• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trang tiểu thư

New member
Xu
0
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄN SẮC THỂ


* Nội dung cơ bản:
I. Nhiễm sắc thể
1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST

- NST có chiều dài từ 0,5-50 micrômét, đường kính từ 0.2-2 micromét, đồng thời có bốn hình dạng đặc trưng là hình móc, hình que, hình hạt và chữ V.

Ở sinh vật nhân sơ: ADN thường là ở dạng vòng; đôi lúc, nó đi cùng với 1 hoặc 1 vài phân tử ADN tròn và nhỏ hơn (gọi là plasmid). Cấu trúc di truyền này cũng được tìm thấy ở ti thể và lục lạp, phản ánh nguồn gốc từ vi khuẩn.

Ở một số virut: ADN hoặc ARN trần (dạng sợi hoặc vòng).

Ở sinh vật nhân chuẩn: Hình thái của nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân, khi nhiễm sắc thể đã xoắn và rút ngắn cực đại. Khi ấy, nhiễm sắc thể là nhiễm sắc thể cấu trúc kép.

35121283588991.png

Cấu trúc của NST: (1) Chromatid . (2) Tâm động - nơi 2 chromatid đính vào nhau, là nơi để NST trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân và giảm phân. (3) Cánh ngắn. (4) Cánh dài.


2. Cấu trúc siêu hiển vi
Thành phần: ADN và prôtêin histon

* Các mức cấu trúc:
+ sợi cơ bản( mức xoắn 1)
+ sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2)
+ crômatit (mức xoắn 3)

* Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu
+ tâm động:
+ Đầu mút
+ trình tự khởi đầu nhân đôi ADN

3. Chức năng của NST
Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm

Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST

2. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng
*Nguyên nhân:
- tác nhân vật lí, hoá học , sinh học

* Các dạng đột biến cấu trúc NST:

77081283589012.jpg

* Một số câu hỏi:
Câu 1: Một NST bị đứt thành nhiều đoạn sau đó nối lại nhưng ko giống cấu trúc cũ, đó có thể là dạng đột biến nào?

Câu 2: Bài tập
Trong 1 quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau
1.ABCGFEDHI
2.ABCGFIHDE
3.ABHIFGCDE
Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới những đoạn bị đảo và thử xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó.

Câu 3: Hãy chọn phương án đúng/đúng nhất trong mỗi câu sau:
1/ Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
A.chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
B.phân tử ADN dạng vòng.
C.phân tử ADN liên kết với prôtêin.
D.phân tử ARN.

2/ Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin
A.dạng hitstôn.
B. cùng các en zim tái bản.
C. dạng phi histôn.
D. dạng hitstôn và phi histôn.

3/ Hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ phân bào và nhìn rõ nhất ở kỳ
A.trung gian.
B. trước.
C. giữa.
D. sau.

4/ Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do
A.ADN có khả năng đóng xoắn.
B.sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.
C.ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm.
D.có thể ở dạng sợi cực mảnh.

*5/ Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể
A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.



Nguồn: sưu tầm*


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ngoc huọng

New member
Xu
0


Câu 2: Bài tập

Câu 3: Hãy chọn phương án đúng/đúng nhất trong mỗi câu sau:
1/ Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
A.chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
B.phân tử ADN dạng vòng.
C.phân tử ADN liên kết với prôtêin.
D.phân tử ARN.

2/ Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin
A.dạng hitstôn.
B. cùng các en zim tái bản.
C. dạng phi histôn.
D. dạng hitstôn và phi histôn.

3/ Hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ phân bào và nhìn rõ nhất ở kỳ
A.trung gian.
B. trước.
C. giữa.
D. sau.

4/ Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do
A.ADN có khả năng đóng xoắn.
B.sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.
C.ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm.
D.có thể ở dạng sợi cực mảnh.

*5/ Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể
A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.






Làm mấy câu trắc nghiệm sau khi học xong bài 5 ^^
 

ngoc huọng

New member
Xu
0
Bổ sung thêm lý thuyết phần Nucleoxom :D * Ở phần cấu trúc Siêu hiển vi*

- Nucleoxom: có lõi là 8 phân tử Pr.Histon và 1 đoạn ADN gồm 146 cặp Nucleotit quấn quanh lõi \[ 1 \frac{3}{4} \] vòng có đường kính là 11nm= 110 Ăngstrong
- Giữa 2 Nucleoxom nối với nhau = 1 đoạn ADN + phân tử Pr.Histon = sợi cơ bản ( Đường kính D= 11nm)
- Sợi cơ bản xoắn bậc 2 theo kiểu lò xo tạo thành sợi nhiễm sắc có D= 30nm.
- Sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn bậc cao hơn thành ống siêu xoắn có D= 300nm.
- Ống siêu xoắn tiếp tục xoắn tối đa có D= 700nm= Cromatit
Vậy, 1 NST vào kì giữa của phân bào có D = 1400nm ( do có 2 Cromatit).
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể

Thành phần: ADN + Protein Histon
- Nuclêôxôm: Một đoạn ADN (khoảng 146 cặp Nu) quấn quanh 8 phân tử histôn.
- Chuỗi nuclêôxôm (mức xoắn 1) tạo sợi cơ bản có đường kính
sấp xỉ 11nm.
- Sợi cơ bản xoắn (mức 2) tạo sợi chất nhiễm sắc có đường kính
sấp xỉ 30nm.
- Sợi chất nhiễm sắc xoắn mức 3 -> có đường kính sấp xỉ 300 nm và hình thành Crômatit có đường kính
sấp xỉ 700 nm.

II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

1. Mất đoạn

- NST bị đứt mất 1 đoạn làm giảm số lượng gen trên NST => thường gây chết.
- Ở thực vật khi mất đoạn nhỏ NST ít ảnh hưởng ® loại khỏi NST những gen không mong muốn ở 1 số giống cây trồng.

2. Lặp đoạn

- Một đoạn NST được lặp lại một hay nhiều lần => làm tăng số lượng gen trên NST.
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng (có lợi hoặc có hại).

3. Đảo đoạn:

- Một đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược 180[SUP]0[/SUP] và nối lại => làm thay đổi trình tự gen trên NST => làm ảnh hưởng đến hoạt động của gen.

4. Chuyển đoạn:

- Sự trao đổi đoạn NST xảy ra giữa 2 NST không cùng cặp tương đồng => làm thay đổi kích thước, cấu trúc gen, nhóm gen liên kết => thường bị giảm khả năng sinh sản.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top