Hanamizuki
New member
- Xu
- 0
Thông minh thường được định nghĩa giống như tiềm năng trí tuệ của con người. Vậy nó là yếu tố di truyền hay kết quả của sự khuyến khích và chăm sóc đúng đắn? Chắc chắn là yếu tố di truyền đóng vai trò then chốt, thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của môi trường và các yếu tố xung quanh. Các nghiên cứu bước đầu cho thấy môi trường sống, quá trình học hỏi có tác động không nhỏ tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng cha mẹ có thể góp phần thúc đẩy nhận thức và phát triển trí não của trẻ.1. Âm nhạc
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Toronto, âm nhạc có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chỉ số IQ và tăng khả năng trí nhớ của trẻ. Hiệu quả của âm nhạc đối với từng lứa tuổi cũng khác nhau.
Vậy nên, tốt hơn hết nếu có điều kiện, cha mẹ hãy cho con học nhạc ngay từ nhỏ sẽ tốt hơn là trưởng thành rồi mới học.
2. Vận động
Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động thể thao ở trường hoặc có thể cùng con chơi các môn thể thao ở nhà.
3. Đọc sách báo
Phương pháp này đã được chứng minh và công nhận là phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy nhất trong việc giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức ở mọi độ tuổi.
Hãy giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách dù là ở trường hay ở nhà. Những cuốn truyện chỉ được phép đọc giải trí một một chừng mực nào đó, hãy khuyến khích con đọc các loại sách kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ… phù hợp lứa tuổi của con.
4. Chế độ ăn uống
Các loại thức ăn dinh dưỡng cao bao giờ cũng tốt hơn thức ăn béo, nhiều đường và những thứ quà vặt khác.
Khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí lực đặc biệt khi trẻ mới 1 – 2 tuổi. Nếu trẻ bị thiếu chất thì sức đề kháng sẽ yếu, dẫn đến bệnh tật và không đủ sức tham gia vào các hoạt động cũng như việc học tập.
5. Không bỏ ăn sáng
Hầu hết các nghiên cứu về sức khỏe đều chỉ ra rằng ăn sáng đều đặn sẽ cải thiện trí nhớ, sự tập trung và sự nhận thức.
Nếu thường xuyên bỏ bữa sáng, trẻ dễ có xu hướng mệt mỏi hơn và dễ cáu kỉnh và chậm chạp hơn những đứa trẻ không bỏ bữa sáng trong các hoạt động và học tập hàng ngày.
6. Các trò chơi mang tính trí tuệ
Các trò chơi như cờ, ô chữ, ô số, câu đố – tất cả đều mang tính chất rèn luyện trí não. Cha mẹ đừng ngại ngần khi đưa ra những vấn đề hóc búa và yêu cầu con giải quyết vấn đề đó.
Để con không nản chí, cha mẹ cần vừa gợi ý vừa giải thích để con biết tự lựa chọn lối suy nghĩ cách giải quyết của mình. Bằng cách này trẻ sẽ phải suy nghĩ và phát huy được trí thông minh.
7.Games
Loại trừ những loại game có tác dụng tiêu cực, một số game có thể giúp phát triển tư duy và kỹ năng tổ chức cũng như kích thích óc sáng tạo của trẻ.
Nhiều công ty đã và đang lập trình thể loại game video cho trẻ nhỏ, thậm chí cả trẻ mới chập chững biết đi để thúc đẩy kĩ năng vận động cũng như trí nhớ của chúng.
8. Kích thích sự tò mò
Các chuyên gia nói rằng những cha mẹ nào hay đặt ra cho con cái mình những câu hỏi và kích thích sự tò mò để con khám phá những ý tưởng mới thì sẽ giúp con phát huy được tinh thần học hỏi.Hãy ủng hộ những sở thích và niềm đam mê của trẻ bằng cách đặt câu hỏi và dạy trẻ những kỹ năng mới.
Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể cho trẻ đi du lịch để giải đáp những thắc mắc về trí tò mò cũng như sự ham hiểu biết của trẻ.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: