Mới qua FB, bắt gặp những hình ảnh miền Trung sau thiên tai vừa qua...
'' Đã có thể tìm thấy đâu đó những nụ cười hay những nét mặt bớt buồn đau. Dù thế nào thì vẫn phải sống.!! ''
Cả miền Trung chạy lũ
Trong hơn một tuần, những cơn mưa lớn với lượng mưa trên 300mm liên tục đổ xuống các địa phương từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên. Những ngôi làng ven sông sống trong sợ hãi vì mưa lũ bây giờ luôn đến bất ngờ và dữ dội. Trong màn mưa mịt mù vẫn tiếp tục mạnh lên, những bản tin dự báo thời tiết làm cho người dân thêm lo âu khi khẳng định miền Trung sẽ chịu những cơn lũ đặc biệt lớn.
Những vùng thường có lũ vì gần các con sông lớn như sông Ba (Phú Yên), sông Vu Gia (Quảng Nam) đã ngập cục bộ từ vài ba ngày trước. Tại Quảng Nam, những ngày qua lụt đã vây bủa Đại Lộc, Duy Xuyên khiến giao thông lên miền núi của tỉnh bị ách suốt một tuần. Tại Hội An, sáng ngày 16/12, nước ngập đến bụng người trên đường Nguyễn Thái Học - một hiện tượng chưa từng thấy tuy Hội An năm nào cũng có lụt.
Tình trạng này dấy nên nỗi lo ngại khi các đô thị như Huế, Hội An, Tam Kỳ, Tuy Hòa đều ngập từ một mét trở lên, đánh dấu một giai đoạn con người phải đối mặt với những vấn đề mới từ thiên tai khi chính dân các đô thị cũng phải chạy lũ.
Tại sao sau ngày 23 tháng 10 Âm lịch vẫn có mưa gây lụt lớn? Phải chăng biến đổi khí hậu đã bắt đầu “ra tay” tại miền Trung - nơi mà tỷ lệ phá rừng cao nhất nước do hàng chục năm khai hoang và chục năm “ào ào phá rừng làm thủy điện?
Người dân Huế sống trong tâm trạng lo sợ khi bản tin truyền hình cho biết mưa vẫn tiếp tục lớn ở vùng đầu nguồn và ở 3 hồ thủy điện và thủy lợi chính của tỉnh, lượng nước xả về hạ du bằng với lượng nước đổ về hồ. Trong đó thủy điện Hương Điền xả khoảng 1.900m3/giây, thủy điện Bình Điền xả khoảng 1.100m3/giây, thủy lợi Tả Trạch xả khoảng 700m3/giây.
Nước trên sông Hương tại Huế ở mức 2,8m, dưới báo động 3 0,7m, trên sông Bồ ở Hương Trà 4,5m, tương đương báo động 3, và trên sông Ô Lâu tại Phong Điền xấp xỉ 2m... Nếu như sống tại chỗ, sẽ hiểu đó là những con số đe dọa đến tính mạng và tài sản người dân thế nào.
Cảnh dân nghèo trong lũ giữa mùa đông thật thảm hại. Và thật đau lòng khi trong giá rét người dân vẫn phải chèo con thuyền bé mỏng ra giữa mênh mông đồng nước vớt vát chút nông sản sót lại trong nước lũ. Số nông sản đó rất có giá khi lũ đã cuốn đi tất cả rau màu.
Lại có người nghèo vì cần chút gỗ trôi về từ thượng nguồn đã liều mạng ra giữa sông đón vớt, năm nào cũng bị tai nạn lật thuyền, chết người rất thương tâm.
Thiên tai và nhân tai cùng giáng họa
Sáng ngày 16/12, công điện của Thủ tướng nêu rõ: “Đây là đợt mưa lớn, trong khi dung tích trữ của nhiều hồ chứa nước đã cơ bản đạt mức thiết kế nên sẽ phải xả lũ, đồng thời khu vực này đã bị ngập lụt nhiều ngày trong các đợt lũ vừa qua. UBND các tỉnh phải triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ theo bốn phương châm tại chỗ và cấp báo động; triển khai các phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; phối hợp chặt chẽ với chủ hồ kiểm tra, chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa, góp phần cắt lũ cho hạ du”.
