Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Để củng cố hơn lý thuyết về hệ sinh thái, học sinh hãy tham khảo các câu hỏi sau đây.
Câu 1. Có 4 loại môi trường sống. Giun đũa kí sinh sống ở trong môi trường nào sau đây?
A. Môi trường đất. B. Môi trường sinh vật. C. Môi trường nước. D. Môi trường trên cạn.
Câu 2: Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
II. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
III. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
IV. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
A. 1 B. 2 C. 4. D. 3
Câu 3. Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.
III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.
V. Ánh sáng mặt trời là một nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể.
A. 2 B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 4. Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
II. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
III. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
IV. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
V. Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.
VI. Ở loài cá chép, giới hạn sinh thái về nhiệt độ là từ 5,6 đến 42 0C.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 5. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài trùng với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
V. Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian bên trong ổ sinh thái.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Đâu là quần thể ?
A. Tập hợp cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn. B. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
C. Tập hợp cây cỏ trên thảo nguyên Mộc Châu. D. Tập hợp chim trong rừng Cúc Phương.
Câu 7. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những con cá sống trong Hồ Tây.
B. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.
C. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 8: Khi nói về quần thể và sự hình thành quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một nhóm cá thể di cư từ quần thể A đến một vùng đất B chưa từng có loài A sinh sống thì có thể hình thành nên quần thể mới.
II. Quần thể chỉ bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một môi trường và có thể sinh sản hoặc không sinh sản.
III. Các sinh vật trong một loài có thể thuộc nhiều quần thể khác nhau nhưng các sinh vật trong một quần thể thì chỉ thuộc một loài.
IV. Sự hình thành quần thể mới không liên quan tới sự hình thành đặc điểm thích nghi mới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.
V. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tối đa và giảm sự cạnh tranh.
II. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, thời gian và điều kiện môi trường.
III. Mật độ cá thể trong quần thể là đại lượng biến thiên và thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện môi trường sống.
IV. Đường cong biểu thị sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện bị giới hạn có hình chữ S, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể tăng dần.
V. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Kích thước tối đa của một loài phụ thuộc vào nguồn sống trong môi trường.
II. Các loài khác nhau sống trong cùng một điều kiện sống thì có kích thước tối thiểu khác nhau.
III. Kích thước tối thiểu của một quần thể luôn thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện sống.
IV. Kích thước quần thể của một loài tỉ lệ thuận với kích thước cá thể của loài đó.
V. Quần thể có kích thước lớn hơn thì mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường càng cao hơn so với quần thể kích thước nhỏ.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tự nhiên, phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến, thường gặp nhất.
II. Trong cùng 1 môi trường sống, các quần thể khác nhau sẽ có cùng kiểu phân bố.
III. Phân bố ngẫu nhiên giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
IV. Phân bố đồng đều xảy ra khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
V. Mục đích của sự phân bố phù hợp là để khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Khi nói về biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường.
II. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
III. Sự thay đổi có tính chu kì của nhân tố sinh thái vô sinh hoặc nhân tố sinh thái hữu sinh thì sẽ gây ra biến động không theo chu kì.
IV. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
V. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể trong
quần thể?
I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác.
II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể.
V. Quan hệ cạnh tranh không làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 15. Khi nói về hỗ trợ cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
II. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
III. Hiện tượng các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ là biểu hiện của hỗ trợ cùng loài.
IV. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
V. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể khác loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 16. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.
II. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
III. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.
IV. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.
V. Nếu không có di - nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.
II. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
III. Mức sinh sản và mức tử vong thường có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
IV. Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật.
V Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sinh sản, tử vong.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một loài, quần thể nào có kích thước càng lớn thì quần thể đó thường có tổng sinh khối càng lớn.
II. Khi số lượng cá thể của quần thể càng tăng thì mức độ cạnh tranh cùng loài thường càng giảm.
III. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dễ xảy ra giao phối gần.
