Trang tiểu thư
New member
- Xu
- 0
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄN SẮC THỂ
* Nội dung cơ bản:
I. Nhiễm sắc thể
1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST
- NST có chiều dài từ 0,5-50 micrômét, đường kính từ 0.2-2 micromét, đồng thời có bốn hình dạng đặc trưng là hình móc, hình que, hình hạt và chữ V.
Ở sinh vật nhân sơ: ADN thường là ở dạng vòng; đôi lúc, nó đi cùng với 1 hoặc 1 vài phân tử ADN tròn và nhỏ hơn (gọi là plasmid). Cấu trúc di truyền này cũng được tìm thấy ở ti thể và lục lạp, phản ánh nguồn gốc từ vi khuẩn.
Ở một số virut: ADN hoặc ARN trần (dạng sợi hoặc vòng).
Ở sinh vật nhân chuẩn: Hình thái của nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân, khi nhiễm sắc thể đã xoắn và rút ngắn cực đại. Khi ấy, nhiễm sắc thể là nhiễm sắc thể cấu trúc kép.
2. Cấu trúc siêu hiển vi
Thành phần: ADN và prôtêin histon
* Các mức cấu trúc:
+ sợi cơ bản( mức xoắn 1)
+ sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2)
+ crômatit (mức xoắn 3)
* Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu
+ tâm động:
+ Đầu mút
+ trình tự khởi đầu nhân đôi ADN
3. Chức năng của NST
Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm
Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng
*Nguyên nhân:
- tác nhân vật lí, hoá học , sinh học
* Các dạng đột biến cấu trúc NST:
* Một số câu hỏi:
Câu 1: Một NST bị đứt thành nhiều đoạn sau đó nối lại nhưng ko giống cấu trúc cũ, đó có thể là dạng đột biến nào?
Câu 2: Bài tập
Trong 1 quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau
1.ABCGFEDHI
2.ABCGFIHDE
3.ABHIFGCDE
Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới những đoạn bị đảo và thử xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó.
Câu 3: Hãy chọn phương án đúng/đúng nhất trong mỗi câu sau:
1/ Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
A.chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
B.phân tử ADN dạng vòng.
C.phân tử ADN liên kết với prôtêin.
D.phân tử ARN.
2/ Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin
A.dạng hitstôn.
B. cùng các en zim tái bản.
C. dạng phi histôn.
D. dạng hitstôn và phi histôn.
3/ Hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ phân bào và nhìn rõ nhất ở kỳ
A.trung gian.
B. trước.
C. giữa.
D. sau.
4/ Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do
A.ADN có khả năng đóng xoắn.
B.sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.
C.ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm.
D.có thể ở dạng sợi cực mảnh.
*5/ Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể
A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
Nguồn: sưu tầm*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: