Bài 4-5: công- điện thế, hiệu điện thế

huongduongqn

New member
Xu
0
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/Bai 4%265-cong%2Cdienthehieudienthe.pdf[/PDF]
ĐÁP ÁN

1A 2D 3B 4B 5C 6B 7A 8C 9C 10A 11D 12A 13D 14B 15C 16D 17B 18A 19C 20D 21A 22B 23D 24B 25A 26A 27B 28D 29A 30B

BÀI SAU

https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=104589

BÀI TRƯỚC

https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=104217

https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=103857

NỘI DUNG

Bài 4 - 5: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN TRƯỜNG - ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ

A - LÝ THUYẾT

1, Công của lực điện trường
Công di chuyển một điện tích trong điện trường đều
(anh quyên em đi)
với: d là hình chiếu của độ rời trên phương của đường sức (m)
(d > = < 0)
Đặc điểm: Điện trường là trường thế : công của lực điện trường không phụ thuộc và hình dạng quỹ đạo và chỉ phụ thuộc vào tọa độ điểm đầu và điểm cuối của đường đi. Tính chất này cũng đúng cho điện trường bất kì (không đều). Tuy nhiên, công thức tính công sẽ khác.
2, Thế năng của một điện tích trong điện trường
Thế năng của một điện tích trong điện trường đặt trưng cho khả năng sinh công của một của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường.
Thế năng của điện tích q tại một điểm M trong điện trường tỉ lệ với độ lớn của điện tích q: với A[SUB]M[/SUB][SUB]¥ [/SUB]là công của điện trường trong sự dịch chuyển của điện tích q từ điểm M đến vô cực. (mốc để tính thế năng.)
3, Điện thế - Hiệu điện thế
Điện thế tại điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng của điện trường trong việc tạo ra thế năng của điện tích q đặt tại M:
Hiệu điện thế U[SUB]MN[/SUB] giữa hai điểm M và N là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ M đến N.
4, Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế. (ừ em đi – yêu em dữ)
Với d là hình chiếu của hai điểm trên một đường sức

Vậy : A = qEd = qU

Chú ý:
Ø Đơn vị: V[SUB]M[/SUB] - U[SUB]MN[/SUB] (V), q (C), A – W (J), E (V/m), d – (m)
Ø Định luật bảo toàn cơ năng và định lý biến thiên động năng


B – BÀI TẬP
1. Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C. AC = 4 cm, BC = 3 cm và nằm trong một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường song song với AC, hướng từ Aà C và có độ lớn E = 5000V/m. Tính:
a. U[SUB]AC[/SUB], U[SUB]CB[/SUB], U[SUB]AB[/SUB].
b. Công của điện trường khi một electron (e) di chuyển từ A đến B ?
Đ s: 200v, 0v, 200v. - 3,2. 10[SUP]-17[/SUP] J.
2. Tam giác ABC vuông tại A được đặt trong điện trường đều , a = ABC = 60[SUP]0[/SUP], AB ­­ . Biết BC = 6 cm, U[SUB]BC[/SUB]= 120V.
a. Tìm U[SUB]AC[/SUB], U[SUB]BA[/SUB] và cường độ điện trường E?
b. Đặt thêm ở C điện tích điểm q = 9. 10[SUP]-10[/SUP] C. Tìm cường độ điện trường
tổng hợp tại A. Đ s: U[SUB]AC[/SUB] = 0V, U[SUB]BA[/SUB] = 120V, E = 4000 V/m, E = 5000 V/m.
3. Một điện tích điểm q = -4. 10[SUP]-8[/SUP]C di chuyển dọc theo chu vi của một tam giác MNP, vuông tại P, trong điện trường đều, có cường độ 200 v/m. Cạnh MN = 10 cm, MN ­­.NP = 8 cm. Môi trường là không khí. Tính công của lực điện trong các dịch chuyển sau của q:
a. từ M à N. b. Từ N à P.
c. Từ P à M. d. Theo đường kín MNPM.
Đ s: A[SUB]MN[/SUB]= -8. 10[SUP]-7[/SUP]J. A[SUB]NP[/SUB]= 5,12. 10[SUP]-7[/SUP]J, A[SUB]PM[/SUB] = 2,88. 10[SUP]-7[/SUP]J. A[SUB]MNPM[/SUB] = 0J.
4. Một điện trường đều có cường độ E = 2500 V/m. Hai điểm A , B cách nhau 10 cm khi tính dọc theo đường sức. Tính công của lực điện trường thực hiện một điện tích q khi nó di chuyển từ A à B ngược chiều đường sức. Giải bài toán khi:
a. q = - 10[SUP]-6[/SUP]C. b. q = 10[SUP]-6[/SUP]C Đ s: 25. 10[SUP]5[/SUP]J, -25. 10[SUP]5[/SUP]J.
5. Cho 3 bản kim loại phẳng A, B, C có tích điện và đặt song song như hình.
Cho d[SUB]1[/SUB] = 5 cm, d[SUB]2[/SUB]= 8 cm. Coi điện trường giữa các bản là đều và có chiều
như hình vẽ. Cường độ điện trường tương ứng là E[SUB]1[/SUB] =4.10[SUP]4[/SUP]V/m ,
E[SUB]2[/SUB] = 5. 10[SUP]4[/SUP]V/m.
Tính điện thế của bản B và bản C nếu lấy gốc điện thế là điện thế bản A. d[SUB]1 [/SUB]d[SUB]2[/SUB]
Đ s: V[SUB]B[/SUB] = -2000V. V[SUB]C[/SUB] = 2000V.
6. Ba điểm A, B, C nằm trong điện trường đều sao cho // CA. Cho AB ^AC và AB = 6 cm. AC = 8 cm.
a. Tính cường độ điện trường E, U[SUB]AB[/SUB] và U[SUB]BC.[/SUB] Biết U[SUB]CD[/SUB] = 100V (D là trung điểm của AC)
b. Tính công của lực điện trường khi electron di chuyển từ B à C, từ Bà D.
Đ s: 2500V/m,U[SUB]AB[/SUB]= 0v, U[SUB]BC[/SUB] = - 200v, A[SUB]BC[/SUB] = 3,2. 10[SUP]-17[/SUP]J. A[SUB]BD[/SUB]= 1,6. 10[SUP]-17[/SUP]J.
7. Điện tích q = 10[SUP]-8[/SUP] C di chuyển dọc theo cạnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 10 cm trong điện trường đều có cường độ là 300 V/m. // BC. Tính công của lực điện trường khi q dịch chuyển trên mỗi cạnh của tam giác.
Đ s: A[SUB]AB[/SUB] = - 1,5. 10[SUP]-7[/SUP] J, A[SUB]BC[/SUB] = 3. 10[SUP]-7[/SUP] J. A[SUB]CA[/SUB] = -1,5. 10[SUP]-7[/SUP] J.
8. Điện tích q = 10[SUP]-8[/SUP] C di chuyển dọc theo cạnh của một tam giác đều MBC, mỗi cạnh 20 cm đặt trong điện trường đều có hướng song song với BC và có cường độ là 3000 V/m. Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q theo các cạnh MB, BC và CM của tam giác. Đ s: A[SUB]MB[/SUB] = -3mJ, A[SUB]BC[/SUB] = 6 mJ, A[SUB]MB[/SUB] = -3 mJ.
9. Giữa hai điểm B và C cách nhau một đoạn 0,2 m có một điện trường đều với đường sức hướng từ B à C. Hiệu điện thế U[SUB]BC[/SUB] = 12V. Tìm:
a. Cường độ điện trường giữa B cà C.
b. Công của lực điện khi một điện tích q = 2. 10[SUP]-6[/SUP] C đi từ Bà C.
Đ s: 60 V/m. 24 mJ.
10. Cho 3 bản kim loại phẳng tích điện A, B, C đặt song song như hình.
Điện trường giữa các bản là điện trường đều và có chiều như hình vẽ.Hai bản A và B cách nhau một đoạn d[SUB]1[/SUB] = 5 cm, Hai bản B và C cách nhau một đoạn d[SUB]2[/SUB] = 8 cm. Cường độ điện trường tương ứng là E[SUB]1[/SUB] =400 V/m ,
E[SUB]2[/SUB] = 600 V/m. Chọn gốc điện thế cùa bản A. Tính điện thế của bản B và của bản C. Đ s: V[SUB]B[/SUB] = - 20V, V[SUB]C[/SUB] = 28 V.
11. Một electron di chuyển được môt đoạn 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ 1000 V/m. Hãy xác định công của lực điện ?
Đ s: 1,6. 10[SUP]-18[/SUP] J.
12. Khi bay từ điểm M đến điểm N trong điện trường, electron tăng tốc, động năng tăng thêm 250eV.(biết rằng 1 eV = 1,6. 10[SUP]-19[/SUP]J). Tìm U[SUB]MN[/SUB]? Đ s: - 250 V.

