Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Phân tích hoàn cảnh xuất xứ, quá trình phát triển vật liệu và kĩ thuật xây dựng, trang trí – điêu khắc và màu sắc cũng như những nguyên tắc, yếu tố cơ bán trong tạo hình nghệ thuật kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam, có thê thấy được rõ ràng những đặc trưng cơ bản của nền kiến trúc truyền thống dân tộc chúng ta như sau
Một góc của kinh thành Huế xưa đầy bản sắc
1. Kiến trúc có tính dân tộc và tính địa phương phong phú, có bản sắc riêng biệt
Trên cơ sở vị trí địa lí, đặc điểm khí hậu và kinh tế – xã hội đất nước ta, nền nghệ thuật tạo hình kiến trúc cổ và dán gian Việt Nam được xây dựng trong thời kì óng cha ta dựng nước và những triều đại xã hội phong kiến sau này đã đế lại một di sản không thật là đồ sộ vĩ đại, có tiếng tăm “kì quan” trên thế giới song cũng có bản sắc dân tộc riêng biệt, góp phần tạo nên bộ mặt và truyền thống “ngàn năm văn hiến” của đất nước Việt Nam. Đồng thời: bối cảnh cộng đồng nhiều dân tộc, tính địa phương đa dạng và phong phú củng khiến cho kiến trúc cổ truyền Việt Nam thật muôn hình muòn vẻ từ trang trí kiến trúc đến tạo hình nghệ thuật, từ vật liệu xây dựng đến phương thức kết cấu v.v…
2. Phong cách kiến trúc giản dị khiêm tốn, nhẹ nhàng , khoáng đạt phù hợp phong tục tập quán dân tộc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam
Xuất phát từ truyền thống văn hóa và tâm lí dân tộc, kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam trừ một số ít nhằm phục vụ thị hiếu và đời sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa phong kiến còn phần lớn có phong cách giản dị khiêm tốn, nhẹ nhàng – khoáng đạt mang tính chất dân tộc đậm đà, phản ánh đức tính giản dị và tâm hồn con người Việt Nam. Và sản phẩm văn hóa vật chất, đồng thời cũng là một thành tố quan trọng của văn hóa cổ truyền mà con người đã sáng tạo trong quá trình hoạt động của mình.
Công trình kiến trúc việt nam là “mẫu đề” quen thuộc, gắn liền vói thiên nhiên, ruộng đồng, cây tre, vườn quả, con thuyền, dòng sông và con người đất nước chúng ta. Kiến trúc cũng hòa lẫn trong làng xóm (thành phần chú yếu tạo nén làng xóm) phán ánh đời sống xã hội, phong tục tập quán, hội hè, rước lễ, tôn giáo tín ngưỡng… và lả thành quả sáng tạo – lao động của tập thể nhân dân lao động nén mang dấu ấn tình cảm chân chất, mộc mạc và bình dị của dân tộc rất rõ ràng. Bố cục tạo hình kiến trúc củng không nặng nề, bưng bít mà thường nhẹ nhàng, khoáng đạt với các giải pháp: hành lang, sân trong… để tránh nắng, che mưa, cải tạo vi khí hậu rất phủ hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
3. Vi trí địa hình kết hợp chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên
Trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam: Kinh đô của một triều đại phong kiến hay chùa chiền nhà Phật, lăng mộ của người đã chết hay ngôi nhà ở dân gian của người đang sống… cha ông chúng ta đều biết tìm tòi suy nghĩ lựa chọn vị trí, địa hình để công trình kiến trúc dựng lên mà thỏa mãn yêu cầu sử dụng của đời sống, lại vừa có giá trị thẩm mĩ nhất định tùy theo loại hình. Các cố đô Hoa Lư, Huế đến nay vẩn là những khu danh thắng, du lịch đầy sức hấp dẫn. Những chùa Thầy, chùa Thiên Mụ… ngoài cái đẹp bản thân của kiến trúc chùa – tháp còn có những vị trí có thế ngám nhìn, phóng xa tầm mắt thấy được non xanh, nước biếc, cây cỏ tốt tươi, giang sơn gấm vóc… ở quanh ta.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên sẵn có để công trình kiến trúc dựa vào và làm đẹp mình lên, đồng thòi củng lại tô điểm cho bức tranh phong cảnh thêm phần mĩ lệ. Kiến trúc truyền thống Việt Nam còn biết tạo cảnh cho càng tươi đẹp: cây cố thụ xum xuê bên quán nghỉ, cổng làng; hồ nước trong xanh soi bóng tháp chùa, mái miếu; vườn hoa, khóm trúc trong ngôi nhà ớ dân gian. .. làm cho mối tương quan giữa kiến trúc và thiên nhiên càng thêm gắn bó hữu cơ.
4. Bố cục tương xứng – hài hòa, ti lệ tương xứng
Tạo hình nghệ thuật trong kiến trúc cổ Việt Nam thường là bố cục cân xứng – hài hòa: trong một quần thể kiến trúc cung điện hay tôn giáo tín ngưỡng thường đăng đối theo một trục dọc hoặc quy tụ vào một điểm. Hình thức mặt đứng công trình cũng được tạo dựng trên nguyên tắc bố cục tạo hình này đế gây hiêu quả thấm mĩ cho kiến trúc.
Đồng thòi, vận dụng khéo léo các yếu tố tạo hình: thống nhất và biến hóa, cân bằng và ổn định, tỉ lệ và tầm thước… kiến trúc cố Việt Nam có kích thước tương xứng với tầm vóc người Việt Nam, giữa kiến trúc và tống thế, giữa bộ phận này với bộ phận khác… mối quan hệ tỉ lệ hết sức được chú V đế tạo nên giá trị nghệ thuật kiến trúc.
5. Màu sắc trang trí đẹp mắt và giàu tính dân gian.
Màu sắc và trang trí tùy loại hình kiến trúc có sự khác biệt nhiều và ít, phưc tạp và đơn giản, song với những công trình có giá trị truyền thống đều là đẹp mắt. Màu sắc và các hoa văn trang trí, phù điêu, điêu khắc… tô điếm cho các kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng V. V… thành những tác phấm tạo hình hoàn chỉnh từ toàn cục đến chi tiết, từ trong đến ngoài… góp thêm không khí sinh động, vui tươi hoặc trang nghiêm, tĩnh mặc của công trình kiến trúc.
Màu sắc và trang trí trong kiến trúc cố truyền Việt Nam là do bàn tay tài hoa, đôi mắt tinh tường của người thợ thủ công Việt Nam đả thửa kế kinh nghiệm cha ông, không ngừng sáng tạo, do đó giàu tính dân gian, chân thực và đậm đà sắc thái dân tộc.
6. Khai thác và sứ dụng vật liệu địa phương là chủ yếu, hệ thống cấu trúc vững vàng, có tính khoa học – kinh tê cao
Kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam được tạo dựng phần lớn bằng vật liệu trong nước có sẵn do thiên nhiên ưu đãi, con người lao động khai thác, gia công với tre, gò, đá, gạch, ngói v.v… Hệ thống cấu trúc với vì khung cột gỗ là chu yếu và phố biến tuy có phần đơn điệu, ít biến đổi đời này sang đời khác song củng khá phong phú trong sáng tạo cấu kiện chi tiết và rất vững vàng trước thiên nhiên khắc nghiệt luôn giông tố, bão lụt của khí hậu Việt Nam.
Kết cấu bền vững của kiến trúc cổ truyền Việt Nam dựa trên cơ sơ tính toán và sử dụng hợp lí tính năng vật liệu, bố cục hình dạng và kích thước kiến trúc có cơ sớ nghệ thuật và tính khoa học rất rõ ràng để lại những công trình có giá trị cao, tiêu biếu từng thời đại lịch sứ.
Một góc của kinh thành Huế xưa đầy bản sắc
1. Kiến trúc có tính dân tộc và tính địa phương phong phú, có bản sắc riêng biệt
Trên cơ sở vị trí địa lí, đặc điểm khí hậu và kinh tế – xã hội đất nước ta, nền nghệ thuật tạo hình kiến trúc cổ và dán gian Việt Nam được xây dựng trong thời kì óng cha ta dựng nước và những triều đại xã hội phong kiến sau này đã đế lại một di sản không thật là đồ sộ vĩ đại, có tiếng tăm “kì quan” trên thế giới song cũng có bản sắc dân tộc riêng biệt, góp phần tạo nên bộ mặt và truyền thống “ngàn năm văn hiến” của đất nước Việt Nam. Đồng thời: bối cảnh cộng đồng nhiều dân tộc, tính địa phương đa dạng và phong phú củng khiến cho kiến trúc cổ truyền Việt Nam thật muôn hình muòn vẻ từ trang trí kiến trúc đến tạo hình nghệ thuật, từ vật liệu xây dựng đến phương thức kết cấu v.v…
2. Phong cách kiến trúc giản dị khiêm tốn, nhẹ nhàng , khoáng đạt phù hợp phong tục tập quán dân tộc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam
Xuất phát từ truyền thống văn hóa và tâm lí dân tộc, kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam trừ một số ít nhằm phục vụ thị hiếu và đời sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa phong kiến còn phần lớn có phong cách giản dị khiêm tốn, nhẹ nhàng – khoáng đạt mang tính chất dân tộc đậm đà, phản ánh đức tính giản dị và tâm hồn con người Việt Nam. Và sản phẩm văn hóa vật chất, đồng thời cũng là một thành tố quan trọng của văn hóa cổ truyền mà con người đã sáng tạo trong quá trình hoạt động của mình.
Công trình kiến trúc việt nam là “mẫu đề” quen thuộc, gắn liền vói thiên nhiên, ruộng đồng, cây tre, vườn quả, con thuyền, dòng sông và con người đất nước chúng ta. Kiến trúc cũng hòa lẫn trong làng xóm (thành phần chú yếu tạo nén làng xóm) phán ánh đời sống xã hội, phong tục tập quán, hội hè, rước lễ, tôn giáo tín ngưỡng… và lả thành quả sáng tạo – lao động của tập thể nhân dân lao động nén mang dấu ấn tình cảm chân chất, mộc mạc và bình dị của dân tộc rất rõ ràng. Bố cục tạo hình kiến trúc củng không nặng nề, bưng bít mà thường nhẹ nhàng, khoáng đạt với các giải pháp: hành lang, sân trong… để tránh nắng, che mưa, cải tạo vi khí hậu rất phủ hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
3. Vi trí địa hình kết hợp chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên
Trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam: Kinh đô của một triều đại phong kiến hay chùa chiền nhà Phật, lăng mộ của người đã chết hay ngôi nhà ở dân gian của người đang sống… cha ông chúng ta đều biết tìm tòi suy nghĩ lựa chọn vị trí, địa hình để công trình kiến trúc dựng lên mà thỏa mãn yêu cầu sử dụng của đời sống, lại vừa có giá trị thẩm mĩ nhất định tùy theo loại hình. Các cố đô Hoa Lư, Huế đến nay vẩn là những khu danh thắng, du lịch đầy sức hấp dẫn. Những chùa Thầy, chùa Thiên Mụ… ngoài cái đẹp bản thân của kiến trúc chùa – tháp còn có những vị trí có thế ngám nhìn, phóng xa tầm mắt thấy được non xanh, nước biếc, cây cỏ tốt tươi, giang sơn gấm vóc… ở quanh ta.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên sẵn có để công trình kiến trúc dựa vào và làm đẹp mình lên, đồng thòi củng lại tô điểm cho bức tranh phong cảnh thêm phần mĩ lệ. Kiến trúc truyền thống Việt Nam còn biết tạo cảnh cho càng tươi đẹp: cây cố thụ xum xuê bên quán nghỉ, cổng làng; hồ nước trong xanh soi bóng tháp chùa, mái miếu; vườn hoa, khóm trúc trong ngôi nhà ớ dân gian. .. làm cho mối tương quan giữa kiến trúc và thiên nhiên càng thêm gắn bó hữu cơ.
4. Bố cục tương xứng – hài hòa, ti lệ tương xứng
Tạo hình nghệ thuật trong kiến trúc cổ Việt Nam thường là bố cục cân xứng – hài hòa: trong một quần thể kiến trúc cung điện hay tôn giáo tín ngưỡng thường đăng đối theo một trục dọc hoặc quy tụ vào một điểm. Hình thức mặt đứng công trình cũng được tạo dựng trên nguyên tắc bố cục tạo hình này đế gây hiêu quả thấm mĩ cho kiến trúc.
Đồng thòi, vận dụng khéo léo các yếu tố tạo hình: thống nhất và biến hóa, cân bằng và ổn định, tỉ lệ và tầm thước… kiến trúc cố Việt Nam có kích thước tương xứng với tầm vóc người Việt Nam, giữa kiến trúc và tống thế, giữa bộ phận này với bộ phận khác… mối quan hệ tỉ lệ hết sức được chú V đế tạo nên giá trị nghệ thuật kiến trúc.
5. Màu sắc trang trí đẹp mắt và giàu tính dân gian.
Màu sắc và trang trí tùy loại hình kiến trúc có sự khác biệt nhiều và ít, phưc tạp và đơn giản, song với những công trình có giá trị truyền thống đều là đẹp mắt. Màu sắc và các hoa văn trang trí, phù điêu, điêu khắc… tô điếm cho các kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng V. V… thành những tác phấm tạo hình hoàn chỉnh từ toàn cục đến chi tiết, từ trong đến ngoài… góp thêm không khí sinh động, vui tươi hoặc trang nghiêm, tĩnh mặc của công trình kiến trúc.
Màu sắc và trang trí trong kiến trúc cố truyền Việt Nam là do bàn tay tài hoa, đôi mắt tinh tường của người thợ thủ công Việt Nam đả thửa kế kinh nghiệm cha ông, không ngừng sáng tạo, do đó giàu tính dân gian, chân thực và đậm đà sắc thái dân tộc.
6. Khai thác và sứ dụng vật liệu địa phương là chủ yếu, hệ thống cấu trúc vững vàng, có tính khoa học – kinh tê cao
Kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam được tạo dựng phần lớn bằng vật liệu trong nước có sẵn do thiên nhiên ưu đãi, con người lao động khai thác, gia công với tre, gò, đá, gạch, ngói v.v… Hệ thống cấu trúc với vì khung cột gỗ là chu yếu và phố biến tuy có phần đơn điệu, ít biến đổi đời này sang đời khác song củng khá phong phú trong sáng tạo cấu kiện chi tiết và rất vững vàng trước thiên nhiên khắc nghiệt luôn giông tố, bão lụt của khí hậu Việt Nam.
Kết cấu bền vững của kiến trúc cổ truyền Việt Nam dựa trên cơ sơ tính toán và sử dụng hợp lí tính năng vật liệu, bố cục hình dạng và kích thước kiến trúc có cơ sớ nghệ thuật và tính khoa học rất rõ ràng để lại những công trình có giá trị cao, tiêu biếu từng thời đại lịch sứ.
Sửa lần cuối: