Ý nghĩa sơ đồ hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo.

  • Thread starter Thread starter steppe huynh
  • Ngày gửi Ngày gửi
S

steppe huynh

Guest
Ý nghĩa sơ đồ hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo.

Đề: Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn Chí Phèo- Nam Cao): Cái lò gạch bỏ không - Nhà những người nghèo khổ- Nhà Bá Kiến - Nhà tù - Làng Vũ Đại - Vườn chuối và túp lều ven sông- Nhà Bá Kiến - Cái lò gạch bỏ không.
Theo anh( chị), sơ đồ không gian trên có ý nghĩa gì?

Dàn ý
I/ Mở bài:

- Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán.

- Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945.

- Qua truyện ngắn “Chí Phèo”, bằng một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện
trong cuộc đời nhân vật Chí: Cái lò gạch bỏ không- Nhà những người nghèo khổ- Nhà Bá Kiến- Nhà tù- Làng Vũ Đại- Vườn chuối và túp lều ven sông- Nhà Bá Kiến - Cái lò gạch bỏ không; tác giả đã thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm với tư tưởng thẩm mĩ cao.

II/ Thân bài:


a) Không gian kiểu kết cấu vòng tròn
(cái lò gạch bỏ không ở đầu và cuối truyện), như tín hiệu phản ánh cuộc đời đầy quẩn quanh, bế tắc của nhân vật, cũng là sự luẩn quẩn bí bức của xã hội cũ đầy bi kịch.

b) Các chi tiết khác:


- Nhà những người nghèo khổ: Nơi nương tựa của những đứa trẻ vô thừa nhận như Chí Phèo. Đó là những người lao động nghèo (bà góa mù, bác phó cối) đã cưu mang Chí. Ở họ có cái tình thương bình thường chân chất mà nam Cao vẫn thường trân trọng nói đến.

- Nhà Bá Kiến (lần 1, 2):

+ Lần 1: Nơi Chí Phèo bị bóc lột cả sức trẻ, tuổi xuân, lòng tự trọng, quyền tự do.

+ Lần 2: Nơi Chí Phèo trở lại, gây rối, rạch mặt ăn vạ và bị Bá Kiến xử nhũn, bị biến thành tên tay sai chuyên đi đòi nợ cho Bá Kiến, giúp Bá Kiến đàn áp những kẻ chống lại hắn.

- Nhà tù: Nơi lưu manh hóa một Chí Phèo vốn lương thiện, hiền như đất thành một thằng rạch mặt ăn vạ, có hình thù không giống ai.

- Làng Vũ Đại: Lúc ra đi (đi tù) và trở về (ra tù) vẫn là nơi duy nhất để Chí Phèo gắn bó.
Nhưng sau 7,8 năm biệt tích trở về, Chí Phào đã bị làng Vũ Đại (tượng trưng cho những quan niệm, hủ tục lạc hậu, khắc nghiệt) từ chối, coi như quỷ dữ, trong khi Chí vẫn them được trò chuyện, chung sống với mọi người (tiếng chửi trong cơn say, ao ước hạnh phúc bên Thị Nở).

- Vườn chuối và túp lều ven sông:

+ Thứ của thì mà Bá Kiến quăng ra để giữ chân Chí Phèo làm tay sai mới.

+ Không gian tình yêu thức tỉnh trong Chí nhiều điều, thôi thúc khát vọng hoàn lương ở Chí Phèo.

- Nhà Bá Kiến (lần 3): Nơi Chí Phèo trở lại tìm Bá Kiến trong trạng thái say mà tỉnh, sau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu. Đó là không gian tập trung nhất, đậm đặc nhất của xung đột, bi kịch và bế tắc.

c)
Ý nghĩa sơ đồ không gian:

- Đó là hệ thống các chi tiết không gian được nhà văn sắp xếp, để phản ánh những bước ngoặt cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Mỗi chi tiết có ý nghĩa quan trọng khác nhau đối với số phận nhân vật (Cái lò gạch bỏ không: một cuộc đời bị bỏ rơi; Nhà tù: nơi giam cầm và tha hóa người lương thiện; Túp lều Chí Phèo: tối tăm, nơi Bá Kiến cầm tù linh hồn quỷ dữ, cũng là nơi gặp gỡ của tình yêu thương và thức tỉnh bản chất lương thiện của Chí, Cái lò gạch bỏ không được nhắc lại theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, gợi số phận quẩn quanh bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ…).

- Cái đẹp toát ra từ sơ đồ không gian: Các chi tiết này là những hình ảnh cụ thể, trong cuộc sống ở nông thôn xưa và gắn trực tiếp với cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Nhưng qua tấm lòng và sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo của một nhà văn tài năng nó đã trở thành những không gian nghệ thuật giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện sâu sắc nội dung hiện thực và nhân đạo của tác phẩm; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao.

d) Đánh giá:


- Khẳng định tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính

- Đưa ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân- thiện – mĩ. Và tác phẩm phải đạt phẩm chất nghệ thuật cao.

- Định hướng cho người tiếp nhận tác phẩm văn học.

III/ Kết bài:


- Quả thực, Nam Cao là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc. Ta thấy rõ điều đó qua việc tác giả sáng tạo ra sơ đồ không gian trong “Chí Phèo”: Cái lò gạch bỏ không- Nhà những người nghèo khổ- Nhà Bá Kiến- Nhà tù- Làng Vũ Đại- Vườn chuối và túp lều ven sông- Nhà Bá Kiến- Cái lò gạch bỏ không.

- Nhà văn Lê Định Kỵ đã nhận định: “Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo,gân guốc soi mói như của Nam Cao”.

Nguồn: St
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top