 - 794:
Thời kỳ Nara ở Nhật Bản, chế độ phong kiến được củng cố, hưng thịnh về kinh tế và văn hóa.
711:
Tarik, thủ lĩnh Hồi giáo người Berber xâm lược Tây Ban Nha, đặt ách thống trị của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha đến năm 1492.
712 - 755:
TQ ở thời kỳ phát triển cường thịnh dược thời vua Đường Huyền Tông. Đường Huyền Tông thi hành nhiều chính sách như: Chỉnh đốn bộ máy chính quyền trung ương và địa phương; phát triển sản xuất và tiết kiệm, nâng đỡ học thuật đặc biệt là văn học nghệ thuật… Nhờ đó, Trung Quốc đã đạt được sự phát triển rát phồn thịnh cả về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa, gọi là "Nền thịnh trị thời Khai Nguyên - Thiên Bảo" (Hai niên hiệu của Huyền Tông)
750:
Triều đại Abbaside thay thế triều đại Omeyyade thống trị đế quốc Ả Rập Hồi giáo, lấy Bagdad làm kinh đô (năm 762). Dưới thời trị vì của Al Rashid, Bagdad là thành phố rất quan trọng của người Hồi giáo. Thời đại vinh quang này được phản ánh trong tác phẩm văn học nổi tiếng: Nghìn lẻ một đêm. Triều đại Abbaside chấm dứt năm 1258.
756:
Vua Pépin lé Bref của nước Franc đem một phần đất đai chiếm được ở miền Trung bán đảo Italia tặng Giáo Hoàng. Từ đó xuất hiện Giáo quốc - là lãnh địa của Giáo Hoàng, với 2 thành phố quan trọng nhất là Roma và Ravenna.
768 - 814:
Charlemagne trên ngai vua nước Franc.
Charlemagne, Vua nước Franc, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và trở thành Hoàng đế lớn nhất Châu Âu, cai trị một lãnh thổ rộng lớn bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc Tây La Mã trước kia. Charlemagne mở trường học tại hoàng cung để giúp vào việc duy trì kiến thức cổ điển và kiến thức về đạo Cơ Đốc.
794 - 1192:
Thời kỳ Heian của Nhật Bản, tầng lớp võ sĩ (Samurai) hình thành, người Nhật bắt đầu mở mang văn hóa và xây dựng kinh đô ở Kyoto.
Vương quốc Franc bắt đầu tan rã khi bị phân chia làm 3 phần trong năm 843 sau hiệp ước Verdun. Charles de Chauve được miền Tây đế quốc, Louis le Germain đựơc miền Đông đế quốc, còn Lothaire được miền Trung. Trên cơ sở đó, đến cuối thế kỷ IX đã xuất hiện 3 vương quốc là vương quốc Tây Franc định quốc hiệu là Pháp; vương quốc Đông Franc, định quốc hiệu là Đức và vương quốc Italia.
Charles đã cưới Ermentrude, con gái của Eudes I, Công tước của Orléans. Bà qua đời năm 869. Năm 870, Charles đã cưới Richilde của Provence, người có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc ở Lorraine, nhưng không người nào của họ đã có một vai trò quan trọng trong lịch sử.
800:
Người Ả Rập Hồi giáo biến Madagascar và Zanzibar thành thuộc địa, tiến hành các cuộc viễn chinh vào nội địa châu Phi tìm kiếm nô lệ suốt 200 năm.
827 - 800:
Người Hồi giáo xâm lược Sicilia, Palermo, Messina, Rome và Malta.
843:
Khung cảnh buổi ký hiệp ước Verdun năm 843, tranh Carl von Haeberlins.
Các con của vua Louis le Pieux ký hòa ước Verdun chia Vương quốc Franc thành 3 phần: Charles de Chauve được miền Tây đế quốc, Louis le Germain đựơc miền Đông đế quốc, còn Lothaire được miền Trung. Trên cơ sở đó, đến cuối thế kỷ IX đã xuất hiện 3 vương quốc là vương quốc Tây Franc định quốc hiệu là Pháp; vương quốc Đông Franc, định quốc hiệu là Đức và vương quốc Italia
858:
Photius trở thành Tổng Giám Mục ở Constantinople. Dưới thời ông bắt đầu có sự chia rẽ trong đạo Cơ Đốc giữa phương Đông và phương Tây.
874:
Phong trào khởi nghĩa nông dân Trung Quõc dưới thời Đường bùng nổ ở Sơn Đông. Năm 878, nghĩa quân do Hoàng Sào lãnh đạo, tiến hành cuộc viễn chinh xuống phía Nam, chiếm được kinh đô Trường An. Năm 881, Hoàng Sào tự xưng làm Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Tề. Tuy nhiên đến năm 884, khởi nghĩa nông dân bị giai cấp thống trị đương thời đè bẹp. Hoàng Sào phải tự tử.
882:
Thành phố Kiev được lấy làm kinh đô của nước Nga thuở xưa.
882:
Đại công tước Oleg vốn cai trị vùng Novgorod chiếm thành Kiev bắt các vương công khác làm chư hầu. Các đất đai của Oleg hợp lại gọi là Russie, lấy Kiev làm thủ đô.
889:
Bắt đầu thời kỳ Angkor của nền văn minh Khmer, quốc gia của người Khmer đuợc củng cố về chính trị, mở rộng về lãnh thổ và có một nền văn hóa rực rỡ. Từ thế kỷ X đến XIII, hai công trình kiến trúc vĩ đại là Angkor - Thom và Angkor - Wat được xây dựng và trở thành một trong những trung tâm tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Thời kỳ Angkor suy sụp sau năm 1434.
Cuối nǎm 938, Ngô Quyền (898-944), vị tướng giỏi đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ đã đem binh từ châu ái(Thanh Hoá) ra diệt Kiều Công Tiễn, trừ mối hoạ bên trong. Sau đó, ông huy động nhân dân cả nước khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Nắm vững tình hình cũng như đường tiến quân của địch, Ngô Quyền bàn với các tướng sĩ rằng: "Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được! Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua cũng chưa biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự không kế gì hay hơn kế ấy cả". Các tướng đều phục kế sách ấy là chắc thắng.
900:
Vương quốc Đan Mạch được thành lập.
912 - 960:
Triều đại Omayyad ở Tây Ban Nha đạt tới thịnh trị. Córdoba trở thành trung tâm trí tuệ của châu Âu.
935:
Cao Ly diệt Hậu Bách Tế, Tân La hợp nhất.
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
939:
Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa (Phúc Yên)
968:
Vạn Thắng Vương lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đổi tên nước là Đại Cồ Việt.
980 - 1015 (~):
Triều đại Vladimir I, còn gọi la Thánh Vladimir, Quận công của Kiev. Ông lấy đạo Cơ Đốc làm tôn giáo của người Nga.
981:
Nhà Tống (Trung Quõc) tiến hành cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, nhưng thất bại nặng nề. Năm 1076, nhà Tống lại sai Quách Quỳ, xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Sau hơn 3 tháng, quân Tống vẫn không thể chọc thủng đựơc phòng tuyến sông Cầu của quân nhà Lý, trong khi đó lại bị tổn thất tiêu hao nặng nề về binh lực. Quách Quỳ, vì thế phải rút quân. Cuộc xâm lược Đại Vịêt lần thư hai của nhà Tống bị đại bại.
990 (~):
Bắt đầu nền văn minh ở Zimbabwe do người Bantu kiến đạo. Những tòa nhà khổng lồ bằng đá đã được xây dựng trong khoảng thế kỷ XV. Nền văn minh này suy sụp vào năm 1750
992:
Vương quốc Ba Lan được thành lập
997 - 1038:
Triều đại Stephen, người sáng lập vương quốc Hongaria.
Ericsson tìm ra bờ biển Bắc Mỹ và đặt tên là Vinland
1000 - 1010(~):
Tập anh hùng ca nổi tiếng của văn học kỵ sĩ ở Tây Âu là Chanson de Roland (bài ca Roland) được sáng tác, kể về cuộc chiến tranh giữa quân đội của Charlemagne với người Ả Rập vào năm 778.
1044 - 1288:
Vương quốc Pagan hình thành và phát triển trên lãnh thổ Myanmar ngày nay. Kinh đô Pagan được coi là thành phố của một ngàn ngôi chùa.
1054:
Giáo hoàng La Mã là Leo IX và Tổng giám mục Constantinople là Michel Keroularios đã tuyên bố lệnh rút phép thông công lẫn nhau, đánh dấu sự phân bịêt giáo hội Cơ Đốc thành 2 giáo hội: Ở phương Tây gọi là Giáo hội La Mã hoặc giáo hội Thiên Chúa do Giáo hoàng đứng đầu, ở Phương đông gọi là Giáo hội chính thống hay giáo hội Hy Lạp. Các lệnh trên được hủy bỏ vào năm 1965.
Vương An Thạch
1069:
Nhà Tống (Trung Quõc) thực hiện cuộc cải cách do Tể tướng Vương An Thạch đề ra, lịch sử gọi là cuộc cải cách Vương An Thạch. Nội dung cải cách đương đối toàn diện và mạnh dạn, mà chủ yếu là: Nhà nước cho dân vay nợ, thu mua nông sản,điều hòa giá cả thị trường, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân, khuyến khích khẩn hoang, phát triển thủy lợi, dùng chế độ dân binh thay thế chế độ lĩnh mộ để giảm bớt gánh nặng nuôi quân đội cho nhà nứơc. Mục đích cải cách của Vương An Thạch là làm cho nước giàu dân mạnh, nhưng một số chủ trương không thực tế nên hiệu quả chẳng đựơc bao nhiêu. Năm 1085 cải cách bị bãi bỏ.
1088 (~):
Trường đại học Alma Mater Studiorum Bologna được thành lập ở Italia, dạy luật pháp Justinianus bộ luật thời cổ đại La Mã. Trường học được các Hoàng đế đặc bịêt bảo hộ.
1096:
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ nhất bắt đầu chiếm Antioch, Jerusalem, tàn sát những người Hồi Giáo và thành lập vương quốc Latinh (1099-1291) của Jerusalem
Được sự đồng ý của Giáo hoàng, Bồ Đào Nha trở thành vương quốc độc lập.
