Tình trạng thấp kém của năng lực sản xuất khiến người ta có cảm giác rằng sản xuất là bộ phận duy nhất tạo nên giá trị. Nhưng thật ra, quá trình tạo ra giá trị của hàng hóa không chỉ diễn ra trong sản xuất mà còn, và ngày càng nhiều, trong lưu thông và tiêu thụ.
Đối với nền kinh tế hiện đại, đầu tàu phát triển là sức tiêu thụ, nói cho cùng là ham muốn tiêu thụ, chứ không phải là năng lực sản xuất.
Trong bài báo nhan đề "Sự thịnh vượng mới của các quốc gia" đăng trên Diễn đàn Doanh nghiệp, tôi có viết rằng sai lầm lớn nhất của chúng ta là sự duy trì quá lâu quan điểm trọng sản, trong khi trong nền kinh kế hiện nay sản xuất không còn giữ vai trò chủ chốt. Trong quá khứ, khi năng suất lao động thấp và khối lượng vật chất sản xuất còn rất ít so với nhu cầu, nhất là khi các
quốc gia tồn tại như những thế giới biệt lập, khả năng tăng cường năng lực sản suất là đầu tàu của nền kinh tế. Tình trạng thấp kém của năng lực sản xuất khiến người ta có cảm giác rằng sản xuất là bộ phận duy nhất tạo nên giá trị. Nhưng thật ra, quá trình tạo ra giá trị của hàng hóa không chỉ diễn ra trong sản xuất mà còn, và ngày càng nhiều, trong lưu thông và tiêu thụ. Trong bài báo nói trên, tôi cũng đưa ra ví dụ là việc bắt chước thói quen tắm biển của người phương Tây khiến chúng ta, thông qua du lịch, có thể “bán” các bãi cát tự nhiên, những khu rừng nguyên sinh, hình ảnh vịnh Hạ Long, những thứ chẳng có ai làm ra cả. Không những thế, chúng ta còn có thể “bán” thậm chí cả lễ Noel là thứ thuộc về nền văn hoá khác.
Nét văn hoá Việt Nam luôn hút du khách
Đối với nền kinh tế hiện đại, đầu tàu phát triển là sức tiêu thụ, nói cho cùng là ham muốn tiêu thụ, chứ không phải là năng lực sản xuất. Mặc dù còn có những khác biệt về trình độ ở các nước khác nhau, nhưng nhờ có toàn cầu hóa, năng lực sản xuất không còn thuộc về riêng một hay một vài quốc gia phát triển. Vì vậy, có thể nói rằng có nhu cầu, sẽ có sản xuất để cung ứng và sẽ có lưu thông phân phối. Chính vì thế, những nhu cầu tiêu thụ mới cần phải không ngừng tạo ra thông qua quảng cáo, ý thức hệ, văn hoá đại chúng và vô số con đường khác. Nếu theo dõi tình hình phát triển của các nước đang phát triển trong vài chục năm gần đây, chúng ta thấy rằng các nước đông dân ngày càng có nhiều lợi thế. Ở đây giá lao động không phải là yếu tố chính, một phần vì yếu tố này nhanh chóng mất đi khi quá trình phát triển dần dần tăng tốc, một phần vì giá nhân công cần phải gắn liền với chất lượng chuyên môn và các đặc điểm của thị trường địa phương. Lợi thế chủ yếu là nhờ tiềm năng tiêu thụ. Chính vì có sức mua ổn định và không ngừng tăng nhờ tâm lý thịnh vượng mà Trung Quốc đạt được những thành tựu ngoạn mục hiện nay. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng tám mươi lăm triệu người đang tràn đầy tinh thần lạc quan và ham muốn tiêu thụ là tài nguyên lớn nhất của VN.
Bên cạnh nguồn tài nguyên "nội địa" đó, ngay tại VN, chúng ta còn có thể khai thác một nguồn tài nguyên khác còn lớn hơn, đó là nhu cầu hưởng thụ của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là hàng trăm triệu người ở các quốc gia phát triển hơn. Khi cuộc sống của người dân đạt đến mức sung túc về vật chất, một điều không phải quá khó đạt đến ngay cả đối với một nước đi sau như VN, các nhu cầu du lịch giải trí sẽ chiếm phần ngày càng lớn trong chi tiêu của người dân. Đó chính là cơ hội vàng cho các quốc gia đang phát triển thu lợi để đi tắt vào nền kinh tế hiện đại mà không cần phải công nghiệp hoá toàn diện như trước đây. Thay vì lao vào một cuộc rượt đuổi công nghiệp hoá toàn diện một cách vô vọng, các nước đang phát triển chỉ nên lợi dụng các thành tựu công nghiệp hoá để hiện đại hoá đời sống xã hội và cơ sở kỹ thuật hạ tầng, nhằm khai thác một vài thế mạnh của mình. Theo tôi, chúng ta nên tập trung vào ba ngành: du lịch, an dưỡng và thể thao. Trong ba ngành này, ngành du lịch đã được nhiều người nói đến, ở đây tôi muốn đi sâu hơn vào hai ngành sau.
Ngành an dưỡng không nhằm mục đích khám chữa bệnh. Khách hàng của ngành an dưỡng trước hết là những người có tuổi, đã nghỉ hưu, có tiền, có thời gian, muốn được nghỉ ngơi, chăm sóc trong một môi trường trong sạch và thân thiện. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể là những người trẻ tuổi hơn, muốn tĩnh dưỡng sau khi ốm đau, hay đơn thuần chỉ là nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt mỏi. Ngành an dưỡng có một thị trường rất lớn và ngày càng lớn hơn. Điều này liên quan đến những thay đổi trong xã hội phương Tây nói riêng và của thế giới nói chung. Nói chung, kinh tế càng phát triển thì dân cư càng già đi. Lối sống hiện đại cũng khiến cho con người cảm thấy thiếu thốn mối quan hệ giữa người với người. Việc được hoà mình vào một môi trường còn nhiều nét truyền thống có thể đem đến cho con người niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc đời.
--------------------------------------------------------------------------------
* Du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh của tương lai bởi cả ba ngành này đều hướng đến các nhu cầu tinh thần. Nếu như các nhu cầu vật chất như ăn, uống, mặc đều hữu hạn, thì các nhu cầu tinh thần là vô hạn và không ngừng tăng lên.
* Đối với VN, chọn du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh mũi nhọn chính là đầu tư khôn ngoan, bởi nó cho phép biến những điểm yếu của chúng ta thành điểm mạnh.
--------------------------------------------------------------------------------
Khách hàng tiềm năng của ngành thể thao bao gồm cả người trẻ lẫn người già, cả người đang làm việc lẫn người về hưu. Cũng như ngành an dưỡng, ngành thể thao có một thị trường ngày càng lớn. Đời sống vật chất càng cao thì nhu cầu cũng như thời gian và tiền bạc chi cho việc chăm sóc thân thể càng lớn. Sự dư thừa chất dinh dưỡng, lối làm việc ít vận động trong các văn phòng, sự thừa thãi của thang máy, xe hơi, điện thoại và vô số các tiện nghi khác cũng khiến cho nhu cầu tập luyện thân thể ngày càng bức thiết hơn. Đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, chúng ta thấy ở đâu cũng có sân vận động, bể bơi, tổ hợp thể thao. Các dụng cụ tập luyện rất đa dạng và đắt tiền. Với rừng, biển, ánh nắng, sông hồ và sự mến khách của mình, nếu biết đầu tư hợp lý và quảng bá khôn khéo, chúng ta có thể biến VN thành nơi luyện thể thao cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống khoẻ mạnh và lành mạnh.
Du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh của tương lai bởi cả ba ngành này đều hướng đến các nhu cầu tinh thần. Nếu như các nhu cầu vật chất như ăn, uống, mặc đều hữu hạn, thì các nhu cầu tinh thần là vô hạn và không ngừng tăng lên. Chẳng hạn, vì con người không thể uống vài chục cốc cà phê, hay ăn vài cân gạo mỗi ngày, việc chúng ta trồng thêm nhiều cà phê hay xuất khẩu nhiều gạo sẽ dẫn đến sự giảm giá cà phê và gạo. Kết quả là càng sản xuất nhiều chúng ta lại càng thu được ít lợi nhuận. Các nhu cầu tinh thần thì khác. Trong tương lai, tôi tin rằng doanh số của ba ngành này sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế thế giới.
Du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh của tương lai còn bởi vì đây là ba ngành kinh tế thân thiện với môi trường và xã hội. Sự đầu tư lớn nhất cho ba ngành ngày không phải là khách sạn hay đường xá mà là những vườn cây xanh, bầu không khí trong lành, những buổi sáng yên tĩnh, sự an toàn về người và của, thái độ chu đáo và hiếu khách của nhân viên, thái độ ứng xử văn hóa của người dân bản địa.
Đối với VN, chọn du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh mũi nhọn chính là các đầu tư khôn ngoan, bởi nó cho phép biến những điểm yếu của chúng ta thành điểm mạnh. Hơn nữa, nó cho phép chúng ta đầu tư một lần để đạt được hai mục đích. Nếu chúng ta trồng cây xanh, xây nhà đẹp, giữ không khí trong lành, thì trước hết đó là vì cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta dạy dỗ con em mình ứng xử văn minh, xây dựng một xã hội an toàn và thân thiện, thì đó trước hết chúng ta muốn mình được sống trong một xã hội văn minh và thân thiện. Nhưng cây xanh, nhà đẹp, không khí trong lành và nếp sống văn minh cũng là thứ hấp dẫn khách hàng của chúng ta đến đây để ngắm nhìn, nghỉ ngơi, hít thở và trả tiền. Như thế, không chỉ đầu tư cho nhà hàng, khách sạn và đường xá, mà cả đầu tư cho giáo dục, văn học hay an ninh công cộng cũng đồng thời là đầu tư để kinh doanh. Như thế, khẩu hiệu chính trị của toàn Đảng toàn dân: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" cũng là khẩu hiệu kinh tế.
Theo tôi, đó chính là cách đi của VN. Đó chính là nền kinh tế tri thức của VN.
Đối với nền kinh tế hiện đại, đầu tàu phát triển là sức tiêu thụ, nói cho cùng là ham muốn tiêu thụ, chứ không phải là năng lực sản xuất.
Trong bài báo nhan đề "Sự thịnh vượng mới của các quốc gia" đăng trên Diễn đàn Doanh nghiệp, tôi có viết rằng sai lầm lớn nhất của chúng ta là sự duy trì quá lâu quan điểm trọng sản, trong khi trong nền kinh kế hiện nay sản xuất không còn giữ vai trò chủ chốt. Trong quá khứ, khi năng suất lao động thấp và khối lượng vật chất sản xuất còn rất ít so với nhu cầu, nhất là khi các
quốc gia tồn tại như những thế giới biệt lập, khả năng tăng cường năng lực sản suất là đầu tàu của nền kinh tế. Tình trạng thấp kém của năng lực sản xuất khiến người ta có cảm giác rằng sản xuất là bộ phận duy nhất tạo nên giá trị. Nhưng thật ra, quá trình tạo ra giá trị của hàng hóa không chỉ diễn ra trong sản xuất mà còn, và ngày càng nhiều, trong lưu thông và tiêu thụ. Trong bài báo nói trên, tôi cũng đưa ra ví dụ là việc bắt chước thói quen tắm biển của người phương Tây khiến chúng ta, thông qua du lịch, có thể “bán” các bãi cát tự nhiên, những khu rừng nguyên sinh, hình ảnh vịnh Hạ Long, những thứ chẳng có ai làm ra cả. Không những thế, chúng ta còn có thể “bán” thậm chí cả lễ Noel là thứ thuộc về nền văn hoá khác.
