Bảo hiểm trong quản trị

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
BẢO HIỂM TRONG QUẢN TRỊ

Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy ngay từ những ngày đầu khi mới thành lập Nước, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành và do điều kiện đấu tranh giải phóng dân tộc, điều kiện kinh tế, xã hội đã từng bước được thực hiện đối với công nhân viên chức khu vực Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, với cơ chế này, nhiều vấn đề về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội trước đây không còn phù hợp. Bộ Luật lao động được Quốc hội thông qua năm 1994 có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995, trong đó chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cũng được quy định trong Chương XII bộ Luật này và có liên quan đến một số điều ở các chương khác. Để thể chế các quy định trong Bộ Luật lao động, năm 1995 Chính phủ đã ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP, Nghị định số 45/CP quy định cụ thể về đối tượng tham gia, mức đóng góp, điều kiện để được hưởng, mức hưởng đối với từng chế độ, đồng thời quy định hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội và giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý

https://www.mediafire.com/view/9g9iq4g9m2i8sr6/BH02.doc
 
Kể từ ngày 01/01/2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không căn cứ số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm số 38/2013/QH13.
Điều này đồng nghĩa với việc người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng đồng thời thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN.

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

Trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều HĐLĐ thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:

- Tham gia BHXH: căn cứ HĐLĐ có mức tiền lương, tiền công cao nhất hoặc HĐLĐ, HĐLV có thời gian dài nhất, tối đa bằng 20 lần lương cơ sở.

- Tham gia BHYT: căn cứ HĐLĐ có mức tiền lương, tiền công cao nhất, tối đa bằng 20 lần lương cơ sở.

- Tham gia BHTN: căn cứ mức tiền lương, tiền công tại HĐLĐ giao kết đầu tiên, tối đa:

+ Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần lương mức lương cơ sở.

+ Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần lương mức lương vùng.

II- Bảo hiểm y tế:

Đối với lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản

- Từ ngày 01/01/2015, đối với lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, mức đóng BHYT bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do quỹ BHXH đóng.

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top