Bài tập điều chế

  • Thread starter Thread starter dangnga
  • Ngày gửi Ngày gửi

dangnga

New member
Xu
0
1. Nêu 3 phương pháp khác nhau để điều chế Cu kim loại từ dung dịch 3 muối: CuCl2, NaCl, AlCl3. Viết phương ẻinhf phản ứng minh họa.
2.Hòa tan hỗn hợp các oxit Al2O3,Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, dung cac phản ứng chứng tỏ sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
3.CO2 và SO2 có nhứng tính chất hóa học cơ bản nào giống và khác nhau? Giải thích?
4. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách SÒ ra khỏi hỗn hợp: SO3,O2
5. Nêu 8 phản ứng khác nhau tạo ra HCl trực tiếp từ Cl2
6. Trình bày 5 phương pháp điều chế SO2
7. Nêu 10 phản ứng khác nhau tạo CO2
Mọi ngưới cố gắng giúp t với, t đang cần gấp
 
1. Nêu 3 phương pháp khác nhau để điều chế Cu kim loại từ dung dịch 3 muối: CuCl2, NaCl, AlCl3. Viết phương ẻinhf phản ứng minh họa.

1. Cô cạn dd CuCl2 rồi điện phân nóng chảy: CuCl2 ----đpnc--> Cu + Cl2
2. Điện phân dung dịch NaCl, thu H2. Cho dd NaOH thu được td với dd CuCl2, nung kết tủa Cu(OH)2 rồi dùng H2 khử CuO thu Cu:
NaCl + H2O ----> NaOH + Cl2 + H2
Cu2+ + 2OH- ---> Cu(OH)2
Cu(OH)2 ---to--> CuO + H2O
CuO + H2 ----> Cu + H2O
3. Điện phân dd NaCl, cho dd NaOH thu được td với dd AlCl3 (nếu các dd đã định lượng thì cho vừa đủ để kết tủa ko tan hết, còn chưa định lượng thì ta cũng hiểu là kết tủa ko tan hết), nung kết tủa Al(OH)3 rồi điện phân nóng chảy Al2O3 thu Al, cho Al td với dd CuCl2 thu Cu:
NaCl + H2O ----> NaOH + Cl2 + H2
Al3+ + 3OH- ----> Al(OH)3
Al(OH)3 ---to--> Al2O3 + H2O
Al2O3 ---đpnc--> Al + O2
Al + CuCl2 ----> AlCl3 + Cu.

2.Hòa tan hỗn hợp các oxit Al2O3,Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, dung cac phản ứng chứng tỏ sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.

Chắc chỉ định tính các ion kim loại :d. E nghĩ là dùng OH- ==> Al3+ tạo kết tủa keo trắng rồi kết tủa tan khi OH- dư, Fe2+ cho kết tủa trắng xanh hoá nâu ngoài ko khí, Fe3+ cho kết tủa nâu đỏ, hai kết tủa của Fe2+ và Fe3+ ko tan khi OH- dư.

3.CO2 và SO2 có nhứng tính chất hóa học cơ bản nào giống và khác nhau? Giải thích?

Giống: đều là oxit axit của axit yếu, tạo kết tủa với dd Ca(OH)2, đều có tính oxi hoá...
Khác: CO2 không có tính khử, SO2 có tính khử vì số oxi hoá của C/CO2 cực đại bằng +4 còn số oxi hoá của S/SO2 ở mức trung gian nên có tính khử
CO2 + Br2 + H2O ----> ko xảy ra
SO2 + Br2 + H2O ----> HBr + H2SO4


4. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách SÒ ra khỏi hỗn hợp: SO3,O2

Cho hh qua Cu nung nóng, oxi pư hết thu SO3: Cu + O2 ---> CuO

6. Trình bày 5 phương pháp điều chế SO2

1. 4FeS2 + 11O2 ---> 2Fe2O3 + 8SO2
2. Cu + 2H2SO4đđ -----> CuSO4 + SO2 + 2H2O
3. S + O2 ---> SO2
4. 2H2SO4đđ + S ----> 3SO2 + 2H2O (Có thể thay S bằng C hoặc P)
5. H2S + O2dư ---> SO2 + H2O

7. Nêu 10 phản ứng khác nhau tạo CO2

1. C + O2 ---> CO2
2. CaCO3 ---> CaO + CO2
3. Na2CO3 + HCl ---> NaCl + CO2 + H2O
4. CuO + CO ---> Cu + CO2
5. PdCl2 + H2O + CO ---> Pd + CO2 + HCl
6. C6H12O6 ---men rượu--> CO2 + C2H5OH
7. NaHCO3 --to--> Na2CO3 + CO2 + H2O
8. SiO2 + K2CO3 ---> K2SiO3 + CO2
9. KHCO3 + HCl ---> KCl + CO2 + H2O
10. SO2 + Na2CO3 ---> Na2SO3 + CO2

(Nhiều pư e chưa cb ạ :d)
 
Tôi xin được bổ sung câu số 2:
Để chứng minh sự có mặt các ion trong dd gồm : H[SUP]+[/SUP], Cl[SUP]-[/SUP] , Fe[SUP]3+[/SUP],Fe[SUP]2+[/SUP] , Al[SUP]3+[/SUP]
+ Dùng quì tím nhận ra H[SUP]+[/SUP] ------> hóa đỏ
+ Trích mẩu thử sau đó cho dư bột KMnO[SUB]4[/SUB] vào nếu có Cl[SUB]-[/SUB] sẽ có khí màu vàng lục xuất hiện.
Cl [SUP]-[/SUP] + H[SUP]+[/SUP] + MnO[SUB]4[/SUB][SUP]-[/SUP] ----------> Cl[SUB]2 [/SUB]+ Mn[SUB]2+ [/SUB]+ H[SUB]2[/SUB]O
Bỏ qua pư của ion Fe2+ trong trường hợp này.
+ Đối với ion Fe[SUP]2+[/SUP] dùng K[SUB]3[/SUB][Fe(CN)[SUB]6[/SUB]] nếu có ion này sẽ có kết tủa xanh phổ.
Fe[SUP]2+[/SUP] + [Fe(CN)[SUB]6[/SUB]][SUP]3-[/SUP] --------> Fe[SUB]3[/SUB][Fe(CN)[SUB]6[/SUB]][SUB]2[/SUB]
Bên cạnh còn có thể sd phương pháp làm phai màu dd KMnO[SUB]4[/SUB] để nhận ra ion Fe[SUP]2+[/SUP].
+ Với ion Fe[SUP]3+ [/SUP]thì trích mẩu thử sau đó cho NaOH vào ------> kết tủa đỏ nâu
*tuyệt đối không được dùng NaOH để nhận biết đồng thời Fe[SUP]2+[/SUP] và Fe[SUP]3+[/SUP].
+ Al[SUP]3+[/SUP] dùng NaOH ---------> kết tủa keo lẫn với kết tủa của ion sắt nhưng khi cho kiềm dư thì kết tủa keo tan đi.
Câu 4: Nếu để tách SO[SUB]2[/SUB] ra khỏi hh khí với SO[SUB]3[/SUB] VÀ O[SUB]2[/SUB] thì chỉ cần sd Brom.
Br[SUB]2 [/SUB]+ SO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O ---------> HBr + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]
SO[SUB]3[/SUB] và O[SUB]2[/SUB] không pư .
Gỉa sử độ tan của SO[SUB]3[/SUB] trong dd Br[SUB]2[/SUB] là không đáng kể.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top