Bùi Khánh Thu
Member
- Xu
- 25,443
Các sinh vật sống luôn nằm trong môi trường nhất định. Đa số các sinh vật không sống đơn lẻ mà tồn tại thành từng nhóm cá thể nhằm hỗ trợ nhau tồn tại. Vật môi trường sống là gì và gồm những nhân tố nào? Cùng mình tham khảo một số bài tập môi trường sống và các nhân tố sinh thái nhé
Bài tập môi trường sống và các nhân tố sinh thái
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường trên cạn
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
+ Môi trường sinh vật
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
- Nhân tố sinh thái chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh
II.Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1. Giới hạn sinh thái
- Là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian+ Khoảng thuận lợi: mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
+ Khoảng chống chịu: Khoảng giá trị ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật
2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái là giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái đó- Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng
- Sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẫu, hoạt động sinh lí và tập tính với các điều kiện ánh sáng của môi trường- Thực vật chia thành 2 nhóm:
+ Cây ưa sáng
+ Cây ưa bóng
- Động vật được chia thành 2 nhóm:
+ Động vật ưa hoạt động ban đêm
+ Động vật ưa hoạt động ban ngày
2. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đớib. Quy tắc về kích thước các bộ phận tại, chi, đuôi,... của cơ thể (quy tắc Anlen)
- Động vật hằng nhiệt ở vùng ô đới có tai, đuôi, chi, ... thường bé hơn tai, đuôi, chi, ... của loài tương tự sống ở vùng đới nóng.IV. Bài tập
Câu 1: Thế nào là giới hạn sinh thái? Láy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật.
Bài làm:- Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 đến 42 độ C
- Nhiệt độ 5,6 độ C là giới hạn dưới
- Nhiệt độ 42 độ C là giới hạn trên
- Khoảng thuận lợi là 20 - 35 độ C
Câu 2: Lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó.
Bài làm:- Ví dụ:
- Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá. Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.
- Ý nghĩa:
- Nơi ở là nơi cư trú cùa một loài, còn ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà còn là cách sinh sống của loài đó.
- Do ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.
Tác động của ánh sáng | Biến đổi của thực vật | Ý nghĩa của sự biến dổi đó |
Ánh sáng mạnh ở nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc | Cây ưa sáng. Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cậy nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất. Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh. | Cây thích nghi theo hưởng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, lá cây không bị đốt nóng quá mức và mất nước. |
Ánh sáng yếu ở dưới bóng cây khác | Cây ưa bóng ở dưới tán các cây khác. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. Các lá xếp xen kẽ nhau và nẳm ngang so với mặt đất. Cây ưa bóng có khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu, khi đó cường độ hô hấp cùa cây yếu. | Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp. |
Ánh sáng chiếu nhiều về một phía cùa củy | Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng. | Tán lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng. |
Câu 4: Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thế lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hàng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các động ưdvật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi... nhỏ hơn tai đuôi, chỉ của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể
Bài làm:- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt độ ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai đuôi. chi,... nhỏ hơn tai đuôi, chi của động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt đới.
- Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.
Động vật có kích thước lớn Động vật có kích thước nhỏ
s/v < s/v
s/v < s/v
- Đối với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,...) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thê. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.
- Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.... lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.
Nguồn: Sưu tầm
Sửa lần cuối: