S
steppe huynh
Guest
Nhận xét về sắc thái tiếng cười trong thơ của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, Chế Lan Viên đã viết:
Yên Đổ, tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu
Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
DÀN Ý
I. Mở bài
- Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai đỉnh cao cuối cùng của văn học trung đại.
+ Nguyễn Khuyến(1835 – 1909 ) là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian suốt bao thế kỉ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, nhưng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn dân Việt.
+ Tú Xương (1870 – 1907 ) là người có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò bó vào khuôn sáo trường quy nên tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài.
- Hai tác giả là hai nhà thơ trào phúng tiêu biểu song mỗi tác giả có một tiếng cười và phong cách thể hiện khác nhau.
- Dẫn nhận định:
Yên Đổ, tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu
Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh
II. Thân bài:
1. Giải thích nhận định:
- Yên Đổ tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu.
+ Tiếng cười của Nguyễn Khuyến là tiếng cười ra nước mắt.
+ Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cánh nhẹ nhàng, kín đáo mà sâu sắc, thâm thúy.
+ Nguyễn Khuyến muốn dung lời văn châm biếm để khuyên răng người đời và cải tiến xã hội.
- Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh.
+ Tiếng cười của Tú Xương là tiếng cười chua chát, độc địa, tiếng cười phá ra một cách mãnh liệt sâu sắc.
+ Cách nói đốp chát, vỗ thẳng vào mặt đối tượng bị đả kích.
+ Tú Xương dung lời văn trào phúng để ngạo đời. Tiếng cười phát ra từ sự uất ức, tức nghẹn.
- Lí giải nguyên nhân sự khác nhau :
+ Nguyễn Khuyến với con đường công danh thành đạt, từng làm quan mười năm sau đó là cuộc đời sống ở nông thôn thanh bình.
+ Tú Xương từ lúc sinh ra, lớn lên và cho đến mất ông đều sống ở nơi đô thị. Con đường công danh của Tú Xương mịt mù, lận đận trong khoa cử để rồi liên tiếp những lần hỏng thi vỡ mộng, thất vọng, chán chường.
+ Nguyễn Khuyến là bậc chân nho, là đại diện khá tiêu biểu cho lớp người được xã hội phong kiến đào tạo. Được vua Tự Đức ban cờ biên và hai chữ “Tam nguyên” tài năng lừng lẫy một thời
+ Tám lần thất bại (trừ một lần đậu tú tài) với bao nhiêu năm đèn sách đã vắt kiệt sức lực của nhà thơ. Tú Xương là một đấng nam nhi, là trụ cột cho gia đình, ấy vậy mà ông không giúp gì được cho vợ con mà còn như một đứa con cao cấp của bà Tú.
+ Hoàn cảnh đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu tự trào trực diện, tự bôi xấu.
+ Phải chăng do môi trường sống của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn, ít nhiều cũng không xô bồ ở nơi đô thị. Sự thanh bình của cảnh sắc nông thôn đã làm cho tâm hồn con người được dịu bớt lo toan, căng thẳng. Chính vì thế mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến có phần thâm trầm, nhẹ nhàng, kín đáo.
+ Tú Xương có một lối trào lộng hí họa, bằng cách tự chế giễu, bôi xấu mình. Mọi khía cạnh ông đều trở nên xấu xí. Ông không hề ngần ngại khi nói về bản thân một cách trực diện, tự phô mình trong mọi góc cạnh. Tú Xương đã phác họa nên hình ảnh của chính ông – một nhà nho trong thời mạt vận.
III. Kết bài :
- Hai sắc thái khác nhau trong tiếng cười của hai thi sĩ góp phần làm giàu có, phong phú cho văn học nước nhà.
- Tuy sắc thái có khác nhau nhưng cả hai đều có chung một nỗi niềm tâm sự.
- Dù đã trải qua hơn một trăm năm nhưng Nguyễn Khuyến và Tú Xương luôn để lại trong lòng người đọc sự yêu mến, kính trọng. Một cụ Tam Nguyên Yên Đổ nhẹ nhàng mà sâu sắc, một ông Tú Vị Hoàng sắc sảo và dữ dội, như nhận định:
Yên Đổ, tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu
Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh
Yên Đổ, tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu
Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
DÀN Ý
I. Mở bài
- Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai đỉnh cao cuối cùng của văn học trung đại.
