Bài 9 : Các Phương Pháp Chọn Lọc

  • Thread starter Thread starter HTA
  • Ngày gửi Ngày gửi

HTA

New member
Xu
67
BÀI 9: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC


Chọn Lọc Hàng Loạt Và Chọn Lọc Cá Thể :

Đặc điểm so sánh Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể



Cách tiến hành

- Dựa vào kiểu hình, chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống

- Ở cây trồng, hạt của những cây đã được chọn lọc trộn chung với nhau để làm giống vào vụ sau

- Ở vật nuôi những cá thể đủ tiêu chuẩn được chọn ra để nhân giống - Chọn những cá thể tốt nhất phù hợp với mục tiêu chọn lọc để nhân giống

- Mỗi cá thể đã chọn được nhân thành từng dòng

- So sánh giữa các dòng để chọn ra dòng tốt nhất

Phạm vi ứng dụng

- Cây tự thụ phấn : Có thể chọn lọc hàng loạt 1 lần

- Cây giao phấn : Phải chọn lọc hàng loạt nhiều lần

- Vật nuôi : Chọn lọc hàng loạt nhiều lần - Cây tự thụ phấn hoặc cây nhân giống vô tính: chọn lọc cá thể 1 lần

- Cây giao phấn : Chọn lọc cá thể nhiều lần

- Vật nuôi : Kiểm tra đực giống qua đời con, hoặc kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể ruột của nó hoặc trực tiếp kiểm tra cá thể bằng các chỉ tiêu di truyền tế bào, di truyền sinh hóa, di truyền miễn dịch .....


Ưu và nhược điểm

- Đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng rộng rãi

- Không kết hợp được chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen

- Chỉ có hiệu quả rõ đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao - Đòi hỏi công phu, theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi

- Kết hợp được việc đánh giá kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen

- Có hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp.


II. Hệ Số Di Truyền :

- Hệ số di truyền là tỷ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình được tính bằng % (từ 0 -100%) hoặc tính bằng số thập phân (từ 0 - 1 ).

Ví dụ :
+ HSDT của số lượng trứng trung bình của 1 giống gà Lơgo là 9 - 22% nghĩa là tính trạng này chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. tới 80 -90%.

+ HSDT khối lượng trung bình của 1 quả trứng của gà Lơgo là 36 - 93% nghĩa là ảnh hưởng của điều kiện nuôi dưỡng từ 10 - 40%.
Nguồn: sưu tầm*
Xem thêm

Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ giai đọan nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới ?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 10 : Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Ở Người Và Ứng Dụng Trong Y Học

BÀI 10: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở NGƯỜI VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC


Những Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Ở Người :

* Những khó khăn trong nghiên cứu di truyền ở người :

- Sinh sản chậm, đẻ con ít
- NST có số lượng khá nhiều, kích thước nhỏ ít sai khác về hình dạng, kích thước.
- Khó khăn chủ yếu là lí do xã hội không cho áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến để nghiên cứu

1.Phương pháp nghiên cứu phả hệ :

- Dùng để theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ xác định tính trạng là trội hay lặn, do 1 gen hay nhiều gen chi phối, có liên kết với giới tính hay không.

Ví dụ 1 : Tính trạng da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi thứa, mũi cong là những tính trạng trội. Da trắng, tóc thẳng, môi mỏng, lônh mi gắn, mũi thẳng là những tính trạng lặn.

Ví dụ 2 : Tật xương chi ngắn, 6 ngón tay di truyền theo đột biến gen trội. Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh di truyền bởi đột biến gen lặn.

Ví dụ 3 : Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông di truyền bởi gen lặn trên NST giới tính X .Tật dính ngón tay 2 và 3, có túm lông ở tai di ruyền bởi gen trội trên NST giới tính Y.

Ví dụ 4 : Năng khiếu toán học, âm nhạc, hội họa .. di truyền đa gen đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.

2.Nghiên cứu trẻ đồng sinh :

- Đồng sinh cùng trứng : Là trường hợp một trứng được thụ tinh, phôi trong quá trình phân cắt bị chia thành 2 hay nhiều phần mỗi phần phát triển thành một cơ thể. Những người như vậy có cùng một kiểu gen, cùng giới tính.

