• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kina Ngaan

Active member
Biện luận công thức cấu tạo và sơ đồ chuyển hóa este là một dạng bài quan trọng. Để làm được dạng bài này, hiểu rõ bản chất công thức phân tử để suy ra công thức cấu tạo. Cần ghi nhớ các phản ứng hóa học đặc trưng để nhận dạng các chất. Chú ý tới các gợi ý từ đề bài để biện luận hợp lí, không mâu thuẫn. Để tiếp thêm kiến thức, cần luyện nhiều bài tập. Sau đây là một số các bài rèn luyện.

20220707_083143.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)
Câu 1: Este hai chức mạch hở X có công thức phân tử là C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170°C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Trong X có 3 nhóm –CH3.
B. Chất Y là ancol etylic.
C. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
D. Phân tử chất Z có số nguyên tử C bằng số nguyên tử O.

Câu 2: Chất hữu cơ T (C9H14O7, mạch hở), tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được glixerol và hai muối của hai axit cacboxylic X, Y có cùng số nguyên tử cacbon (mạch cacbon không phân nhánh, MX < MY). Cho các phát biểu sau:
a) Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 10.
b) 1 mol chất T tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 1 mol khí H2.
c) Nhiệt độ sôi của chất X có cao hơn axit axetic.
d) Phân tử chất Y có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T không có đồng phân hình học.
B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1: 3.
C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
D. Chất Z làm mất màu nước brom.

Câu 4: Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C8H12O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp hai muối cacboxylat Y và Z (MY < MZ). Hai chất Y, Z đều không có phản ứng tráng bạc.
Có các phát biểu sau:
(a) Axit cacboxylic của muối Z có đồng phân hình học.
(b) Tên gọi của Z là natri acrylat.
(c) Có ba công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
(d) Trong phân tử chất X có hai loại nhóm chức khác nhau.
(e) Axit cacboxylic của muối Y làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 5: Từ chất X (C10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 3NaOH -> Y + Z + T + H2O (2) 2Y + H2SO4 -> 2E + Na2SO4
(3) E + CuO -> C2H2O3 + H2O + Cu (4) Z + NaOH -> P + Na2CO3
Biết MZ < MY < MT < 120. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn.
(b) E là hợp chất tạp chức.
(c) Trong không khí nếu lượng khí P nhiều hơn bình thường sẽ gây hiệu ứng nhà kính
(d) Chất Z tác dụng được với kim loại Na.
(e) Dẫn khí CO2 vào dung dịch T sẽ thấy dung dịch bị vẫn đục.
(f) Từ CH3OH có thể tạo ra E bằng một phản ứng.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 6: Cho chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4 và các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O
(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z
(3) Z + AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + NH4NO3
(4) Y + HCl → F + NaCl
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp
(b) Chất T là hợp chất hữu cơ
(c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc
(d) Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2
(e) Chất F là chất hữu cơ đa chức
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 7: Cho chất X có phân tử C4H6O2 và có các phản ứng như sau:
X + NaOH → muối Y + Z
Z + AgNO3 + NH3 + H2O → muối T + Ag + …
T + NaOH → Y + …
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Z không tác dụng với Na.
B. Không thể điều chế được X từ axit và ancol tương ứng.
C. Y có công thức CH3COONa.
D. Z là hợp chất không no, mạch hở.

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng
(a) X(C4H6O2) + NaOH X1 + X2
(b) Y(C4H6O2) + NaOH Y1 + Y2
Biết X2 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X2 và Y2 có cùng loại nhóm chức X1 và Y1 là hai muối (MX1 < MY1). Phát biểu nào sau đây sai?
A. Từ Y2 điều chế được axit axetic. B. X có đồng phân hình học.
C. X2 có phản ứng cộng hidro. D. X1 có phản ứng tráng bạc.

Câu 9: Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z, T có các đặc điểm sau:
(1) X có đồng phân hình học, dung dịch X làm đổi màu quỳ tím.
(2) Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol.
(3) Thủy phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
(4) T dùng để điều chế chất dẻo và không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y là anlyl fomat.
B. Polime được điều chế trực tiếp từ T là poli(metyl metacrylat).
C. Z được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
D. X là axit metacrylic.

Câu 10: Hợp chất A có công thức phân tử là C12H12O4. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) A + 3KOH → B + C + D + H2O
(b) B + 2HCl → A1 + 2KCl
(c) CH3CH=O + H2 → D
(d) C + HCl → C1 + NaCl
(e) C1 + Br2 → CH2BrCHBrCOOH
Biết A1 chứa vòng benzen. Khối lượng mol phân tử của A1 là
A. 138. B. 182. C. 154. D. 134.

Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(b) X1 + HCl → X4 + NaCl
(c) X2 + HCl → X5 + NaCl
(d) X3 + X4 → X6 + H2O
Biết X là hợp chất hữu mạch hở có công thức phân tử C5H8O4 và chứa hai chức este; X2, X3 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử; MX5 < MX3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X tham gia phản ứng tráng gương. B. Phân tử khối của X6 là 104.
C. X4 là hợp chất hữu cơ đơn chức. D. Phân tử X6 có 3 nguyên tử oxi.

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau:
(a) Este X (C6H10O4) + 2NaOH → X1 + X2 + X3.
(b) X2 + X3 → C3H8O + H2O
Cho các phát biểu sau:
(1) X có hai đồng phân cấu tạo.
(2) Từ X1 có thể điều chế CH4 bằng 1 phản ứng.
(3) X không phản ứng với H2 và không có phản ứng tráng bạc.
(4) Trong X chứa số nhóm -CH2- bằng số nhóm -CH3.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 13: Cho chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4 và các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O
(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3
(4) Y + HCl → F + NaCl
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp.
(b) Chất T tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
(c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2.
(e) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 14: Cho 3 este mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 100) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Khi thủy phân X hoặc Y hoặc Z trong môi trường axit đều thu được axit cacboxylic và ancol no. Cho các nhận định sau:
(a) X tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1: 2.
(b) Y có tồn tại đồng phân hình học.
(c) X, Y, Z đều được tạo bởi cùng một ancol.
(d) Z có tên gọi là etyl axetat.
(e) X tác dụng được với AgNO3/NH3 thu được kết tủa.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 15: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X (C7H10O6) + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + H2O
(2) X1 + NaOH → C2H6 + Na2CO3
(3) X2 + H2SO4 → Y + Na2SO4
(4) Y + 2CH3OH → C4H6O4 + 2H2O
Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở và X tác dụng được với Na. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tên gọi của X1 là natri propionat.
B. Phân tử khối của Y là 90.
C. X3 hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. Có 2 cấu tạo thỏa mãn chất X.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top