• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Áo dài – trang phục truyền thống Việt Nam

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam và được nhiều người nước ngoài ưa thích. Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người Việt Nam.

Áo dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam

Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu,
dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa,
thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi
”.

ao-dai-da-nang-dep-nhat-2.jpg


Áo dài, chiếc áo cổ truyền thướt tha mang đậm nét dân tộc của con người Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, chiếc áo dài truyền thống luôn là niềm tự hào của người Việt Nam.

Áo dài Việt Nam có từ rất lâu. Vào thế kỷ 18, phụ nữ Việt Nam vẫn mặc váy. Nhưng vào năm 1744 dưới triều đại nhà Nguyễn, Vũ Vương, một viên quan cai trị phía Bắc miền Trung Việt Nam đã có ý yêu cầu thay đổi trang phục cho đàn ông lẫn đàn bà theo kiểu áo buộc giây hoặc cài nút xẻ phía trước với quần dài phủ giầy. Những năm sau đó vào thời Pháp thuộc, từ chiếc áo tứ thân buộc giây đã được cải biến thành chiếc áo dài hai tà và được mặc với quần ống rộng dài.

Ao dai nu sinh 1.jpg


Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị. Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai ra đình đều vận khăn đóng áo dài. Gái thì áo dài hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen, đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp), bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nhỏ thì áo dài xanh, đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt…

Áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ, ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm. Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta đều dùng đến nó.

upload_2016-5-27_14-36-42.png


Có lẽ vì sự phổ biến này nên áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người ViệtNam. Bộ trang phục này càng thú vị hơn khi đó là trang phục cho cả nam và nữ. Áo dài may cho nữ thường bó sát người, có tà xẻ cao; còn cho nam giới bao giờ cũng rộng rãi.

Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác. Chiếc áo dài ngày càng được cải tiến theo nhiều kiểu lạ và đẹp với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chiếc áo dài hai tà.

Lê Thu An 3.jpg


Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trang phục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đời sống văn hóa và được coi như là “quốc phục” của Việt Nam.

Không chỉ trong các cuộc thi hoa hậu, thi người đẹp Việt Nam không thể thiếu áo dài, chiếc áo dài Việt Nam đã có mặt ở các sự kiện lớn, cuộc thi sắc đẹp quốc tế và nó được đón nhận với sự trân trọng và ưaích. Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh.

Siêu mẫu Lê Thu An 1.jpg


Trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009 (Mrs. World Peagant 2009) tại Việt Nam khác biệt duy nhất so với những cuộc thi đã diễn ra từ nhiều năm nay chính là ở phần thi trình diễn áo dài Việt Nam, trong phần mở đầu của đêm chung kết tất cả các thí sinh xuất hiện trong trang phục áo dài của nước chủ nhà. Theo ông David Z.Marmel, Chủ tịch Tổ chức Mrs. World Peagant, tà áo dài Việt Nam từ lâu đã nhận được sự mến mộ của nhiều du khách nước ngoài bởi vẻ đẹp tha thướt, dịu dàng và tôn vinh vóc dáng đẹp của người phụ nữ. Không chỉ Hoa hậu của các nước mà ngay cả bản thân ông cũng đã rất háo hức chờ đợi màn trình diễn áo dài của các thí sinh.

Vừa qua trong "Ngày Việt Nam tại Tây Ban Nha" vào trung tuần tháng 12/2009, 30 mẫu thiết kế của nhà thiết kế David Minh Đức đã được khoe sắc tại châu Âu. Áo dài Việt Nam đã được biểu diễn tại kinh đô thời trangMilan(Italy) và Madrid(Tây Ban Nha). Bộ sưu tập đã cung cấp cho bạn bè quốc tế cái nhìn bao quát về quá trình hình thành, phát triển của trang phục dân tộc Việt, từ áo dài cổ xưa cho đến hiện nay, từ hình ảnh cô thôn nữ đến các nữ sinh đến trường, hay những buổi dạ tiệc và đặc biệt, hình ảnh chiếc áo dài cách tân để mặc trong các nghi lễ cưới hỏi. 30 bộ áo dài được chọn giới thiệu lần này nằm trong dự án 1.000 mẫu áo chuẩn bị cho đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

thuy-dung-hoa-hau-7.jpg


Hình ảnh những sinh viên duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài đồng phục đang đạp xe hoặc bước bộ trên đường đến trường, trông thật quyến rũ. Và đây cũng là điều gây ấn tượng đặc sắc cho du khách đến Việt Nam. Người nước ngoài đến Việt Nam không chỉ thích ngắm mà còn rất thích mặc áo dài. Ở các lễ hội, nhiều du khách và các nghệ sĩ nước ngoài khi đến dự và biểu diễn cũng đã chọn mặc áo dài và thấy rất thích thú. Áo dài là món quà kỉ niệm mà nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là các thiếu nữ, đã chọn khi ở Việt Nam. Tại các trung tâm du lịch lớn, đặc biệt là phố cổ Hội An (Quảng Nam) nổi tiếng với những hiệu chuyên may áo dài phục vụ nhu cầu khách tham quan du lịch. Khách hàng còn có thể chỉ cần tìm hiểu qua website, gửi thư điện tử cho một hiệu may bất kỳ sẽ có được một bộ áo dài ưng ý.

ao-dai-da-nang-dep-nhat-3.jpg

Ngày nay ở Việt Nam, chiếc áo dài truyền thống không chỉ xuất hiện trong những dịp trọng đại như Tết cổ truyền dân tộc, các lễ hội, các hội nghị, tiếp khách nước ngoài, trình diễn nghệ thuật, sinh nhật, đám cưới, lên chùa… mà cả trong ngày thường, nhất là ở các cơ quan ngoại giao, giáo dục, hàng không, bưu điện, du lịch, dịch vụ…


Bút Nghiên tổng hợp
 

Chien Tong

New member
Xu
33
Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu,
dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa,
thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi


Tà áo dài đi vào thơ văn
 

Chien Tong

New member
Xu
33
Chiếc áo dài truyền thống không chỉ xuất hiện trong những dịp trọng đại như Tết cổ truyền dân tộc, các lễ hội, các hội nghị, tiếp khách nước ngoài, trình diễn nghệ thuật, sinh nhật, đám cưới, lên chùa… mà cả trong ngày thường, nhất là ở các cơ quan ngoại giao, giáo dục, hàng không, bưu điện, du lịch, dịch vụ…

Chiếc áo dài không lỗi mốt bao giờ. Thật đẹp.
 

Chien Tong

New member
Xu
33
Áo dài – trang phục truyền thống Việt Nam


Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam và được nhiều người nước ngoài ưa thích. Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người Việt Nam. Áo dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam.

Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu,
dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa,
thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi
”.


View attachment 126Áo dài, chiếc áo cổ truyền thướt tha mang đậm nét dân tộc của con người Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, chiếc áo dài truyền thống luôn là niềm tự hào của người Việt Nam.


Áo dài Việt Nam có từ rất lâu. Vào thế kỷ 18, phụ nữ Việt Nam vẫn mặc váy. Nhưng vào năm 1744 dưới triều đại nhà Nguyễn, Vũ Vương, một viên quan cai trị phía Bắc miền Trung Việt Nam đã có ý yêu cầu thay đổi trang phục cho đàn ông lẫn đàn bà theo kiểu áo buộc giây hoặc cài nút xẻ phía trước với quần dài phủ giầy. Những năm sau đó vào thời Pháp thuộc, từ chiếc áo tứ thân buộc giây đã được cải biến thành chiếc áo dài hai tà và được mặc với quần ống rộng dài.


Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị. Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai ra đình đều vận khăn đóng áo dài. Gái thì áo dài hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen, đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp), bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nhỏView attachment 128 thì áo dài xanh, đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt… Nói chung, áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ, ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm. Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta đều dùng đến nó.

Có lẽ vì sự phổ biến này nên áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người ViệtNam. Bộ trang phục này càng thú vị hơn khi đó là trang phục cho cả nam và nữ. Áo dài may cho nữ thường bó sát người, có tà xẻ cao; còn cho nam giới bao giờ cũng rộng rãi.

Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác. Chiếc áo dài ngày càng được cải tiến theo nhiều kiểu lạ và đẹp với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chiếc áo dài hai tà.

Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trang phục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đời sống văn hóa và được coi như là “quốc phục” của Việt Nam.

Không chỉ trong các cuộc thi hoa hậu, thi người đẹp Việt Nam không thể thiếu áo dài, chiếc áo dài Việt Nam đã có mặt ở các sự kiện lớn, cuộc thi sắc đẹp quốc tế và nó được đón nhận với sự trân trọng và ưaView attachment 129 thích. Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh.

Trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009 (Mrs. World Peagant 2009) tại Việt Nam khác biệt duy nhất so với những cuộc thi đã diễn ra từ nhiều năm nay chính là ở phần thi trình diễn áo dài Việt Nam, trong phần mở đầu của đêm chung kết tất cả các thí sinh xuất hiện trong trang phục áo dài của nước chủ nhà. Theo ông David Z.Marmel, Chủ tịch Tổ chức Mrs. World Peagant, tà áo dài Việt Nam từ lâu đã nhận được sự mến mộ của nhiều du khách nước ngoài bởi vẻ đẹp tha thướt, dịu dàng và tôn vinh vóc dáng đẹp của người phụ nữ. Không chỉ Hoa hậu của các nước mà ngay cả bản thân ông cũng đã rất háo hức chờ đợi màn trình diễn áo dài của các thí sinh.

Vừa qua trong "Ngày Việt Nam tại Tây Ban Nha" vào trung tuần tháng 12/2009, 30 mẫu thiết kế của nhà thiết kế David Minh Đức đã được khoe sắc tại châu Âu. Áo dài Việt Nam đã được biểu diễn tại kinh đô thời trangMilan(Italy) và Madrid(Tây Ban Nha). Bộ sưu tập đã cung cấp cho bạn bè quốc tế cái nhìn bao quát về quá trình hình thành, phát triển của trang phục dân tộc Việt, từ áo dài cổ xưa cho đến hiện nay, từ hình ảnh cô thôn nữ đến các nữ sinh đến trường, hay những buổi dạ tiệc và đặc biệt, hình ảnh chiếc áo dài cách tân để mặc trong các nghi lễ cưới hỏi. 30 bộ áo dài được chọn giới thiệu lần này nằm trong dự án 1.000 mẫu áo chuẩn bị cho đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.


View attachment 130Hình ảnh những sinh viên duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài đồng phục đang đạp xe hoặc bước bộ trên đường đến trường, trông thật quyến rũ. Và đây cũng là điều gây ấn tượng đặc sắc cho du khách đến Việt Nam. Người nước ngoài đến Việt Nam không chỉ thích ngắm mà còn rất thích mặc áo dài. Ở các lễ hội, nhiều du khách và các nghệ sĩ nước ngoài khi đến dự và biểu diễn cũng đã chọn mặc áo dài và thấy rất thích thú. Áo dài là món quà kỉ niệm mà nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là các thiếu nữ, đã chọn khi ở Việt Nam. Tại các trung tâm du lịch lớn, đặc biệt là phố cổ Hội An (Quảng Nam) nổi tiếng với những hiệu chuyên may áo dài phục vụ nhu cầu khách tham quan du lịch. Khách hàng còn có thể chỉ cần tìm hiểu qua website, gửi thư điện tử cho một hiệu may bất kỳ sẽ có được một bộ áo dài ưng ý.


Ngày nay ở Việt Nam, chiếc áo dài truyền thống không chỉ xuất hiện trong những dịp trọng đại như Tết cổ truyền dân tộc, các lễ hội, các hội nghị, tiếp khách nước ngoài, trình diễn nghệ thuật, sinh nhật, đám cưới, lên chùa… mà cả trong ngày thường, nhất là ở các cơ quan ngoại giao, giáo dục, hàng không, bưu điện, du lịch, dịch vụ…


Phương Anh (tổng hợp

Các bạn xem thêm về Lịch sử áo dài.
 

uocmo_kchodoi

Moderator
Xu
0
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TIẾN HÓA CỦA ÁO DÀI VIỆT NAM
Bằng tình yêu sâu sắc đối với văn hóa Á Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, Nancy Duong đã dùng tài năng và sự đam mê của mình tạo nên những tác phẩm mô phỏng lại quá trình tiến hóa của Áo dài Việt Nam. Hãy cùng butnghien chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Áo Dài Việt Nam qua nét vẽ quyến rũ và thú vị của Nancy Duong nhé!

trang-phuc-m9ahc2UhZE1qhg58io1_1280.jpg
—​

“Tôi yêu thích những trang phục truyền thống Việt Nam và chứng kiến sự phát triển của nó theo thời gian. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ thông tin của tôi về trang phục truyền thống của người việt nam còn rất ít, chủ yếu là do thiếu thông tin. Tôi đã đọc được nhiều thông tin qua cuốn “Searching for Vietnamese Clothing” (tuyển tập thông tin nghiên cứu về trang phục việt nam của các nhà làm phim) và qua mạng. Tôi tổng hợp và tạo ra bài viết này để có một cái nhìn khách quan để nhìn thấy sự khác biệt của trang phục người Việt qua dòng thời gian.
trang-phuc-m9ahc2UhZE1qhg58io2_1280.jpg


Tôi đã tổng hợp tất cả và trình bày cùng với một số tư liêu tham khảo (qua tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc, và những bức ảnh được chụp tại thời điểm đó…) Tôi đã cố gắng giữ những hình ảnh đó theo nguyên bản ban đầu, nhưng ở một số điểm tôi đã sửa đổi nhằm giúp đỡ các bạn tiện quan sát hơn. Một số tác phẩm nghệ thuật có những chi tiết rất khó để giải mã (đứng từ quan điểm Phật giáo học) và không thể giải thích một cách chi tiết bằng những cơ sở khoa học mà ta đã biết. Một số tác phẩm điêu khắc không màu tôi đã phối lại để các bạn tiện nhìn nhận. Rất tiếc khi tôi đã phải bỏ qua một số triều đại do những tác phẩm này thường thất lạc hoặc bị cách điệu hóa so với nguyên mẫu của nó.
trang-phuc-lich-su-viet-nam2.jpg


Sau khoảng thời gian 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Han Fu (một loại quần áo cổ trang của Trung Quốc, từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới). Văn hóa Đông Sơn (hình 1) là triều đại duy nhất không chịu ảnh hưởng này
trang-phuc-lich-su-viet-nam3.jpg

Những màu sắc và dệt may trong ảnh 1 phần lớn là dựa trên phỏng đoán. Tôi có cảm giác rằng văn hóa Đông Sơn có nét giống với các bộ lạc dân tộc Việt Nam và đã lấy cảm hứng từ đây. Họa tiết trên khăn quàng vai vàng ấy bắt nguồn từ áo dài và tình cờ giống với hoa văn trên Trống đồng Đông Sơn. Đó chính là một vòng tròn.

trang-phuc-lich-su-viet-nam4.jpg

Trung bình mọi người mặc 3-5 lớp quần áo. Thời tiết có thể lạnh (Những vùng phía Bắc) Từ thế kỷ 16 -18, khăn quàng cổ và găng tay đã ra đời và được sử dụng triệt để.

Tay áo dài 40cm và dài từ cằm đến hông vào thời Lê.

trang-phuc-lich-su-viet-nam5.jpg

Váy bị cấm vào năm 1826 vì chúng bị cho là “khó coi”. Không phải tất cả phụ nữ đều cho rằng mặc váy dễ làm việc hơn mặc quần.

trang-phuc-lich-su-viet-nam8.jpg

Cổ áo và cúc áo xuất hiện vào thế kỉ 19 (sớm nhất là cuối thế kỉ 18). Điều thú vị là sự thay đổi này có vẻ trùng với sự ra đời của Chủ nghĩa đế quốc/ thực dân đế quốc Pháp. Cổ áo ban đầu khá thấp nhưng dần đã cao lên và gần nhau hơn.
trang-phuc-lich-su-viet-nam6.jpg

Áo Tứ Thân (hình 9, 10, 11) vẫn còn tồn tại nhưng không phát triển từ thế kỉ 20 nên tôi quyết định tập trung vào áo dài.

Nón rơm được đàn ông sử dụng (có thể thấy trong những bức ảnh quân lính triều Nguyễn) và trở thành 1 phần trong trang phục phái nữ vào thế kỷ 20.

Triều Lê có lối ăn mặc phong cách và đa dạng nhất.”

trang-phuc-lich-su-viet-nam7.jpg

Nguồn:nannaia.tumblr.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Một chiếc áo dài đẹp sẽ giúp tôn lên vẻ đầy đặn, quyến rũ của của người con gái Việt Nam.

Với những cô nàng sở hữu vóc dáng mảnh khảnh, những chất liệu dày dặn sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp cơ thể trông đầy đặn, thu hút hơn rất nhiều.

Ao dai nu sinh 1.jpg


Ao dai viet nam rang ngoi.jpg


Ao dai.jpg


Ao dai Viet Nam.jpg


Lê Thu An 3.jpg


Lê Thu An 2.jpg


Siêu mẫu Lê Thu An 1.jpg
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top