- Đồng sinh khác trứng : Là những ngưòi được sinh ra từ hai hay nhiều trứng cùng rụng một lúc được các tinh trùng khác nhau thụ tinh vào cùng một thời điểm. Vì vậy có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính về mặt di truyền chỉ tương đương với những anh chị em cùng bố mẹ.

* Ý nghĩa của phương pháp :

- Theo dõi những người đồng sinh cùng trứng có thể phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với các kiểu gen.

+ Nếu những người đồng sinh cùng trứng được nuôi dưỡng trong môi trường khác nhau mà vẫn biểu hiện tính trạng giống nhau thì tính trạng đó ít chịu ảnh hưởng của môi trường.Ngược lại những người đồng sinh được nuôi dưỡng trong môi trường giống nhau mà vẫn biểu hiện tính trạng khác nhau thì tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.

+ Thông thường các tính trạng di truyền màu mắt, nhóm máu ...do kiểu gen quy định. Còn các tính trạng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ ... chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

- Nhờ phương pháp nghiên cứu đồng sinh người ta xác lập được mối tương quan giữa kiểu gen – môi trường - bệnh tật.

+ Có những bệnh chỉ liên quan đến kiểu gen hầu như không liên quan gì dến môi trường . như bệnh mù màu, bệnh máu khó đông
+ Có những bệnh hoàn toàn do môi trường chi phối như bệnh suy dinh dưỡng
+ Còn lại phần lớn các bệnh là do cả hai yếu tố trên

3. Phương pháp nghiên cứu tế bào : Nghiên cứu cấu trúc hiển vi của các NST trong tế bào của cơ thể, người ta phát hiện ra nhiều dị tật và bệnh di truyền bẩm sinh liên quan với các đột biến NST.

Ví dụ : Mất đoạn NST 21 gây bệnh ung thư máu ; mất đoạn NST số 5 gây hội chứng tiếng kêu như mèo ; 3 chiếc NST ở cặp 21 gây hội chứng Đao ; 3 chiếc ở cặp NST số 13 – 15 gây sứt môi, thừa ngón, chết yểu ....

II.Di Truyền Y Học :

- Di truyền giúp y học tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán để phòng và một phần nào chữa một số bệnh di truyên trên người.

Ví dụ : Bệnh máu khó đông do gen lặn trên X gây ra. Người ta chữa bằng cách tiêm chất sinh sợi huyết cho người bệnh và chỉ ngăn ngừa sự biểu hiện bệnh còn cấu trúc của gen bị đột biến thì không thay đổi, do đó con của những người bị bệnh vẫn thừa hưởng gen gây bệnh.

- Nếu bệnh di truyền thuộc loại không chữa được thì phải ngăn chặn hậu quả cho con cháu như cấm kết hôn gần, hạn chế sinh đẻ .
Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 11 và 12: BẢN CHẤT CỦA SỰ SỐNG, SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

BÀI 11: BẢN CHẤT CỦA SỰ SỐNG



I.Cơ Sở Vật Chất Chủ Yếu Của Sự Sống :

- Những nguyên tố phổ biến trong cơ thể sống là C, H, O, N, chiếm khoảng 96%. Ngoài ra còn có S, P, K, Ca, Mg, Fe, Zn, Mn.... Các nguyên tố trên kết hợp với nhau tạo thành các hợp chất vô cơ (nước, muối khoáng...) và các hợp chất hữu cơ (prôtêin, lipit, axitamin, ..).

- Ngày nay người ta đã xác định được rằng cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm hai loại hợp chất hữu cơ là prôtêin và axitnuclêic.

- Prôtêin và axitnuclêic thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn. Prôtêin và axitnuclêic có cấu trúc đa phân tử mà đơn phân cấu tạo của prôtêin là axitamin, đơn phân của axitnuclêic là Nuclêic.

- Vật chất sống là dạng vật chất phức tạp, tính phức tạp đó biểu hiện từ cấp độ phân tử và càng lên các cấp độ tổ chức cao hơn (tế bào, cơ quan, cơ thể ...) các tổ chức sống càng trở nên phức tạp . Nét độc đáo của vật chất sống là tính đa dạng và tính đặc thù.

II.Những Dấu Hiệu Đặc Trưng Của Sự Sống :

- Các tổ chức sống, từ cấp độ phân tử đến các cấp độ trên cơ thể, đều là những hệ mở, nghĩa là thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. Những dấu hiệu khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản đều liên quan với sự trao đổi chất. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ.