+ Nguyễn Khuyến(1835 – 1909 ) là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian suốt bao thế kỉ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, nhưng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn dân Việt.
+ Tú Xương (1870 – 1907 ) là người có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò bó vào khuôn sáo trường quy nên tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài.
- Hai tác giả là hai nhà thơ trào phúng tiêu biểu song mỗi tác giả có một tiếng cười và phong cách thể hiện khác nhau.
- Dẫn nhận định:
Yên Đổ, tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu
Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh
II. Thân bài:
1. Giải thích nhận định:
- Yên Đổ tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu.
+ Tiếng cười của Nguyễn Khuyến là tiếng cười ra nước mắt.
+ Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cánh nhẹ nhàng, kín đáo mà sâu sắc, thâm thúy.
+ Nguyễn Khuyến muốn dung lời văn châm biếm để khuyên răng người đời và cải tiến xã hội.
- Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh.
+ Tiếng cười của Tú Xương là tiếng cười chua chát, độc địa, tiếng cười phá ra một cách mãnh liệt sâu sắc.
+ Cách nói đốp chát, vỗ thẳng vào mặt đối tượng bị đả kích.
+ Tú Xương dung lời văn trào phúng để ngạo đời. Tiếng cười phát ra từ sự uất ức, tức nghẹn.
- Lí giải nguyên nhân sự khác nhau :
+ Nguyễn Khuyến với con đường công danh thành đạt, từng làm quan mười năm sau đó là cuộc đời sống ở nông thôn thanh bình.
+ Tú Xương từ lúc sinh ra, lớn lên và cho đến mất ông đều sống ở nơi đô thị. Con đường công danh của Tú Xương mịt mù, lận đận trong khoa cử để rồi liên tiếp những lần hỏng thi vỡ mộng, thất vọng, chán chường.
+ Nguyễn Khuyến là bậc chân nho, là đại diện khá tiêu biểu cho lớp người được xã hội phong kiến đào tạo. Được vua Tự Đức ban cờ biên và hai chữ “Tam nguyên” tài năng lừng lẫy một thời
+ Tám lần thất bại (trừ một lần đậu tú tài) với bao nhiêu năm đèn sách đã vắt kiệt sức lực của nhà thơ. Tú Xương là một đấng nam nhi, là trụ cột cho gia đình, ấy vậy mà ông không giúp gì được cho vợ con mà còn như một đứa con cao cấp của bà Tú.
+ Hoàn cảnh đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu tự trào trực diện, tự bôi xấu.
+ Phải chăng do môi trường sống của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn, ít nhiều cũng không xô bồ ở nơi đô thị. Sự thanh bình của cảnh sắc nông thôn đã làm cho tâm hồn con người được dịu bớt lo toan, căng thẳng. Chính vì thế mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến có phần thâm trầm, nhẹ nhàng, kín đáo.
+ Tú Xương có một lối trào lộng hí họa, bằng cách tự chế giễu, bôi xấu mình. Mọi khía cạnh ông đều trở nên xấu xí. Ông không hề ngần ngại khi nói về bản thân một cách trực diện, tự phô mình trong mọi góc cạnh. Tú Xương đã phác họa nên hình ảnh của chính ông – một nhà nho trong thời mạt vận.
III. Kết bài :
- Hai sắc thái khác nhau trong tiếng cười của hai thi sĩ góp phần làm giàu có, phong phú cho văn học nước nhà.
- Tuy sắc thái có khác nhau nhưng cả hai đều có chung một nỗi niềm tâm sự.
- Dù đã trải qua hơn một trăm năm nhưng Nguyễn Khuyến và Tú Xương luôn để lại trong lòng người đọc sự yêu mến, kính trọng. Một cụ Tam Nguyên Yên Đổ nhẹ nhàng mà sâu sắc, một ông Tú Vị Hoàng sắc sảo và dữ dội, như nhận định:
Yên Đổ, tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu
Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh
Nguồn : St
Sửa lần cuối: