- Xu
- 0
Bạn sẵn sàng bỏ bao nhiêu thời gian để chờ một trang web hiển thị trước khi từ bỏ nó và chuyển sang trang khác? Là 10 giây hay 20 giây?
Tốc độ tải trang web đang là vấn đề ngày càng lớn đối với nhà bán lẻ trực tuyến. Trang web hoặc ứng dụng chạy càng nhanh, cơ may bán được hàng của họ càng cao. Chẳng hạn như doanh thu trực tuyến của nhà bán lẻ văn phòng phẩm Staples (Mỹ) tăng 10% sau khi tốc độ trang web họ nhanh hơn một giây.
“Tự bắn vào chân mình”
Ở chiều ngược lại, nhà bán lẻ có thể mất nhiều khách hàng tiềm năng nếu trang web hiển thị không đủ nhanh, dẫn đến sự tổn thất về doanh thu. Theo kết quả nghiên cứu của công ty phần mềm quản lý hiệu suất ứng dụng Dynatrace (Mỹ), tốc độ tải trang web chỉ cần nhanh hơn hoặc chậm hơn nửa giây là có thể dẫn đến sự chênh lệch bằng khoảng 10% về doanh số cho một nhà bán lẻ trực tuyến. Vấn đề ở đây là, như Dynatrace chỉ ra, thay vì nhanh hơn, các trang web bán lẻ khắp thế giới lại chậm dần đều về tốc độ tải trang, bất chấp sự gia tăng nói chung về tốc độ kết nối trong năm ngoái.
“Những kết nối đến bên thứ 3, như Google, Facebook, Twitter…, cộng với tính năng tán gẫu, đang khiến mọi thứ chậm lại”, ông Dave Anderson, Phó chủ tịch về tiếp thị của Dynatrace, giải thích. Tốc độ tải của các trang ở Úc bị chậm đi đáng kể, một phần vì dữ liệu đi giữa Mỹ và Úc phải trải qua một khoảng cách xa, dẫn đến sự trì hoãn đó (hoặc độ trễ). Theo Dynatrace, thời gian tải bình quân của các trang web bán lẻ ở Úc đã tăng từ 5,4 giây vào năm 2015 lên 8,2 giây trong năm nay, làm gia tăng nỗi lo họ bị mất không ít khách hàng tiềm năng thiếu kiên nhẫn. Tại Mỹ, con số này cũng tăng từ 3,4 lên 3,9 giây trong giai đoạn nói trên. Trên phạm vi toàn cầu, mức tăng là 7% – từ 4,2 lên 4,5 giây.
Điều trớ trêu ở đây là các nhà bán lẻ đang “tự bắn vào chân mình” khi nỗ lực cung cấp cho khách hàng sự trải nghiệm trực tuyến đa truyền thông, mang tính tương tác nhiều hơn và được cá nhân hóa nhiều hơn. Những tính năng bổ sung tưởng rất hấp dẫn này hóa ra lại cản trở mục tiêu chính là bán hàng bởi chúng làm giảm tốc độ tải trang. Chẳng hạn như, theo một số chuyên gia, công nghệ “phòng thay đồ” trực tuyến tương tác nghe có vẻ là một ý tưởng hay để gây ấn tượng với khách hàng nhưng trên thực tế nó không có hiệu quả vì làm trang web hiển thị chậm hơn, làm ảnh hưởng đến doanh thu.
“Người tiêu dùng quen với tốc độ truy cập cao thông qua việc sử dụng những công cụ như Google. Vì thế, sự kỳ vọng của họ càng cao hơn bao hơn giờ hết, nghĩa là bất kỳ sự chậm trễ nào, dù là nhỏ nhất, của một trang web bán lẻ cũng khiến họ khó chịu. Những sự lựa chọn thay thế lúc nào cũng có sẵn trước mắt nên họ có thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh để hoàn tất cuộc giao dịch. Việc thuyết phục họ trở lại mua sắm lần sau sẽ vô cùng khó khăn”, ông John Rakowski, Giám đốc về chiến lược công nghệ tại công ty quản lý hiệu suất ứng dụng AppDynamics, cảnh báo.
Nhiệm vụ bất khả thi?
Câu hỏi đặt ra là liệu việc chỉ chậm trễ vài giây có thật sự gây nhiều thiệt hại hay không. Với nhà bán lẻ thời trang Nordstrom (Mỹ), câu trả lời là có. Doanh thu bán lẻ trực tuyến của họ đã giảm 11% khi thời gian đáp ứng của trang web giảm nửa giây. Với doanh thu 14 tỉ đô la tại 121 cửa hàng của Nordstrom ở Mỹ và Canada, con số thiệt hại có thể lên đến hàng chục triệu đô la. “Nội dung truyền thông trên trang web trở nên phong phú hơn, chẳng hạn như có thêm hình ảnh và video 360 độ. Điều này khiến trang web thêm phức tạp”, ông Gopal Brugalette, một quan chức của Nordstrom, thừa nhận.
Cũng theo ông Brugalette, thời gian tải trang tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khách hàng xem loại sản phẩm gì, sử dụng thiết bị nào để xem, khoảng cách giữa họ và máy chủ web của nhà bán lẻ, tốc độ mạng lúc bấy giờ… “Có những thứ chúng tôi không thể kiểm soát được. Sẽ không có hai khách hàng nào có được sự trải nghiệm web giống nhau ở cùng một thời điểm bởi hình ảnh trang phục nhiều màu sẽ mất thời gian tải hơn trang phục đơn sắc”, ông giải thích. Nói tóm lại, theo ông Brugalette, nếu trang web hiển thị chậm lại, doanh thu sẽ sụt giảm nên điều cần làm là giám sát hoạt động của trang web liên tục 24/7.
Nhà bán lẻ hiện đối mặt với nhiệm vụ gần như bất khả thi là cung cấp một ứng dụng hoặc trang web vừa chạy nhanh, ổn định, dễ dùng vừa có nội dung đa phương tiện phong phú, được tích hợp với truyền thông xã hội. “Xu hướng cá nhân hóa đòi hỏi việc sử dụng kịch bản (script), hình ảnh và sự tích hợp với những ứng dụng hoặc hệ thống khác. Điều này có thể trở thành gánh nặng đối với trang web bán lẻ, nhất là vào những dịp mua sắm nhộn nhịp”, ông Rakowski giải thích. Chưa hết, theo ông Brugalette, nhiều nhà bán lẻ thậm chí không biết rằng trang web của họ chạy chậm vì bộ phận công nghệ thông tin nay hầu như tập trung nhiều hơn vào việc bảo đảm cho trang web không gặp trục trặc về an ninh – bảo mật, thay vì chú trọng đến tốc độ và hiệu suất của nó.
Một giải pháp đang được sử dụng là làm sao khiến khách hàng nghĩ rằng trang web tải nhanh hơn dù thật sự không phải thế. “Chẳng hạn bạn tìm kiếm “giày màu nâu” trên Google rồi nhấp chuột vào một đường dẫn. Nếu các đôi giày nâu là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy trên trang web, thì bạn cảm thấy trang web này tải nhanh”, ông Brugalette giải thích. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ nên tối ưu hóa hình ảnh, video trên trang web để giúp giảm bớt thời gian tải. Họ cũng nên thận trọng với nội dung của bên thứ 3, một phần vì chúng ít khi được tối ưu hóa nên có nguy cơ làm trang web tải chậm hơn.
Một biện pháp khác là sử dụng công cụ phân tích để xác định khách hàng làm gì trên trang web và tối ưu hóa những tiến trình này để mang lại kết quả trải nghiệm tốt nhất cho họ. Nhà bán lẻ cũng nên thường xuyên kiểm tra tốc độ tải của trang web để chủ động xử lý những vấn đề phát sinh. Nordstrom tin rằng thời gian tải một trang từ 2,5 giây trở xuống sẽ mang đến sự cân bằng giữa các yêu cầu về tính năng lẫn tốc độ. Có không ít công cụ có thể được sử dụng để đo đạc và chẩn đoán tốc độ trang web, như Pingdom, Yslow (của Yahoo) và PageSpeed Insight (của Google).
Nếu có khách hàng khắp thế giới, nhà bán lẻ nên cân nhắc sử dụng mạng phân phối nội dung. Mạng này lưu dữ liệu trang web trên các máy chủ đặt ở nhiều nơi trên thế giới, giúp giảm thời gian tải. Chẳng hạn như một khách hàng ở Hồng Kông có thể truy cập nhanh hơn khi trang được tải từ máy chủ ở Trung Quốc, thay vì ở Mỹ. Không dừng lại ở đó, nhà bán lẻ có thể cho mở rộng quy mô hoặc tăng hiệu suất máy chủ (của công ty hoặc của nhà cung cấp bên ngoài) để đáp ứng nhu cầu truy cập ngày càng tăng.
Như vậy, người mua sắm trực tuyến đang muốn tốc độ, sự đơn giản, sự đáng tin cậy – tất cả được gói gọn trong một sự trải nghiệm đa truyền thông thú vị. Nhà bán lẻ nào có thể đáp ứng sự đòi hỏi này thì càng có nhiều cơ hội giành được chiến thắng.
Bạn đã thực sự thấy được tầm quan trọng của tốc độ tải trang web hay chưa?
