nguyen tran ty
New member
- Xu
- 0
Đánh giá lại triều Nguyễn: Về một vài di sản của nhà Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay Trước đây, nhà Nguyễn (1802-1945), vương triều cuối cùng của Việt Nam, thường bị đánh giá một cách tiêu cực như là vương triều đã để mất nước vào tay chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy nhiên, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, trong giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã xuất hiện xu hướng đánh giá lại vương triều này từ những góc độ tích cực hơn, Ví dụ như các nghiên cứu về việc xác định lãnh thổ dưới triều Minh Mạng, về cải cách cơ cấu nhà nước hay việc áp dụng chế độ công điền dưới triều Nguyễn.
Bước sang thế kỷ XXI, chúng tôi muốn thử đánh giá lại triều Nguyễn nhìn từ góc độ những di sản mà vương triều này đã để lại cho đến ngày nay. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn nêu lên 3 vấn đề sau:
1. Lãnh thổ được xác lập dưới triều Nguyễn trở thành cơ sở cho việc xác định lãnh thổ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại.
2. Thiết chế chính quyền trung ương – địa phương hiện đại đã kế thừa nhiều hình thức quản lý của triều Nguyễn.
3. Vấn đề phát hành và lưu thông tiền tệ
Cơ sở của việc xác định lãnh thổ
Nửa đầu thế kỷ XIX, trong bối cảnh quan hệ quốc tế tương đối ổn định, vua Minh Mạng, hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong giai đoạn này, trên cơ sở kết quả của quá trình “Nam tiến” kéo dài suốt từ thế kỷ X của người Việt, cương vực lãnh thổ tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện đại “kéo dài từ Lạng Sơn kéo dài đến mũi Cà Mau” đã được xác lập. Sau đó, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tuy bị phân chia thành các khu vực thuộc địa Nam Kỳ (Cochinchine), nhà nước bảo hộ An Nam và khu vực bảo hộ Bắc Kỳ nhưng về cơ bản, cả 3 khu vực này đều được duy trì với tư cách là không gian sinh sống của người Việt. Tức là, phạm vi lãnh thổ của nhà Nguyễn đã được thừa nhận một cách rộng rãi như là một sự thực lịch sử.
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 qui định giới tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, trên thực tế đã phân chia Việt Nam thành Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) và Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Sau khi miền Bắc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt Nam (cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) năm 1975, năm 1976, Việt Nam được thống nhất thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh thổ của nhà nước Việt Nam hiện đại là dựa trên cơ sở lãnh thổ của nhà Nguyễn.
Đương nhiên, trong cuộc xung đột biên giới với Campuchia hay trong đàm phán phân định biên giới với Trung Quốc, cũng có một số khu vực lãnh thổ không rõ ràng, nhưng về cơ bản, cương vực lãnh thổ của nhà Nguyễn đã được duy trì. ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc khuôn khổ lãnh thổ cơ bản của nước Việt Nam “thống nhất” đã được xác lập dưới triều Nguyễn.
Tổ chức nhà nước.
hà Nguyễn, trên cơ sở tham khảo chế độ của nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc đã xây dựng tổ chức Cơ mật viện – Lục Bộ ở chính quyền trung ương, và tổ chức hành chính Tỉnh đứng đầu là các viên Tổng đốc, Tuần phủ ở chính quyền địa phương. Nhà Nguyễn cũng duy trì chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại. Hệ thống tổ chức hành chính này của triều Nguyễn trở thành một thước đo có hiệu quả để quan sát hệ thống tổ chức hành chính hiện đại. Tức là, khái niệm tổ chức hành chính của nhà Nguyễn vẫn tiếp tục tồn tại trong thời kỳ hiện đại.
Lấy ví dụ như khái niệm “Chính phủ” (government) hay “Thủ tướng” (Prime Minister). Trước đây, Việt Nam sử dụng tên gọi Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên, cùng với quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại, Việt Nam cho rằng cần phải sử dụng một tên gọi mang tính thông dụng quốc tế hơn. Do đó, Hiến pháp năm 1992 đã bắt đầu sử dụng tên gọi “Chính phủ” và “Thủ tướng”. Tuy cùng tên gọi nhưng nội hàm của khái niệm “Chính phủ” và “Thủ tướng” của Việt Nam khác với nhiều nước. ở đây, chúng tôi cũng xin thử so sánh với các nước khác.