Nét văn hoá Việt Nam luôn hút du khách
Đối với nền kinh tế hiện đại, đầu tàu phát triển là sức tiêu thụ, nói cho cùng là ham muốn tiêu thụ, chứ không phải là năng lực sản xuất. Mặc dù còn có những khác biệt về trình độ ở các nước khác nhau, nhưng nhờ có toàn cầu hóa, năng lực sản xuất không còn thuộc về riêng một hay một vài quốc gia phát triển. Vì vậy, có thể nói rằng có nhu cầu, sẽ có sản xuất để cung ứng và sẽ có lưu thông phân phối. Chính vì thế, những nhu cầu tiêu thụ mới cần phải không ngừng tạo ra thông qua quảng cáo, ý thức hệ, văn hoá đại chúng và vô số con đường khác. Nếu theo dõi tình hình phát triển của các nước đang phát triển trong vài chục năm gần đây, chúng ta thấy rằng các nước đông dân ngày càng có nhiều lợi thế. Ở đây giá lao động không phải là yếu tố chính, một phần vì yếu tố này nhanh chóng mất đi khi quá trình phát triển dần dần tăng tốc, một phần vì giá nhân công cần phải gắn liền với chất lượng chuyên môn và các đặc điểm của thị trường địa phương. Lợi thế chủ yếu là nhờ tiềm năng tiêu thụ. Chính vì có sức mua ổn định và không ngừng tăng nhờ tâm lý thịnh vượng mà Trung Quốc đạt được những thành tựu ngoạn mục hiện nay. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng tám mươi lăm triệu người đang tràn đầy tinh thần lạc quan và ham muốn tiêu thụ là tài nguyên lớn nhất của VN.
Bên cạnh nguồn tài nguyên "nội địa" đó, ngay tại VN, chúng ta còn có thể khai thác một nguồn tài nguyên khác còn lớn hơn, đó là nhu cầu hưởng thụ của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là hàng trăm triệu người ở các quốc gia phát triển hơn. Khi cuộc sống của người dân đạt đến mức sung túc về vật chất, một điều không phải quá khó đạt đến ngay cả đối với một nước đi sau như VN, các nhu cầu du lịch giải trí sẽ chiếm phần ngày càng lớn trong chi tiêu của người dân. Đó chính là cơ hội vàng cho các quốc gia đang phát triển thu lợi để đi tắt vào nền kinh tế hiện đại mà không cần phải công nghiệp hoá toàn diện như trước đây. Thay vì lao vào một cuộc rượt đuổi công nghiệp hoá toàn diện một cách vô vọng, các nước đang phát triển chỉ nên lợi dụng các thành tựu công nghiệp hoá để hiện đại hoá đời sống xã hội và cơ sở kỹ thuật hạ tầng, nhằm khai thác một vài thế mạnh của mình. Theo tôi, chúng ta nên tập trung vào ba ngành: du lịch, an dưỡng và thể thao. Trong ba ngành này, ngành du lịch đã được nhiều người nói đến, ở đây tôi muốn đi sâu hơn vào hai ngành sau.
Ngành an dưỡng không nhằm mục đích khám chữa bệnh. Khách hàng của ngành an dưỡng trước hết là những người có tuổi, đã nghỉ hưu, có tiền, có thời gian, muốn được nghỉ ngơi, chăm sóc trong một môi trường trong sạch và thân thiện. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể là những người trẻ tuổi hơn, muốn tĩnh dưỡng sau khi ốm đau, hay đơn thuần chỉ là nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt mỏi. Ngành an dưỡng có một thị trường rất lớn và ngày càng lớn hơn. Điều này liên quan đến những thay đổi trong xã hội phương Tây nói riêng và của thế giới nói chung. Nói chung, kinh tế càng phát triển thì dân cư càng già đi. Lối sống hiện đại cũng khiến cho con người cảm thấy thiếu thốn mối quan hệ giữa người với người. Việc được hoà mình vào một môi trường còn nhiều nét truyền thống có thể đem đến cho con người niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc đời.
--------------------------------------------------------------------------------
* Du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh của tương lai bởi cả ba ngành này đều hướng đến các nhu cầu tinh thần. Nếu như các nhu cầu vật chất như ăn, uống, mặc đều hữu hạn, thì các nhu cầu tinh thần là vô hạn và không ngừng tăng lên.