IV. Quá trình di cư của các cá thể sẽ làm tăng kích thước của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,15 cá thể/ha; năm thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 180. Biết tỉ lệ tử vong và xuất – nhập cư của quần thể là 3%/năm. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể tăng 10% trong 1 năm.
B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
D. Mật độ cá thể ở năm thứ 2 là 0,18 cá thể/ha.
Câu 20. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
V. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 21. Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật?
I. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng.
II. Trong một ruộng lúa, lúa và cỏ tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng.
III. Tảo giáp nở hoa gây độc cho sinh vật sống trong cùng môi trường.
IV. Trong một vườn ươm bạch đàn, một số cây bị chểt do thiếu ánh sáng.
V. Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ cạnh tranh cùng
loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?
A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản.
B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản.
C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
D. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con.
Câu 23. Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 200C đến 340C, giới hạn về độ ẩm từ 70% đến 92%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống được ở môi trường nào?
A. Môi trường có nhiệt độ từ 260C đến 320C , độ ẩm từ 78% đến 87%
B. Môi trường có nhiệt độ từ 190C đến 340C , độ ẩm từ 71% đến 91%
C. Môi trường có nhiệt độ từ 240C đến 390C , độ ẩm từ 80% đến 92%
D. Môi trường có nhiệt độ từ 170C đến 340C , độ ẩm từ 68% đến 90%
Câu 24. Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 35 cá thể. Nếu không xảy ra di cư, nhập cư thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một quần thể của loài này có 120 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
II. Một quần thể của loài này chỉ có 25 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì quần thể sẽ tăng trưởng và mật độ cá thể sẽ tăng lên.
III. Một quần thể của loài này có 55 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
IV. Một quần thể của loài này có 200 cá thể. Nếu xuất hiện các loài ăn thịt sử dụng các cá thể của quần thể làm thức ăn thì thường sẽ làm tuyệt diệt quần thể.
V. Một quần thể của loài này chỉ có 15 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài thường giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 25. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Kích thước của cá thể thường tỉ lệ nghịch với kích thước của quần thể.
II. Khi kích thước của quần thể đạt tới mức tối đa là lúc số lượng cá thể của quần thể cân bằng với điều kiện sống của môi trường.
III. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quá trình giao phối gần dễ xảy ra.
IV. Hiện tượng khống chế sinh học sẽ giúp duy trì ổn định kích thước quần thể.
V. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
VI. Kích thước quần thể luôn ổn định và giống nhau ở tất cả các quần thể cùng loài.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 26. "Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian" được gọi là
A. khoảng chống chịu. B. ổ sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng thuận lợi.
Câu 27. Khi sống trong cùng một sinh cảnh, để không xảy ra cạnh tranh thì các loài gần nhau về nguồn gốc thường có xu hướng
A. phân li ổ sinh thái B. hỗ trợ nhau C. loại trừ nhau D. di cư
Câu 28. Tập hợp nào sau đây không được xem là một quần thể sinh vật?
A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
B. Tập hợp các con ong trong một tổ ong.
C. Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao.
D. Tập hợp những con chim bồ câu sống ở miền nam và miền bắc.
Câu 29. Giun kí sinh trong ruột lợn. Môi trường sống của loài giun này là loại môi trường nào sau đây?
A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật.
C. Môi trường đất. D. Môi trường trên cạn.
Câu 30. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng cao quá mức tối đa thì
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên;
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống;
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên;
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 31. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
A. Độ đa dạng về loài.
B. Sự phân bố cá thể trong không gian.
C. Loài ưu thế và loài đặc trưng.
D. Tỉ lệ các nhóm tuổi ở mỗi loài.
Câu 32: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
B. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi.
C. Theo thời gian, con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
D. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
Câu 33. Hãy chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.
A. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.
B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.
C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.
D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
Câu 34: Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và
được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
B. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
Câu 35. Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô -> Sâu ăn lá ngô -> Nhái -> Rắn hổ mang -> Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những loài nào vừa sử dụng loài khác làm nguồn thức ăn, vừa trở thành con mồi của loài khác?
A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
C. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu.
D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
Câu 36. Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
Sưu tầm
Câu 1. Có 4 loại môi trường sống. Giun đũa kí sinh sống ở trong môi trường nào sau đây?
A. Môi trường đất. B. Môi trường sinh vật. C. Môi trường nước. D. Môi trường trên cạn.
Câu 2: Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
II. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
III. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
IV. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
A. 1 B. 2 C. 4. D. 3
Câu 3. Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.
III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.
V. Ánh sáng mặt trời là một nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể.
A. 2 B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 4. Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
II. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
III. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
IV. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
V. Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.
VI. Ở loài cá chép, giới hạn sinh thái về nhiệt độ là từ 5,6 đến 42 0C.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 5. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài trùng với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
V. Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian bên trong ổ sinh thái.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Đâu là quần thể ?
A. Tập hợp cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn. B. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
C. Tập hợp cây cỏ trên thảo nguyên Mộc Châu. D. Tập hợp chim trong rừng Cúc Phương.
Câu 7. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những con cá sống trong Hồ Tây.
B. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.
C. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 8: Khi nói về quần thể và sự hình thành quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một nhóm cá thể di cư từ quần thể A đến một vùng đất B chưa từng có loài A sinh sống thì có thể hình thành nên quần thể mới.
II. Quần thể chỉ bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một môi trường và có thể sinh sản hoặc không sinh sản.
III. Các sinh vật trong một loài có thể thuộc nhiều quần thể khác nhau nhưng các sinh vật trong một quần thể thì chỉ thuộc một loài.
IV. Sự hình thành quần thể mới không liên quan tới sự hình thành đặc điểm thích nghi mới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.
V. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tối đa và giảm sự cạnh tranh.
II. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, thời gian và điều kiện môi trường.
III. Mật độ cá thể trong quần thể là đại lượng biến thiên và thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện môi trường sống.
IV. Đường cong biểu thị sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện bị giới hạn có hình chữ S, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể tăng dần.
V. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Kích thước tối đa của một loài phụ thuộc vào nguồn sống trong môi trường.
II. Các loài khác nhau sống trong cùng một điều kiện sống thì có kích thước tối thiểu khác nhau.
III. Kích thước tối thiểu của một quần thể luôn thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện sống.
IV. Kích thước quần thể của một loài tỉ lệ thuận với kích thước cá thể của loài đó.
V. Quần thể có kích thước lớn hơn thì mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường càng cao hơn so với quần thể kích thước nhỏ.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tự nhiên, phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến, thường gặp nhất.
II. Trong cùng 1 môi trường sống, các quần thể khác nhau sẽ có cùng kiểu phân bố.
III. Phân bố ngẫu nhiên giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
IV. Phân bố đồng đều xảy ra khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
V. Mục đích của sự phân bố phù hợp là để khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Khi nói về biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường.
II. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
III. Sự thay đổi có tính chu kì của nhân tố sinh thái vô sinh hoặc nhân tố sinh thái hữu sinh thì sẽ gây ra biến động không theo chu kì.
IV. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
V. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể trong
quần thể?
I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác.
II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể.
V. Quan hệ cạnh tranh không làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 15. Khi nói về hỗ trợ cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
II. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
III. Hiện tượng các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ là biểu hiện của hỗ trợ cùng loài.
IV. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
V. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể khác loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 16. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.
II. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
III. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.
IV. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.
V. Nếu không có di - nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.
II. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
III. Mức sinh sản và mức tử vong thường có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
IV. Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật.
V Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sinh sản, tử vong.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một loài, quần thể nào có kích thước càng lớn thì quần thể đó thường có tổng sinh khối càng lớn.
II. Khi số lượng cá thể của quần thể càng tăng thì mức độ cạnh tranh cùng loài thường càng giảm.
III. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dễ xảy ra giao phối gần.
IV. Quá trình di cư của các cá thể sẽ làm tăng kích thước của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,15 cá thể/ha; năm thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 180. Biết tỉ lệ tử vong và xuất – nhập cư của quần thể là 3%/năm. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể tăng 10% trong 1 năm.
B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
D. Mật độ cá thể ở năm thứ 2 là 0,18 cá thể/ha.
Câu 20. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
V. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 21. Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật?
I. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng.
II. Trong một ruộng lúa, lúa và cỏ tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng.
III. Tảo giáp nở hoa gây độc cho sinh vật sống trong cùng môi trường.
IV. Trong một vườn ươm bạch đàn, một số cây bị chểt do thiếu ánh sáng.
V. Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ cạnh tranh cùng
loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?
A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản.
B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản.
C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
D. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con.
Câu 23. Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 200C đến 340C, giới hạn về độ ẩm từ 70% đến 92%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống được ở môi trường nào?
A. Môi trường có nhiệt độ từ 260C đến 320C , độ ẩm từ 78% đến 87%
B. Môi trường có nhiệt độ từ 190C đến 340C , độ ẩm từ 71% đến 91%
C. Môi trường có nhiệt độ từ 240C đến 390C , độ ẩm từ 80% đến 92%
D. Môi trường có nhiệt độ từ 170C đến 340C , độ ẩm từ 68% đến 90%
Câu 24. Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 35 cá thể. Nếu không xảy ra di cư, nhập cư thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một quần thể của loài này có 120 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
II. Một quần thể của loài này chỉ có 25 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì quần thể sẽ tăng trưởng và mật độ cá thể sẽ tăng lên.
III. Một quần thể của loài này có 55 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
IV. Một quần thể của loài này có 200 cá thể. Nếu xuất hiện các loài ăn thịt sử dụng các cá thể của quần thể làm thức ăn thì thường sẽ làm tuyệt diệt quần thể.
V. Một quần thể của loài này chỉ có 15 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài thường giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 25. Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Kích thước của cá thể thường tỉ lệ nghịch với kích thước của quần thể.
II. Khi kích thước của quần thể đạt tới mức tối đa là lúc số lượng cá thể của quần thể cân bằng với điều kiện sống của môi trường.
III. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quá trình giao phối gần dễ xảy ra.
IV. Hiện tượng khống chế sinh học sẽ giúp duy trì ổn định kích thước quần thể.
V. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
VI. Kích thước quần thể luôn ổn định và giống nhau ở tất cả các quần thể cùng loài.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 26. "Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian" được gọi là
A. khoảng chống chịu. B. ổ sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng thuận lợi.
Câu 27. Khi sống trong cùng một sinh cảnh, để không xảy ra cạnh tranh thì các loài gần nhau về nguồn gốc thường có xu hướng
A. phân li ổ sinh thái B. hỗ trợ nhau C. loại trừ nhau D. di cư
Câu 28. Tập hợp nào sau đây không được xem là một quần thể sinh vật?
A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
B. Tập hợp các con ong trong một tổ ong.
C. Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao.
D. Tập hợp những con chim bồ câu sống ở miền nam và miền bắc.
Câu 29. Giun kí sinh trong ruột lợn. Môi trường sống của loài giun này là loại môi trường nào sau đây?
A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật.
C. Môi trường đất. D. Môi trường trên cạn.
Câu 30. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng cao quá mức tối đa thì
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên;
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống;
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên;
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 31. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
A. Độ đa dạng về loài.
B. Sự phân bố cá thể trong không gian.
C. Loài ưu thế và loài đặc trưng.
D. Tỉ lệ các nhóm tuổi ở mỗi loài.
Câu 32: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
B. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi.
C. Theo thời gian, con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
D. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
Câu 33. Hãy chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.
A. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.
B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.
C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.
D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
Câu 34: Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và
được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
B. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
Câu 35. Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô -> Sâu ăn lá ngô -> Nhái -> Rắn hổ mang -> Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những loài nào vừa sử dụng loài khác làm nguồn thức ăn, vừa trở thành con mồi của loài khác?
A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
C. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu.
D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
Câu 36. Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
Sưu tầm