- Việc phát hiện cấu trúc và chức năng của các axit nuclêic đã bổ sung một số dấu hiệu độc đáo khác của sự sống như tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền.

- Quá trình tự sao chép (tự nhân đôi) của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi nảy nở, duy trì liên tục.

- Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất. Mọi hệ sống ở các cấp độ tổ chức đều có khả năng tự điều chỉnh rất cao, nhờ đó mà thích ứng với môi trường thay đổi. Trong cơ thể và tế bào, vai trò điều chỉnh các quá trình sinh lý, hoá sinh thuộc về các enzim các hoocmôn và suy cho cùng là thuộc về các gen trên ADN.

- ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, tuy nhiên dưới nhiều ảnh hưởng phức tạp của nhiều tác nhân trong cơ thể và trong ngoại cảnh, cấu trúc của nó bị biến đổi về chi tiết và những biến đổi này được sao chép lại. Do đó cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng so với nguyên mẫu. Đó là quá trình tích luỹ thông tin di truyền, cơ sở phân tử của sự tiến hoá.

* Tóm lại, các vật thể sống đang tồn tại trên quả đất là những hệ mở, có cơ sở vật chất chủ yếu là các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền.


BÀI 12: SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT





I.Tiến Hóa Tiền Sinh Học :

- Là quá trình tiến hóa của các phân tử từ những phân tử đơn giản đến những phân tử phức tạp hơn rồi đến các hệ đại phân tử.

- Trong khí quyển nguyên thủy có các khí như mêtan (CH4), amôniac (NH3), xianôgen (C2N2), cacbon ôxit (CO) hơi nước (H2O); lúc đó chưa có O2, N2. Do tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt của mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ...) từ các chất vô cơ đã hình thành những hợp chất hữu cơ đơn giản gồm 2 nguyên tố C và H (cacbua hyđrô) rồi đến những hợp chất gồm 3 nguyên tố C, H, O như saccarit, lipit. Sau đó đến những hợp chất có 4 nguyên tố C, H, O, N như axit amin, nuclêôtit. Từ các axit amin hình thành nên các prôtêin đơn giản rồi đến prôtêin phức tạp, từ nuclêôtit hình thành nên các axit nuclêic, chúng theo những trận mưa ròng rã hàng ngàn năm rơi xuống biển, đại dương nguyên thuỷ .

II.Tiến Hóa Tiền Sinh Học :

- Đây là giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thể sống đầu tiện có 4 sự kiện.

1. Sự tạo thành các Côaxecva :

- Các chất hữu cơ cao phân tử hoà tan trong nước tạo ra những dung dịch keo bền vững và có khuynh hướng hình thành các giọt tụ (côasecva).Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của côaxecva ngày càng được hoàn thiện.

- Qua thực nghiệm người ta nhận thấy ở côasecva chúng đã có những dấu hiệu nguyên thủy của trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản.

2. Sự hình thành lớp màng phân biệt côaxecva với môi trường :

- Lớp màng này gồm những phân tử prôtêin và lipit sắp xếp theo trật tự xác định. Thông qua màng, côaxecva thực hiện sự trao đổi chất với môi trường. Trong phòng thí nghiệm đã tạo được những côaxecva có màng bán thấm.

3. Sự xuất hiện các enzim đóng vai trò xúc tác:

- Làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn (chuyển hóa từ phương thức trao đổi chất kiểu lí – hóa sang phương thức sinh học).

4. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép:

- Đây là bước tiến bộ quan trọng, nhờ đó các dạng sống đã sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho các thế hệ sau.

- Khi sự tiến hoá hoá học đã đạt tới mức độ nhất định thì có thể đã hình thành nhiều hệ tương tác giữa các loại đại phân tử như prôtêin – lipit, prôtêin – saccarit, prôtêin – prôtêin...Qua chọn lọc tự nhiên, chỉ hệ prôtêin – axit nuclêic có thể phát triển thành các cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.

- Qua quá trình rất lâu dài, từ các côaxecva đã hình thành các dạng sống chưa có cấu tạo tế bào rồi đến cơ thể đơn bào và sau đó là cơ thể đa bào.

- Sự xuất hiện những cơ thể sinh vật đầu tiên đã kết thúc sự tiến hóa hóa học và tiền sinh học mở đầu thời kì tiến hóa sinh học với những quy luật riêng của sinh vật. Trong giai đoạn này sinh vật hoàn thiện dần về tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top