CHƯƠNG I - SỐ HỮU TỈ - SỐ THỰC.
Bài 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ.
Bài 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ.
1. Số hữu tỉ:
- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \[\frac{a}{b}\] . Với \[a, b \in Z, b\neq 0\]
- Tập hợp các số hữu tỉ được ký hiệu là Q.
* Các số \[0,6; -1,25; 1\frac{1}{3}\] là các số hữu tỉ vì chúng đều viết được dưới dạng phân số với mẫu số khác 0
\[0,6 = \frac{6}{10}; -1,25 = \frac{-125}{100}; 1\frac{1}{3} = \frac{4}{3}\]
* Số nguyên a có là số hữu tỉ. Vì \[a = \frac{a}{1}\]
2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số:
VD: Biểu diễn số hữu tỉ \[a = \frac{5}{4}\] trên trục số.
Cách làm:
- Chia đoạn thẳng đơn vị thành 4 phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng \[ \frac{1}{4}\] đơn vị cũ.
- Số hữu tỉ \[a = \frac{5}{4}\] được biểu diễn bởi điểm M nằm bên phải điểm 0 một đoạn bẳng 5 đơn vị mới.
3. So sánh hai số hữu tỉ:
- Muốn so sánh 2 số hữu tỉ ta viết chúng dưới dạng phân số rồi tiến hành so sánh 2 phân số.
- Nếu x<y thì trên trục số, điểm x ở bên trái điểm y
- Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương, số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm.
- Số 0 không phải là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
Ví dụ: So sánh -0,6 và \[\frac{1}{-2}\]
\[-0,6\] = \[\frac{-6}{10}\]
\[\frac{1}{-2} = \frac{-5}{10}\]
\[-6<-5\] và \[10>0 \] nên \[\frac{-6}{10}\] < \[\frac{-5}{10}\] hay \[-0,6 < \]\[\frac{1}{-2}\]
4. Bài tập:
Bài 1: Lấy ví dụ về số hữu tỉ.
Bài 2: So sánh (Bài 3/sgk toán 7 tập 1)
\[\frac{2}{-7}\] và \[\frac{-3}{11}\]
\[\frac{-213}{300}\] và \[\frac{18}{-25}\]
\[-0,75\] và \[\frac{-3}{4}\]
Bài 3: Cho \[x = \frac{a}{m}; y = \frac{b}{m}\] \[ (a,b,m \in Z; m>0) \] và \[x<y\]
Hãy chứng tỏ rằng chọn \[z = \frac{a+b}{2m} \]thì ta có \[x<z<y.\]
HD: Sử dụng tính chất \[a,b,c \in Z\] và \[a<b\] thì \[a+c < b+c\]
[DOWN]Tải bài giảng về máy.[/DOWN]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: