[you] có thích học không?

  • Thread starter Thread starter h2y3
  • Ngày gửi Ngày gửi

h2y3

New member
Xu
0
[you] có thích học không?

tại sao lại phải học
[you] đã từng tự hỏi câu này không?

Tớ bảo này: nếu muốn điều khiển cái gì thì phải hiểu nguyên lý cái đó, và nó cũng đúng với ý nghĩa cuộc sống của bạn đó. Bạn làm muốn làm chủ cuộc sống của mình thì bạn phải hiểu biết :after_boom:


lại học, lại học, học, học, học, tớ mệt lắm rồi, á á á:hungry:
hix bạn tớ thường xuyên nói câu này, còn h2y3 thì sao, cậu thích học không????
Tớ đoán là
:canny:
có lúc có, có lúc không:sweat:
slip.jpg

Thế đấy!:hell_boy:

Trong suốt thời gian đi học, đã có lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường và muốn vứt bỏ tất cả chưa? Tôi dám tin chắc rằng không dưới một lần các bạn từng nghĩ đến điều đó. Nhất là với mỗi mùa thi về. Bài vở thì nhiều mà không biết bắt đầu từ đâu. Đôi khi kết quả lại khiến chúng ta thất vọng so với công sức mình bỏ ra. Nhưng người lớn ai cũng nói học đi, chăm chỉ vào, không có sau này đi bán báo con ạ…

thitotnghiep.jpg


Sẽ có người lấy ví dụ, có bác nông dân không học hết cấp một, cũng sáng chế ra máy gặt, máy bay để dùng cho việc trồng trọt của mình đấy thôi, rồi thì Bill Gate-một minh chứng hùng hồn cho việc không học đại học vẫn thành đại gia kếch xù. Nhưng xin thưa với các bạn rằng, đó chỉ là không học trong trường lớp thôi ạ. Có ai biết được rằng các bác nông dân phải lân la tìm tòi biết bao công sức mới sáng chế ra được cái máy gặt, Bill Gate phải trải qua biết bao bài học từ trường đời mới có được như ngày nay? Chung quy lại là học là con đường duy nhất để tiến tới thành đạt, chỉ có điều mỗi người học bằng cách này hay cách khác mà thôi.


thế đấy:hell_boy:

Lại nói đến chuyện về giảng đường- nơi chúng ta đang theo học. Các thầy giáo thường nói với chúng tôi rằng, sinh viên bây giờ lười quá, thiếu ý chí quá. Có thầy giáo còn kể với tôi ngày xưa thầy theo học bộ môn công nghệ thông tin này, cả Hà Nội chỉ có duy nhất một chiếc máy tính “cổ”. Không có bàn phím đâu mà phải viết các thuật ngữ công thức ra giấy rồi đưa vào cho máy tính đọc, đến lúc báo lỗi thì lại cầm tờ giấy ra rà xoát lại. Có lần mất đến hai ba tháng mới phát hiện ra lỗi sai. Khó khăn là thế, mà sao chúng tôi vẫn học tốt. Còn các anh bây giờ, có điều kiện tốt quá rồi, không phải lo cái ăn, cái mặc, phương tiện học tập đầy đủ mà học hành thật chả ra cái gì?

Xin phép được giải đáp câu hỏi của thầy, là vì học sinh, sinh viên ngày nay vướng vào nhiều cám dỗ quá, ngày xưa các thầy ăn còn chả đủ, lấy gì ra mà vui chơi. Còn ngày nay cuộc sống dư dả rồi, nhu cầu tận hưởng của con người cũng cao lên, thì đương nhiên cám dỗ lôi cuốn giới trẻ ngày nay cũng nhiều. Do vậy việc bê chễ học hành cũng khó tránh khỏi.
:sweat:
h2y3 có bị vướng phải mấy cái cám dỗ này không đấy:after_boom:
1191912210_HocSiga.jpg


Câu trả lời đó quả thật là quá khó nghe đối với các thầy giáo cũng như các bậc phụ huynh. Làm gì có chuyện đó, cuộc sống càng tốt lên thì phải học giỏi lên mới hợp quy luật chứ. Nhưng thực tế đáng buồn nó lại là như vậy. Làm một phép tính đơn giản giữa độ thu hút của việc học và game-một cám dỗ cực lớn của thanh niên hiện nay. :after_boom:
Người lớn thì bảo game là vô bổ, chả có tác dụng gì. Không ít lần cha tôi đã nói nếu thi đại học mà có thi môn điện tử thì bố cũng cho con chơi cả ngày, nhưng thi đại học không có, nên không chơi nữa, học đi. Nhưng tôi vẫn chơi, chơi không ngừng và nói thẳng ra là không bỏ được. Khi chơi điện tử, bạn không phải lo lắng quá nhiều về kết quả, nhân vật trong game thì sống động, hình ảnh đẹp, lại được giao lưu bạn bè ở khắp mọi nơi, không có sự bó buộc phải làm thế này thế kia, cần là nghỉ. Gần như khi gặp một người bạn mới, có thể rất khó bắt chuyện nhưng khi nói đến game thì gần như tôi và người bạn đó có tiếng nói chung ngay. Trái lại, với việc học tập trên lớp chăm chú nghe giảng, chưa đủ, về nhà học ngày học đêm, học trên trường chưa đủ, đi học thêm. Tôi có thể lấy thời khóa biểu của một học sinh cấp ba bất kỳ tại Hà Nội mà không cần phải đắn đo suy nghĩ. Sáng học trên trường, chiều học thêm hai ca đến năm giờ chiều, về đến nhà tắm rửa, ăn cơm rồi tối đến lại làm bài tập sáng mai đi học. Có lẽ không cần nói gì thêm chúng ta cũng có thể giải thích được tại sao rồi đấy.

Vẫn biết vui chơi là sướng là thích, nhưng lời cha mẹ dạy là hoàn toàn đúng các bạn ạ. Không học đi sau này chỉ có đi ra đường bơm xe. Đa phần các bạn trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất ít người có thể làm việc được theo ý chí, đa phần chỉ làm theo cảm hứng. Thấy hứng thú thì làm, không thì thôi mặc kệ. Vậy nên làm sao để các bạn có hứng với việc học tập?

1. Không khí học tập của tập thể:


Các bạn học sinh, sinh viên rất dễ bị cuốn theo tập thể, vì ai cũng muốn hòa đồng, thể hiện. Do vậy không có lý do gì, mà vừa bước vào lớp đã thấy các bạn lấy sách vở ra học bài, trao đồi bài cũ mà ta lại có thể dửng dưng không đoái hoài, cũng như vừa bước vào lớp mà ngày nào cũng chỉ thấy truyện tranh, nhạc nhẽo lại khiến ta có hứng học. Tôi còn nhớ hồi học năm lớp mười. Không khí học tập trong lớp đã thực sự hích tôi phấn đấu bằng bạn bằng bè. Có hai kỷ niệm mà tôi nhớ nhất đó là: bài kiểm tra lý mười lăm phút đầu năm cả lớp được mười điểm, tôi được tám. Tổng kết giữa học kỳ một, cả lớp đạt học sinh giỏi trên tám phẩy, tôi được bảy phẩy tám.

2. Thái độ của giáo viên giảng dạy:

Thầy giáo, cô giáo trên lớp luôn là tấm gương cho chúng ta noi theo. Học sinh như tờ giấy trắng, các thầy cô giáo dạy gì thì nó sẽ được hằn in lên tờ giấy đó và khó có thể phai nhòa. Một thầy cô nhiệt tình giảng dạy, tác phong đúng mực sẽ là tấm gương sáng cũng như khích lệ các em học tập tốt. Dĩ nhiên ngược lại, một giáo viên dạy úi xùi cho qua thì cũng sinh ra tâm lý chán nản học cho qua của học sinh. Điều này nếu ai đã từng đi học có lẽ cũng không cần phải nói gì thêm.
Đó là các yếu tố khách quan. Còn đây là yếu tố chủ quan.

3. Biết môn học này học để làm gì?

Chúng ta không thể làm tốt cũng như dốc hết tâm sức vào làm một việc mà chúng ta còn không biết làm để làm gì, được gì cho mai sau. Cũng giống như hình ảnh những người lính cụ Hồ là những người lính biết được mục tiêu chiến đấu, chiến đấu là để bảo vệ độc lập tự do cho bản thân và đất nước. Biết được lý do chiến đấu nên họ không tiếc sinh mạng, tuổi trẻ…. Còn ngược lại những người không tìm ra lý do chiến đấu thì khi vào trận họ sẽ đầu hàng, đào ngũ, dễ hiểu thôi, tại sao tôi lại phải bán mạng cho một thứ mà tôi không tin không biết nó là gì? Do vậy nếu trước khi học một môn nào đó, bạn tìm ra được lý do, tác dụng của việc học môn đó, và bạn cho đó là cần thiết với bản thân thì chắc chắn môn học đó bạn sẽ đạt kết quả cao.

4. Không khí của bản thân:

Biết học để làm gì rồi, tự khắc trong bản thân bạn sẽ có một sự tự giác, một thái độ thoải mái khi học tập. Sẽ không còn xuất hiện các câu hỏi học để làm gì, khó thế không thi đâu bỏ qua thôi, trong lúc bạn học. Mọi vấn đề không hiểu sẽ chỉ có một giải pháp là tìm mọi cách để hiểu. Đây chính là “tự do trong khuôn khổ”.

5. Luôn nắm chắc kiến thức:

Nắm chắc kiến thức đương nhiên là tốt rồi. Và có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng tác dụng của nó thì ở khía cạnh này khía cạnh khác chưa chắc mọi người đã hiểu hết. Nắm vững kiến thức đương nhiên kết quả học tập sẽ tốt. Không chỉ vậy nắm vững kiến thức bạn sẽ còn có thể giúp đỡ người khác. Mỗi lần người khác hỏi bài bạn, bạn chỉ cho họ là một lần bạn tự ôn lại kiến thức vậy. Do vậy, đã chắc lại càng chắc. Hơn thế nữa, đã được một môn như vậy rồi, thì các môn khác mọi người cũng sẽ chung suy nghĩ là bạn học cũng tốt và lại tiếp tục hỏi bài bạn, nó tạo ra một động lực không nhỏ để bạn học tốt các bộ môn tiếp theo đấy!


ok, thế thì bắt đầu áp dụng đi bạn nhỉ:hell_boy:
_st+tự viết^^_:after_boom:


 
=.=!
tớ biết mà
tớ cũng có thích học đâu
;)) nhưng đọc bài này xọng thì nên cố gắng hơn chút nhá [you]
 
ko thích học thì em có thể đi kinh doanh tự tạo nên cơ nghiệp của mình! nếu mả em ở HÀ NỘI thì anh chỉ giáo cho mấy chiêu kinh doanh! hiiiiiiiiiiii..............
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top