ở phương Tây, nội dung khái niệm “Chính phủ” thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh nước đó có trải qua cách mạng hay không. ở các nước đã trải qua cách mạng như Pháp và Mỹ, “chính phủ” là khái niệm chỉ toàn bộ “cơ cấu nhà nước” bao gồm tam quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Do đó, khi chỉ riêng bộ phận chính quyền hành chính, người ta không gọi là “chính phủ Bush” mà sử dụng cách gọi “Chính quyền Bush” (Bush Administration). Trong khi đó, ở các nước mà chế độ quân chủ được duy trì, áp dụng chế độ quân chủ lập hiến hiện đại mà không trải qua cách mạng như Đức và Nhật Bản, người ta thường sử dụng từ “Chính phủ” để chỉ riêng chính quyền hành chính.
Ví dụ như ở Nhật Bản, người ta hay sử dụng cách gọi Chính phủ của Đảng Tự do Dân chủ (LDP).
Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, ý nghĩa của khái niệm “Chính phủ” lại khác. Theo qui định của Hiến pháp năm 1992, “Chính phủ” của Việt Nam tương đương với khái niệm “Nội các” (Naikaku) của Nhật Bản hay “Nội các” (Cabinet) của Anh. ở Việt Nam, “Chính phủ” là khái niệm chỉ tập hợp các Bộ trưởng đứng đầu các Bộ - Hội đồng Bộ trưởng. Các Bộ Trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương (Hội đồng Nhân dân các thành phố trực thuộc và các tỉnh) đóng vai trò chấp hành mệnh lệnh và thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. ở đây, xin được nhắc lại là ở Nhật, “Chính phủ” bao gồm cả Nội các (các Bộ trưởng) và các cơ quan nhà nước trung ương (các Bộ Trung ương) đứng đầu là các Bộ trưởng. Trong khi đó, ở Việt Nam, khái niệm “Chính phủ” chỉ chỉ tổ chức hội đồng bộ trưởng (mà ở Nhật gọi là “Nội các”), còn các Bộ Trung ương và các cơ quan hành chính ở địa phương được coi là tổ chức khác.
Chúng tôi cho rằng cách suy nghĩ này xuất phát từ hệ thống quan lại truyền thống của các vương triều trong quá khứ, từ “Chính phủ” ở Việt Nam được nhận thức trên cơ sở hình dung hệ thống Lục Bộ - Đại thần Cơ mật viện của triều Nguyễn. Tổ chức nhà nước hiện đại của Việt Nam đã tham khảo một cách có ý thức hoặc vô ý thức hệ thống tổ chức quan lại của nhà Nguyễn.
Việc phát hành và lưu thông tiền tệ
Không chỉ nhà Nguyễn mà các vương triều trước đó như nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, mỗi khi thiết lập một vương triều mới hay nhà vua mới lên ngôi, đều phát hành tiền. Trong nhiều trường hợp đó là việc phát hành đồng tiền bằng đồng (tiền đồng). Tiền đồng được phát hành với vai trò là biểu tượng (symbol) bắt đầu một triều vua mới. Do đó, không phải lúc nào nó cũng được lưu thông rộng rãi trong dân gian. ở Việt Nam, từ thời Bắc thuộc đã có truyền thống sử dụng tiền đồng của Trung Quốc. Tiền đồng của Trung Quốc có độ tin cậy cao, được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong việc buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tiền đồng được đúc với chất lượng cao của nhà Tống đã được sử dụng như một loại tiền tệ thanh toán quốc tế trong một thời gian dài. Dưới các thời Minh – Thanh, tiền đồng Trung Quốc vẫn duy trì được vị trí tiền tệ thông dụng quốc tế.
Đặc biệt, đến nửa cuối thế kỷ XIX, nhà Nguyễn bắt đầu cho phép tư nhân đúc tiền, do đó, tỷ lệ đồng kim loại trong tiền đồng giảm đi, nhiều tiền đồng có chất lượng kém được đưa vào lưu thông. Do những nguyên nhân như trên, vào triều Tự Đức nhà Nguyễn, phương tiện thanh toán chủ yếu trong các giao dịch như mua bán gạo là tiền đồng của Trung Quốc.
Trên cơ sở tham khảo lịch sử tiền tệ và quan sát vấn đề tiền tệ ở Việt Nam hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy một hiện tượng rất đáng chú ý. Hiện nay, trong số tiền giấy “Đồng” của Việt Nam có một số được sản xuất tại úc. Đến nay, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật của úc cũng như việc đưa vào sử dụng máy móc in ấn, Việt Nam cũng bắt đầu hình thành hệ thống sản xuất tiền giấy trong nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong nhiều hoàn cảnh, người dân vẫn sử dụng đồng Đô la Mỹ - đồng tiền thông dụng quốc tế.
Thậm chí có thể nói, người dân Việt Nam tin tưởng Đô la Mỹ hơn Đồng Việt Nam. Như vậy, có thể thấy tình hình tiền tệ ở Việt Nam hiện nay cũng rất giống với tình hình dưới thời nhà Nguyễn.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ chủ quyền tiền tệ (Currency Sovereignty), đây là một vấn đề vô cùng hệ trọng. Về cơ bản, một quốc gia độc lập phải là một quốc gia có thể tự in ấn và lưu thông được đồng tiền của mình. Nếu không thực hiện được điều này, sẽ có nguy cơ không nắm bắt được một cách chính xác lượng tiền tệ đang lưu thông trong nước, cũng như không đối phó được với nạn tiền giả. Thật may mắn là ở Việt Nam có giấy “dó”, một loại nguyên liệu thích hợp để sản xuất tiền giấy. Đối với một nước độc lập như Việt Nam, việc Cục In tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất tiền giấy Đồng Việt Nam là một việc đương nhiên.
Đề án này sẽ được khởi đồng trong năm nay, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia ngoài phương Tây đầu tiên có kinh nghiệm sản xuất, lưu thông tiền giấy hiện đại từ năm 1882. Chúng tôi hy vọng sau khoảng 3 năm nữa, một loại tiền giấy Đồng Việt Nam thích hợp với phong thổ Việt Nam sẽ được lưu hành thay thế cho Đồng Việt Nam do úc sản xuất.
Để thực hiện thành công đề án này, trước tiên phải tiến hành nghiên cứu về lịch sử tiền tệ Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi cho rằng phải tiến hành nghiên cứu một cách triệt để các vấn đề liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền tệ của nhà Nguyễn. Về mặt này, có thể thấy ý nghĩa vô cùng lớn của việc nghiên cứu nhà Nguyễn.
Bản thân tôi không phải là nhà chuyên môn về vấn đề này, trong bài viết mang tính đề xuất vấn đề này, có lẽ sẽ có rất nhiều sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo lần này để tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn.
GS.TSUBOI YOSHIAKI (Đại học Waseda, Tôkyô, Nhật Bản)
Bước sang thế kỷ XXI, chúng tôi muốn thử đánh giá lại triều Nguyễn nhìn từ góc độ những di sản mà vương triều này đã để lại cho đến ngày nay. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn nêu lên 3 vấn đề sau:
1. Lãnh thổ được xác lập dưới triều Nguyễn trở thành cơ sở cho việc xác định lãnh thổ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại.
2. Thiết chế chính quyền trung ương – địa phương hiện đại đã kế thừa nhiều hình thức quản lý của triều Nguyễn.
3. Vấn đề phát hành và lưu thông tiền tệ
Cơ sở của việc xác định lãnh thổ
Nửa đầu thế kỷ XIX, trong bối cảnh quan hệ quốc tế tương đối ổn định, vua Minh Mạng, hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong giai đoạn này, trên cơ sở kết quả của quá trình “Nam tiến” kéo dài suốt từ thế kỷ X của người Việt, cương vực lãnh thổ tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện đại “kéo dài từ Lạng Sơn kéo dài đến mũi Cà Mau” đã được xác lập. Sau đó, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tuy bị phân chia thành các khu vực thuộc địa Nam Kỳ (Cochinchine), nhà nước bảo hộ An Nam và khu vực bảo hộ Bắc Kỳ nhưng về cơ bản, cả 3 khu vực này đều được duy trì với tư cách là không gian sinh sống của người Việt. Tức là, phạm vi lãnh thổ của nhà Nguyễn đã được thừa nhận một cách rộng rãi như là một sự thực lịch sử.
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 qui định giới tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, trên thực tế đã phân chia Việt Nam thành Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) và Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Sau khi miền Bắc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt Nam (cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) năm 1975, năm 1976, Việt Nam được thống nhất thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh thổ của nhà nước Việt Nam hiện đại là dựa trên cơ sở lãnh thổ của nhà Nguyễn.