13. Một điện tích q = 2.10[SUP]-8[/SUP] C dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ điện trường 3000V/m , trên quãng đường thẳng dài 10cm hợp với phương của đường sức điện một góc 60[SUP]0[/SUP].Tính công của lực điện trường trong quá trình dịch chuyển này. Đs: 3.10[SUP]-6[/SUP] J

14. Một electron bay từ bản dương sang bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2cm, có phương làm với phương chiều đường sức điện một góc 60[SUP]0[/SUP]. Biết điện trường trong tụ điện là 1000V/m. tìm công của lực điện trong dịch chuyển này. Đs: -1,6.10[SUP]-18[/SUP]J

15. Cho điện tích dịch chuyển dưới tác dụng của lực điện trường giữa hai điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200V/m thì công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là bao nhiêu. Đs: 80mJ

16. Một electron chuyển theo một đường cong kín trong điện trường đều (E= 5000V/m), chiều dài đoạn đường đi được là 10cm. Tính công của lực điện. Đs: 0J

17. Một electron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu (tụ điện phẳng). Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1cm.
a) Mô tả hiện tượng.
b) Tính động năng của electron khi nó đến bản kia. Tính vận tốc của nó khi đến nơi.
Đs: 1,6.10[SUP]-18[/SUP]J , 1.875.228,924 m/s

18. Hiệu điện thế giữa hai điểm MN là U[SUB]MN [/SUB]= 60V. Tìm điện thế tại điểm N nếu biết điện thế tại M là V[SUB]M [/SUB]= 90V.

19. Trong một điện trường đều, có hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức điện. biết
U[SUB]MN [/SUB]= 50V
a) Xác định chiều điện trường.
b) Tính công của lực điện tác dụng lên electron biết nó di chuyển từ M đến N. Đs: -8.10[SUP]-18[/SUP]J

20. Một điện tích q = -2μC di chuyển từ điểm M dến N trong điện trường thì lực điện sinh công -0,009J. Hỏi hiệu điện thế U[SUB]NM[/SUB] có giá trị nào. Đs: U[SUB]NM [/SUB]= -4500V

21. Có hai bản kim loại phẳng ,song song và đặt cách nhau 10cm . Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 320V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản , cách bản âm 6cm sẽ là bao nhiêu. Mốc điện thế tại bản âm. Đs: 192V

22. Cường độ điện trường bên trong hai bản kim loại đặt song song được nối với nhau bằng nguồn điện có hiệu điện thế 12V bằng 200V/m. Tính khoảng cách giữa hai bản. Đs: 6cm.

23. Hiệu điện thế giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu là 100V. Biết hai bản cách nhau 10cm. Tìm điện trường tại một điểm M nằm giữa hai bản trong các trường hợp sau:
a) M nằm sát bản âm b) M nằm sát bản dương
c) M nằm chính giữa hai bản d) M cách bản âm 3cm Đs: 1000V/m

24. Biết hiệu điện thế giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu là 100V. Hai bản cách nhau 10cm. Lấy mốc điện thế tại bản âm. Tìm điện thế tại vị trí:
a) Bản âm, bản dương b) M cách bản âm 6cm c) N cách bản dương 2cm.
Đs: a) 0V, 100V b) 60V c) 80V

25. Tính công mà lực điện trường tác dụng lên một electron khi nó dịch chuyển trong một điện trường đều từ điểm M có điện thế 10V đến điểm N có điện thế 80V. Đs: 112.10[SUP]-19[/SUP]J

26. Một điện tích q = 5.10[SUP]-7[/SUP]C đi từ điểm A đến B trong 1 điện trường thu được năng lượng là 3.10[SUP]-5[/SUP]J. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A và B. Đs: 60V
27. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường đều là U[SUB]MN[/SUB] = 10 V.Tính công của lực điện trường khi một electron di chuyển từ N đến M. Đs: 1,6.10[SUP]-18[/SUP]J
28. Tính công của lực điện điện trường khi di chuyển điện tích q = 3μC dọc theo chiều của một đường sức trong điện trường đều 1000V/m trên quãng đường 1m. Đs: 0,003 J.
29. Một electron di chuyển được một đoạn 1cm, dọc theo một đường sức dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ 1000V/m. Xác định công của lực điện. Đs: 1,6.10[SUP]-18[/SUP]J

Đề 1
Câu hỏi 1: Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC:
A. 400V B. 300V C. 200V D. 100V
Câu hỏi 2: Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là sai khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường:
A. A[SUB]MQ[/SUB] = - A[SUB]QN[/SUB] B. A[SUB]MN[/SUB] = A[SUB]NP[/SUB] C. A[SUB]QP[/SUB] = A[SUB]QN[/SUB] D. A[SUB]MQ[/SUB] = A[SUB]MP[/SUB]
Câu hỏi 3: Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Muốn làm cho điện tích q = 5.10[SUP]-10[/SUP]C di chuyển từ tấm này sang tấm kia cần tốn một công A = 2.10[SUP]-9[/SUP]J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại, biết điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm, không đổi theo thời gian:
A. 100V/m B. 200V/m C. 300V/m D. 400V/m
Câu hỏi 4: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là U[SUB]MN[/SUB] = 2V. Một điện tích q = -1C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là:
A. -2J B. 2J C. - 0,5J D. 0,5J
Câu hỏi 5: Một hạt bụi khối lượng 3,6.10[SUP]-15[/SUP]kg mang điện tích q = 4,8.10[SUP]-18[/SUP]C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 2cm và nhiễm điện trái dấu . Lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP], tính hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại:
A. 25V. B. 50V C. 75V D. 100V
Câu hỏi 6: Một quả cầu kim loại khối lượng 4,5.10[SUP]-3[/SUP]kg treo vào đầu một sợi dây dài 1m, quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại phẳng song song thẳng đứng cách nhau 4cm, đặt hiệu điện thế giữa hai tấm là 750V, thì quả cầu lệch 1cm ra khỏi vị trí ban đầu, lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP]. Tính điện tích của quả cầu:
A. 24nC B. - 24nC C. 48nC D. - 36nC
Câu hỏi 7: Giả thiết rằng một tia sét có điện tích q = 25C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất, khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.10[SUP]8[/SUP]V. Tính năng lượng của tia sét đó:
A. 35.10[SUP]8[/SUP]J B. 45.10[SUP]8[/SUP] J C. 55.10[SUP]8[/SUP] J D. 65.10[SUP]8[/SUP] J
Câu hỏi 8: Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn thẳng B đến C:
A. 2,5.10[SUP]-4[/SUP]J B. - 2,5.10[SUP]-4[/SUP]J C. - 5.10[SUP]-4[/SUP]J D. 5.10[SUP]-4[/SUP]J
Câu hỏi 9: Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc BAC:
A. - 10.10[SUP]-4[/SUP]J B. - 2,5.10[SUP]-4[/SUP]J C. - 5.10[SUP]-4[/SUP]J D. 10.10[SUP]-4[/SUP]J
Câu hỏi 10: Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cường độ điện trường trong màng tế bào này là:
A. 8,75.10[SUP]6[/SUP]V/m B. 7,75.10[SUP]6[/SUP]V/m C. 6,75.10[SUP]6[/SUP]V/m D. 5,75.10[SUP]6[/SUP]V/m

Đề 2
Câu hỏi 11: Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Tính cường độ điện trường và cho biết đặc điểm điện trường, dạng đường sức điện trường giữa hai tấm kim loại:
A. điện trường biến đổi, đường sức là đường cong, E = 1200V/m
B. điện trường biến đổi tăng dần, đường sức là đường tròn, E = 800V/m
C. điện trường đều, đường sức là đường thẳng, E = 1200V/m
D. điện trường đều, đường sức là đường thẳng, E = 1000V/m
Câu hỏi 12: Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron nhận được một năng lượng bằng bao nhiêu:
A. 8.10[SUP]-18[/SUP]J B. 7.10[SUP]-18[/SUP]J C. 6.10[SUP]-18[/SUP]J D. 5.10[SUP]-18[/SUP]J
Câu hỏi 13: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000V là 1J. Tính độ lớn điện tích đó:
A. 2mC B. 4.10[SUP]-2[/SUP]C C. 5mC D. 5.10[SUP]-4[/SUP]C
Câu hỏi 14: Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q = 1μC thu được năng lượng 2.10[SUP]-4[/SUP]J khi đi từ A đến B:
A. 100V B. 200V C. 300V D. 500V
Câu hỏi 15: Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1, 2, 3 đặt song song lần lượt nhau cách nhau những khoảng d[SUB]12[/SUB] = 5cm, d[SUB]23[/SUB] = 8cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. E[SUB]12[/SUB] = 4.10[SUP]4[/SUP]V/m, E[SUB]23[/SUB] = 5.10[SUP]4[/SUP]V/m, tính điện thế V[SUB]2[/SUB], V[SUB]3[/SUB] của các bản 2 và 3 nếu lấy gốc điện thế ở bản 1:
A. V[SUB]2[/SUB] = 2000V; V[SUB]3[/SUB] = 4000V B. V[SUB]2[/SUB] = - 2000V; V[SUB]3[/SUB] = 4000V
C. V[SUB]2[/SUB] = - 2000V; V[SUB]3[/SUB] = 2000V D. V[SUB]2[/SUB] = 2000V; V[SUB]3[/SUB] = - 2000V
Câu hỏi 16: Một quả cầu kim loại bán kính 10cm. Tính điện thế gây bởi quả cầu tại điểm A cách tâm quả cầu 40cm và tại điểm B trên mặt quả cầu, biết điện tích của quả cầu là.10[SUP]-9[/SUP]C:
A. V[SUB]A[/SUB] = 12,5V; V[SUB]B[/SUB] = 90V B. V[SUB]A[/SUB] = 18,2V; V[SUB]B[/SUB] = 36V
C. V[SUB]A[/SUB] = 22,5V; V[SUB]B[/SUB] = 76V D.V[SUB]A[/SUB] = 22,5V; V[SUB]B[/SUB] = 90V
Câu hỏi 17: Một quả cầu kim loại bán kính 10cm. Tính điện thế gây bởi quả cầu tại điểm A cách tâm quả cầu 40cm và tại điểm B trên mặt quả cầu, biết điện tích của quả cầu là - 5.10[SUP]-8[/SUP]C:
A. V[SUB]A[/SUB] = - 4500V; V[SUB]B[/SUB] = 1125V B. V[SUB]A[/SUB] = - 1125V; V[SUB]B[/SUB] = - 4500V
C. V[SUB]A[/SUB] = 1125,5V; V[SUB]B[/SUB] = 2376V D. V[SUB]A[/SUB] = 922V; V[SUB]B[/SUB] = - 5490V
Câu hỏi 18: Một giọt thủy ngân hình cầu bán kính 1mm tích điện q = 3,2.10[SUP]-13[/SUP]C đặt trong không khí. Tính cường độ điện trường và điện thế của giọt thủy ngân trên bề mặt giọt thủy ngân:
A. 2880V/m; 2,88V B. 3200V/m; 2,88V
C. 3200V/m; 3,2V D. 2880; 3,45V
Câu hỏi 19: Một hạt bụi kim loại tích điện âm khối lượng 10[SUP]-10[/SUP]kg lơ lửng trong khoảng giữa hai bản tụ điện phẳng nằm ngang bản tích điện dương ở trên, bản tích điện âm ở dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng 1000V, khoảng cách giữa hai bản là 4,8mm, lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP]. Tính số electron dư ở hạt bụi:
A. 20 000 hạt B. 25000 hạt C. 30 000 hạt D. 40 000 hạt
Câu hỏi 20: Một điện trường đều E = 300V/m. Tính công của lực điện trường trên di chuyển điện tích q = 10nC trên quỹ đạo ABC với ABC là tam giác đều cạnh a = 10cm như hình vẽ:
A. 4,5.10[SUP]-7[/SUP]J B. 3. 10[SUP]-7[/SUP]J C. - 1.5. 10[SUP]-7[/SUP]J D. 1.5. 10[SUP]-7[/SUP]J

Đề 3:

Câu hỏi 21: Xét 3 điểm A, B, C ở 3 đỉnh của tam giác vuông như hình vẽ, α = 60[SUP]0[/SUP], BC = 6cm, U[SUB]BC[/SUB] = 120V. Các hiệu điện thế U[SUB]AC[/SUB] ,U[SUB]BA[/SUB] có giá trị lần lượt:
A. 0; 120V B. - 120V; 0 C. 60V; 60V D. - 60V; 60V
Câu hỏi 22: Một hạt bụi khối lượng 1g mang điện tích - 1μC nằm yên cân bằng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang tích điện trái dấu có độ lớn bằng nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm, lấy g = 10m/s[SUP]2[/SUP]. Tính hiệu điện thế giữa hai bản kim loại phẳng trên:
A. 20V B. 200V C. 2000V D. 20 000V
Câu hỏi 23: Một prôtôn mang điện tích + 1,6.10[SUP]-19[/SUP]C chuyển động dọc theo phương của đường sức một điện trường đều. Khi nó đi được quãng đường 2,5cm thì lực điện thực hiện một công là + 1,6.10[SUP]-20[/SUP]J. Tính cường độ điện trường đều này:
A. 1V/m B. 2V/m C. 3V/m D. 4V/m
Câu hỏi 24: Giả thiết rằng một tia sét có điện tích q = 25C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất, khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.10[SUP]8[/SUP]V. Năng lượng của tia sét này có thể làm bao nhiêu kilôgam nước ở 100[SUP]0[/SUP]C bốc thành hơi ở 100[SUP]0[/SUP]C, biết nhiệt hóa hơi của nước bằng 2,3.10[SUP]6[/SUP]J/kg
A. 1120kg B. 1521kg C. 2172kg D. 2247kg
Câu hỏi 25: Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC:
A. 256V B. 180V C. 128V D. 56V
Câu hỏi 26: Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BA:
A. 144V B. 120V C. 72V D. 44V
Câu hỏi 27: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là
A. q = 2.10[SUP]-4[/SUP] (C). B. q = 2.10[SUP]-4[/SUP] (ỡC). C. q = 5.10[SUP]-4[/SUP] (C). D. q = 5.10[SUP]-4[/SUP] (ỡC).
Câu hỏi 28: Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10[SUP]-10[/SUP] (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10[SUP]-9[/SUP] (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là:
A. E = 2 (V/m). B. E = 40 (V/m). C. E = 200 (V/m). D. E = 400 (V/m).
Câu hỏi 29: Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron có vận tốc bằng bao nhiêu:
A. 4,2.10[SUP]6[/SUP]m/s B. 3,2.10[SUP]6[/SUP]m/s C. 2,2.10[SUP]6[/SUP]m/s D.1,2.10[SUP]6[/SUP]m/s
Câu hỏi 30: Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữa hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là:
A. đường thẳng song song với các đường sức điện.
B. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
C. một phần của đường hypebol.
D. một phần của đường parabol.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top