* Đối với VN, chọn du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh mũi nhọn chính là đầu tư khôn ngoan, bởi nó cho phép biến những điểm yếu của chúng ta thành điểm mạnh.
--------------------------------------------------------------------------------
Khách hàng tiềm năng của ngành thể thao bao gồm cả người trẻ lẫn người già, cả người đang làm việc lẫn người về hưu. Cũng như ngành an dưỡng, ngành thể thao có một thị trường ngày càng lớn. Đời sống vật chất càng cao thì nhu cầu cũng như thời gian và tiền bạc chi cho việc chăm sóc thân thể càng lớn. Sự dư thừa chất dinh dưỡng, lối làm việc ít vận động trong các văn phòng, sự thừa thãi của thang máy, xe hơi, điện thoại và vô số các tiện nghi khác cũng khiến cho nhu cầu tập luyện thân thể ngày càng bức thiết hơn. Đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, chúng ta thấy ở đâu cũng có sân vận động, bể bơi, tổ hợp thể thao. Các dụng cụ tập luyện rất đa dạng và đắt tiền. Với rừng, biển, ánh nắng, sông hồ và sự mến khách của mình, nếu biết đầu tư hợp lý và quảng bá khôn khéo, chúng ta có thể biến VN thành nơi luyện thể thao cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống khoẻ mạnh và lành mạnh.
Du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh của tương lai bởi cả ba ngành này đều hướng đến các nhu cầu tinh thần. Nếu như các nhu cầu vật chất như ăn, uống, mặc đều hữu hạn, thì các nhu cầu tinh thần là vô hạn và không ngừng tăng lên. Chẳng hạn, vì con người không thể uống vài chục cốc cà phê, hay ăn vài cân gạo mỗi ngày, việc chúng ta trồng thêm nhiều cà phê hay xuất khẩu nhiều gạo sẽ dẫn đến sự giảm giá cà phê và gạo. Kết quả là càng sản xuất nhiều chúng ta lại càng thu được ít lợi nhuận. Các nhu cầu tinh thần thì khác. Trong tương lai, tôi tin rằng doanh số của ba ngành này sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế thế giới.
Du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh của tương lai còn bởi vì đây là ba ngành kinh tế thân thiện với môi trường và xã hội. Sự đầu tư lớn nhất cho ba ngành ngày không phải là khách sạn hay đường xá mà là những vườn cây xanh, bầu không khí trong lành, những buổi sáng yên tĩnh, sự an toàn về người và của, thái độ chu đáo và hiếu khách của nhân viên, thái độ ứng xử văn hóa của người dân bản địa.
Đối với VN, chọn du lịch, an dưỡng và thể thao là ba ngành kinh doanh mũi nhọn chính là các đầu tư khôn ngoan, bởi nó cho phép biến những điểm yếu của chúng ta thành điểm mạnh. Hơn nữa, nó cho phép chúng ta đầu tư một lần để đạt được hai mục đích. Nếu chúng ta trồng cây xanh, xây nhà đẹp, giữ không khí trong lành, thì trước hết đó là vì cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta dạy dỗ con em mình ứng xử văn minh, xây dựng một xã hội an toàn và thân thiện, thì đó trước hết chúng ta muốn mình được sống trong một xã hội văn minh và thân thiện. Nhưng cây xanh, nhà đẹp, không khí trong lành và nếp sống văn minh cũng là thứ hấp dẫn khách hàng của chúng ta đến đây để ngắm nhìn, nghỉ ngơi, hít thở và trả tiền. Như thế, không chỉ đầu tư cho nhà hàng, khách sạn và đường xá, mà cả đầu tư cho giáo dục, văn học hay an ninh công cộng cũng đồng thời là đầu tư để kinh doanh. Như thế, khẩu hiệu chính trị của toàn Đảng toàn dân: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" cũng là khẩu hiệu kinh tế.
Theo tôi, đó chính là cách đi của VN. Đó chính là nền kinh tế tri thức của VN.