Đương nhiên, trong cuộc xung đột biên giới với Campuchia hay trong đàm phán phân định biên giới với Trung Quốc, cũng có một số khu vực lãnh thổ không rõ ràng, nhưng về cơ bản, cương vực lãnh thổ của nhà Nguyễn đã được duy trì. ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc khuôn khổ lãnh thổ cơ bản của nước Việt Nam “thống nhất” đã được xác lập dưới triều Nguyễn.
Tổ chức nhà nước.
hà Nguyễn, trên cơ sở tham khảo chế độ của nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc đã xây dựng tổ chức Cơ mật viện – Lục Bộ ở chính quyền trung ương, và tổ chức hành chính Tỉnh đứng đầu là các viên Tổng đốc, Tuần phủ ở chính quyền địa phương. Nhà Nguyễn cũng duy trì chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại. Hệ thống tổ chức hành chính này của triều Nguyễn trở thành một thước đo có hiệu quả để quan sát hệ thống tổ chức hành chính hiện đại. Tức là, khái niệm tổ chức hành chính của nhà Nguyễn vẫn tiếp tục tồn tại trong thời kỳ hiện đại.
Lấy ví dụ như khái niệm “Chính phủ” (government) hay “Thủ tướng” (Prime Minister). Trước đây, Việt Nam sử dụng tên gọi Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên, cùng với quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại, Việt Nam cho rằng cần phải sử dụng một tên gọi mang tính thông dụng quốc tế hơn. Do đó, Hiến pháp năm 1992 đã bắt đầu sử dụng tên gọi “Chính phủ” và “Thủ tướng”. Tuy cùng tên gọi nhưng nội hàm của khái niệm “Chính phủ” và “Thủ tướng” của Việt Nam khác với nhiều nước. ở đây, chúng tôi cũng xin thử so sánh với các nước khác.
ở phương Tây, nội dung khái niệm “Chính phủ” thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh nước đó có trải qua cách mạng hay không. ở các nước đã trải qua cách mạng như Pháp và Mỹ, “chính phủ” là khái niệm chỉ toàn bộ “cơ cấu nhà nước” bao gồm tam quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Do đó, khi chỉ riêng bộ phận chính quyền hành chính, người ta không gọi là “chính phủ Bush” mà sử dụng cách gọi “Chính quyền Bush” (Bush Administration). Trong khi đó, ở các nước mà chế độ quân chủ được duy trì, áp dụng chế độ quân chủ lập hiến hiện đại mà không trải qua cách mạng như Đức và Nhật Bản, người ta thường sử dụng từ “Chính phủ” để chỉ riêng chính quyền hành chính.
Ví dụ như ở Nhật Bản, người ta hay sử dụng cách gọi Chính phủ của Đảng Tự do Dân chủ (LDP).
Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, ý nghĩa của khái niệm “Chính phủ” lại khác. Theo qui định của Hiến pháp năm 1992, “Chính phủ” của Việt Nam tương đương với khái niệm “Nội các” (Naikaku) của Nhật Bản hay “Nội các” (Cabinet) của Anh. ở Việt Nam, “Chính phủ” là khái niệm chỉ tập hợp các Bộ trưởng đứng đầu các Bộ - Hội đồng Bộ trưởng. Các Bộ Trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương (Hội đồng Nhân dân các thành phố trực thuộc và các tỉnh) đóng vai trò chấp hành mệnh lệnh và thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. ở đây, xin được nhắc lại là ở Nhật, “Chính phủ” bao gồm cả Nội các (các Bộ trưởng) và các cơ quan nhà nước trung ương (các Bộ Trung ương) đứng đầu là các Bộ trưởng. Trong khi đó, ở Việt Nam, khái niệm “Chính phủ” chỉ chỉ tổ chức hội đồng bộ trưởng (mà ở Nhật gọi là “Nội các”), còn các Bộ Trung ương và các cơ quan hành chính ở địa phương được coi là tổ chức khác.
Chúng tôi cho rằng cách suy nghĩ này xuất phát từ hệ thống quan lại truyền thống của các vương triều trong quá khứ, từ “Chính phủ” ở Việt Nam được nhận thức trên cơ sở hình dung hệ thống Lục Bộ - Đại thần Cơ mật viện của triều Nguyễn. Tổ chức nhà nước hiện đại của Việt Nam đã tham khảo một cách có ý thức hoặc vô ý thức hệ thống tổ chức quan lại của nhà Nguyễn.
Việc phát hành và lưu thông tiền tệ
Không chỉ nhà Nguyễn mà các vương triều trước đó như nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, mỗi khi thiết lập một vương triều mới hay nhà vua mới lên ngôi, đều phát hành tiền. Trong nhiều trường hợp đó là việc phát hành đồng tiền bằng đồng (tiền đồng). Tiền đồng được phát hành với vai trò là biểu tượng (symbol) bắt đầu một triều vua mới. Do đó, không phải lúc nào nó cũng được lưu thông rộng rãi trong dân gian. ở Việt Nam, từ thời Bắc thuộc đã có truyền thống sử dụng tiền đồng của Trung Quốc. Tiền đồng của Trung Quốc có độ tin cậy cao, được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong việc buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tiền đồng được đúc với chất lượng cao của nhà Tống đã được sử dụng như một loại tiền tệ thanh toán quốc tế trong một thời gian dài. Dưới các thời Minh – Thanh, tiền đồng Trung Quốc vẫn duy trì được vị trí tiền tệ thông dụng quốc tế.
Đặc biệt, đến nửa cuối thế kỷ XIX, nhà Nguyễn bắt đầu cho phép tư nhân đúc tiền, do đó, tỷ lệ đồng kim loại trong tiền đồng giảm đi, nhiều tiền đồng có chất lượng kém được đưa vào lưu thông. Do những nguyên nhân như trên, vào triều Tự Đức nhà Nguyễn, phương tiện thanh toán chủ yếu trong các giao dịch như mua bán gạo là tiền đồng của Trung Quốc.
Trên cơ sở tham khảo lịch sử tiền tệ và quan sát vấn đề tiền tệ ở Việt Nam hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy một hiện tượng rất đáng chú ý. Hiện nay, trong số tiền giấy “Đồng” của Việt Nam có một số được sản xuất tại úc. Đến nay, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật của úc cũng như việc đưa vào sử dụng máy móc in ấn, Việt Nam cũng bắt đầu hình thành hệ thống sản xuất tiền giấy trong nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong nhiều hoàn cảnh, người dân vẫn sử dụng đồng Đô la Mỹ - đồng tiền thông dụng quốc tế.
Thậm chí có thể nói, người dân Việt Nam tin tưởng Đô la Mỹ hơn Đồng Việt Nam. Như vậy, có thể thấy tình hình tiền tệ ở Việt Nam hiện nay cũng rất giống với tình hình dưới thời nhà Nguyễn.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ chủ quyền tiền tệ (Currency Sovereignty), đây là một vấn đề vô cùng hệ trọng. Về cơ bản, một quốc gia độc lập phải là một quốc gia có thể tự in ấn và lưu thông được đồng tiền của mình. Nếu không thực hiện được điều này, sẽ có nguy cơ không nắm bắt được một cách chính xác lượng tiền tệ đang lưu thông trong nước, cũng như không đối phó được với nạn tiền giả. Thật may mắn là ở Việt Nam có giấy “dó”, một loại nguyên liệu thích hợp để sản xuất tiền giấy. Đối với một nước độc lập như Việt Nam, việc Cục In tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất tiền giấy Đồng Việt Nam là một việc đương nhiên.
Đề án này sẽ được khởi đồng trong năm nay, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia ngoài phương Tây đầu tiên có kinh nghiệm sản xuất, lưu thông tiền giấy hiện đại từ năm 1882. Chúng tôi hy vọng sau khoảng 3 năm nữa, một loại tiền giấy Đồng Việt Nam thích hợp với phong thổ Việt Nam sẽ được lưu hành thay thế cho Đồng Việt Nam do úc sản xuất.
Để thực hiện thành công đề án này, trước tiên phải tiến hành nghiên cứu về lịch sử tiền tệ Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi cho rằng phải tiến hành nghiên cứu một cách triệt để các vấn đề liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền tệ của nhà Nguyễn. Về mặt này, có thể thấy ý nghĩa vô cùng lớn của việc nghiên cứu nhà Nguyễn.
Bản thân tôi không phải là nhà chuyên môn về vấn đề này, trong bài viết mang tính đề xuất vấn đề này, có lẽ sẽ có rất nhiều sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo lần này để tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn.
GS.TSUBOI YOSHIAKI (Đại học Waseda, Tôkyô, Nhật Bản)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: