Chúng ta đã cùng tìm hiểu lý thuyết về cảm ứng ở thực vật đã một phần nào nắm được khái niệm, các hình thức cảm ứng. Chúng ta cùng trả lời một số câu hỏi về cảm ứng ở thực vật nhé

cảm ứng ở thực vật.jpg

Câu 1: Trình bày khái niệm về cảm ứng ở thực vật? Có thể chia thành những hình thức nào? Cho ví dụ?

Hướng dẫn trả lời:

Thực vật không có hình thức cảm ứng như động vật nhưng chúng có nhiều kiểu cảm ứng ở cây dạng sinh trưởng và ở các bộ phận cây do tác động của các nhân tố bên ngoài về một phía của cơ quan hay cơ thể, hoặc theo chu kì ngày đêm và sự thay đổi sức trương nước ở tế bào khớp. Có thể chia các hình thức cảm ứng của cây thành hai loại chính:

- Vận động hướng động: là hình thức vận động đáp ứng lại sự tác động của nhân tố môi trường. Ví dụ: ánh sáng chiếu vào một phía của ngọn cây và ngọn cây vận động theo phía chiếu của ánh sáng. Đó là vận động theo ánh sáng.

- Vận động cảm ứng: là vận động đáp ứng lại sự tác động của nhân tố môi trường không có hướng xác định. Ví dụ: hoa nở ban ngày hay ban đêm do tác động của ánh sáng, hoa nở lúc 10h do nhiệt độ, . . . đó là vận động cảm ứng theo đồng hồ sinh học.

Câu 2: Thế nào là hướng động? Hướng động dương? Hướng động âm?

Hướng dẫn trả lời:

- Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận cây trước một nhân tố kích thích theo ột hướng xác định

- Hướng động dương là vận động về phía tác nhân

- Hướng động âm là vận động tránh xa tác nhân kích thích

Vận động này diễn ra tương đối chậm và được điều tiết nhờ hoạt động của hoocmon thực vật

Câu 3: Nêu khái niệm của ứng động? Cơ chế của hình thức vận động này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước một nhân tố kích thích không định hướng.

Cơ chế chung của các hình thức vận động cảm ứng là do sự thay đổi sức trương ước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học (nhịp điệu thời gian)

Câu 4: Thế nào là vận động theo trọng lực? Vì sao có vận động theo trọng lực mà không có cảm ứng theo trọng lực?

Hướng dẫn trả lời:

Vận động theo trọng lực là sự vận động sinh trưởng định hướng của một bộ phận cây do phản ứng với trọng lực. Vận động theo trọng lực liên quan với sự tập trung auxin này ức chế sinh trưởng của các tế bào ở mọi mặt dưới gốc nhưng lại kích thích sự sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên do đó rễ hướng theo đất. Ngược lại lượng auxin lớn ở mặt dưới thân về phía ngọn lại kích thích các tế bào ở phía này sinh trưởng mạnh và do đó ngọn sinh trưởng theo hướng ngược với đất.

Chỉ có hướng trọng lực mà không có tính cảm trọng lực vì: hướng động là chịu tác động của hướng xác định còn tính cảm là chịu tác động của nhiều hướng. Trọng lực luôn chỉ có một phương thẳng đứng chiều hướng từ trên xuống dưới, hướng xác định, không có sự tác động theo nhiều hướng.

Câu 5: Thế nào là vận động cảm ứng? Cho ví dụ? Vận động cảm ứng bắt mồi của các cây ăn thịt thuộc loại vận động gì?

Hướng dẫn trả lời:

Cảm ứng là hình thức vận động đáp lại sự tác động của nhân tố môi trường không có hướng xác định.

Ví dụ: Hoa nở ban ngày, hoa nở ban đêm do tác động của ánh sáng, hoa nở lúc 10 giờ do tác động của nhiệt độ, một số cây ban đêm cụp lá lại . . . Đó là vận động cảm ứng theo đồng hồ sinh học.

Vận động này xảy ra khi sự tác động cơ học của các cây ăn thịt thuộc loại vận động theo sự thay đổi sức trương nước. Vận động này xảy ra khi tác động cơ học của con mồi đã gây ra sự hoạt động của các bơm ion. Các bơm này rút ra các ion và nước ra khỏi tế bào khớp của bẫy. Các tế bào khớp mất sức trương nước làm các khớp khép lại.

Câu 6: Cho biết vai trò của auxin và ion kali trong cảm ứng ở thực vật?

Hướng dẫn trả lời:

- Vai trò của auxin:

+ Kích thích phân chia và kéo dài tế bào
+ Sự phân bố không đồng đều của auxin => tính hướng động
+ Ngọn cây hướng sáng dương: phía khuất ánh sáng auxin nhiều làm tế bào kéo dài ra => ngon cây cong về phía ánh sáng
+ Rễ cây hướng sáng âm: mặt trên lượng auxin thích hợp (ít) làm tế bào kéo dài => rễ cong xuống đất

- Vai trò của ion kali:

+ Gây hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ. Khi va chạm, K+ ra khỏi không bào gây mất nước ở thế gối => lá cụp.
+ Gây đóng mở lỗ khí. Ion K+ trong tế bào khí khổng tăng => hút nước => khí khổng mở. Ion K+ trong tế bào khí khổng giảm => mất nước => khí khổng đóng.

Tổng kết: Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn học tốt
Nguồn: Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top