1147:
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ hai được phát động sau khi người Thổ chiếm được Edessa. Tham gia cuộc viễn chinh này có quân đội của Hoàng đế Pháp Louis VII và đội quân của Hoàng đế Đức Conrad III, nhưng kết quả bị người Thổ đánh bại nên phải rút về nước.
1150:
Trường đại học Paris được thành lập có bốn khoa là: Nghệ thụât, Y học, Luật học và Thần học, trong đó thần học được đề cao nhất.
1163 - 1235:
Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame) được xây dựng tại Paris.
1182:
Người Do Thái bị trục xuất khỏi Pháp, nhưng đến năm 1189 họ quay trở lại.
1189 - 1192:
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ ba có sự tham gia của Hoàng đế Đức Fredrick I Barbarossa, quốc vương Pháp Philippe Auguste và vua Anh Richard I The Lion Heart. Quân viễn chinh chiếm được Acra nhưng Jerusalem lại rơi vào tay người Hồi giáo. Do vậy lãnh thổ cả quân Thập tự chinh chiếm được bị thu hẹp.
Đội quân hùng mạnh dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hản
1190 (~):
Temujin củng cố bộ lạc Mông Cổ. Năm 1206, ông xưng hiệu là Jenghiz Khan (Thành Cát Tư Hãn), lãnh đạo quân Mông Cổ chinh phục phía Đông Châu Âu và phía Tây Châu Á.
1192 - 1333:
Thời kỳ Mạc Phủ Kamakura ở Nhật Bản thiết lập sự thống trị của tầng lớp lãnh chúa quân phịêt.
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ tư có sự tham gia của lãnh chúa phong kiến các nước Pháp, Đức, Italia. Quân viễn chinh chiếm Constantinople và thành lập một đế quốc Latin.
1206 - 1526:
Thời kỳ thống trị của Vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ. Trong thời kỳ này Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hồi Giáo, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc.
1215:
Vua John của nước Anh ký bản Đại hiến chương tự do (Magna Carta) trở thành nền tảng của hiến pháp nước Anh với nguyên tắc Vua cũng phải tuân theo lụât pháp.
1217 - 1221:
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ V có sự tham gia của Vua Hongaria là lãnh chúa phong kiến các nước Đức, Áo, Netherland. Quân viễn chinh tấn công người Hồi giáo ở Ai Cập, nhưng bị thất bại.
1218 - 1224:
Người Mông Cổ từ Trung Á tới chinh phục Afghanistan và Ba Tư
1226 - 1270:
Triều đại Saint Louis (Louis IX); thời kỳ hoàng kim của nước Pháp thời Trung Cổ.
1227:
Nhà thờ Teledo ở Tây Ban Nha được khởi công xây dựng theo kiểu Gothique.
1228 - 1229:
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ VI do Hoàng đế Đức Fredrick (II) chỉ huy, Ai Cập phải ký hiệp ứơc trả Jerusalem, Nazareth và Bethlehem cho người Thiên chúa giáo
1231 (~):
Trường đại học Cambridge ở Anh đựơc thành lập.
1237 - 1242:
Quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Batu Khan chiếm Moskva và gần hết nước Nga, Hongaria, Ba Lan và xâm lược Đức.
1238 - 1406:
Thời kỳ của Vương triều Sukhothai ở Thái Lan. Trong thời kỳ này, người Thái tiếp thu văn hóa Ấn Độ, sáng tạo văn tự )dựa trên văn tự của người Khơme) du nhập và phổ biến đạo Phật. Luật Manu, bộ lụât cổ của Ấn Độ được dùng làm khuôn mẫu để tổ chức nhà nước. Trên cơ sở đó, người ta soạn ra các đạo luật của vương quốc Sukhothai và thiết lập đẳng cấp trong nước.
1245 - 1253:
Người Mông Cổ tàn phá Mesopotamie (Lưỡng Hà) và Armenia.
Đài tưởng niệm thánh Louis
1248 - 1254:
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ VII do vua Louis IX của nước Pháp cầm đầu, tấn công Ai Cập nhưng thất bại. Vua Louis bị bắt.
1260 - 1368:
Nhà Nguyên, triều đại Mông Cổ ở Trung Quõc được thiết lập. Nhà Nguyên nhiều lần chinh phục Nhật Bản, Việt Nam Indonesia… nhưng đều thất bại. Dưới triều Nguyên, Trung Quõc đã xây dựng được một hệ thống bưu chính tân tiến và một mạng lưới đường xá, kênh rạch. Thuốc súng và nghề in được truyền sang Châu Âu. Triều đại này chấm dứt vào năm 1368.
1270:
Cuộc Thập tự chinh sang phương Đông lần thứ VIII . Quân viễn chinh đánh Tunis nhưng bị đẩy lùi.
1271 - 1292:
Thời kỳ nhà Nguyên (Trung Quõc) tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài: hai lần tấn công Nhật Bản vào năm 1274 và 1281 nhưng không thành; ba lần tấn công Miến Điện vào các năm 1277, 1283 và 1287, bắt Miến Điện phải thần phục và cống nạp nhà Nguyên; ba lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285 và 1288 nhưng thất bại thảm hại. Năm 1293 nhà Nguyên xâm lược Giava (Indonesia) nhưng cũng bị thất bại.
1271:
Marco Polo rời Venise đi Trung Quốc và nhiều nơi ở phương Đông. Ông trở về châu Âu năm 1292.
1275 - 1348:
Vua Ram Khamheng trị vì vương triều Sukhothai (thuộc Thái Lan ngày nay) đạt đến mức cực thịnh, hoàn thành hệ thống chữ Thái và phát triển nền văn học Thái.
1290:
Người Do Thái bị trục xuất khỏi nước Anh, nhưng đến năm 1650 họ trở lại.
Người Incas xây dựng nền văn minh ở Cuzco và xác lập quyền kiểm soát trên một lãnh thổ rộng lớn, số dân khoảng 7 triệu người.
Người Aztecs ở Bắc Mỹ định cư Mexico xây dựng quốc gia đặt thủ đô ở Tenochtitlan khoảng năm 1325 (bây giờ là thành phố Mexico). Quốc gia của người Aztecs nổi tiếng về tổ chức xã hội và tôn giáo phát triển. Người Tây Ban Nha tiêu dịêt quốc gia này năm 1521
Quốc huy Ottoman
1326:
Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xâm lược Đông Âu và xây dựng thủ đô tại Adrianople. Cuối thế kỷ XIV, Ottoman kiểm soát phần lớn Balkans và các đất đai của Byzantine ở Tiểu Á.
1334:
Nạn dịch hạch (Black Death) bắt đầu ở Constantinople. Từ năm 1337 đến 1352 lan rộng khắp Châu Âu và Châu Á, làm rất nhiều người chết.
1336 - 1558:
Thời kỳ Mạc phủ Ashikaga, còn gọi là Mạc phủ Muromachi ở Nhật Bản. Trong thời kỳ này diễn ra chiến tranh liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến, kinh tế và thương mại phát triển.
1337 - 1453:
Cuộc chiến tranh Một Trăm Năm giữa Anh và Pháp sau khi Edward (III) giành ngôi hoàng đế của Pháp, Anh bị thất bại, Pháp kiệt quệ.
1351:
Bắt đầu nổ ra phong trào khởi nghĩa nhân dân chống nhà Nguyên. Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương đã thành lập chính quyền ở Kim Lăng (Nam Kinh), tự xưng là Ngô Quốc Công, rồi đến năm 1364 thì xưng làm Ngô Vương. Đến năm 1367, cuộc khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương đã thắng lợi ở hầu hết miền Hoa Nam rộng lớn. Năm 1387, Chu Nguyên Chương tiêu diệt hết các thế lực cát cứ và hoàn toàn thống nhất Trung Quõc, lập ra một vương triều mới là nhà Minh.
1353:
Vương quốc LanXang (Đất nước Triệu Voi) được thành lập trên lãnh thổ Lào ngày nay.
1368 - 1644:
Triều đại nhà Minh bắt đầu cai trị Trung Quõc sau khi đánh đuổi người Mông Cổ, lãnh thổ Trung Quõc được mở rộng, bao gồm đất đai từ Mianma đến triều tiên. Người châu Âu đến cư trú ở Ma Cao và Quảng Châu.
1368 - 1426:
Trung Quốc vào thời kỳ cường thịnh của triều Minh. Trong thời kỳ này, Minh Thái Tổ và sau đó là Minh Thành Tổ đã thi hành nhiều chính sách phát triển đất nước, như: khôi phục và phát triển sản xuất, khuyến khích khẩn hoang, cấp ruộng đất cho dân lưu tán, giảm nhẹ thúê khóa, cứu tế khi mất mùa, trả lại tự do cho nô tỳ, bỏ hình phạt tàn khốc, nghiêm trị bọn quan lại tham ô, xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền…
1370:
Liên đoàn Hanse hội thương mại của các thành phố Đức, ký một hiệp ước với Đan Mạch cho phép Liên đoàn hầu như giữ độc quyền buôn bán ở Bắc Âu.
1392:
Vương triều Lý (Yi) bắt đầu cai trị ở Triều Tiên xây dựng thủ đô ở Seoul.
1350 - 1767:
Thời kỳ của vương triều Ayuthia ở Thái Lan. Đây là thời kỳ văn hóa Phật giáo rất xán lạn. Vị vua đầu tiên là Ramadipati trị vì 1350 - 1369. Vương triều Ayuthia đạt được sự hưng thịnh dưới triều vua Trailok (1448 - 1488) với những cải cách về chế độ sở hữu ruộng đất và lụât pháp. Dưới thời vua Siri Suriyavamsa Rama, Phật giáo được tôn làm quốc giáo
Cố cung ở Bắc Kinh (Trung Quõc), xưa gọi là Tử Cấm Thành, được xây dựng và là Hoàng cung của 24 Hoàng đế triều Minh và Thanh. Cố cung là một trong những công trình kiến trúc lớn, có giá trị vĩ đại về nghệ thuật, là công trình kiến trúc hoàn chỉnh nhất của nước Trung Hoa cổ.
1430:
Triều Minh bắt đầu suy yếu. Lúc bấy giờ các Vua lên ngôi thường ít tuổi nên mọi quyền hành bị các quan hoạn lũng đoạn. Quan lại thì chỉ lo vơ vét của cải, địa chủ thì tìm cách chiếm đọat ruộng đất của nông dân. Thêm vào đó, Trung Quõc nhiều lần bị người Mông Cổ xâm nhập. Do vậy, nhân dân hết sức đói khổ.
1440:
J.G.Gutenberg (1399 - 1468), người Đức, phát minh ra nghề in chữ rời ở châu Âu. Theo phương pháp này thì mỗi chữ in là một mảnh kim loại có khắc một chữ cái. Những mảnh nhỏ này ghép lại thành từng chữ, từng dòng và cả một trang sách có thể dùng nhiều lần. Gọi là phương pháp in chữ rời (chữ đúc từ chì)
1453:
Constantinople bị mất về tay người Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc 1000 năm tồn tại của đế quốc Byzantine
1462 - 1505:
Triều đại của Ivan III (Đại đế) ở Nga, thống nhất hầu hết nước Nga, đặt kinh đô ở Moskva. Điện Kremli và nhiều nhà thờ ở Moskva được xây dựng.
1479:
Bồ Đào Nha trục xuất người Do Thái vì người Do Thái không chịu theo đạo Thiên Chúa.
1488:
Barthelemy Diaz, người châu Âu đầu tiên đi đến mũi Hảo Vọng của châu Phi, chuẩn bị điều kiện dẫn tới sự thành công trong việc tìm đường biển sang Ấn Độ.
1492 - 1504:
Christophe Colombo tiến hành bốn cuộc thám hiểm sang châu Mỹ, đặt chân lên các đảo Canary, Bahamas, Cuba, Jamaica, Trinidad và Honduras.
1497 - 1499:
Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, thực hiện chuyến thám hiểm vòng châu Phi, vượt qua Ấn Độ Dương đến Ấn Độ.
Elizabeth được các sử gia xem là một nhà cai trị có sức thu hút cá nhân và biết cách vượt qua mọi trở ngại để tồn tại trong một thời kỳ mà chính quyền thường hạn chế và thiếu hiệu quả, và khi vua chúa các vương quốc láng giềng luôn phải đối phó với các khó khăn trong nước với nguy cơ vương quyền có thể bị tổn hại nghiêm trọng, như trường hợp của các đối thủ của Elizabeth như Mary, Nữ hoàng Scotland, bị tống giam năm 1568 rồi xử tử hình năm 1587. Sau thời trị vì ngắn ngủi của em trai và chị, triều đại kéo dài 45 năm của Elizabeth đã cống hiến một giai đoạn ổn định rất quí báu cho nước Anh và là nhân tố chủ chốt giúp hình thành ý thức dân tộc cho người dân Anh
1500:
Ở Italia có 73 nhà in dùng chữ rời. Nhà in danh tiếng nhất là Aldine ở Venice đã xuất bản những tác phẩm cổ điển (chữ in bắt chiếc lối viết tay của Petraca)
Brazil thuộc về Bồ Đào Nha. Năm 1530, Bồ Đào Nha bắt đầu công cuộc thực dân hóa Brazil.
1509:
Paré (1509 - 1590) nhà phẫu thuật Pháp, lập ra ngành phẫu thụât hiện đại, trong đó có việc buộc các động mạch để chống chảy máu và dùng cách bôi mỡ thay cho cách nung cháy các vêt thương và vết rạch.
Năm 1511:
Tây Ban Nha chiếm Cuba và Puerto Pico
27/3/1513:
Nhà hàng hải Tây Ban Nha là Juan Poncede Leon đặt chân lên bán đảo Florida phía Đông Nam nước Mỹ ngày nay, mở đầu cuộc hành trình khám phá miền bắc châu Mỹ. Vì trên đảo trồng nhiều hoa nên được gọi là Terra Florida (Đất nở hoa) và ngày 27 tháng 3 năm 1513 được gọi là Ngày Phục Sinh nở hoa (Pascua Florida)
1517:
Martin Luther bắt đầu tiến hành cuộc cải cách tôn giáo ở Đức.
1519:
Ulrich Zwingli bắt đầu vận động cuộc cải cách theo đạo Tin Lành ở Thụy Sĩ.
1519 - 1522:
Trong 3 năm Magellan thực hiện quộc hành trình thám hiểm vòng quanh thế giới, vượt qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đến Phillippin và qua đời ở đó.
1520 - 1857:
Triều đại Mogol do Babur sáng lập ở Ấn Độ
7/3/1524:
Giovannide Verrazano, nhà hàng hải gốc Italia, thực hiện sứ mệnh của Vua Pháp François I đã đặt chân lên bờ biển Nam Carolina, thực hiện cuộc hành trình thám hiểm ven biển Bắc Mỹ (1524 - 1525).
1524 - 1525:
Phong trào chiến tranh nông dân ở Đức phát triển trên một quy mô rộng lớn, thu hút nhiều tầng lớp xã hội tham gia, trực tiếp tấn công vào chế độ phong kíên và giáo hội. Phong trào bị thất bại và bị đàn áp một cách tàn khốc
1526 - 1527:
Paracelsus, nhà hóa học, luyện kim thuật học và thầy thuốc Thụy Sĩ, lập ra ngành Liệu pháp hóa học, đề ra cho nền y học đương thời tư tưởng của Hippocrate cho rằng tự nhiên là người chữa bệnh tốt nhất.
1534:
Quốc hội Anh đưa vua Henry (III) lên địa vị người đứng đầu giáo hội nước Anh, đánh dấu thời kỳ Cải cách tôn giáo ở Anh
1543:
Nicolas Copernicus công bố phát kiến của ông về thiên văn học trong tác phẩm: Bàn về sự xoay vần của các thiên thể (Revolutionnibus Orbium Coelestium)
1543:
V.Vesalius (1514 - 1564), nhà giải phẫu người Flamand, xuất bản cuốn Decorporis Humani Fabrica, cuốn sách giáo khoa đầu tiên giải phẫu khác những quan niệm cổ truyền của Galen.
1546
Nhà thờ St.Pierre bắt đầu được xây dựng ở Roma, đến năm 1626 thì hòan thành. Thánh đường này là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp với những mái tròn, nhiều vòng cung, tường dầy, cột lớn và sự cân đối của thời Phục Hưng.
1546:
Servvetus, thầy thuốc và nhà thần học Tây Ban Nha, khám phá ra tiểu tuần hoàn của máu giữa tim và phổi
1551:
Trường đại học San Marcos được thành lập ở Lima, thủ đô Peru
1551:
Trường đại học quốc gia Mexico được thành lập.
1556:
George Bauer, nhà khoa học Đức, lập khoa kháng vật học
1556 - 1598:
Triều đại Philippe II của Tây Ban Nha. Đây là triều đại mà quyền lực của Hapsbourg đạt tới đỉnh cao và là thời đại hoàng kim của văn học và nghệ thuật Tây Ban Nha.
1557:
Người Bồ Đào Nha đến Macao[/I] và bắt đầu buôn bán với Trung Quõc.
1559:
Gerhard Kremer, nhà khoa học Flamand, lần đầu tiên vẽ bản đồ theo phép chiếu trụ, thường được gọi là phép chiếu Mercator
Chân dung cầu vồng của Elizabeth vẽ bởi một nghệ sĩ vô danh.
1559 - 1603:
Triều đại Elizabeth I, sáng lập Giáo hội Anh và làm tăng quyền lực nước Anh. Thời đại Elizabeth được đánh dấu bằng sự nở rộ cuả nền văn học.
1560:
Năm sinh Thomas Harriot (1560 - 1621), nhà tóan học, thiên văn, địa lý, hàng hải và triết học Anh. Ông đã chế tạo ra kính viễn vọng, tìm ra định lụât khúc xạ ánh sáng, đưa vào sử dụng những ký hiện đại số mới. Khoảng năm 1586, ông đã tiến hành mọt cuộc điều tra thống kê học về đất đai miền Virginia
1562:
Cuộc chiến tranh giữa những người theo đạo Thiên Chúa và những người theo đạo Huguenots ở Pháp nổ ra. Năm 1598, vua Henri IV ban hành đạo luật Nantes cho phép đạo Huguenots được truyền đạo hợp pháp, chiến tranh tôn giáo chấm dứt.
8/1566:
Mở đầu cuộc đấu tranh của quý tộc và nhân dân Netherland chống ách thống trị của Tây Ban Nha.
1577:
Năm sinh J.B.Van Helmont (1577 - 1644), nhà vật lý và là nhà giả kim thuật Flamand, khởi sinh ngành sinh hóa định lượng.
23/1/1579:
Do kết quả của cuộc đấu tranh chống Tây Ban Nha, hội nghị Utrech gồm đại biểu các tỉnh miền Bắc Nederland quyết định thành lập nước Cộng hòa Hà Lan với tên gọi chính thức là Liên hiệp các tỉnh, có hệ thống tiền tệ và đo lường, tổ chức quân sự và chính sách đối ngoại thống nhất. Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trog lịch sử
17/6/1579:
Nhà hàng hải người Anh Francis Drake lên bờ biển California và tuyên bố đây là đất đai của nữ hoàng Anh quốc Elizabeth, đặt tên là Nova Albion. Sự kiện này đuợc coi là mốc mở đầu quá trình chinh phục và di dân của Vương Quốc An ở vùng đất mới.
1582:
Giáo hoàng Grégoire XIII (1502 - 1585) sáng tạo ra hệ thống Dương Lịch được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới (lịch Grégoire)
1588 (~):
Lý Thời Trân (người đời Minh) ở Trung Quốc hoàn thành cuốn Bản thảo cương mục, tác phẩm kinh điển dược học lớn nhất của Trung Quõc. Sách giới thiệu 1892 vị thuốc dược phân tích và phân loại rất khoa học.
1589:
Henry IV thíêt lập triều đại dòng họ Bourbon. Triều đại này cai trị nước Pháp đến năm 1792
1590:
Z.Janxen, nhà quang học Hà Lan, sáng chế kính hiển vi
1595:
Người Hà Lan bắt đầu chiếm Indonesia làm thuộc địa
Taj Mahal được khởi công xây dựng vào năm 1632 và hoàn thành 22 năm sau đó. Đây là một công trình kiến trúc chứa đựng một ma lực cuốn hút đủ làm rung động hàng triệu con tim, là di sản của lối kiến trúc Ấn - Hồi, vừa uy nghiêm, lộng lẫy mà vẫn rất tinh tế, nhẹ nhàng. Đó còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, là những giọt lệ rơi được tạc bằng đá cẩm thạch và thể hiện niềm tin tuyệt đối vào đấng Allah. Người ta thường nói, thật không lí giải được vì sao Shah Jahan lại có thể chọn được một mẫu kiến trúc đẹp lộng lẫy đến vậy? Câu trả lời chỉ có thể là do tình yêu vĩ đại mà ông đã dành cho bà. Bởi lẽ nhìn vào đó, dường như mọi nét đẹp của người phụ nữ đều được trình bày hết sức tinh xảo. Từ chiếc vườn hình chữ nhật tựa dáng một nét nghiêng của người phụ nữ cho đến vòm cổng ra vào như chiếc khăn che mặt của người con gái đạo Hồi trong đêm hôn lễ. Phần chính của công trình chính là tòa lâu đài bát giác cao 75m với mái vòm được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch được lấy riêng tại Rajasthan và Dehli.
1600:
Thành lập Công ty Đông Ấn của Anh nắm độc quyền buôn bán và tiến hành xâm chiếm Ấn Độ và các nước phương Đông. Công ty này giải tán năm 1858
William Gilbert (1544 - 1603) nhà y học và vật lý học Anh, xuất bản cuốn: De Magnete, được coi là cơ sở tiến hành những công trình tương lai về từ học và điện học.
1601:
Năm sinh Pierre de Fermat[/B] (1601 - 1665), nhà toán học Pháp tìm ra phép hình học tích phân, lập ra lý thuyết về số hiện đại và phép tính xác suất.
1602:
Thành lập Công ty Đông Ấn của Hà Lan (viết tắt là V.O.C) nhằm buôn bán và tiến hành xâm chiếm quần đảo Indonesia làm thuộc địa.
G.Galilei (1564 - 1642) nhà vật lý và thiên văn Italia, tìm ra định luật chuyển động của các vật thể rơi tự do, dao động quả lắc và mặt phẳng nghiêng. là một trong những nhà sáng chế kính thiên văn, năm 1609 đã khám phá sự chuyển động của Mặt Trăng.
1603 - 1867:
Ieyashu lên cầm quyền, thiết lập nên triều đại Tokugawa ở Nhật Bản. Trong thời kỳ này, chế độ phong kiến tập quyền Nhật Bản được củng cố, kinh tế được phát triển, Thủ đô được xây dựng tại Tokyo.
1609:
Báo chí bắt đầu được xuất bản trên lục địa châu Âu. Tờ báo đầu tiên là Avis Relationorder Zeitung ở Đức.
1609 - 1619:
Keples (1571 - 1630), nhà thiên văn học kiêm chiêm tinh học, tìm ra ba định luật cơ bản về chuyển động của các hành tinh
1609 - 1625:
Công ty New Amsterdam của Hà Lan tổ chức di dân và buôn bán ở vùng đất phía bắc sông Hudson và phía Nam sông Delaware (Bắc Mỹ), thành lập New Nettherland, thủ phủ là New Amsterdam. Cuộc chíên tranh Anh - Hà Lan (1664) đã chuyển vùng này sang tay người Anh, đổi tên là New York.
1614:
John Napier, nàh tóan học Scotland, phát minh ra số Logarit: phương pháp tính toán số học hiệu lực bậc nhất.
1615:
M.Cervantès (1616), nhà văn Tây Ban Nha xuất bản cuốn Don Quichotte, một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất thời Phục Hưng
1619:
René Descartes (1596 - 1650), nhà triết học, vật lý học và toán học Pháp, phát biểu phép hình học phân tích.
30/7/1619
Hội nghị đầu tiên ở Jamestown của các đại biểu người Anh di cư sang Bắc Mỹ quyết định thành lập Viện các nhà tư sản, đặt cơ sở đầu tiên cho cơ quan lập pháp bang Nirginia sau này.
1620:
Francis Bacion (1561 - 1626), nhà khoa học Anh, xuất bản cuốn Novum Organum lần đầu tiên làm sáng tỏ thuyết chính thức về logic cảm ứng.
1623:
Năm sinh Blaise Pascal (1623 - 1662) nhà toán học, nhà vật lý học, nhà văn và nhà giáo Pháp, sáng lập ký thuyết xác suất hiện đại, đặt ra định luật về áp suất tĩnh (định luật Pascal)
1626 (~):
Sanctorius, thầy thuốc Italia lần đầu tiên mô tả việc dùng nhịêt kế y học trong chẩn đoán bệnh.
1627:
Cuộc khởi nghĩa nông dân Thiểm Tây (Trung Quõc) bùng nổ dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh: Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành. Năm 1636 Lý Tự Thành trở thành người lãnh đạo của lực lượng khởi nghĩa ở miền Bắc. Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã giành được nhiều thắng lợi. Năm 1644 Lý Tự Thành tên ngôi Hoàng Đế ở Tây An (Thiểm Tây) đặt tên nước là Đại Thuận. Nhưng do nội bộ bị chia rẽ, năm 1646 quân khởi nghĩa bị quân Thanh đánh bại.
1628 - 1638:
Triều đại của ShahJahan cai trị Ấn Độ.
Shah Jahan và con trai
1632:
ShahJahan khởi công xây dựng lăng Taj Mahal một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới, được xây dựng để tặng hoàng hậu, người vợ được nhà vua yêu quý nhất.
1639:
Chính sách đóng cửa của Nhật Bản Mạc Phủ Tokugawa trục xuất ngừơi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ra khỏi Nhật Bản.
4/1638:
Nhà hàng hải gốc Hà Lan P.Miniut phục vụ triều đình Thụy Điển đã vượt biển cùng 50 người dân. Thụy Điển đến cửa sông Delaware ở Bắc Mỹ, thiết lập vùng đất vùng đất New Sweden và xây dựng pháo đài mang tên hoàng hậu Christina. Nhưng cuộc chiến tranh Thụy Điển - Hà Lan (1655) đã đưa vùng đất này về tay người Hà Lan, chấm dứt nỗ lực của người Thụy Điển muốn định cư ở vùng đất mới.
4/1/1642:
Ngày sinh I.Newton (1642 - 1727), nhà thiên văn học, vật lý học và triết học người Anh.
22/8/1642:
Bùng nổ cuộc nội chiến lần thứ nhất (1642 - 1646) mở đầu cuộc cách mạng tư sản Anh do O.Cromwell lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ quân chủ của vương triều Stuart do Charles I đứng đầu.
1643:
Louis XIV (1638 - 1715) lên ngôi nước Pháp khi 5 tuổi. Từ năm 23 tuổi (1661) trực tiếp cầm quyền, tiến hành cải cách về tài chính, khuyến khích phát triển nông nghiệp và công thương nghiệp, tổ chức lại hải quân và lục quân tiến hành nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu. Đồng thời củng cố về quyền lực chính quyền trung ương, xây dựng nền chuyên chế quân chủ phong kiến.
2/7/1644:
Chiến thắng của quân đội Sườn sắt (Ironside) do O.Cromwell chỉ huy tại Marston Moor đánh dấu bước ngoặt của cuộc nội chiến lần thứ nhất ở Anh, có lợi cho lực lượng cách mạng.
14/16/1645:
Chiến thắng của O.Cromwell tại trận Naseby buộc vua Charles I phải chạy trốn lên Scotland và bị bắt ở đó. Trận đánh có ý nghĩa quyết định đối với vịêc kết thúc cuộc nội chiến lần thứ nhất ở Anh.
18/10/1647:
Công bố Bản thỏa ước của nhân dân, cương lĩnh chính trị của phái San Bằng ở Anh do J.Lilburn (1616 - 1657) lãnh đạo. Đòi quyền tuyển cừ phổ thông, bầu Nghị viện, thành lập chế độ cộng hòa, tự do tín ngưỡng, tự do kinh doanh, xóa bỏ mọi đặc quyền có tính chất đẳng cấp, Được quần chúng nhân dân và quân đội cách mạng ủng hộ.
2/1648 - 8/1648:
Cuộc nội chiến lần thứ 2 ở Anh. Lực lượng cách mạng Cromwell đánh thắng thế lực bảo thủ của vua Charles I.
4/1/1649:
Nghị viện Anh tuyên bố thủ tiêu chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, lập tòa án xét xử nhà Vua Charles I
31/1/1649:
Vua Anh Charles I bị xử tử theo quyết định của tòa án cách mạng, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tư sản Anh (1642 - 1649)
19/5/164:
Thiết lập chế độ cộng hòa ở Anh (1649 - 1653) dưới sự lãnh đạo của O.Cromwell
8/1649:
Cromwell tiến hành chiến tranh xâm lược Irland (1649 - 1650). Năm1652 ban hành đạo luật về thể chế Irland, thiết lập nền thống trị của nước Anh trên đảo.
1649 - 1651:
Phong trào của phái Đào đất do Winsteley (1609 - 1657) đứng đầu đòi xóa bỏ quyền tư hữu với khẩu hiệu: Đất đai chẳng thuộc về ai, hãy làm chung và ăn chung Chủ trương khai hoang để xây dựng xã hội thành công xã hội không có tình trạng bóc lột với niềm tin: Bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ thắng
1650:
Cromwell tiến hành chiến tranh xâm lược Scotland (1650 - 1652)
1652:
Chiến tranh Anh - Hà Lan (1652 - 1654), buộc Hà Lan phải chấp nhận Luật hàng hải (1651) của Anh quy định nước Anh chỉ nhập cảng hàng hóa do tàu Anh hoặc tàu của nước có hàng chở đến. Hà Lan bị gạt khỏi địa vị người chở hàng trên biển Chiến tranh Anh - Hà Lan còn xảy ra lần thứ hai (1665 - 1667) và lần thứ ba (1672 - 1674) xác lập địa vị bá chủ mặt biển của Anh.
16/12/1653:
O. Cromwell tuyên bố thiết lập chế độ cai trị độc tài dưới danh nghĩa: Bảo hộ vương (1653 - 1658), kết thúc chế độ cộng hòa ở Anh.
1660:
Con của vua Charles I trở về nước Anh lên ngôi vua hiệu Charles II (1630 - 1685), khôi phục vương triều Stuart.
28/4/1686:
I.Newton, nhà bác học Anh trình bày tác phẩm: Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên, cơ sở khoa học cổ điển
11/1688:
Wilhelm Orange (1650 - 1702), Thống đốc Hà Lan, con rể của vua Anh James II, đổ bộ vào nước Anh và loại bỏ Vua James II, giành lấy ngai vàng, hiệu Wilhem III (1689 - 1702). Lịch sử nước Anh gọi đây là cuộc cách mạng vẻ vang, kết quả của sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và thế lực phong kiến, dẫn đến sự thiết lập chế độ lập hiến ở Anh.
16/1/1689:
Ngày sinh Charles Montesquieu (1689 - 1766), nhà văn, nhà sử học, nhà xã hội không tưởng Pháp, người đặt nền móng lý thuyết về tam quyền phân lập trong tác phẩm: Tinh thần luật pháp
2/1968:
Nghị viện Anh thông qua Đạo luật về quyền hành, quy định quyền lục của nghị viện và của nội các do Thủ tướng đứng đầu. Quyền của nhà Vua bị hạn chế, chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Đạo luật vè quyền hành đặt cơ sở cho chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.
19/11/1711: Ngày sinh Mikhail Lomonosov (1711 - 1765), nhà thơ, nhà ngôn ngữ, nhà bác học Nga. người sáng lập trường đại học Moskva.
1750:
Alaunpai thiết lập Vương triều Conbain (1750 - 1885) ở Myanmar, triều đại hưng thịnh nhất của đất nước này.
1757:
26/3/1757: Quân Anh đánh thắng đội quân Bengan được Pháp hỗ trợ trong trận Plassey (Ấn Độ), đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến tranh 7 năm (1756 - 1763), giữa Anh và Pháp để giành giật Ấn Độ. Hòa ứơc Paris 1763 quy định Pháp chỉ còn 5 thành phố nhỏ ven biển Ấn Độ, nước Anh từng bước độc chiếm quốc gia rộng lớn này.
1773:
16/12/1773: Vụ đổ chè Boston: nhân dân Bắc Mỹ ở cảng Boston ném 343 hòm đựng chè trên các tàu Anh vừa cập bến để phản đối chính sách thuế và độc quyền buôn bán của người Anh. Sự kiện này báo hiệu cuộc chiến tranh chống chế độ thực dân Anh ở Bắc Mỹ là điều không thể tránh khỏi
1774:
Louis XVI (1754 - 1792) lên ngôi vua, chế độ phong kiến Pháp lâm vào tình trạng khủng khoảng nghiêm trọng dẫn đến cuộc cách mạng 1789.
5/9/1774:Khai mạc hội nghị lục địa lần thứ nhất ở Bắc Mĩ gồm 56 đại biểu của 12 thuộc địa (trừ Georgia), ra bản Tuyên Ngôn về quyền hạn và khiếu nại, đòi xóa bỏ nhiều điều luật của chế độ thực dân Anh, biểu lộ tinh thần sẵn sàng đấu tranh vì Độc lập.
1775:
19/4/1775: Chiến thắng Lesington của nghĩa quân Bắc Mĩ tiêu diệt 200 lính Anh đã tập hợp lực lượng vũ trang thuộc các thuộc địa để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh giành Độc lập.
1775:
10/5/1775: Khai mạc Hội nghị lục địa lần hai ở Bắc Mỹ, quyết định thành lập quân đội lục địa dưới sự chỉ huy của G.Washington, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống chế độ thực dân Anh.
1776:
2/7/1776: Hội nghị lục địa ở Bắc Mỹ đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập do một ủy ban gồm 5 thành viên khởi thảo, chủ tịch là Thomas Jefferson
1766:
4/7/1766: Công bố Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Mọi con người đều được quyền bình đẳng. Đấng tạo hóa đã phú cho họ những quyền không thể tước bỏ được. Trong đó có quyền sống, được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc… Các thuộc địa thống nhất này phải là những quốc gia tự do và độc lập
1767 - 1782:
Phya Tacsin đánh đuổi quân Miến,, giải phóng đất nước, thống nhất non sông về một mối, chuyển kinh đô về Thonburi, đặt tên nước là Vương quốc Xiêm , bành trướng sang lãnh thổ Campuchia và Lào.
1777:
24/4/1777: Ngày sinh Carl Friedrich Gauss (1777 - 1855), nhà vật lý, thiên văn, toán học Đức, tác giả những công trình về cơ học thiên thể, lý thuyết xác xuất thống kê, từ trường điện tử và quang học.
17/10/1777: Chiến thắng Saratga của nghĩa quân Bắc Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh giành độc lập của Bắc Mỹ chuyển sang giai đoạn tấn công. Nước Pháp chính thức ủng hộ Bắc Mỹ, làm nghiêng cán cân về lực lượng nhân dân Mỹ.
1781:
13/3/1781: Wilhelm Hersshel, nhà thiên văn học Anh gốc Đức phát hiện ta hành tinh Thiên Vương
19/10/1781: G.Washington mở đợt tấn công vào Yorktown buộc tướng Anh Cornwallis cùng 8000 quân lính phải đầu hàng. Tháng 3 năm 1782, Anh tiến hành thương thuyết để kết thúc chiến tranh.
1782:
20/4/1782: Viên tướng Xiêm là Chao Pha Trakri tiến về kinh đô Thonburi lập nên vương triều mới, lên ngôi vua Hiệu là Rama I. Kinh đô dời sang Bangkok ở hữu ngạn sông Chao Phraya.
1783:
3/9/1783: Ký hòa ước Paris, nước Anh công nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mỹ, giao cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ miền tây sông Mississipi và trao lại Florida cho Tây Ban Nha. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1774 - 1781)
1784:
James Watt (1736 - 1819) hoàn thành công trình phát minh máy hơi nước, điểm xuất phát của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII. Trên ngôi mộ ông ở Wetminster khắc ghi dòng chữ: Con người đã nhân lên gấp bội sức mạnh của con người
1787:
25/5/1787: Khai mạc Hội nghị Quốc Ước ở Philadelphia gồm đại biểu các bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ dưới sự chủ tọa của G. Washington.
27/9/1787: Hội nghị Quốc Ước Hoa Kỳ phê chuẩn dự án Hiến pháp Liên Bang Các bang sẽ tiến hành phê chuẩn và khi có đủ chữ ký của 9 bang, Hiến Pháp sẽ mặc nhiên có hiệu lực (3 năm 1789)
George Washington (1732-1799)
1789:
30/4/1789: Căn cứ vào Hiến Pháp Liên bang, G.Washington long trọng tuyên bố nhận chức tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ tại New York, ông giữ chức vụ này trong hai nhiệm kỳ (1789 - 1797). John Adams được bầu làm phó tổng thống.
5/5/1789: Khai mạc Hội nghị Ba đẳng cấp ở Pháp gồm đại diện các tầng lớp tăng lữ, quýtộc và đẳng cấp thứ 3 dưới sự chủ tọa của Vua Louis XVI. Mở đầu cuộc chiến tranh gay gắt giữa đẳng cấp thứ 3 (tư sản, nông dân, thợ thủ công…) với nhà Vua và chế độ phong kiến, dẫn tới cuộc khởi nghĩa 14 tháng 7 năm 1789 ở Paris.
14/7/1789: Khởi nghĩa nhân dân ở Paris, phá ngục Bastille mở đầu cuộc cách mạng tư sản Pháp, lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến.
26/8/1789: Công bố bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp với tiêu chí Tự do - Bình đẳng - Bác ái
1791:
27/8/1791: Giáo hoàng Leopold II và Phổ Vương F.Wilhelm II ký kết liên minh chống Pháp, chuẩn bị chiến tranh đàn áp cuộc cách mạng tư sản Pháp.
13/9/1791: Công bố Hiến Pháp 1791 của nước Pháp sau cách mạng tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ban hành quyền tuyển cử với điều kiện hạn chế, không đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Cuộc khởi nghĩa ở Haiti (thuộc địa Pháp từ 1697) của người nô lệ da đen do Toussaint Louverture lãnh đạo đpào xóa bỏ chế độ nô lệ và ban bố quyền bình đẳng.
1792:
10/8/1792: Khởi nghĩa của nhân dân Paris lật đổ chế độ lập hiến, phế truất Louis XVI khỏi ngôi Vua, thành lập chính quyền Girondins (10/8/1792 - 2/6/1973)
19/8/1792: Liên quân Áo - Phổ vượt biên vào nước Pháp, bắt đầu tiến hành chiến tranh chống cách mạng tư sản Pháp. (1792 - 1794)
20/9/1792: Chiến thắng Valmy của quân đội Pháp chống lại liên quân Áo - Phổ
21/9/1792: Tuyên bố xóa bỏ vương triều Bourbons thành lập nền Cộng hòa thứ nhất ở Pháp (1792 - 1804)
1793:
21/1/1793: Vua Louis XVI bị xử tử theo quyết định của tòa án Hiệp hội dân tộc Pháp.
3/1793: Vụ phản loạn vùng Vendéeơ của bọn quý tộc phong kiến Pháp nhằm chống lại cách mạng bị thất bại
2/6/1793: Khởi nghĩa của nhân dân Paris lật đổ chính quyền Girondins, thành lập chính quyền Jacobins (2/6/1793 - 27/7/1794)
3/6/1793: Chính quyền Jacobins banh hành đạo lụât ruộng đất: chia ruộng đất thành mảnh nhỏ bán cho nông dân trả tiền dần trong 10 năm, thiết lập chế độ ruộng đất tiểu nông ở Pháp.
24/6/1793: Hiến pháp 1793 quy định thể chế cộng hòa, thực hiện chế độ tuyển cử phổ thông cho nam giới, ban hành quyền tự do dân chủ. Nhưng chưa đuợc thi hành vì tình hình nguy kịch do thù trong giặc ngoài.
13/7/1793: Marat (1743 - 1793) - nhà hoạt động lỗi lạc và kiên cường của cách mạng Pháp bị sát hại.
1794:
26/6/1794: Chiến thắng Fleurus của quân đội Pháp đối với liên quân châu Âu (Áo, Phổ, Anh…), có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Pháp.
27/7/1794: Cuộc chính kiến ngày 9 Thermidor lậo đổ chính quyền Jacobins.
28/7/1794: Người đứng đầu nền chuyên chính Jacobins là Robẻspiere (1758 - 1794) bị phái đảo chính Thermidor giết hại.
1795:
27/10/1795: Thành lập Chế độ Đốc chính (Directoire 1795 - 1799) ở Pháp
1796 - 1797:
Chiến thắng của Napoléon Bonaparte trong chiến dịch Italia chống quân Áo và quân Piemont (Miền Tây Bắc Italia)
1798 - 1799:
Cuộc đổ bộ của đội quân Napoléon Bonaparte vào Ai Cập, tiến đến sông Nil và vùng Kim Tự Tháp. Nhưng bị hạm đội Anh của Nelson bao vây nên phải rút.
1799:
9/11/1799: Cuộc chính biến Ngày 18 Brumaire (Tháng Sương mù) ở Pháp thiết lập chế độ Tổng tài (1799 - 1804) do Napoléon Ponaparte đứng đầu.
A.Volta (1745 - 1827), nhà vật lý người Italia chế tạo thành công chiếc pin điện đầu tiên.
26/2/1802: Ngày sinh Victor Hugo (1802 - 1885), nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch người Pháp, tác giả nhiều bài thơ và tiểu thuyết, trong đó có Những người khốn khổ.Sau khi mất, thi hài ông được đưa vào điện Panthéon (Paris)
1803:
Chạy thử nghiệm đầu máy xe lửa đầu tiên ở Anh trên quãng đường dài 15 km trong 4h5 phút. do Richard Trevithik chế tạo.
1804:
1804 - 1850: Chính quyền Mạc Phủ đóng cửa các hải cảng không cho tàu các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga vào Nhật buôn bán. Năm 1842 chỉ cho phép các tàu cập bến lấy than và nước ngọt.
21/3/1804: Vị Tổng tài Napoléon Bonaparte công bố Luật dân sự, một bộ phận của Bộ luật Napoléon (gồm Dân luật, Hình luật, Thương luật), bộ luật khuôn mẫu của Nhà nước Tư sản.
18/5/1804: Viện nguyên lão Pháp suy tôn Napoléon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế, hiệu Napoléon I, thiết lập Đế chế thứ nhất (1804 - 1815)
1804 - 1814: Napoléon I mở rộng cuộc chiến tranh chinh phục châu Âu, giành được chiến thắng ở Austerlitz (1802), Iéna (1806), Friedland (1807), Wagram (1809) và tiến vào Tây Ban Nha (1808 - 1813). Thất bại trong cuộc tấn công vào nước Nga 8 - 1812. Liên quân Châu Âu phản công tiến vào Paris (1814)
1805:
2/4/1805: Ngày sinh H.C Anderson (1805 - 1875) nhà văn Đan Mạch chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
1807:
Tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên ở Mỹ do Robert Fonton chế tạo chuyên chở hàng hóa trên sông Husson
1809:
12/2/1809: Ngày sinh Charles Darwin (1809 - 1882), nhà sinh học Anh, người đề xướng thuyết chọn lọc tự nhiên của giống loài (học thuyết Darwin)
1812:
7/8/1812: Trận Borodino ở Nga giữa quân Nga do Kutuzov chỉ huy. Đánh dấu bước ngoặt thất bại đầu tiên của Napoléon I trên chiến trường châu Âu.
1814:
6/4/1814: Trước sự tấn công của liên quân châu Âu vào Paris, Viện nguyên lão Pháp buộc Napoléon I phải thoái vị và đày ra đảo Elbe (4/1814 - 2/1815)
4/6/1814: Louis XVIII (1755 - 1824) trở về làm vua nước Pháp công bố Hiến chương khôi phục triều đại Phong kiến Bourbons, mở ra thời kỳ Trung Hưng (gồm 2 giai đoạn 4/1814 - 5/1815 và 7/1815 - 7/1830)
Napoléon Bonaparte
1815:
26/2/1815: Napoléon Bonaparte tự đảo Elbe dẫn quân đổ bộ vào nước Pháp, tiến quân về Paris (20/3/1815), trở lại cầm quyền trong giai đoạn Một trăm ngày (3/1815 - 6/1815)
9/6/1815: Ký kết Hiệp ước Wien giữa các nước chiến thắng trong cuộc chiến tranh Napoléon I nhằm ngăn chặn sự phục hồi của nước Pháp, quy định biên giới nước Pháp như tình trạng năm 1792, chia lại một phần lãnh thổ châu Âu và thuộc địa, thành lập tổ chức Đồng minh thần thánh
18/6/1815: Trận Waterloo đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Napoléon, kết thúc cuộc chiến tranh châu Âu. Napoléon bị đày ra đảo Saint Hélène (Đại Tây Dương) và chết ở đó (1821)
26/9/1815: Ký kết hiệp ước thành lập Đồng minh thần thánh (Nga, Áo, Phổ), trên cơ sở những nước theo đạo Thiên chúa nhằm liên kết chống lại phong trào cách mạng tư sản và giải phóng dân tộc ở châu Âu. Bộ trưởng ngoại giao Áo Metternich giữ vau trò điều khiển tổ chức này.
11/1815: Thành lập Đồng minh Tứ cường (Anh, Nga, Áo, Phổ) nhằm ngăn chặn sự phục hồi của vương triều Napoléon và đàn áp phong trào cách mạng ở châu Âu.
1818:
5/5/1818: Ngày sinh Karl Marx, người sáng lập học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới
1820:
1/1/1820: Bùng nổ cách mạng Tây Ban Nha lần thứ 2 (1820 - 1823) tiến hành dưới sự lãnh đạo của đại tá Sapael Riego chống lại triều đình Vua Ferdinand VII, buộc nhà Vua tuyên thệ trung thành với bản Hiến Pháp năm 1812 (được ban hành trong cuộc cách mạng lần thứ nhất (1808 - 1814)). Đồng minh thần thánh điều quân đội Pháp đến đàn áp, khôi phục nền quân chủ Tây Ban Nha.
28/11/1820: Ngày sinh Friedrich Engels (1820 - 1895), người cùng K.Marx xây dựng nền tảng học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới.
1821:
1821 - 1830: Cao trào cách mạng Hy Lạp chống ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1830 trở thành một quốc gia độc lập.
1823:
2/12/1823: Tổng thống Mỹ J.Monroe tuyên bố nguyên tắc châu Mỹ của người châu Mỹ làm oc sở cho thuyết Liên - Mỹ (Panamericanism): Mọi sự can thiệp của bất cứ cường quốc Châu Âu nào vào các nước ở Châu Mỹ đều bị coi như hành động thiếu thân thiện với Hoa Kỳ.
1824:
1/8/1824: Nang Khao lên ngôi Vua Vương quốc Xiêm, hiệu Rama III đựoc hấp thụ văn hóa phương Tây, chủ trương mở cửa buôn bán với người Anh, Pháp, Mỹ… trị vì từ 1824 - 1851
1825:
14/2/1825: Khởi nghĩa ở Peterbourg của Hội những người Tháng Chạp gồm các nhà quý tộc cấp tiến chống lại chế độ Nga Hoàng đòi xóa bỏ chế độ nông nô, ban hành hiến pháp. Khởi nghĩa ở Ucraina (29/12). Điều bị đàn áp, được coi là tín hiệu của phong trào tư sản ở Nga.
1826:
23/2/1826: N.I. Lobatchevski (1792 - 1856), nhà toán học Nga, đề xuất lý thuyết về môn hình học phi Euclide
1830:
27/7 - 29/7/1830: Cách mạng ở Paris lật đổ ngôi vua Charles X (triều đại Bourbons), thiết lập nền quân chủ tháng Bảy (1830 - 1848). Lịch sử Pháp gọi là Ba ngày vinh quang
7/8/1830: Louis Philippe (1773 - 1850) thuộc dòng Orléans lên ngôi Vua, lập nền Quân chủ Tháng bảy ở Pháp (1830 - 1848)
1831:
Michael Faraday (1791 - 1867), nhà Vật lý người Anh nêu lên thuyết về cảm ứng điện từ.
14/4/1831: Tuyên bố chế độ Cộng hòa Tây Ban Nha do thắng lợi của những người Cộng hòa trong cuộc bầu cử 1831, Vua Alphonse XIII phải dời đất nước, không chịu từ ngôi.
13/6/1831: Ngày sinh Jamesclerk Maxwell (1831 - 1879), nhà vật lý Anh, người nêu lên lý thuyết về điện từ của ánh sáng.
21/11 - 3/12/1831: Khởi nghĩa Lyon của công nhân dệt Pháp với khẩu hiệu: Sống có việc làm hay chết trong chiến đấu
1832:
Thành lập tổ chức Nước Italia trẻ gồm có các nhà dân chủ cách mạng như Mazini, Garibaldi… đấu tranh cho sự thống nhất Italia.
1832 - 1847: Cuộc khỏi nghĩa của Abdel Kader ở Algérie chống sự xâm lược của thực dân Pháp.
6/6/1832: Cuộc nổi dậy ở Paris của các lực lượng Cộng hòa và dân chủ chống lại nền Quân chủ Tháng bảy ở Pháp.
1833:
21/10/1833: Ngày sinh Alfred Nobel (1833 - 1893), nhà hóa học một kỹ sư đa năng Thụy Điển, người đặt ra giải thưởng cho các công trình xuất sắc vê văn chương, khoa học (hóa, lý, sinh, y học) và những đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình (giải thưởng Nobel).
1834:
1/1/1834: Thành lập Liên minh quan thuế Đức gồm 18 tiểu quốc ở Đức tham gia dưới sự điều hành của Vương quốc Phổ.
9/4 - 15/4/1834: Khởi nghĩa Lyon lần thứ hai ở Pháp phản đối việc chính phủ cấm công nhân tổ chức đoàn thể, đòi tăng lương và cải thiện đời sống.
4/1834: Thành lập tổ chức Nước Đức trẻ nhằm đấu tranh cho nền Cộng hòa, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thực hiện quyền bình đẳng về chính trị và xã hội.
1836:
Thành lập Đồng minh những người chính nghĩa, tổ chức cách mạng của công nhân Đức và những người dân chủ tiến bộ ở Đức nêu khẩu hiệu Tất cả mọi người đều là anh em, chứa đựng nhiều quan điểm mơ hồ và không tưởng. Tiền thân của Đồng minh những người Cộng sản
6/1836: Thành lập Hiệp hội công nhân London (Anh) nhằm đấu tranh đòi tuyển cử phổ thông cho công nhân. Thủ lĩnh là William Lovett, Henry Heterington, Henry Vincent… khởi xướng phong trào Hiến chương ở Anh (1836 - 1848)
27/6/1836: Ngày mất của Rouger Lisle (1760 - 1836), sĩ quan Pháp, tác giả Bài ca chiến tranh cho quân đội Pháp (1792) sau đổi thành Marseillaise và trở thành quốc ca của những Pháp.
1837:
2/1837: Cuộc khởi nghĩa của Oshio Heihatiro ở Osaka (Nhật Bản) nhằm chống chế độ Mạc Phủ Tokugawa được nông dân nhiều nơi hưởng ứng.
1838:
2/1838: Thủ lĩnh Hiệp hội nông dân London W.Lovett đưa ra bản Hiến chương nhân dân gồm 6 điểm: trao quyền tuyển cử cho nam giới từ 21 tuổi trở lên, bỏ phiếu kín, phân chia khu vực bầu cử ngang nhau trong cả nước, bầu cử Nghị viện hàng năm, xóa bỏ điều kiện thuế tài sản đối với cử tri, có phụ cấp cho Nghị sĩ.
1839:
2/1839: Đại hội Hiến chương lần thứ nhất được triệu tập ở London gồm 53 đại biểu do công nhân bầu ra thảo luận về những biện pháp đấu tranh đòi quyền tuyển cử.
5/1839: Đỉnh cao của phong trào Hiến chương ở Anh, đệ trình Nghị viện bản kiến nghị có 1.125.000 chữ ký của công nhân. Bị bác bỏ, kết thúc gia đoạn I của phong trào (1836 - 1839)
6/1839: Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần của Triều Mãn Thanh tại Quảng Châu quyết định tịch thu toàn bộ thuốc phiện (2 vạn hòm) trên tàu buôn nước ngoài để hủy, ngăn chặn nguy cơ buôn lậu và tránh nạn nghiện ngập đối với người Trung Hoa. Các nước đế quốc vin vào cớ này để tiến hành chiến tranh thuốc phiện xâm lược Trung Quốc.
1840:
6/1840: Chiến hạm Anh bắn phá bờ biển Quảng Châu, Phúc Kiến, Hạ Môn, Định Hải…, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc gọi là chiến tranh thuốc phiện.
1842:
2/5/1842: Đại biểu công nhân London đệ trình Nghị viện bản kiến nghị có 3.315.712 chữ ký, đánh dấu đỉnh cao của giai đoạn II phong trào Hiến chương ở Anh (1842 - 1848)
8/1842: Hiệp ước Nam Kinh Trung - Anh quy định Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho người Anh đến buôn bán, nhường cho Anh đảo Hồng Kông (đến năm 1997) và phải bồi thường thiệt hại cho Anh. Bước đầu của quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
1844:
Cải cách Mizuno (Nhật Bản) nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng của Nhật Bản dưới thời Tokugawa: thực hành tiết kiệm khuyến khích võ nghệ, cấm nông dân rời bỏ ruộng đất, miễn trả hoặc giảm số nợ cho quý tộc, giải tán các công ty đặc quyền, Mạc Phủ trực tiếp quản lý khu vực quanh Edo và quanh Osaka… Cuộc cải cách không đem lại lợi ích cho nhân dân và giới doanh nghiệp, bị phản đối nên không thực hiện được.
3/6/1844: Cuộc khởi nghĩa Silesia của công nhân dệt ở Đức đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống.
7/1844: Hiệp ước Vọng Hạ Trung - Mỹ, tương tự hiệp ước Nam Kinh (8-1842)
10/1844: Hiệp ước Hoàng Phố Trung - Pháp, quy định nội dung tương tự hiệp ước Nam Kinh.
1846:
2 tàu Mỹ do Perry chỉ huy đến Nhật Bản đòi Mạc Phủ mở cửa biển để buôn bán.
13/5/1846: Chiến tranh Mỹ - Mexico (5/1846 - 2/1848) buộc Mêxico nhường cho Mỹ một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm các bang Texas, California, Nevada, Utah và một phần của New Mexico, Arizona, Colorado, Wyoming.
23/9/1846: Johann Galle (1812 - 1910), nhà thiên văn Đức phát hiện ra hành tinh Hải Vương (Neptune) theo tính toán của LeVerrier.
1847:
Chính phủ Anh ban hành đạo luật ngày làm 10 giờ đối với phụ nữ và trẻ em.
17/1/1847: Ngày sinh Nicolai Joukovski (1847 - 1921), nhà cơ học Nga, người sáng lập viện cơ học hàng không đầu tiên ở châu Âu (1905)
6/1847: Thành lập Đồng minh những người cộng sản nêu khẩu hiệu Vô sản tát cả các nước đoàn kết lại. Marx và Engels tham gia Đồng minh, soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản.
1848:
24/1/1848: Phát hiện ra mỏ vàng trong vùng đất thuộc California (Mỹ)
2/1848: Công bố lần đầu tiên tại London bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (K.Marx - F.Engels), cương lĩnh đấu tranh của giai cấp vô sản.
24/2/1848: Bùng nổ cuộc Cách mạng Tháng Hai ở Paris, lật đổ nền Quân chủ Tháng Bảy (7/1830 - 2/1848).
25/2/1848:Thành lập Chính phủ lâm thời ở Pháp, do kết quả của cuộc cách mạng Tháng Hai 1848.
5/3/1848: Bùng nổ Cách mạng ở Budapest (Hongaria) dưới sự lãnh đạo của nhà thơ S.Petfi chống lại ách thống trị của triều đình Áo Hapsbourg, thành lập chính phủ Hongaria độc lập. Tháng 1/1849 bị quân Áo trấn áp.
13/3/ - 15/3/1848: Cách mạng tháng 3 ở Wien (Viên) nhằm chống chính quyền phản động của thủ tướng Metternich đòi ban hành hiến pháp dân chủ và tiến hành bầu cử
14/3 - 18/3/1848: Bùng nổ Cách mạng tháng 3 ở Berlin (Đức). Công nhân và nhân dân biểu tình đòi vua Friedric Wilhem IV tiến hành cải cách, ban bố quyền dân chủ, ân xá tù chính trị, thành lập bộ Lao Động… Bị đàn áp, đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng lan tràn trong các tiểu quốc ở Đức năm 1848.
10/4/1848: Công nhân Anh đệ trình Nghị viện bản kiến nghị có 5.000.000 chữ ký nhưng bị bác bỏ, kết thúc phong trào Hiến Chương (1836 - 1848). Đó là phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thực sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị (Lénine)
4/5/1848: Tuyên bố thành lập nền cộng hòa thứ II ở Pháp.
12/6 - 17/6/1848: Khởi nghĩa nhân dân pư Praha (Tiệp) nhằm giải phóng khỏi ách thống trị của triều đình Áo Hapsbourg.
23/6 - 26/6/1848: Khởi nghĩa Tháng Sáu của công nhân Paris chống chính phủ tư sản, đòi thành lập nền cộng hòa xã hội được coi là Cuộc giao chiến đầu tiên giữa tư sản và vô sản (Marx)
1/10 - 6/10/1848: Cuộc khởi nghĩa Tháng Mười ở Wien (Viên) chống lại sự đàn áp của quân đội chính phủ Áo. Bị thất bại hoàn toàn (11/1848)
10/12/1848: Louis Bonaparte được bầu làm Tổng thống nền Cộng hòa thứ hai của nước Pháp.
1849:
2/1849 - 7/1849: Thành lập Cộng hòa Roma thực hiện một số cải cách dân chủ tư sản. Liên minh Pháp - Áo - Tây Ban Nha gửi quân đến trấn áp lật đổ chính quyền Cộng hòa, chấm dứt phong trào cách mạng 1848 - 1849 ở Italia.
14/4/1849: Hongaria tuyên bố độc lập tách khỏi ách thống trị của đế quốc Áo.
1851:
1/1/1851: Hồng Tú Toàn tuyên bố thành lập Thái Bình Thiên Quốc và tổ chức lực lượng vũ trang là Thái Bình Quân ở Quảng Tây, Trung Quốc.
4/1851: Mongkut lên ngôi Vua nước Xiêm, hiệulà Rama IV, trị vì trong 17 năm (1951-1968) có xu hướng cải cách, mở cửa tiếp xúc và ký nhiều hiệp ước buôn bán với phương Tây.
1852:
10/1852: Vụ án xử những thành viên của ĐÒn minh những người cộng sản
1852 - 1853: Cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Anh vào Myanmar, chiếm toàn bộ các tỉnh phía Nam của đất nước này.
2/12/1852: Louis Bonaparte, Tổng tống nền Cộng hòa thứ hai ở Pháp (1848 - 1852) tuyên bố thành lập Đế chế thứ hai, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Napoléon III
1853:
1853 - 1856: Chiến tranh Crưm giữa Nga và Anh - Pháp
18/3/1853: Ngày sinh Budolf Diesel (1853 - 1913), kỹ sư người Đức đã chế tạo ra động cơ đốt trong (động cơ Diesel)
3/1853: Nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc chiếm Nam Kinh và lấy đó làm kinh đô, gọi là Thiên Kinh
6/1853: Perry chỉ huy 4 tàu chiến mỹ vào vịnh Edo đưa thư của Tổng thống Mỹ gửi chính quyền Mạc Phủ đòi mở cửa biển Nhật Bản.
31/3/1853: Hiệp ước Nhật - Mỹ được ký kết: Nhật Bản mở 2 cửa biển Simoda và Hakodate để tàu Mỹ lấy lương thực, nước ngọt và đặt lãnh sự ở đó. Tiếp theo, Nhật ký những hiệp ước tương tự với Anh, Nga, Pháp, Hà Lan.
1854:
6/7/1854: Thành lập Đảng Cộng hòa ở Hoa Kỳ.
1856:
6/5/1856: Ngày sinh Robert E. Peary, nhà nghiên cứu địa cực Mỹ, người đầu tiên đến Bắc cực (mất 1920)
1856 - 1860: Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai buộc nhà Thanh phải ký hiệp ước Thiên Tân (1858) và hiệp ước Bắc Kinh (1860) Trung Quốc phải mở thêm cửa biển, bồi thường chiến phí, cho phép tự do truyền đạo, nước ngoài được thiết lập sứ quán ở Trung Quốc.
1857:
11/5/1857: Mở đầu cuộc khởi nghĩa nhân dân ở Ấn Độ do binh lính nổi dậy chống thực dân Anh ở gần Thủ đô Deli, lan ra nhiều vùng trong nước. Thường được gọi là khởi nghĩa xi-pay, thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược của nhân dân Ấn Độ. Bị đàn áp dữ dội, chấm dứt vào năm 1859.
1858:
8/8/1858: Hiệp ước Mỹ - Nhật được ký kết: Nhật mở 5 hải cảng Yokohama, Nagasaki, Nigata, Kobe, Hakodate và người nước ngoài được quyền thuê đất ở đó; quan thuế do hai bên thỏa thuận, người Mỹ được quyền trị ngoại về pháp luật, được huởng tói huệ quốc. Sau đó, Nhật ký tiếp với Anh, Pháp, Nga, Hà Lan những hiệp ước tương tự.
1859:
18/3/1859: Ngày sinh Alecxand Popov (1859 - 1860), kỹ sư Nga, người sáng chế radio.
29/4/1859: Bùng nổ chiến tranh Italia - Áo (4/1859 - 3/1860) nhằm giải phóng các Vương quốc Italia khỏi ách thống trị của Áo và thống nhất lãnh thổ miền Bắc Italia và miền Trugn Italia.
10/1859: Cuộc khởi nghĩa của lãnh tụ da đen John Brown chống chế độ nô lệ ở Mỹ
1860:
4/1/1860: Khởi nghĩa bùng nổ ở Palermo, lan sang đảo Sicilia (Italia)
5/1860: Garibaldi chỉ huy đội quân "Một ngàn" gòm những dũng sĩ áo đỏ rời Genova đổ bộ lên Sicilia. Giành được thắng lợi, ông trở thành Vị chấp chính của đảo, thực hiện nhiều biện pháp cải cách dân chủ: chia ruộng đất của qúy tộc cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế, khuyến khích tự do buôn bán…
Phát minh ra máy làm lạnh
1861:
13/1/1861: Vua nhà Thanh là Hàm Phong ra chỉ dụ thừa nhận phong trào Dương Vụ, khuyến khích tự lực tự cường, làm theo phương Tây để tăng cường quyền lực và phát triển kinh doanh. Phong trào kéo dài từ 1960 - 1895 nhưng không đạt được kết quả.
19/2/1861:Nga hoàng Alexandre II phê chuẩn sắc luật giải phóng nông nô, cho phép họ được quyền tự do thân thể, có sở hữu riêng và tự do kinh doanh nhưng phải trả cho chúa đất những khoản tiền chuộc rất lớn nên đa số vẫn không thoát khỏi thân phận nông nô. Có ý nghĩa như một cuộc cải cách tư sản không triệt để, nhằm tránh cuộc cách mạng nổ ra.
4/3/1861: Abraham Lincoln nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh chống ly khai, giải phóng nô lệ ở các bang miền Nam (1861 - 1864). Ngày 14/4/1865, ông bị ám sát
12/4/1861: Bùng nổ cuộc nội chiến ở Mỹ giữa hai miền Bắc - Nam (4/1861 - 4/1865) nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ và trừng phạt các bang miền Nam đòi ly khai khỏi Liên bang Hoa Kỳ.
Thành lập Vương quốc Rumania, giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ
1863:
1/1/1863: Tổng thống Hoa Kỳ A.Lincoln tuyên bố giải phóng nô lệ ở các bang nước Mỹ được vĩnh viễn tự do.
2/1863: Tàu chiến Anh và Pháp chiếm cảng Yokohama ở Nhật làm quân cảng (1863 - 1875).
5/1863
Thành lập Liên Minh công nhân toàn Đức do Ferdinand Lassalle lãnh đạo
1864:
2/1864 - 10/1864: Liên minh Phổ Áo tiến hành chiến tranh chống Đan Mạch, giành thắng lợi. Hiệp ước Wien (10/1864) quy định Đan Mạch cắt cho Phổ và Áo hai vùng Holstein và Schleswig.
28/4/1864: Thành lập Hội chữ thập đỏ quốc tế theo Công ước Ganeva.
28/9/1864: Thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế - Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876), hoạt động dưới sự chỉ đạo của K. Marx và F.Engels
1865:
18/12/1865: Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Điều bổ sung số 13 vào Hiến pháp, hoàn toàn thủ tiêu chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.
1866:
Xuất hiện tổ chức phân biệt chủng tộc 3K (Ku Klux Klan) ở Hoa Kỳ.
2/1866 - 10/1866: Chiến tranh Áo - Phổ buộc Áo phải rút khỏi Liên bang Đức, thừa nhận Phổ đứng đầu tổ chức mới là Liên bang Bắc Đức (1967)
12/1866: Mutsuhito (1852 - 1912) lên ngôi Thiên Hoàng, hiệu Meiji Tenno (Minh Trị) mở ra thời đại Duy Tân ở Nhật Bản.
1867:
2/1867: Đế Quốc Áo đổi thành đế quốc Áo - Hung
17/4/1867: Thông qua Hiến Pháp của Liên Bang Đức gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do Hamburg, Bremen, Liubeck. Một bước quan trọng tiến đến thống nhất nước Đức.
9/1867: Các công quốc theo phái Đảo Mạc (chống Mạc Phủ) tập trung binh lực theo lệnh Thiên Hoàng đi trừng phạt Mạc Phủ, tuyên bố Vương chính phục cổ (phục hồi quyền lực Thiên Hoàng), xóa bỏ chế độ Mạc Phủ.
Cuộc tiến quân của Garibaldi vào Roma.
Cuộc cải cách nghị viện lần thứ hai ở Anh.
Phát minh ra bê tông cốt thép.
1868:
3/1/1868: Quân Mạc Phủ bị quân của Thiên Hoàng đánh tan ở Kyoto, người cầm đầu Mạc Phủ là Yoshirobu bị bắt, chính quyền Tokugawa bị lật đổ, kết thúc 265 năm thống trị của dòng họ Tokugawa (1603 - 1868)
Chulalonglorn lên ngôi Vua nước Xiêm, hiệu là Rama V trị vì 1868 - 1910, thực hiện thành công công cuộc duy tân đất nước, bãi bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, tăng nhanh xuất khẩu gạo và gỗ, khuyến khích công thương nghiệp, cải cách bộ máy hành chính và quân đội, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước Âu Mỹ…
3/1868: Nhật hoàng Meiji (Minh Trị) công bố Năm lời thề và Chính thể thư là những văn bản có tính chất cương lĩnh của công cuộc duy tân ở Nhật Bản.
18/7/1868: Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Điều bổ sung số 14 vào Hiến pháp cho phép người da đen được làm công dân ở bang họ cư trú và được hưởng mọi quyền như những người dân Mỹ. Nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn tước đoạt nhiều quyền lợi của người da đen ở Mỹ.
1869:
Zenobe Gramme (1826 - 1901) nhà điện học người Bỉ chế tạo máy phát điện một chiều (dynamo) mang tên ông. Năm 1871 ông phát minh ra động cơ điện.
D.I. Mendeleiev (1834 - 1907) nhà hóa học Nga phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mang tên ông.
7/8/1869: Thành lập Đảng Công nhân xã hội Đức, dưới sự lãnh đạo của A.Bebel và Wilhelm Liebneckt.
17/11/1869: Khai thông kênh đào Suez trên lãnh thổ Ai Cập nối liền Địa Trung Hải với Hồng Hải dài 161km.
1870:
30/3/1870: Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Điều bổ sung số 15 quy định quyền tuyển cử phổ thông của các công dân Mỹ không phân biệt vì lý do chủng tộc, màu da hoặc vì trước đó từng là nô lệ. Tuy vậy, nhiều bang đưa ra điều kiện về tài sản và trình độ văn hóa để tước quyền bầu cử của người da đen và dân nghèo.
30/3/1870: Ngày sinh V.I.Lénine, lãnh tụ giai cấp vô sản Nga và phong trào công nhân quốc tế, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917, người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết, người sáng lập Liên bang Xô Viết. Mất năm 1924.
2/9/1870: Hoàng đế Pháp Napoléon III bị quân Đức vây hãm ở Sédan buộc phải đầu hàng.
4/9/1870: Cách mạng ở Paris chấm dứt Đế chế thứ II, thành lập Chính phủ vệ quốc (9/1870 - 1/1871) do Trochu đứng đầu, thiết lập nền Cộng hòa thứ ba (1870 - 1940)
xin cho em dc hỏi 1 tí, em có copy bài anh sang forum của trừong............mọi người thắc mắc rằng ko bít chúa GIESU là nam hay nữ đa phần bảo là nam nhưng cũng ko ít ng' cho là nữ...........
ANH CÓ THỂ GIẢI THÍCH CHO EM KO?