Hà Nội Honey

Du lịch tự túc Lục Ngạn, Bắc Giang

Lục Ngạn là miền trung du miền núi phía Bắc. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi địa hình tương đối bằng phẳng, có đồng bằng nhỏ dọc các sông, giữa các dãy núi. Các núi nhỏ và cao vừa. Bên cạnh đó, đất đai trù phú thích hợp canh tác cây ăn quả, cây rừng lấy gỗ, thảo dược qui mô lớn.
Lục Ngạn (Bắc Giang) là vùng đất màu mỡ được được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của người dân đã tạo nên một vùng hoa thơm trái ngọt nổi tiếng. Đó là các đặc sản trứ danh như cam lòng vàng, cam ngọt, bưởi da xanh, bưởi ngọt, bưởi hoàng, vải thiều Lục Ngạn. Các sản phẩm khác cũng rất nổi tiếng là mỳ Chũ, mật ong hoa vải thiều…

Mật ong Lục Ngạn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về địa lý, thiên nhiên, con người Lục Ngạn… nhé.

  1. Địa lý
Nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía đông, huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng: vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã. Trong đó:
  • Phía đông và phía nam giáp huyện Sơn Động
  • Phía tây giáp huyện Lục Nam và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
  • Phía bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Lộc Bình thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Lục Ngạn là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bắc Giang, có địa hình đồi và núi xen lẫn.

2. Khí hậu

Lục Ngạn nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo đó, có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của miền núi, khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Nhiệt độ trung bình là 23,5 °C, ít chịu ảnh hưởng của bão. Có nguồn nước dồi dào từ sông Lục Nam, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và đập Thum…

Khí hậu Lục Ngạn có đặc điểm lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, độ ẩm không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình. Đây là những yếu tố thuận lợi cho cây ăn quả (đặc biệt là vải thiều) ra sai hoa, đậu quả nhiều.

3. Địa hình

Địa hình vùng núi cao


Địa hình vùng núi cao ở Lục Ngạn chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm 12 xã. Các xã đó là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Đây là vùng địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, độ dốc lớn, độ cao trung bình 300 – 400 m, nơi thấp nhất cao 170 mm so với mực nước biển.

Vùng núi cao có độ dốc trung bình >25 độ, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng, chủ yếu là rừng tự nhiên.

Dân cư chủ yếu là dân tộc ít người, mật độ dân số thấp, kinh tế chưa phát triển, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả

Địa hình vùng núi thấp

Bao gồm 17 xã và 1 thị trấn. Diện tích chiếm hơn 40% toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình, độ cao trung bình 80 – 120 m so với mực nước biển.

Đất đai phần lớn là đồi thoải, thích hợp trồng các cây ăn quả như hồng, nhãn, vải thiều… Đặc biệt là vải thiều, đã trở thành vùng chuyên canh lớn nhất miền Bắc với thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, mật ong hoa vải thiều.


4. Hành chính

Huyện Lục Ngạn có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Chũ (huyện lỵ) và 28 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu.



Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn, Bắc Giang

Trung tâm huấn luyện Cấm Sơn nằm trên địa bàn huyện và không thuộc về xã nào.

5. Kinh tế

Nền kinh tế của huyện tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn quả, điển hình là vải thiều, nhãn, hồng, na… Có nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp sang các nước.

Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần… Ngoài ra, có danh lam thắng cảnh như đền Hả, chùa Khánh Vân, chùa Am Vãi (Biềng, xã Nam Dương).

6. Khái quát lịch sử, văn hoá, con người Lục Ngạn

Lục Ngạn là nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc thiểu số (Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan) đan xen giữa các thôn bản, làng phố tạo nên sự giao toa văn hoá đặc sắc. Những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn như: trang phục, phong tục, các làn điệu dân ca, hát đối…

Đây là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, hội thụ những giá trị lịch sử, văn hoá đa dạng của văn hoá cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Huyện Lục Ngạn là nơi có bề dày truyền thống lịch sử – văn hoá với 01 di tích lịch sử cấp quốc gia (Đền Hả, thuộc xã Hồng Giang, Lục Ngạn); 40 di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây cũng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có thể phát triển du lịch.

Có rất nhiều lễ hội dân gian ở Lục Ngạn, tiêu biểu như lễ hội Đền Hả, hội chùa Khánh Vân – đền Quan Quận, ngày hội văn hoá – thể thao huyện Lục Ngạn…

7. Làng nghề

Ngoài thế mạnh về cây vải thiều thì huyện Lục Ngạn cũng có thêm một số làng nghề. Sản phẩm của làng nghề nơi đây còn là đặc sản của huyện thậm chí còn nổi tiếng cả vùng và các tỉnh lân cận được nhiều người biết đến và thích thú như:
  • Mỳ gạo, mì bánh đa Thủ Dương
  • Thu gom, buôn bán mì gạo, nông sản Chũ
  • Xôi dẻo, xôi màu Phi Điền
  • Làng nghề sinh vật cảnh thôn Bồng
  • Ong, mật ong hoa vải Nghĩa Hồ
  • Rượu men lá Kiên Thành
  • Trồng vải thiều rộng rãi ở nhiều xã.

Với nhiều những ưu đãi được ban tặng, Lục Ngạn đang đứng trước nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đầy thuận lợi nhưng cũng không kém phần thách thức. Nhất là phát triển du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói này.


Nguồn: tổng hợp
 

Media information

Category
Ẩm thực
Added by
Hà Nội Honey
Date added
View count
669
Comment count
1
Bình chọn
0.00 star(s) 0 ratings

Image metadata

Filename
Du lịch 98.jpg
File size
59.4 KB
Dimensions
960px x 544px

Share this media

Top