Theo TBVTSG
------
www.vnkienthuc.com www.baoboi.vn www.vnkienthuc.com www.songohan.vn
Tốc độ tải trang web đang là vấn đề ngày càng lớn đối với nhà bán lẻ trực tuyến. Trang web hoặc ứng dụng chạy càng nhanh, cơ may bán được hàng của họ càng cao. Chẳng hạn như doanh thu trực tuyến của nhà bán lẻ văn phòng phẩm Staples (Mỹ) tăng 10% sau khi tốc độ trang web họ nhanh hơn một giây.
“Tự bắn vào chân mình”
Ở chiều ngược lại, nhà bán lẻ có thể mất nhiều khách hàng tiềm năng nếu trang web hiển thị không đủ nhanh, dẫn đến sự tổn thất về doanh thu. Theo kết quả nghiên cứu của công ty phần mềm quản lý hiệu suất ứng dụng Dynatrace (Mỹ), tốc độ tải trang web chỉ cần nhanh hơn hoặc chậm hơn nửa giây là có thể dẫn đến sự chênh lệch bằng khoảng 10% về doanh số cho một nhà bán lẻ trực tuyến. Vấn đề ở đây là, như Dynatrace chỉ ra, thay vì nhanh hơn, các trang web bán lẻ khắp thế giới lại chậm dần đều về tốc độ tải trang, bất chấp sự gia tăng nói chung về tốc độ kết nối trong năm ngoái.
“Những kết nối đến bên thứ 3, như Google, Facebook, Twitter…, cộng với tính năng tán gẫu, đang khiến mọi thứ chậm lại”, ông Dave Anderson, Phó chủ tịch về tiếp thị của Dynatrace, giải thích. Tốc độ tải của các trang ở Úc bị chậm đi đáng kể, một phần vì dữ liệu đi giữa Mỹ và Úc phải trải qua một khoảng cách xa, dẫn đến sự trì hoãn đó (hoặc độ trễ). Theo Dynatrace, thời gian tải bình quân của các trang web bán lẻ ở Úc đã tăng từ 5,4 giây vào năm 2015 lên 8,2 giây trong năm nay, làm gia tăng nỗi lo họ bị mất không ít khách hàng tiềm năng thiếu kiên nhẫn. Tại Mỹ, con số này cũng tăng từ 3,4 lên 3,9 giây trong giai đoạn nói trên. Trên phạm vi toàn cầu, mức tăng là 7% – từ 4,2 lên 4,5 giây.
Điều trớ trêu ở đây là các nhà bán lẻ đang “tự bắn vào chân mình” khi nỗ lực cung cấp cho khách hàng sự trải nghiệm trực tuyến đa truyền thông, mang tính tương tác nhiều hơn và được cá nhân hóa nhiều hơn. Những tính năng bổ sung tưởng rất hấp dẫn này hóa ra lại cản trở mục tiêu chính là bán hàng bởi chúng làm giảm tốc độ tải trang. Chẳng hạn như, theo một số chuyên gia, công nghệ “phòng thay đồ” trực tuyến tương tác nghe có vẻ là một ý tưởng hay để gây ấn tượng với khách hàng nhưng trên thực tế nó không có hiệu quả vì làm trang web hiển thị chậm hơn, làm ảnh hưởng đến doanh thu.
“Người tiêu dùng quen với tốc độ truy cập cao thông qua việc sử dụng những công cụ như Google. Vì thế, sự kỳ vọng của họ càng cao hơn bao hơn giờ hết, nghĩa là bất kỳ sự chậm trễ nào, dù là nhỏ nhất, của một trang web bán lẻ cũng khiến họ khó chịu. Những sự lựa chọn thay thế lúc nào cũng có sẵn trước mắt nên họ có thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh để hoàn tất cuộc giao dịch. Việc thuyết phục họ trở lại mua sắm lần sau sẽ vô cùng khó khăn”, ông John Rakowski, Giám đốc về chiến lược công nghệ tại công ty quản lý hiệu suất ứng dụng AppDynamics, cảnh báo.
Nhiệm vụ bất khả thi?
Câu hỏi đặt ra là liệu việc chỉ chậm trễ vài giây có thật sự gây nhiều thiệt hại hay không. Với nhà bán lẻ thời trang Nordstrom (Mỹ), câu trả lời là có. Doanh thu bán lẻ trực tuyến của họ đã giảm 11% khi thời gian đáp ứng của trang web giảm nửa giây. Với doanh thu 14 tỉ đô la tại 121 cửa hàng của Nordstrom ở Mỹ và Canada, con số thiệt hại có thể lên đến hàng chục triệu đô la. “Nội dung truyền thông trên trang web trở nên phong phú hơn, chẳng hạn như có thêm hình ảnh và video 360 độ. Điều này khiến trang web thêm phức tạp”, ông Gopal Brugalette, một quan chức của Nordstrom, thừa nhận.