Cách đây 8 năm, tại Đà Nẵng đã có một hội nghị đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vào vùng ven biển miền Trung, đặc biệt là gây mưa lũ bất thường, xói lở mất đất sản xuất, phá hủy các công trình dân sinh ven biển. Các nhà khoa học đã đề nghị Chính phủ đầu tư cho công trình nghiên cứu đưa ra bản đồ lũ lụt các cấp độ cho các địa phương, tiếp đó sẽ có những phương án ứng phó với biến đổi khí hậu trong đời sống, sản xuất, đầu tư của từng vùng.
Tuy nhiên cho đến nay bản đồ lũ lụt chưa thấy đâu thì việc xuất hiện các công trình thủy điện dày đặc ở vùng núi của miền Trung đã góp phần làm cho tình trạng lũ lụt thêm khốc hại. Ví dụ tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 62 công trình thủy điện, đến nay đã có 47 công trình đã và đang hoàn thành. Diện tích rừng bị phá để làm thủy điện dù có yêu cầu phải trồng trở lại, chủ những nhà máy thủy điện đều đưa ra nhiệm vụ giúp hạ lưu cắt lũ, giảm thiểu thiên tai, nhưng rừng chẳng thấy đâu, mỗi khi mưa trên diện rộng và lưu lượng lớn thì thủy điện phải xả lũ làm cho hạ lưu thêm phần khốn đốn.
Và thực tế ai cũng hiểu nước ta đang trả giá cho lối phát triển cục bộ, ngành nào lo ngành nấy, làm thủy điện đầu nguồn sông Thu Bồn không cần nghĩ Di sản Văn hóa Thế giới Hội An ở cuối nguồn bị đe dọa, không nghĩ cơ sở hạ tầng ngành du lịch bị thiệt hại.
Người dân cả nước lại nắm chặt tay nhau
Lũ lụt một tuần giữa tháng 12, tỉnh Bình Định thiệt hại một nghìn tỷ đồng. Con số này được ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định xác nhận qua thư kêu gọi đồng bào cả nước hỗ trợ người dân Bình Định trong khó khăn trước mắt do thiên tai.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các cơ sở thiện nguyện đang kêu gọi bà con đóng góp tiền mặt và lương thực, thực phẩm, quần áo, đồ dùng để giúp đỡ đồng bào miền Trung, và nhiều chuyến hàng cứu trợ đã đến được một số vùng. Trên mạng xã hội, tràn ngập các nhóm thiện nguyện gọi người thân, bạn bè nhanh chóng giúp đỡ đồng bào vùng mưa lũ.
Những chuyện thương tâm, những chuyện cứu trợ cảm động cứ theo về trong mỗi lúc mâm cơm gia đình dọn ra ở nơi ấm áp bình an. Một nhà báo gọi bạn bè trên mạng xã hội: “Mai nhóm mình sẽ đi Bình Định. Đồng nghiệp báo bà con mình lạnh và đói. Các bạn nếu góp tay thì chọn lựa quần áo sạch để bà con dùng ngay”. Những lời kêu gọi đó thật giản dị và nhỏ bé trong cái dữ dằn tàn phá của thiên tai. Những đoàn cứu trợ sẽ lên đường, những mì gói, thực phẩm khô, đồ hộp, thuốc khử trùng nước kịp thời đến với vùng lũ. Giá trị tốt đẹp của người Việt nổi lên rất rõ, rất nhân văn mỗi khi đồng bào bị hoạn nạn.
Đài Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát đi bản tin miền Trung sẽ tiếp tục mưa lớn trong hai ngày cuối tuần. Những hồ chứa nước của các công trình thủy điện cũng sẽ kéo dài trình tự xả lũ. Bà con đang di tản ra khỏi vùng nguy hiểm, bảo quản tài sản. Thiên tai và nhân tai sẽ còn đó, sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến đời sống dân sinh. Đó cũng một phần trả giá cho “phát triển nóng”.
Cám ơn [you] rất nhiều!!!
___ Bài viết có sưu tầm ảnh + video
'' Đã có thể tìm thấy đâu đó những nụ cười hay những nét mặt bớt buồn đau. Dù thế nào thì vẫn phải sống.!! ''
Cả miền Trung chạy lũ
Trong hơn một tuần, những cơn mưa lớn với lượng mưa trên 300mm liên tục đổ xuống các địa phương từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên. Những ngôi làng ven sông sống trong sợ hãi vì mưa lũ bây giờ luôn đến bất ngờ và dữ dội. Trong màn mưa mịt mù vẫn tiếp tục mạnh lên, những bản tin dự báo thời tiết làm cho người dân thêm lo âu khi khẳng định miền Trung sẽ chịu những cơn lũ đặc biệt lớn.
Những vùng thường có lũ vì gần các con sông lớn như sông Ba (Phú Yên), sông Vu Gia (Quảng Nam) đã ngập cục bộ từ vài ba ngày trước. Tại Quảng Nam, những ngày qua lụt đã vây bủa Đại Lộc, Duy Xuyên khiến giao thông lên miền núi của tỉnh bị ách suốt một tuần. Tại Hội An, sáng ngày 16/12, nước ngập đến bụng người trên đường Nguyễn Thái Học - một hiện tượng chưa từng thấy tuy Hội An năm nào cũng có lụt.
Tình trạng này dấy nên nỗi lo ngại khi các đô thị như Huế, Hội An, Tam Kỳ, Tuy Hòa đều ngập từ một mét trở lên, đánh dấu một giai đoạn con người phải đối mặt với những vấn đề mới từ thiên tai khi chính dân các đô thị cũng phải chạy lũ.
Tại sao sau ngày 23 tháng 10 Âm lịch vẫn có mưa gây lụt lớn? Phải chăng biến đổi khí hậu đã bắt đầu “ra tay” tại miền Trung - nơi mà tỷ lệ phá rừng cao nhất nước do hàng chục năm khai hoang và chục năm “ào ào phá rừng làm thủy điện?
Người dân Huế sống trong tâm trạng lo sợ khi bản tin truyền hình cho biết mưa vẫn tiếp tục lớn ở vùng đầu nguồn và ở 3 hồ thủy điện và thủy lợi chính của tỉnh, lượng nước xả về hạ du bằng với lượng nước đổ về hồ. Trong đó thủy điện Hương Điền xả khoảng 1.900m3/giây, thủy điện Bình Điền xả khoảng 1.100m3/giây, thủy lợi Tả Trạch xả khoảng 700m3/giây.
Nước trên sông Hương tại Huế ở mức 2,8m, dưới báo động 3 0,7m, trên sông Bồ ở Hương Trà 4,5m, tương đương báo động 3, và trên sông Ô Lâu tại Phong Điền xấp xỉ 2m... Nếu như sống tại chỗ, sẽ hiểu đó là những con số đe dọa đến tính mạng và tài sản người dân thế nào.
Cảnh dân nghèo trong lũ giữa mùa đông thật thảm hại. Và thật đau lòng khi trong giá rét người dân vẫn phải chèo con thuyền bé mỏng ra giữa mênh mông đồng nước vớt vát chút nông sản sót lại trong nước lũ. Số nông sản đó rất có giá khi lũ đã cuốn đi tất cả rau màu.
Lại có người nghèo vì cần chút gỗ trôi về từ thượng nguồn đã liều mạng ra giữa sông đón vớt, năm nào cũng bị tai nạn lật thuyền, chết người rất thương tâm.
Thiên tai và nhân tai cùng giáng họa
Sáng ngày 16/12, công điện của Thủ tướng nêu rõ: “Đây là đợt mưa lớn, trong khi dung tích trữ của nhiều hồ chứa nước đã cơ bản đạt mức thiết kế nên sẽ phải xả lũ, đồng thời khu vực này đã bị ngập lụt nhiều ngày trong các đợt lũ vừa qua. UBND các tỉnh phải triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ theo bốn phương châm tại chỗ và cấp báo động; triển khai các phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; phối hợp chặt chẽ với chủ hồ kiểm tra, chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa, góp phần cắt lũ cho hạ du”.
