Tôi có đọc được 1 bài viết này và thấy tâm đắc nên muốn chia sẻ với mọi người. Mỗi người đều có quan điểm riêng nhưng quan điểm xã hội thì cần thời gian để tìm tiếng nói chung.
Hy vọng mỗi người đọc hết bài viết này và đưa ra cho mình quan điểm có lợi nhất với người được từ thiện, bản thân và xã hội - đất nước.
---------
[Có một chương trình vừa đưa ra câu hỏi này đã bị trù dập không thương tiếc. Tới giờ mình vẫn chưa xem nên cũng không biết nó ra sao? Nhưng mình xin mượn câu hỏi của chương trình để làm câu mở đầu cho một chia sẻ cá nhân (với mong muốn trao đổi cùng mọi người để có cái nhìn rõ hơn về một hoạt động cộng đồng – chứ không có mang ý nghĩa chứng tỏ quyền lực ạh)]
A. Khi bạn làm từ thiện, bạn sẽ đối diện một số vấn đề sau:
1. Môi trường [đối tượng ] (Các con số mang tính chất tham khảo, chỉ đúng tương đối chứ không chính xác 100% cho các vùng,miền – Đây là con số bạn T đã đúc kết được sau 14 năm hoạt động CTXH)
a. Tỉ lệ các thành phần:
+ Nhóm I: Hộ nghèo – lười lao động, thích trông chờ sự bố thí của xã hội (thậm chí tự làm cho nghèo, tự chọt cho nhà rách, giả bệnh .. để xin hỗ trợ): 30%
+ Nhóm II: Hộ nghèo – không biết phấn đấu vươn lên: 30%
+ Nhóm III: Hộ nghèo – chịu khó lao động, gặp hoàn cảnh khó khăn: 25%
+ Nhóm IV: Hộ kinh tế khó khăn (không được xét hộ nghèo, do trong quá trình sống họ đã cố gắng vươn lên thoát nghèo, nhưng lại gặp hoàn cảnh không may nên kinh tế suy kiệt): 15%
b. Số người được nhận quà từ thiện
Thường khi cho quà từ thiện tại một khu vực, bạn bị buộc phải cho đại trà và các đối tượng được nhận sẽ là các nhóm I,II, III và 5% (của 15%) của nhóm IV
Như vậy tổng số người được nhận là 90%, nhưng trong đó thực tế chỉ có 30% là xứng đáng được nhận.
2. Kinh tế
Việc nhận quà từ thiện làm cho đối tượng nhóm I,II càng lười lao động và chỉ trông chờ sự giúp đỡ, thậm chí khi được tạo công việc làm họ cũng tìm cách thoái thác, chê khó, ngại khổ … không làm. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho địa phương và cả những doanh nghiệp muốn đi tạo công việc cho hộ nghèo.
Đối tượng nhóm III và IV thì có một phần sẽ biết phấn đấu vươn lên, nhưng một phần còn lại sẽ nghĩ: “ủa thằng kia nó nằm không, nhậu nhẹt, đá gà, đánh bài suốt ngày phây phây mà nó cũng nhận như mình, vậy tại sao mình phải cực khổ?” – và họ sẽ dần chuyển sang thành đối tượng nhóm I và II
Ca sĩ Mỹ Tâm đi thiện nguyện. Ảnh sưu tầm
3. Quản lý/Chính trị
Việc các nhóm không tin nhau nên mạnh ai nấy làm một cách mất kiểm soát đã tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng lòng tốt, lợi dụng niềm tin của mọi người để trục lợi, gây khó khăn cho việc ổn định trật tự xã hội.
Về chính trị, thì như các bạn điều biết, chế độ của chúng ta được bắt đầu từ cuộc nổi dậy của những nông dân nghèo. Vì vậy, chính quyền họ sẽ phải e dè khi thấy nhiều thành phần tiếp cận nhóm đối tượng này. Chắc gì thế lực thù địch đang không tham gia tác động vào tư tưởng của nhóm đối tượng này? bằng những món quà, bằng những lời đường mật, để một ngày nào đó nhóm đối tượng này sẽ bùng nổ.
B. Trở lại với câu hỏi: BẠN LÀM TỪ THIỆN VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?
Có 2 khả năng: (hoặc nhiều hơn mà mình chưa biết thì hy vọng được lắng nghe sự góp ý thẳng thắn và chân thành)
1. Vì muốn chứng tỏ người tốt? muốn tìm sự an tâm (Rằng tôi đã làm việc tốt rồi, làm phước được phước – Nói thiệt là từ nào giờ tui ghét ai nói với tui câu “làm phước được phước” này lắm nà. Tui cảm thấy muốn làm thì tui làm chứ chẳng phải để xin xỏ hay được/ mất cái gì cả. Bộ làm được phước mới làm còn không được thì không làm sao?) …
2. Vì muốn đi giải quyết một vấn đề của xã hội, muốn trợ lực cho người gặp không may sẽ vượt qua khó khăn.
Mình không khuyên bạn nên hay không việc làm từ thiện, mình chỉ nêu lên một vấn đề để cùng suy nghĩ cho tường tận.
C. Ý kiến cá nhân:
1. Nếu bạn làm thiếu sự suy xét thận trọng đối tượng/sai đối tượng nhận quà, có thể bạn đang làm xấu chứ không phải đang làm tốt.
+ Trong đạo giáo: Giúp người khó như là việc bạn đang trả nghiệp nhân quả, nhưng cũng là bạn đang cản trở quá trình trả nghiệp của họ, làm cho họ phải trả lâu hơn [Trùng trùng duyên khởi]
+ Trong xã hội: Bạn đang gây khó khăn cho việc xây dựng những mô hình kinh tế nông thôn, gây khó khăn cho quản lý trật tự xã hội, gây lan toả tính lười nhác và ỉ lại … [nạn trộm/cướp/lừa gạt cũng sinh ra từ đây]
2. Nếu bạn làm có suy xét kỹ lưỡng (dĩ nhiên mình cũng không nói là hoàn hảo 100%, vì chúng ta vẫn là những người trần mắt thịt, không thể nào rõ mười mươi các hoàn cảnh, nên việc xét sai một vài trường hợp là điều không tránh khỏi), thì đúng là bạn đang đi giải quyết được rất nhiều vấn đề của xã hội, và khi đó sẽ chẵng còn ai muốn ngăn trở bạn cả, thậm chí mọi người sẽ giúp đỡ và đồng hành cùng với bạn.
LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI nói chung và TỪ THIỆN nói riêng, bạn cần có MỘT TRÁI TIM NÓNG và MỘT CÁI ĐẦU LẠNH.
Trái tim nóng để yêu thương, che chở, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn
Cái đầu lạnh để bình tĩnh suy xét mọi hoàn cảnh, chứ không chỉ nghe vài lời than thở, không chỉ nhìn vào một ngôi nhà rách, một bộ quần áo cũ kỹ … mà đánh giá hoàn cảnh.
Mỗi người sẽ tự chọn cho mình cách hành động phù hợp nhất, và câu hỏi BẠN LÀM TỪ THIỆN VỚI MỤC ĐÍCH GÌ? sẽ không phải là mình hỏi bạn nữa, mà là bạn tự hỏi và trả lời cho chính mình.
Hy vọng chúng ta có thể đồng hành vì một xã hội ngày càng tốt hơn.
Hy vọng mỗi người đọc hết bài viết này và đưa ra cho mình quan điểm có lợi nhất với người được từ thiện, bản thân và xã hội - đất nước.
---------
[Có một chương trình vừa đưa ra câu hỏi này đã bị trù dập không thương tiếc. Tới giờ mình vẫn chưa xem nên cũng không biết nó ra sao? Nhưng mình xin mượn câu hỏi của chương trình để làm câu mở đầu cho một chia sẻ cá nhân (với mong muốn trao đổi cùng mọi người để có cái nhìn rõ hơn về một hoạt động cộng đồng – chứ không có mang ý nghĩa chứng tỏ quyền lực ạh)]
A. Khi bạn làm từ thiện, bạn sẽ đối diện một số vấn đề sau:
1. Môi trường [đối tượng ] (Các con số mang tính chất tham khảo, chỉ đúng tương đối chứ không chính xác 100% cho các vùng,miền – Đây là con số bạn T đã đúc kết được sau 14 năm hoạt động CTXH)
a. Tỉ lệ các thành phần:
+ Nhóm I: Hộ nghèo – lười lao động, thích trông chờ sự bố thí của xã hội (thậm chí tự làm cho nghèo, tự chọt cho nhà rách, giả bệnh .. để xin hỗ trợ): 30%
+ Nhóm II: Hộ nghèo – không biết phấn đấu vươn lên: 30%
+ Nhóm III: Hộ nghèo – chịu khó lao động, gặp hoàn cảnh khó khăn: 25%
+ Nhóm IV: Hộ kinh tế khó khăn (không được xét hộ nghèo, do trong quá trình sống họ đã cố gắng vươn lên thoát nghèo, nhưng lại gặp hoàn cảnh không may nên kinh tế suy kiệt): 15%
b. Số người được nhận quà từ thiện
Thường khi cho quà từ thiện tại một khu vực, bạn bị buộc phải cho đại trà và các đối tượng được nhận sẽ là các nhóm I,II, III và 5% (của 15%) của nhóm IV
Như vậy tổng số người được nhận là 90%, nhưng trong đó thực tế chỉ có 30% là xứng đáng được nhận.
2. Kinh tế
Việc nhận quà từ thiện làm cho đối tượng nhóm I,II càng lười lao động và chỉ trông chờ sự giúp đỡ, thậm chí khi được tạo công việc làm họ cũng tìm cách thoái thác, chê khó, ngại khổ … không làm. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho địa phương và cả những doanh nghiệp muốn đi tạo công việc cho hộ nghèo.
Đối tượng nhóm III và IV thì có một phần sẽ biết phấn đấu vươn lên, nhưng một phần còn lại sẽ nghĩ: “ủa thằng kia nó nằm không, nhậu nhẹt, đá gà, đánh bài suốt ngày phây phây mà nó cũng nhận như mình, vậy tại sao mình phải cực khổ?” – và họ sẽ dần chuyển sang thành đối tượng nhóm I và II
Ca sĩ Mỹ Tâm đi thiện nguyện. Ảnh sưu tầm
3. Quản lý/Chính trị
Việc các nhóm không tin nhau nên mạnh ai nấy làm một cách mất kiểm soát đã tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng lòng tốt, lợi dụng niềm tin của mọi người để trục lợi, gây khó khăn cho việc ổn định trật tự xã hội.
Về chính trị, thì như các bạn điều biết, chế độ của chúng ta được bắt đầu từ cuộc nổi dậy của những nông dân nghèo. Vì vậy, chính quyền họ sẽ phải e dè khi thấy nhiều thành phần tiếp cận nhóm đối tượng này. Chắc gì thế lực thù địch đang không tham gia tác động vào tư tưởng của nhóm đối tượng này? bằng những món quà, bằng những lời đường mật, để một ngày nào đó nhóm đối tượng này sẽ bùng nổ.
B. Trở lại với câu hỏi: BẠN LÀM TỪ THIỆN VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?
Có 2 khả năng: (hoặc nhiều hơn mà mình chưa biết thì hy vọng được lắng nghe sự góp ý thẳng thắn và chân thành)
1. Vì muốn chứng tỏ người tốt? muốn tìm sự an tâm (Rằng tôi đã làm việc tốt rồi, làm phước được phước – Nói thiệt là từ nào giờ tui ghét ai nói với tui câu “làm phước được phước” này lắm nà. Tui cảm thấy muốn làm thì tui làm chứ chẳng phải để xin xỏ hay được/ mất cái gì cả. Bộ làm được phước mới làm còn không được thì không làm sao?) …
2. Vì muốn đi giải quyết một vấn đề của xã hội, muốn trợ lực cho người gặp không may sẽ vượt qua khó khăn.
Mình không khuyên bạn nên hay không việc làm từ thiện, mình chỉ nêu lên một vấn đề để cùng suy nghĩ cho tường tận.
C. Ý kiến cá nhân:
1. Nếu bạn làm thiếu sự suy xét thận trọng đối tượng/sai đối tượng nhận quà, có thể bạn đang làm xấu chứ không phải đang làm tốt.
+ Trong đạo giáo: Giúp người khó như là việc bạn đang trả nghiệp nhân quả, nhưng cũng là bạn đang cản trở quá trình trả nghiệp của họ, làm cho họ phải trả lâu hơn [Trùng trùng duyên khởi]
+ Trong xã hội: Bạn đang gây khó khăn cho việc xây dựng những mô hình kinh tế nông thôn, gây khó khăn cho quản lý trật tự xã hội, gây lan toả tính lười nhác và ỉ lại … [nạn trộm/cướp/lừa gạt cũng sinh ra từ đây]
2. Nếu bạn làm có suy xét kỹ lưỡng (dĩ nhiên mình cũng không nói là hoàn hảo 100%, vì chúng ta vẫn là những người trần mắt thịt, không thể nào rõ mười mươi các hoàn cảnh, nên việc xét sai một vài trường hợp là điều không tránh khỏi), thì đúng là bạn đang đi giải quyết được rất nhiều vấn đề của xã hội, và khi đó sẽ chẵng còn ai muốn ngăn trở bạn cả, thậm chí mọi người sẽ giúp đỡ và đồng hành cùng với bạn.
LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI nói chung và TỪ THIỆN nói riêng, bạn cần có MỘT TRÁI TIM NÓNG và MỘT CÁI ĐẦU LẠNH.
Trái tim nóng để yêu thương, che chở, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn
Cái đầu lạnh để bình tĩnh suy xét mọi hoàn cảnh, chứ không chỉ nghe vài lời than thở, không chỉ nhìn vào một ngôi nhà rách, một bộ quần áo cũ kỹ … mà đánh giá hoàn cảnh.
Mỗi người sẽ tự chọn cho mình cách hành động phù hợp nhất, và câu hỏi BẠN LÀM TỪ THIỆN VỚI MỤC ĐÍCH GÌ? sẽ không phải là mình hỏi bạn nữa, mà là bạn tự hỏi và trả lời cho chính mình.
Hy vọng chúng ta có thể đồng hành vì một xã hội ngày càng tốt hơn.