Cũng theo ông Brugalette, thời gian tải trang tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khách hàng xem loại sản phẩm gì, sử dụng thiết bị nào để xem, khoảng cách giữa họ và máy chủ web của nhà bán lẻ, tốc độ mạng lúc bấy giờ… “Có những thứ chúng tôi không thể kiểm soát được. Sẽ không có hai khách hàng nào có được sự trải nghiệm web giống nhau ở cùng một thời điểm bởi hình ảnh trang phục nhiều màu sẽ mất thời gian tải hơn trang phục đơn sắc”, ông giải thích. Nói tóm lại, theo ông Brugalette, nếu trang web hiển thị chậm lại, doanh thu sẽ sụt giảm nên điều cần làm là giám sát hoạt động của trang web liên tục 24/7.
Nhà bán lẻ hiện đối mặt với nhiệm vụ gần như bất khả thi là cung cấp một ứng dụng hoặc trang web vừa chạy nhanh, ổn định, dễ dùng vừa có nội dung đa phương tiện phong phú, được tích hợp với truyền thông xã hội. “Xu hướng cá nhân hóa đòi hỏi việc sử dụng kịch bản (script), hình ảnh và sự tích hợp với những ứng dụng hoặc hệ thống khác. Điều này có thể trở thành gánh nặng đối với trang web bán lẻ, nhất là vào những dịp mua sắm nhộn nhịp”, ông Rakowski giải thích. Chưa hết, theo ông Brugalette, nhiều nhà bán lẻ thậm chí không biết rằng trang web của họ chạy chậm vì bộ phận công nghệ thông tin nay hầu như tập trung nhiều hơn vào việc bảo đảm cho trang web không gặp trục trặc về an ninh – bảo mật, thay vì chú trọng đến tốc độ và hiệu suất của nó.
Một giải pháp đang được sử dụng là làm sao khiến khách hàng nghĩ rằng trang web tải nhanh hơn dù thật sự không phải thế. “Chẳng hạn bạn tìm kiếm “giày màu nâu” trên Google rồi nhấp chuột vào một đường dẫn. Nếu các đôi giày nâu là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy trên trang web, thì bạn cảm thấy trang web này tải nhanh”, ông Brugalette giải thích. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ nên tối ưu hóa hình ảnh, video trên trang web để giúp giảm bớt thời gian tải. Họ cũng nên thận trọng với nội dung của bên thứ 3, một phần vì chúng ít khi được tối ưu hóa nên có nguy cơ làm trang web tải chậm hơn.
Một biện pháp khác là sử dụng công cụ phân tích để xác định khách hàng làm gì trên trang web và tối ưu hóa những tiến trình này để mang lại kết quả trải nghiệm tốt nhất cho họ. Nhà bán lẻ cũng nên thường xuyên kiểm tra tốc độ tải của trang web để chủ động xử lý những vấn đề phát sinh. Nordstrom tin rằng thời gian tải một trang từ 2,5 giây trở xuống sẽ mang đến sự cân bằng giữa các yêu cầu về tính năng lẫn tốc độ. Có không ít công cụ có thể được sử dụng để đo đạc và chẩn đoán tốc độ trang web, như Pingdom, Yslow (của Yahoo) và PageSpeed Insight (của Google).
Nếu có khách hàng khắp thế giới, nhà bán lẻ nên cân nhắc sử dụng mạng phân phối nội dung. Mạng này lưu dữ liệu trang web trên các máy chủ đặt ở nhiều nơi trên thế giới, giúp giảm thời gian tải. Chẳng hạn như một khách hàng ở Hồng Kông có thể truy cập nhanh hơn khi trang được tải từ máy chủ ở Trung Quốc, thay vì ở Mỹ. Không dừng lại ở đó, nhà bán lẻ có thể cho mở rộng quy mô hoặc tăng hiệu suất máy chủ (của công ty hoặc của nhà cung cấp bên ngoài) để đáp ứng nhu cầu truy cập ngày càng tăng.
Như vậy, người mua sắm trực tuyến đang muốn tốc độ, sự đơn giản, sự đáng tin cậy – tất cả được gói gọn trong một sự trải nghiệm đa truyền thông thú vị. Nhà bán lẻ nào có thể đáp ứng sự đòi hỏi này thì càng có nhiều cơ hội giành được chiến thắng.
Bạn đã thực sự thấy được tầm quan trọng của tốc độ tải trang web hay chưa?
Theo TBVTSG
------
www.vnkienthuc.com www.baoboi.vn www.vnkienthuc.com www.songohan.vn