• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Quy luật di truyền liên kết của Moocgan bổ sung cho quy luật di truyền của Menđen khi xét tới sự di truyền đồng thời của nhiều cặp tính trạng. Cùng mình tham khảo một số bài tập liên quan đến bài sau đây nhé

Bài tập di truyền liên kết.png

Bài tập về di truyền liên kết

A. BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1: Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Bài làm:
  • Di truyền liên kết là trường hợp một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
  • Hiện tượng này bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen là sự hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp hay không tạo ra biến dị tổ hợp, nhờ đó người ta luôn có thể chọn những tính trạng tốt luôn được di tuyền kèm với nhau.

Câu 2: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.

Bài làm:
Câu 2:
  • Ở ruồi giấm:
    • gen B quy định thân xám
    • gen b quy định thân đen
    • gen V quy định cánh dài
    • gen V quy định cánh cụt
  • Ở thế hệ P:
    • Ruồi thân xám cánh dài BV/BV có gen B và V cũng nằm trên 1 NST. Khi cặp NST tương đồng phân li, B và V cùng phân li trong giảm phân tạo ra một loại giao tử BV
    • Ruồi thân đen cánh cụt bv/bv có gen b và v cùng nằm trên 1 NST. Khi cặp NST tương đồng bị phân li trong giảm phân tạo một loại giao tử bv.
  • Trong thụ tinh tạo F1: do sự kết hợp hai loại giao tử trên -» các NST đơn tổ hợp lại thành cặp NST tương đồng (gồm 1 NST mang gen B và V; 1 NST mang gen b và v tạo hơp tử BV/ bv
  • Trong phép lai phân tích:
    • Ớ ruồi F1 thân xám cánh dài. Khi giảm phân, càp NST tương đồng bị phân li tạo hai loại giao từ có gen liên kết là giao tử BV và giao tử bv.
    • Ở ruồi 2 thân đen cánh cụt bv/bv chỉ sinh ra một loại giao tử có gen liên kết bv.
=> Hai loại giao tử trên kết hợp với một loại giao tử của mẹ tạo ra hai loại tổ hợp: 1 BV/bv : 1 bv/bv
  • Sơ đồ lai:
SƠ ĐỒ LAI DI TRUYỀN LIÊN KẾT.png

Câu 3: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền -liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Bài làm:
Di truyền độc lậpDi truyền liên kết
Pa: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AaBb aabb
G: (1AB:1Ab:1aB:1ab) ab
Fa: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
1 vàng trơn: 1 vàng nhăn: 1 xanh trơn: 1 xanh nhăn
+ Tỉ lệ về KG và KH đều 1: 1: 1
+ Xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng nhăn, xanh trơn
Pa: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cách cụt
BV/bv bv/bv
G: 1BV: 1bv bv
Fa: 1BV/bv : 1bv/bv
1 thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt
+ Tỉ lệ KG và KH đều 1:1
+ Không xuất hiện biến dị tổ hợp
  • Ý nghĩa: Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

Câu 4: Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ

1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.

Kết quả phép lai được giải thích như thế nào ? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau :

a. Từng cặp tính trạna đều phân li theo ti lệ 3 : 1.

b. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

c. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.

d. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P.

Bài làm:
=> Đáp án c: Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.

B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:
Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã

A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.
B. lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
C. Lai phân tích ruồi đưcn F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt
D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

Câu 2: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:

A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm
B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn
C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị
D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về:

A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt
B. Hình dạng và vị của quả
C. Màu sắc của thân và độ dài cùa cánh
D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa

Câu 4: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

A. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D. Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.
B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó
D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

Câu 6: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:

A. Làm tăng biến dị tổ hợp.
B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.
C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp
D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình.

Câu 7: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:

A. Đều có thân xám, cánh dài
B. Đều có thân đen, cánh ngắn
C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn
D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.
C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.
D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp

Câu 9: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

A. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài
B. Thân đen, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn
C. Thân xám, cáng ngắn x Thân đen, cánh dài
D. Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắn

Câu 10: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:

A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm.
B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn.
C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị.
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thỡ ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:

A. Đều có thân xám, cánh dài
B. Đều có thân đen, cánh ngắn.
C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.
D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài.

Câu 12: Hiện tượng di truyền liên kết là do:

A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST
C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân.
D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 13: Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền:

A. Liên kết gen
B. Hoán vị gen
C. Phân li độc lập
D. Liên kết với giới tính

Câu 14: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

A. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài
B. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn
C. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh dài
D. Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắn

Câu 15: Bằng chứng của sự liên kết gen là

A. hai gen không alen cùng tồn tại trong một giao tử.
B. hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.
C. Hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân
D. hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến một tính trạng.
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top