Cách đây 8 năm, tại Đà Nẵng đã có một hội nghị đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vào vùng ven biển miền Trung, đặc biệt là gây mưa lũ bất thường, xói lở mất đất sản xuất, phá hủy các công trình dân sinh ven biển. Các nhà khoa học đã đề nghị Chính phủ đầu tư cho công trình nghiên cứu đưa ra bản đồ lũ lụt các cấp độ cho các địa phương, tiếp đó sẽ có những phương án ứng phó với biến đổi khí hậu trong đời sống, sản xuất, đầu tư của từng vùng.
Tuy nhiên cho đến nay bản đồ lũ lụt chưa thấy đâu thì việc xuất hiện các công trình thủy điện dày đặc ở vùng núi của miền Trung đã góp phần làm cho tình trạng lũ lụt thêm khốc hại. Ví dụ tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 62 công trình thủy điện, đến nay đã có 47 công trình đã và đang hoàn thành. Diện tích rừng bị phá để làm thủy điện dù có yêu cầu phải trồng trở lại, chủ những nhà máy thủy điện đều đưa ra nhiệm vụ giúp hạ lưu cắt lũ, giảm thiểu thiên tai, nhưng rừng chẳng thấy đâu, mỗi khi mưa trên diện rộng và lưu lượng lớn thì thủy điện phải xả lũ làm cho hạ lưu thêm phần khốn đốn.
Và thực tế ai cũng hiểu nước ta đang trả giá cho lối phát triển cục bộ, ngành nào lo ngành nấy, làm thủy điện đầu nguồn sông Thu Bồn không cần nghĩ Di sản Văn hóa Thế giới Hội An ở cuối nguồn bị đe dọa, không nghĩ cơ sở hạ tầng ngành du lịch bị thiệt hại.
Người dân cả nước lại nắm chặt tay nhau
Lũ lụt một tuần giữa tháng 12, tỉnh Bình Định thiệt hại một nghìn tỷ đồng. Con số này được ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định xác nhận qua thư kêu gọi đồng bào cả nước hỗ trợ người dân Bình Định trong khó khăn trước mắt do thiên tai.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các cơ sở thiện nguyện đang kêu gọi bà con đóng góp tiền mặt và lương thực, thực phẩm, quần áo, đồ dùng để giúp đỡ đồng bào miền Trung, và nhiều chuyến hàng cứu trợ đã đến được một số vùng. Trên mạng xã hội, tràn ngập các nhóm thiện nguyện gọi người thân, bạn bè nhanh chóng giúp đỡ đồng bào vùng mưa lũ.
Những chuyện thương tâm, những chuyện cứu trợ cảm động cứ theo về trong mỗi lúc mâm cơm gia đình dọn ra ở nơi ấm áp bình an. Một nhà báo gọi bạn bè trên mạng xã hội: “Mai nhóm mình sẽ đi Bình Định. Đồng nghiệp báo bà con mình lạnh và đói. Các bạn nếu góp tay thì chọn lựa quần áo sạch để bà con dùng ngay”. Những lời kêu gọi đó thật giản dị và nhỏ bé trong cái dữ dằn tàn phá của thiên tai. Những đoàn cứu trợ sẽ lên đường, những mì gói, thực phẩm khô, đồ hộp, thuốc khử trùng nước kịp thời đến với vùng lũ. Giá trị tốt đẹp của người Việt nổi lên rất rõ, rất nhân văn mỗi khi đồng bào bị hoạn nạn.
Đài Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát đi bản tin miền Trung sẽ tiếp tục mưa lớn trong hai ngày cuối tuần. Những hồ chứa nước của các công trình thủy điện cũng sẽ kéo dài trình tự xả lũ. Bà con đang di tản ra khỏi vùng nguy hiểm, bảo quản tài sản. Thiên tai và nhân tai sẽ còn đó, sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến đời sống dân sinh. Đó cũng một phần trả giá cho “phát triển nóng”.
Cám ơn [you] rất nhiều!!!
___ Bài viết có sưu tầm ảnh + video
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: