8 hậu quả chưa biết của biến đổi khí hậu
Bạn biết hậu quả của việc Trái đất nóng lên rồi chứ gì? Khí hậu thay đổi, băng tan, nước biển dâng lên… Thế nhưng chắc bạn chưa nghĩ đên những vụ cháy rừng dữ dội, nhưng tảng băng dài đến vài chục kilomet biến mất, những cuộc di cư khổng lồ của thú rừng, những bệnh tật mới xuất hiện...
Những điều bạn chưa nghĩ đến không phải là ít đâu.
Băng sẽ biến mất và Nam Cực sẽ đầy hoa. (Ảnh: Internet).
Di cư về đồi núi
Nam cực đầy hoa
Khi Nam cực bị tan chảy, động thực vật ở vĩ tuyến thấp sẽ chịu tác động lớn do tiếp xúc trục tiếp với ánh sáng Mặt trời. Cây cối ở Nam cực đa số bị bao phủ quanh năm dưới lớp băng. Nay khi băng tan và mùa xuân đến sớm khiến chúng lộ ra trên mặt đất, đâm chồi và ra hoa. Nghiên cứu cho thấy sản phẩm của sự quang hợp là clorophyl trong những lớp đất hiện đại có hàm lượng cao hơn hẳn do với đất cổ, chứng tỏ rằng trong những năm qua thực vật Nam cực bắt đầu có sự phát triển bột phát.
Như mở nút tháo nước
Các nhà địa lý học cho biết 25 chiếc hồ tại Nam cực bị biến mất trong mấy thập kỷ qua và tạo ra những biến đổi lớn ở vùng cận cực. Nghiên cứu những nơi thiếu nước đã cho thấy tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu dưới lòng hồ bắt đầu tan chảy. Khi lớp đất đông cứng hàng triệu năm này bị tan ra, thì nước hồ qua các mạch nước đồng lọat thấm vào lòng đất giống như khi người ta mở chiếc nút bịt nước cho khỏi chảy khỏi bồn tắm. Khi 25 chiếc hồ không còn nữa thì các hệ sinh thái duy trì sự tồn tại của nó cũng mất theo.
Cuộc tan chảy lớn
Nhiệt độ Trái đất tăng, không chỉ làm tan chảy những sông băng, núi băng mà cả những lớp đất bị đóng băng vĩnh cửu dưới mặt đất. Hiện tượng này làm đất bị co lại, khiến cho bề mặt trở nên không bằng phẳng nữa, chỗ lõm xuống thành hố sâu, chỗ trồi lên thành đồi núi, có thể xa lộ, đường sá, nhà cửa trên mặt đất bị nứt gãy. Ở vùng núi cao, sự tan chảy tầng đất băng giá vĩnh cứu gây ra hiện tượng trượt đá, trượt bùn. Những phát hiện mới cho thấy chúng còn làm bùng phát các bệnh tiềm ẩn chẳng hạn bệnh đậu mùa có thể quay trở lại khi phát lộ những các thi hài cổ xưa bị chảy rữa cùng với đài nguyên (tundra).
Thích nghi để sống còn
Vì sự nóng lên của Trái đất làm mùa xuân đến sớm nên những loài chim có thể chẳng tìm được sâu để nuôi sống mình và giữ được những gen khoẻ mạnh cho thế hệ sau. Vì mới vừa bước vào năm mới cây cối đã đâm hoa kết quả trong khi theo tập quán như mọi năm chúng phải chờ đến thời gian nhất định mới di cư nên không kiếm được thức ăn. Những loài nào có khả năng chỉnh lại chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể và khởi hành cuộc “trường chinh” sớm mới có cơ hội thuận tiện hơn để sống sót và chuyển giao các thông tin di truyền cho thế hệ sau; bằng cách đó thay đổi dần cách sống cả một quần thể.
Đã hoang tàn thêm đổ nát
Trên thế giới, những đền đài, cung điện, phế tích lịch sử là những chứng tích của nền văn minh nhân loại, đang chịu những thử thách của thời gian. Trái đất nóng lên trở thành một kẻ phá hoại những dấu tích không có gì thay thế được này một cách trực tiếp. Các trận lụt lội gắn liền với sự thay đổi thời tiết đã làm hư hại nặng nề địa điểm Sukhothai, từng một thời là kinh đô của vương triều Thái.
Những vụ cháy rừng dữ dội
Một mặt làm tan băng và gây bão tố, mặt khác, hiện tượng nóng lên toàn cầu còn là nguyên nhân tực tiếp gây nên những vụ cháy rừng dữ dội. Trong những thập kỷ qua, các vụ cháy rừng ngày càng phổ biến hơn và kéo dài hơn. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa những vụ cháy không thể khống chế được với sự tăng nhiệt độ của môi trường và hiện tượng tuyết tan sớm trong các năm, khiến rừng trở nên khô hơn với thời gian lâu dài hơn khiến rừng dễ cháy hơn và cháy mãnh liệt hơn.
Theo Vietnamnet, Livescience