• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Ai có đề thi HSG 9 cho em xin với ạ

benoinhieu_kg

New member
Xu
40
Mọi người ơi, BNN đang cần gấp 1 số đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9...sắp thi rồi mà chả thấy cô dạy bồi dưỡng ôn j` cả...hhuhu. Mọi người có đề nào cho em đề đó nha!
Em xin cám ơn!
 

HTA

New member
Xu
67
đây

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2007
MÔN : NGỮ VĂN THỜI GIAN 150 PHÚT




Câu 1 (2 điểm)
Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy:
Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Câu 2 (8 điểm)
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
a. Chiến tranh phong kiến. b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
Ghi chú: Học sinh cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn.


Văn học, thi học sinh giỏi lớp 9, thành phố Đà Nẵng, 2007

Câu 1: (3 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông bắt đầu dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mấy mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu ...
(Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 2: (7 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)


tìm trên google mà:feel_good:

ĐỀ thi hsg văn lớp 9 thành phố HN

Câu 1(6 điểm)
Có 1 câu chuyện được kể nhưu sau:
Bé Lza 4 tuổi đag bị bệnh nặng.Anh trai của Liza 5 tuổi cũng từng mắc căn bệnh này và là một trong những ca hiếm hoi được chữa khỏi.Thế nhưng Liza lại không thích ứng được với loại thuốc mà anh cô bé từng dùng.Do trong máu của anh trai cô bé đã có kháng thể với căn bệnh này nên bác sĩ đề nghị truyền máu của cậu cho Liza.
-Nhưng......vâng,cháu sẽ cho.Cháu muốn cứu em cháu -Anh trai của LIza ngần ngừ giây lát rồi hít một hơi thật sâu và dứt khoát.
Trong lúc truyền máu,cậu be luôn nắm lấy tay em gai mình,mỉm cười và thì thầm với Liza:"Đừng sợ,anh sẽ cứu em.Anh là anh mà!"
-Cô bé được cứu rồi!-Bác sĩ và cả gia đình vui mưùng,thở phào khi thấy gương mặt Liza hồng dần lên.Chỉ có anh trai Liza là mặt hơi tái đi khi nghe câu nói đó và nụ cừoi trên môi cậu chuyển dầm như sắp khóc.Ngước mắt nhìn bác sĩ,giọng cậu run run hỏi:
-Cháu bắt đầu chết phải không bác sĩ?
Cậu bé mứoi 5 tuổi làm sao hiểu được thế nào là "truyền máu".Cậu bé cứ tưởng bác sĩ se lấy toàn bộ máu của cậu truyền sang cho em Liza.Và cho dù vậy cậu bé vẫn sẵn sàng.
Hãy trình bày trong một đoạn văn nghị luận (không quá 2 trang giấy)những cám nhận của em về ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 2(14 điểm)
Có thể thấy rõ trong "ánh tranưg "của Nguyễn Duy có tiếng nói của con người kể những kỉ niệm riêng .
Bằng hiểu biết của mình,chứng tỏ rằng trong bài thưo này còn có tiếng nói rất sâu nặg ân tình của một thế hệ.
 

sarangheyo

Cộng tác viên
Xu
0
Câu1(3 điểm):

Khi nói " chiến tranh chỉ là chiến tranh" thì người nói có vi phạm phương châm hội thoại không?
mục đích của người nói là gì?


Câu2 (7 điểm):

Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh ( gạch chân biện pháp đó), em hãy giới thiệu bài thơ " Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt.


Câu 3(10 điểm):

Cảm nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men trong truyện "Chiếc lá cuối cùng" của nhà năn O.Hen-ri
 

sarangheyo

Cộng tác viên
Xu
0
Do loi font nen khong co tieu ngu .

-------------------------------------------------------

UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



Đề chính thức
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Khóa ngày: 10/3/2009
MÔN : NGỮ VĂN
PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)
Thời gian làm bài: 130 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi (phần I) có 01 trang, gồm 01 câu.
______________________________________________________

Cảm nhận của em về bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của nhà thơ Hồ Chí Minh:

Bản dịch thơ:

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(Tham khảo bản phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lí dư đồ cố miện gian.)

(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD. 2004, trang 39)

Từ ý nghĩa của bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc học tập hiện nay của bản thân ?

--------------------------------------------------

HẾT

--------------------------------------------------


UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



Đề chính thức

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH

Khóa ngày: 10/3/2009

MÔN : NGỮ VĂN

PHẦN II: trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Thời gian làm bài: 20 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi (phần II) có 02 trang, gồm 12 câu.
[Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
___________________________________________________________________

1. “Trời xanh càng rộng càng cao, Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” (Khi con tu hú, Tố Hữu). Nội dung hai câu thơ này trực tiếp miêu tả:

A. khung cảnh bầu trời tự do, khoáng đạt.

B. tâm trạng khao khát tự do của nhà thơ.

C. tình yêu cuộc sống thiết tha của tác giả.

D. tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ.


2. Bản dịch thơ bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt – Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8 tập hai, NXBGD 2004) có gì khác với bản phiên âm (chỉ riêng ở hai câu thơ cuối)?

A. Làm mất đi sự hài hòa về thanh điệu của hai câu thơ.

B. Vẫn đảm bảo hiệu quả nghệ thuật của bản phiên âm.

C. Làm thay đổi sự sắp xếp vị trí của các từ ngữ trong câu.

D. Làm tăng thêm sức truyền cảm của cả bài thơ.


3. “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Câu văn này được trích trong văn bản nào dưới đây?

A. Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.

B. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

C. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

D. Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.


4. Từ ngữ nào đúng nhất để điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh câu văn cuối cùng trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi …. ta.”?

A. “hiểu bụng”.

B. “biết bụng”.

C. “hiểu lòng”.

D. “biết lòng”.


5. Câu nói của Vũ Nương: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất” (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) chứng tỏ đấy là một người phụ nữ:

A. rất mực yêu thương chồng, con.

B. có nhiều đức tính cao quý.

C. chịu nhiều bất hạnh, đau khổ.

D. khao khát hạnh phúc gia đình.


6. Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái thuộc thể loại nào dưới đây?

A. Tùy bút.

B. Truyện ngắn.

C. Truyền thuyết lịch sử.

D. Tiểu thuyết lịch sử.


7. Trong các tác giả đã học, ai đã sáng tác 3 tập thơ chữ Hán với gần 250 bài?

A. Nguyễn Du.

B. Nguyễn Đình Chiểu.

C. Bà Huyện Thanh Quan.

D. Nguyễn Trãi.


8. Về đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều, Nguyễn Du) có tác giả đã viết: “Nhà thơ đã cực tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa, để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái bóng làm tôn sắc đẹp của Thúy Kiều”. Câu văn này nhằm:

A. so sánh sắc đẹp của Thúy Kiều với Thúy Vân.

B. đề cao sắc đẹp của Thúy Kiều so với Thúy Vân.

C. đề cập đến nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.

D. ca ngợi sắc đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.


9. Trong câu thơ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” (Đoàn thuyền đánh cá) nhà thơ Huy Cận đã sử dụng biện pháp tu từ:

A. nhân hóa.

B. đối ngữ.

C. ẩn dụ.

D. hoán dụ.


10. Dòng nào dưới đây thể hiện được luận điểm chủ yếu của văn bản Bàn về đọc sách (Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD 2005)?

A. … sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.

B. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

C. Lịch sử càng tiến lên… đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.

D. Các thành quả đó… không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.


11. Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?

A. Đảo ngữ.

B. Liệt kê.

C. Nhân hóa.

D. Câu hỏi tu từ.

12. Chép lại bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
________________________________HẾT______________________¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬_________________


UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘ

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH

Khóa ngày 10/3/2009

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)

I. YÊU CẦU :

1. Thể hiện khả năng cảm thụ, năng lực phân tích, lập luận và kĩ năng diễn đạt chắc chắn, chính xác.

2. Thí sinh làm bài dựa trên bản dịch thơ của bài thơ; biết khai thác bài thơ theo kết cấu khai, thừa, chuyển, hợp và có đối chiếu với bản phiên âm.

3. Nêu được các nội dung chủ yếu sau:
3.1. Cảm nhận về bài thơ:
 Câu 1,2: Nỗi khó khăn, gian lao chồng chất, triền miên của việc đi đường núi cũng như của con đường cách mạng, con đường đời.
 Câu 3,4: Niềm vui sướng, hạnh phúc của con người đã vượt qua chặng đường dài gian nan, được làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước...
 Nét đặc sắc trong nghệ thuật: vừa bình dị, vừa sâu sắc…
3.2. Phát biểu suy nghĩ về việc học tập hiện nay của bản thân:
 So sánh việc học tập với việc “Đi đường”:
 Bộc lộ quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, niềm tin vào thắng lợi.
• Thí sinh có thể nêu những ý khác nhau miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
II. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:

Điểm 13,14 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Kết cấu bài văn hợp lí, chặt chẽ. Phân tích tinh tế, phát biểu chân thành, sâu sắc.
- Văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục, sai sót không đáng kể.
- Bài làm có biểu hiện tính độc lập, sáng tạo.

Điểm 11,12: - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích tinh tế, phát biểu chân thành, hợp lí.
- Diễn đạt tốt, có cảm xúc, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

Điểm 9,10: - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích khá. Diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.

Điểm 7,8,: - Phương pháp phân tích còn lúng túng.
- Bài còn sơ lược nhưng tỏ ra hiểu đúng nội dung bài thơ. Phần phát biểu có liên quan đến ý nghĩa bài thơ nhưng còn sơ sài.
- Diễn đạt tạm được. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 05,06: - Hiểu chưa thật đúng bài thơ, bài làm còn sơ lược.
- Diễn đạt yếu nhưng không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 03,04: - Chưa hiểu đúng bài thơ. Phân tích còn yếu. Diễn đạt kém.
Điểm 00 : - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

GHI CHÚ : Giám khảo dựa vào các tiêu chuẩn trên để cho những bậc điểm còn lại (Tỉ lệ điểm: Mục 3.1.: 10,0 điểm; mục 3.2.: 04,0 điểm) .


PHẦN II : trắc nghiệm khách quan (Mỗi câu đúng: 0,5 điểm)

CÂU 1 CÂU
2 CÂU 3 CÂU 4 CÂU 5 CÂU 6 CÂU 7 CÂU 8 CÂU 9 CÂU 10 CÂU 11 CÂU 12
A C A B D D A C C B B X


Nguồn :Internet.
 

kem_97

New member
Xu
0
Câu 1 ( 3,0 điểm):
Trong số 5 phương châm hội thoại, hãy chọn và trình bày 3 phương châm mà em quan tâm nhất (nội dung phương châm, ví dụ tình huống, tác dụng...)
Câu 2 (5,0 điểm):
Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá hai trang giấy thi), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của nhận định sau:
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
( Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi)
Câu 3 (12,0 điểm):
Hãy viết lời cảm ơn một nhân vật văn học về những ấn tượng và bài học mà nhân vật ấy để lại trong em.
 

tungthanh75

New member
Xu
0
ĐỀ THI HOC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2011-2012
Thời gian 150 phút.
Câu 1(2,0 điểm): Vì sao kết thúc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, hình ảnh Vũ Nương chỉ hiện ra ở giữa dòng và nói vọng vào: (...) "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" rồi "trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất"
Câu 2(6,0điểm): Viết đoạn văn ngắn phân tích các biện pháp tu từ trong bốn câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(Trích Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
Câu 3(12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng "Đọc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta biết được: Phía sau cái lặng lẽ của Sa Pa là những cái không hề lặng lẽ"
Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của NGuyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top